CAO HUY KHANH - VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2010 (KỲ 53)


NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

531 - Đặng Thị Thanh Thúy
KIỆN TƯỚNG NỮ GỠ MÌN TỰ PHÁT
Nông dân sinh 1963 tại Long An. Sống ở Long An (2011).
Năm 1979 lúc 16 tuổi mới học lớp 7 ở huyện Mộc Hóa thì ở quê anh đi chăn trâu đạp phải mìn nằm nhà thương nên bị tía kêu về thay anh chăn trâu.
Ở quê lúc đó trên đồng ruộng còn đầy bom mìn gài lại từ thời chiến tranh nên thường xuyên xảy ra tai nạn đạp mìn hoặc vô tình gây nổ làm chết và bị thương vô số người. Chăn trâu dễ gặp tai nạn như vậy nên có dịp chứng kiến nhiều cảnh thương tâm cũng như thấy bộ đội tham gia gỡ bom mìn giải tỏa nơi đây.
Từ đó mới tò mò học lóm cách gỡ bom mìn rồi mạnh dạn… tự mình gỡ mìn khi gặp trường hợp khẩn cấp hoặc có người cần cứu nạn. Và gỡ mìn… thành công kỳ diệu mà bản thân không hề hấn gì!
Tâm sự về “nghề” gỡ mìn “càng gỡ càng mê” tính đến năm 1985 giải nghệ lo cho gia đình đã gỡ được hơn 300 quả mìn ở vùng quê thuộc Đồng Tháp Mười này coi như pha, dễ như bỡn. Có hôm gỡ được cả chục trái mìn, đem chất đống dưới gốc cây như mớ… củ khoai vậy! Được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công Hạng nhì.
Khi lấy chồng còn đặt “chỉ tiêu” phải có tài gỡ mìn giỏi hơn mình nhưng đám trai tráng trong làng chẳng ai bằng đành tạm lấy một ông chồng dù sao cũng là “tiểu” kiện tướng gỡ mìn chỉ trong giới nam nhi mà thôi.
Hiện làm nghề chăn nuôi và mua bán lẻ ngoài chợ, nhà cửa nghèo nàn mà không có đất để sản xuất dù sống giữa Đồng Tháp Mười vựa lúa Nam bộ. Hỏi sao vậy thì giải thích vì “Ham gỡ mìn quá, đâu có khai khẩn ruộng vườn gì”!

532 - Quách Trọng Hoan
CỨU TINH BIỂN HỒ
Sinh 1938 tại Ninh Bình. Sống ở Gia Lai (2009).
Bộ đội chiến đấu trên chiến trường Lào rồi Tây Nguyên trên mặt trận Pleiku. Sau 1975 còn tiếp tục ở lại tham gia cuộc chiến chống tàn quân Fulro ở đây. Từng được đồng bào người dân tộc yêu mến tôn là “Già làng Hoan”.
Quá gắn bó với vùng đất này nên sau đó ở lại lập nghiệp luôn tại đây.
Sau khi cuộc sống gia đình đã ổn định thì để lại vợ con sống ở thành phố nhộn nhịp phồn hoa, còn mình tìm vào nơi thâm sơn cùng cốc dựng một căn nhà đơn sơ sống một mình ngay bên cạnh hồ Tơ Nưng (còn gọi là Biển Hồ) ở Pleiku để làm nhiệm vụ tự đặt ra cho mình là… cứu người chết đuối trên hồ!
Vốn từ nhỏ rành nghề sông nước nên trong 3 năm gần đây đã cứu được 5 người và vớt được 41 xác người trên hồ nên được mệnh danh là “Con cá kình Biển Hồ”. Còn xây một ngôi đền nhỏ ven bờ để cúng bái những người tử nạn xấu số.
Tất cả vì tâm nguyện “Cứu người là một mệnh lệnh không lời” đối với người cựu chiến binh ngày nào: “Trong chiến tranh, bao đồng đội của mình đã hy sinh… Bây giờ hòa bình rồi, mình hy sinh chút sức cuối đời để cứu những sinh mạng con người không may thì có chi là lớn…”

533 - Quách Tự Hấp
KỶ LỤC GIA VN ĐẦU TIÊN
Bộ đội về hưu sinh 1925 tại Đà Nẵng. Sống ở Đà Nẵng (2004).
Tham gia kháng chiến chống Pháp rồi 1954 tập kết ra Bắc. Đến 1960 trở lại miền Nam đánh Mỹ, qua 15 năm chiến đấu trên mặt trận miền Trung mang 15 vết thương.
Sau 75 tiếp tục đánh Fulro ở vùng rừng núi Phú Khánh.
Sau khi về hưu (đại tá), bắt đầu từ năm 1988 dù đã hơn 60 tuổi vẫn thực hiện một hành trình đạp xe đi khắp đất nước vô tiền khoáng hậu kéo dài 8 năm 11 tháng 15 ngày qua 52 chuyến đi qua 61 tỉnh thành, 600 huyện xã cả 3 miền từ đồng bằng lên cao nguyên (ra tới rừng Pắc Bố, lên đến cả đỉnh Phăn-xi-păng cao nhất nước trên dãy Hoàng Liên Sơn biên giới địa đầu phía Bắc) tính tổng cộng dài 100.605km.
Cứ thế tà tà đạp xe với tốc độ trung bình 98km/ngày, có chuyến đi 24 ngày chỉ nghỉ chân một buổi, đến năm 1997 mới tạm kết thúc. Với phương tiện chỉ là chiếc xe đạp nữ nội hóa (hai chiếc, chiếc sau chỉ thay 3 cặp lốp Sao Vàng khi hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn chạy tốt) chở theo khoảng 50kg “đồ nghề” quen thuộc của đời bộ đội như lương khô, võng, bi đông nuớc uống cùng dụng cụ dựng lều nghỉ ngơi (dao, búa, đinh…) và sửa xe dọc đường…
Trên đường đi gặp gì ăn nấy, đến đâu ngủ đó (có khi trong rừng phải leo lên cây ngủ tránh thú dữ). Lộ phí lấy từ tiền lương lên kế hoạch chi tiêu cặn kẽ 4.500 đồng/ngày kể cả ăn uống (vào thời điểm 1988-90).
Đến đâu cũng ghi chép, chụp ảnh kỷ niệm và cả… làm thơ cảm tác nữa. Đặc biệt mỗi nơi đều ra mắt “trình làng” với địa phương để đóng dấu thị thực chứng nhận đàng hoàng vào “Sổ đi đường” riêng vào cái thời mà VN chưa hề biết kỷ lục Guinness là gì!
Có 2 lý do tiến hành cuộc phiêu lưu khắp những ngả đường quê hương như vậy. Đầu tiên là thực hiện lời hứa thời trai trẻ muốn đạp xe đi thăm khắp các miền đất nước như năm 1945 từng đạp xe từ Huế (đang học trường Quốc Học) vào Sài Gòn chơi cho biết. Nhưng sau đó vì chiến tranh ước mơ này đành tạm hoãn do bận lên đường chiến đấu, nay mới rảnh rỗi để tiếp tục nguyện vong thủa thanh xuân.
Thứ hai là nhân dịp này muốn đi thăm lại các chiến trường xưa, nghĩa trang nơi đồng đội hy sinh đã nằm lại, hỏi tin tức các bà mẹ quê nuôi quân ngày nào còn sống hay không:
“Mẹ đi tìm con, tôi đi tìm đồng đội
Khắp hết mộ rồi, chưa thấy mộ con.
Chỉ mỗi nén hương biết thắp vào đâu
Thắp vào đâu cho vẹn câu tình nghĩa…”
Sau đó năm 2003 còn một lần nữa đạp xe ra Hà Nội xem SEA Games 22.

534 - Quỳnh Kiều
TIẾP BƯỚC MẸ ĐI LÀM TỪ THIỆN
Bác sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đinh Thị Tố Quỳnh sinh 1950 tại Quảng Bình. Sống ở Mỹ (2011).
Xuất thân từ gia đình trí thức, năm 1954 theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn.
Ở miền Nam, từ nhỏ đã đi theo mẹ trong những chuyến đi làm từ thiện khắp nơi. Học hành thành đại tốt nghiệp ĐH Y khoa Sài Gòn thì xảy ra biến cố 30.4.75, một lần nữa lại ly hương di tản qua Mỹ.
Trên đất Mỹ phải học bổ sung nghề y thêm vài năm nữa mới được hành nghề bác sĩ. Trở thành một bác sĩ nổi tiếng với nhiều thành tựu trong sự nghiệp, là người VN đầu tiên được tặng giải Vinh dự Y khoa Mỹ.
Nhưng bên cạnh đó vẫn trăn trở bồi hồi nhớ kỷ niệm thời thơ ấu cùng mẹ đi làm từ thiện trên quê nhà mà mình biết nay còn quá nhiều mảnh đời bất hạnh khốn khó. Bởi vậy từ năm 1996 đã trở về thăm lại lại quê mới Sài Gòn và quê cũ Quảng Bình mở đường cho việc tiến hành thành lập nhiều dự án y khoa giúp đỡ đồng bào từ Bắc vào Nam.
Thường xuyên trở về VN mỗi năm vài lần

535 - Quỳnh Thu
ÔM 6 ĐỨA CON “ĐẦU TO”
Cán bộ về hưu người dân tộc Pa-kô sinh 1943 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2010).
Tham gia bộ đội chống Mỹ rồi được cho đi học sư phạm chuyển sang ngàh giáo dục ở huyện vùng sâu A Lưới.
Sau 75 sinh con đầu lòng năm 1979 mới đầu vẫn bình thường nhưng sau đó phát bệnh đau yếu suốt năm. Từ đó cứ 2 năm sinh thêm một con tổng cộng 6 đứa tất cả nhưng đứa nào khi lớn lên cũng có dấu hiệu mang bệnh bại não, đầu cứ to ra dần còn thân hình thì ốm o gầy mòn không phát triển nổi, lưng nổi cục u, thường xuyên lên cơn động kinh. Nặng nhất là đứa thứ hai đã mất và đứa út nay đã 20 tuổi mà mặt mày vẫn ngờ nghệch như con nít.
Hồi đầu ngươì dân tộc cứ cho là bị “ma bắt” hoặc do cha mẹ ăn ở thất đức nên nay bị quả báo càng làm cha mẹ thêm đau lòng. Sau mới biết chính là từ CĐDC mà ra bởi A Lưới từng là hiểm địa chiến trường đánh Mỹ mà ngay bản thân mình trước kia từng bị rải chất độc này trúng ngay trên người 3 lần.
Mang gánh nặng hậu quả thê thảm, người cha không thể chịu cam tâm ôm con nằm khóc mãi mà thấy mình phải làm một cái gì đó như chỗ tựa an ủi để còn sống mà nuôi con bệnh tật: “Dù cho sắp đến lúc nằm xuống sau ngọn núi kia, tôi phải đòi cho bằng được công lý. Đời mình không được thì để đời con, đời cháu mình.”
Từ đó hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Nạn nhân CĐDC mới thành lập năm 2001 đã tranh thủ đi khắp vùng – một tâm điểm CĐDC với hàng trăm trẻ em dị tật tàn khốc – tìm tài liệu nạn nhân CĐDC làm chứng cứ cho hội đấu tranh với phía Mỹ.
Năm 2009 đã được chọn trong 3 đại diện tham dự phiên toà quốc tế về tội ác CĐDC tổ chức ở Paris (Pháp) nhưng giờ chót đứa con út lên cơn nặng không nỡ lòng bỏ con nên thôi ở lại không đi.

536 - Randy
KHAO KHÁT TÌM MẸ RUỘT
Nam ca sĩ Việt kiều Mỹ tên cũ Trần Quốc Tuấn sinh 1969 tại Đà Nẵng. Sống ở Mỹ (2011).
Con lai Mỹ da màu sinh ra không biết cha, bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ được cô nhi viện ở Đà Nẵng nuôi. Đến năm 5 tuổi được một gia đình ở Hội An nhận làm con nuôi.
Nhưng không may gặp gia đình cha mẹ nuôi có 5 đứa con đều mất vì bệnh nên có tâm lý ghét bỏ con nuôi, chỉ nhận nuôi để lợi dụng nên bị mẹ nuôi ngược đãi hành hạ, bắt làm việc nặng nhọc như chăn bò, cấy lúa khiến có khi sợ quá phải bỏ nhà đi ngủ hoang vất vưởng không dám về.
Đã vậy màu da con lai càng làm cho kiếp sống thêm tủi nhục, mặc cảm “chưa ngày nào được hạnh phúc”. Chỉ có người cha nuôi thương mình song ông cũng chẳng làm được gì hơn.
Năm 1983 nhân có tin sắp có chương trình Mỹ bảo lãnh con lai nên được bà mẹ nuôi này bán cho một bà mẹ nuôi khác (người Hoa) giá 3 cây vàng để bà mẹ nuôi sau có thể “ăn theo” đi cùng mình qua Mỹ. Nhưng phải đợi đến năm 1990 cả 2 mới đi được. Tuy nhiên bà mẹ nuôi sau cũng chẳng tử tế gì, ngay cả khi qua Mỹ cũng vẫn tìm cách bóc lột đứa con lai.
Trên đất Mỹ vẫn cố gắng vừa đi làm ở xưởng may (thợ ủi, cắt chỉ) vừa đi học thêm. Rồi cơ may tới nhờ sẵn có giọng ca tốt thích hát nên dự 2 cuộâc thi hát karaoke dành cho dân Việt kiều đều đoạt giải, nhờ đó được giới thiệu gia nhập làng ca nhạc hải ngọai, bắt đầu làm quen với nghề ca hát trình diễn sân khấu và thu đĩa từ năm 1992. Chỉ theo học một lớp nhạc lý cơ bản, còn ngoài ra hoàn toàn tự học, còn sáng tác cả nhạc nữa.
Theo khuynh hướng nhạc trữ tình bình dân – nhạc “sến” – ăn khách ở hải ngọai theo kiểu giọng ca Chế Linh, nhạc Lam Phương, Trúc Phương, Lê Minh Bằng. Với chất giọng buồn, chỉ chuyên hát ca khúc buồn một phần vì tâm sự cuộc đời cô đơn bị ruồng bỏ từ thời thơ ấu (cuộc đời riêng cũng khá sóng gió, 2 lần lấy vợ đầu sinh một con trai một con gái đều chia tay sớm, đến người vợ thứ ba nhỏ hơn 15 tuổi thêm một con trai). Đến nay tổng cộng đã ra hơn 10 đĩa CD.
Đã 3 lần quay về quê hương thăm người cha nuôi nhưng mục đích chính là truy tìm nguời mẹ ruột có lẽ vì tâm tư quá thất vọng, đau buồn vì gặp 2 bà mẹ nuôi đối xử tàn tệ nhưng vẫn chưa ra tung tích nơi đâu (tìm cha ở Mỹ cũng biệt vô âm tính). Hễ thấy cảnh gia dình ai đoàn tụ là chảy nước mắt: “Mình chỉ khao khát một ngày được khóc trong vòng tay mẹ”.
Cũng vì thế năm 2009 đã viết và phát hành đĩa CD ca khúc “Mẹ”: “Oâi không ai thương xót cho mình, không ai chịu chia sẻ chút tình mẫu thân. Một mình một bóng đơn côi, có ai biết được tôi cần tình thương, có ai biết được tôi cần mẹ yêu…”
Về VN tha thiết muốn tìm mẹ sẵn sàng chấp nhận: “Dù sự thật như thế nào thì tôi cũng sẽ thanh thản chấp nhận nó. Tôi chỉ mong một lần được gặp mẹ, được biết tôi đã được sinh ra như thế nào, được biết cha tôi là ai dù chỉ qua tiềm thức của bà…”
Cuối năm 2010 có mặt tại VN chuẩn bị trình diễn và phát hành album đầu tay ở VN nghe tin quê cũø miền Trung bão lũ đã tình nguyện tham gia hát từ thiện cứu trợ đồng bào miền Trung.

537 - Rơ Chăm Grét
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 25
Nông dân ngưưòi dân tộc sinh 1940 tại Gia Lai. Sống ở Hậu Giang (2008).
Từ 16 tuổi đã tham gia hoạt động cộng sản, làm trung đội trưởng du kích.
Năm 1962 bị chiêu hồi tố cho lính Mỹ bắt đưa về giam ở Pleiku, đến năm 1968 chuyển ra Phú Quốc.
Năm 1973 được thả ra nhưng đơn thân độc mã không dám tìm về quê sợ bị theo dõi gây nguy hại cho gia đình nên tạm theo một người bạn phiêu dạt xuống tận Cần Thơ làm lụng kiếm cơm qua ngày chờ khi tình hình yên ổn rồi tính sau. Tại đây được một bà mẹ nhận làm con nuôi.
Sau 75 hòa bình rồi cũng chưa kiếm được cách về quê do hoàn cảnh quá khó khăn không tiền bạc mà đường xá lại xa xôi diệu vợi. Thế rồi theo chính sách kinh tế mới đưa đi khai khẩn đất hoang ở huyện xa, nơi đây gặp một người bà goá lấy làm vợ sinh được 2 gái 1 trai. Trong lúc đó ở quê nhà chỉ còn một bà chị ruột tưởng em hy sinh đã lập bàn thờ dù mãi đến năm 1996 mới nhận được bằng Tổ quốc ghi công.
Người em thì vẫn không nguôi nỗi niềm nhớ quê song bấy giờ lo cho cuộc sống vợ con còn không đủ làm sao còn mơ chuyện xa vời về thăm quê cũ. Hoàn cảnh dân kinh tế mới quá nghèo khổ, ruộng kinh tế mới được cấp thì đã bán lại cho người khác lấy tiền lo cho con khi bệnh tật, con lớn cũng không có điều kiện đi học phải ở nhà phụ giúp cha đi làm thuê làm mướn, câu tôm đơm cá kiếm miếng ăn.
Mãi đến năm 2008 con cái đã lớn có thể tự nuôi thân mình được rồi, lúc đó vợ thương tình đi vay tiền đưa cho 900.000 đồng để lên đường tìm về quê cũ. Nhờø đó mới gặp lại được bà chị gầøn 80 tuổi sau hơn 46 năm biệt vô âm tín.
Tự cho rằng phận người được thế xem như cũng thoả mãn rồi còn đòi gì hơn (giấy tờ còn đâu đểø làm chế độ)? Mà có đòi cũng… không được!

538 - Safi Thi-Kim Elce
BABYLIFT RỚT MÁY BAY SỐNG SÓT
Nữ Việt kiều Anh tên khai sinh Bạch Thị Kim Cương sinh 1974 tại Sóc Trăng. Sống ở Anh (2011).
Vừa ra đời đã bị mẹ đem cho cô nhi viện Phật giáo ở Sóc Trăng, được nơi đây đặt tên. Sau một thời gian được chuyển lên một cô nhi viện ở Sài Gòn.
Tháng 4.1975 được đưa vào chiến dịch Babylift do chính phủ Mỹ tổ chức di tản một số trẻ mồ côi VN qua Mỹ và các nước Châu Âu phòng ngừa cộng sản sắp chiếm cả miền Nam.
Ngày 4.4 theo chuyến bay SN 68-218 là “chuyến bay định mệnh” vừa cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất thì bị rớt ven sông Sài Gòn làm thiệt mạng khoảng 155 em, chỉ sống sót gần 40 em trong đó có mình. Bị thương nặng nứt xương sọ sau đó tiếp tục được đưa qua Mỹ chữa trị lành rồi mới theo cha mẹ nuôi người Anh về Anh.
Lớn lên làm doanh nhân lấy chồng 5 năm thì ly dị, ở vậy nuôi 2 con một trai một gái.
Biết được số phận may mắn của mình nên vẫn ấp ủ trong lòng một mong muốn mơ hồ về nguồn cội chưa lý giải nổi. Muốn tìm hiểu lai lịch mình nhưng không truy được manh mối vì giấy khai sinh cũ tuy còn giữ song do viện cô nhi làm nên làm giả tên cha mẹ.
Từ đó có ước muốn phải có con như một cách duy trì dòng giống bản năng: “Tôi chẳng hiểu sao tôi lại muốn có con, có đứa con mang dòng máu của mình. Vì một lúc nào đó tôi sẽ nói cho 2 đứa con của tôi biết tại sao lại có những người VN sinh sống trên đất nước Anh. Hy vọng khi đó chúng sẽ còn kể tiếp cho cháu chắt đời sau nữa…”
Cũng bởi thếá cuối năm 1996 đã theo một đài truyền hình Anh về lại VN, về Sóc Trăng tham lại quê cũ, nơi xuất phát gốc tích mình. Và đặc biệt đi thăm lại địa điểm rớt máy bay năm xưa, nơi đây còn lập một miếu thờ các em không may tử nạn.
Chuyến đi đã làm vỡ òa kỷ niệm xúc động trong tâm hồn, mới giúp hiểu ra điều tìm kiếm lâu nay: “Cuối cùng tôi cũng biết được là tôi nên bắt đầu từ đâu… Một ngày nào đó tôi sẽ trở lại…”
Năm 2009 đã quay trở lại họp mặt cùng với nhóm bạn Babylift sống sót ngày nào như một phép mầu trong chiến tranh.

539 - Scotty Nguyễn
“THẦN BÀI” MỸ
Tay đánh bài chuyên nghiệp Việt kiều Mỹ tên thật Nguyễn Thuận B sinh 1962 tại Nha Trang. Sống ở Mỹ (2011).
Năm 14 tuổi theo gia đình vượt biên đến Mỹ.
Sẵn “năng khiếu” bài bạc từ nhỏ nên dù ở Mỹ vẫn quá mê món này tới mức bỏ học khiến từng bị… đuổi học!
Nhưng vẫn tiếp tục sự nghiệp theo con đường này bằng cách xin vào làm tay chia bài ở các sòng bạc lớn Las Vegas từ năm 21 tuổi. Từ đó dần dần học nghề cho cứng tay đến mức điêu luyện mới bỏ ra làm tay chơi chuyên nghiệp bắt đầu đánh bài ăn tiền.
Trong thập niên 1980 trung bình mỗi đêm đánh bài casino ăn từ 50.000 – 100.000 USD. Rồi dự giải thi đấu chính thức từ năm 1983 các giải poker, loại bài phổ biến ở Aâu – Mỹ có cách đánh gần giống bài phé ở ta, được hợp pháp hóa xem như một môn… thể thao trí tuệ. Đến năm 1997 thắng giải đầu tiên.
Từ đó thường xuyên đoạt giải Mỹ lẫn giải quốc tế, không nhất thì nhì. Tạm tổng kết đã 5 lần đoạt giải Vô địch thế giới World Series, giải Vô địch Mỹ, chiến thắng 32 giải tất cả thu gom khoảng hơn 11 triệu USD. Được tôn xưng là “Hoàng tử Poker”.

540 - Siu Phê
31 NĂM LẠC CHA MẸ
Nông dân sinh 1972. Sống ở Gia Lai (2006).
Vào tháng 3.75 mới 3 tuổi trên đường theo cha mẹ (dân tộc Kinh) di tản đường bộ từ Tây Nguyên xuống thì bị trúng bom văng ra chỗ khác làm lạc mất gia đình, may được một gia đình nghèo đồng bào dân tộc Jrai cứu sống đem về nuôi ở buôn K’Te đặt tên theo người Jrai luôn (tên cũ là Phong).
Lớn lên thành như người Jrai, 10 tuổi đã đi chăn bò thuê thay mẹ nuôi đêm về vẫn nằm khóc nhớ mẹ “Con nhớ mẹ lắm mẹ ơi”. Có lần bị ong độc đốt gần chết, được cứu sốâng sau đó tóc bạc trắng hết. Lấy vợ cũng người Jrai lớn hơn 10 tuổi.
Tình cờ năm 2006 có một bài viết trên báo Gia Lai về buôn làng này có kể chuyện đời anh được một ông cậu đọc thấy mới báo cho cha mẹ ruột đang sống ở Đồng Nai biết liền tức tốc đến nơi nhận lại đứa con máu mủ ruột thịt của mình.
Bắt đầu tập học nói tiếng Việt lọng ngọng để nói chuyện với cha mẹ anh em. Nhưng sau đó không về theo cha mẹ mà vẫn ở lại với buôn làng để trả nghĩa cứu mạng và nuôi dưỡng đến ngày nay.
(Còn tiếp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét