Những người giữ nghề độc nhất vô nhị
Lão thợ thêu kinh thành
Nghệ nhân Lê Văn Kinh với
chiếc nghiên mực rồng 5 ngón, di bảo của gia đình - Ảnh: B.N.L
Từng được biết đến là người sở hữu nhiều bảo vật của cung đình Huế, như: cành vàng lá ngọc, bình trà cổ, nghiên mực bằng đá quý... nghệ nhân Lê Văn Kinh còn là người duy nhất nắm giữ những ngón nghề thêu tay truyền thống có một không hai.
Lưu giữ nghề thêu tay
Nghệ nhân Lê Văn Kinh, chủ hiệu thêu Đức Thành, đường Phan Đăng Lưu, TP Huế, là một trong những nghệ nhân dân gian được Hội Văn nghệ dân gian VN trao bằng chứng nhận đợt đầu tiên.
Ở cái tuổi 79, ông Kinh hiện vẫn còn rất minh mẫn. Ông là cháu ngoại của Tham tri bộ lễ Nguyễn Văn Giáo (hiệu Chí Thành, một vị quan triều Nguyễn, dưới thời Khải Định). Ông sinh trưởng trong một gia đình có nghề thêu truyền thống ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Từ nhỏ, thấy ông sáng dạ nên bố ông đã có ý truyền nghề cho ông. Chính vì vậy ngoài giờ đi học chữ, ông đã được bố cho đến xưởng thêu để quan sát những người thợ thêu làm việc. Năm 10 tuổi, ông Kinh đã hoàn thành bức tranh thêu đầu tiên có tên Tùng - Hạt (thêu hai con chim hạt và một nhánh tùng) trên nền Tissor (nền lụa tơ tằm được dệt từ những sợi tơ rối). Bức tranh hiện vẫn được ông Kinh lưu giữ như là một kỷ niệm nghề nghiệp của mình.
Từ năm 1958 - 1975, ông vừa làm thợ vừa quản lý hiệu thêu Đức Thành. Sau năm 1975, ông tham gia vào ngành công thương nghiệp của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và được cử làm tổ trưởng Tổ thêu xuất khẩu Cẩm Tú, sau đó làm Chủ nhiệm hợp tác xã thêu gia công xuất khẩu Phú Hòa, TP Huế. Ông Kinh kể: Trong khoảng thời gian từ năm 1979 - 1993, ông liên tục được cử đi dạy nghề thêu cho học trò ở Quảng Bình, Quảng Trị và các huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Sau đó, ông nghỉ hưu và tiếp tục duy trì hoạt động của cơ sở thêu Đức Thành, truyền dạy nghề thêu cho học trò. Nhờ sự truyền dạy tận tình của ông mà nghề thêu tay kinh thành Huế được lưu giữ và sau này có cơ hội phục hồi và phát triển ở nhiều nơi như Đà Lạt (Lâm Đồng), Hội An (Quảng Nam), Khánh Hòa...
Kỹ thuật thêu tay truyền thống được ông Kinh lưu giữ và truyền dạy để phát triển như hiện nay bao gồm 7 kỹ thuật cơ bản: Nối đầu, Lướt vặn, Đâm sô, Bó bạt, Sa hạt (có sa hạt đơn và sa hạt kép), Khoắn vảy (cũng có đơn và kép, kỹ thuật này được dùng trong thêu các vảy rồng, vảy cá...) và thêu Chăng chặn (gồm hai động tác: chăng (căng sợi chỉ từ điểm A - B) và chặn: thêu chặn sợi chỉ đã căng thành từng điểm để tạo nên đường nét đặc biệt. Trong 7 kỹ thuật trên, kỹ thuật Sa hạt có sự tương đồng với kỹ thuật thêu tay truyền thống trong trang phục kimono của Nhật Bản. Ông Kinh cho biết, chính nhờ sự tương đồng này mà trước đây ngành thương nghiệp của Huế mới có được những đơn đặt hàng may áo kimono cho Nhật Bản.
Theo ông Kinh, cho đến nay trong kỹ thuật thêu tay truyền thống vẫn chưa thấy ai sáng tạo thêm kỹ thuật nào ngoài 7 kỹ thuật căn bản như trên. Và tất cả những kỹ thuật này ông đều truyền lại hết cho học trò chứ không hề giấu nghề. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất hàng hóa có tính hàng loạt nên nhiều người đã lược bớt một số kỹ thuật khó để dễ kiếm tiền.
Ở cái tuổi 79, ông Kinh hiện vẫn còn rất minh mẫn. Ông là cháu ngoại của Tham tri bộ lễ Nguyễn Văn Giáo (hiệu Chí Thành, một vị quan triều Nguyễn, dưới thời Khải Định). Ông sinh trưởng trong một gia đình có nghề thêu truyền thống ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Từ nhỏ, thấy ông sáng dạ nên bố ông đã có ý truyền nghề cho ông. Chính vì vậy ngoài giờ đi học chữ, ông đã được bố cho đến xưởng thêu để quan sát những người thợ thêu làm việc. Năm 10 tuổi, ông Kinh đã hoàn thành bức tranh thêu đầu tiên có tên Tùng - Hạt (thêu hai con chim hạt và một nhánh tùng) trên nền Tissor (nền lụa tơ tằm được dệt từ những sợi tơ rối). Bức tranh hiện vẫn được ông Kinh lưu giữ như là một kỷ niệm nghề nghiệp của mình.
Từ năm 1958 - 1975, ông vừa làm thợ vừa quản lý hiệu thêu Đức Thành. Sau năm 1975, ông tham gia vào ngành công thương nghiệp của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và được cử làm tổ trưởng Tổ thêu xuất khẩu Cẩm Tú, sau đó làm Chủ nhiệm hợp tác xã thêu gia công xuất khẩu Phú Hòa, TP Huế. Ông Kinh kể: Trong khoảng thời gian từ năm 1979 - 1993, ông liên tục được cử đi dạy nghề thêu cho học trò ở Quảng Bình, Quảng Trị và các huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Sau đó, ông nghỉ hưu và tiếp tục duy trì hoạt động của cơ sở thêu Đức Thành, truyền dạy nghề thêu cho học trò. Nhờ sự truyền dạy tận tình của ông mà nghề thêu tay kinh thành Huế được lưu giữ và sau này có cơ hội phục hồi và phát triển ở nhiều nơi như Đà Lạt (Lâm Đồng), Hội An (Quảng Nam), Khánh Hòa...
Kỹ thuật thêu tay truyền thống được ông Kinh lưu giữ và truyền dạy để phát triển như hiện nay bao gồm 7 kỹ thuật cơ bản: Nối đầu, Lướt vặn, Đâm sô, Bó bạt, Sa hạt (có sa hạt đơn và sa hạt kép), Khoắn vảy (cũng có đơn và kép, kỹ thuật này được dùng trong thêu các vảy rồng, vảy cá...) và thêu Chăng chặn (gồm hai động tác: chăng (căng sợi chỉ từ điểm A - B) và chặn: thêu chặn sợi chỉ đã căng thành từng điểm để tạo nên đường nét đặc biệt. Trong 7 kỹ thuật trên, kỹ thuật Sa hạt có sự tương đồng với kỹ thuật thêu tay truyền thống trong trang phục kimono của Nhật Bản. Ông Kinh cho biết, chính nhờ sự tương đồng này mà trước đây ngành thương nghiệp của Huế mới có được những đơn đặt hàng may áo kimono cho Nhật Bản.
Theo ông Kinh, cho đến nay trong kỹ thuật thêu tay truyền thống vẫn chưa thấy ai sáng tạo thêm kỹ thuật nào ngoài 7 kỹ thuật căn bản như trên. Và tất cả những kỹ thuật này ông đều truyền lại hết cho học trò chứ không hề giấu nghề. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất hàng hóa có tính hàng loạt nên nhiều người đã lược bớt một số kỹ thuật khó để dễ kiếm tiền.
Bức tranh thơ thiền với phiên bản hơn 10 thứ tiếng
Ngoài những sản phẩm thêu tranh, ảnh, chữ Hán, vừa qua, ông Kinh đã bắt tay thực hiện công trình thêu bài thơ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư ra hơn 10 thứ tiếng khác nhau để giới thiệu cho du khách. Hiện bộ tranh thêu thơ thiền đầu tiên gồm các bản dịch tiếng Việt, Hán, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật đang được ông hoàn thành. Còn 4 bản dịch tiếng Hàn Quốc, Nga, Ý và Ấn Độ ông đang nhờ người dịch để tiếp tục thực hiện.
Câu chuyện ông ấp ủ để thực hiện bộ tranh thêu bài thơ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư (1052 - 1096) ra nhiều thứ tiếng được khởi duyên từ năm 1999. Đó là một ngày cuối năm, tiệm thêu của ông đón một vị khách người Đức tên Jeff Bo Bollinger (nguyên là Tổng giám đốc Công ty sản xuất nước uống đóng chai tinh khiết Revive (Mỹ) tại Việt Nam). Ông này sau khi thăm tiệm thêu, đã đề nghị: "Ông hãy dành cho tôi một đặc ân mang tính văn hóa thuần Việt Nam trước khi tôi kết thúc nhiệm kỳ làm việc tại Việt Nam để về nước. Với thắng cảnh tôi có thể dùng máy ảnh để thu lại những góc độ mà tôi thích, còn về khía cạnh văn hóa thì tôi nhờ ông giúp".
Ông Kinh với bản dịch bài thơ thiền Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư bằng tiếng Anh
Sau khi lựa chọn nhiều sản phẩm tại tiệm thêu được ông Kinh giới thiệu, người khách Đức chỉ chọn được một bức tranh thêu chữ Hán bài Cáo tật thị chúng. Khi mua bức tranh thêu bài thơ, Jeff đã đề nghị: "Thế ông có muốn có một bản dịch bài thơ này bằng tiếng Đức không?". Ông Kinh trả lời: "Tất nhiên là tôi rất thích". Jeff từ giã ông Kinh và mang bài thơ cùng với 3 bản dịch: tiếng Việt (bản dịch của Tản Đà), tiếng Anh và tiếng Pháp (do bố con ông Kinh dịch) về nước. Ít lâu sau, ông Kinh nhận được một bức thư của Jeff từ Đức gửi sang, trong đó là bản dịch bài thơ bằng tiếng Đức. Jeff cho biết, ông đã thuê những nhà dịch thuật nổi tiếng của Đức dịch bài thơ này trên cơ sở bài thơ chữ Hán và 3 bản dịch tiếng Việt, Anh và Pháp.
Năm 2003, một người khách Đan Mạch tên Hans Enk Andersen đến tiệm thêu của ông Kinh và cũng mua bức tranh thêu bài thơ Cáo tật thị chúng chữ Hán. Ông này là nghị sĩ Quốc hội Đan Mạch, thông thạo 6 thứ tiếng và sau khi nghe ông Kinh kể về lai lịch của bản dịch bài thơ tiếng Đức, Hans đã dịch ngay tại chỗ bài thơ ra tiếng Đan Mạch để tặng ông Kinh. Sau đó, một thầy giáo dạy văn đã nghỉ hưu đến từ Tokyo (Nhật Bản) cũng đã mua một bài thơ Cáo tật thị chúng chữ Hán và sau đó gửi tặng ông bản dịch bài thơ ra tiếng Nhật. Bà Maria Luz Rodriguez Diar, người Tây Ban Nha sau khi đến thăm tiệm thêu của ông cũng đã dịch tặng ông bài thơ ra tiếng Tây Ban Nha...
Bên cạnh những phiên bản bằng các thứ tiếng khác nhau, ông Kinh còn thực hiện một bức bằng chữ Hán khổ lớn để tặng cho Trung tâm văn hóa Phật giáo Huế nhân khai trương trung tâm này trong tháng 2.2009 vừa qua.
Nghề thêu truyền thống của ông Kinh chẳng có bí mật nghề nghiệp gì ngoài lương tâm, sự cần mẫn và khéo tay của người thợ. Chính vì thế mà cùng một kỹ thuật như nhau nhưng không phải sản phẩm của bất kỳ ai cũng giống nhau để được khách hàng ưa chuộng.
Bùi Ngọc Long - Minh Phượng
Câu chuyện ông ấp ủ để thực hiện bộ tranh thêu bài thơ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư (1052 - 1096) ra nhiều thứ tiếng được khởi duyên từ năm 1999. Đó là một ngày cuối năm, tiệm thêu của ông đón một vị khách người Đức tên Jeff Bo Bollinger (nguyên là Tổng giám đốc Công ty sản xuất nước uống đóng chai tinh khiết Revive (Mỹ) tại Việt Nam). Ông này sau khi thăm tiệm thêu, đã đề nghị: "Ông hãy dành cho tôi một đặc ân mang tính văn hóa thuần Việt Nam trước khi tôi kết thúc nhiệm kỳ làm việc tại Việt Nam để về nước. Với thắng cảnh tôi có thể dùng máy ảnh để thu lại những góc độ mà tôi thích, còn về khía cạnh văn hóa thì tôi nhờ ông giúp".
Ông Kinh với bản dịch bài thơ thiền Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư bằng tiếng Anh
Sau khi lựa chọn nhiều sản phẩm tại tiệm thêu được ông Kinh giới thiệu, người khách Đức chỉ chọn được một bức tranh thêu chữ Hán bài Cáo tật thị chúng. Khi mua bức tranh thêu bài thơ, Jeff đã đề nghị: "Thế ông có muốn có một bản dịch bài thơ này bằng tiếng Đức không?". Ông Kinh trả lời: "Tất nhiên là tôi rất thích". Jeff từ giã ông Kinh và mang bài thơ cùng với 3 bản dịch: tiếng Việt (bản dịch của Tản Đà), tiếng Anh và tiếng Pháp (do bố con ông Kinh dịch) về nước. Ít lâu sau, ông Kinh nhận được một bức thư của Jeff từ Đức gửi sang, trong đó là bản dịch bài thơ bằng tiếng Đức. Jeff cho biết, ông đã thuê những nhà dịch thuật nổi tiếng của Đức dịch bài thơ này trên cơ sở bài thơ chữ Hán và 3 bản dịch tiếng Việt, Anh và Pháp.
Năm 2003, một người khách Đan Mạch tên Hans Enk Andersen đến tiệm thêu của ông Kinh và cũng mua bức tranh thêu bài thơ Cáo tật thị chúng chữ Hán. Ông này là nghị sĩ Quốc hội Đan Mạch, thông thạo 6 thứ tiếng và sau khi nghe ông Kinh kể về lai lịch của bản dịch bài thơ tiếng Đức, Hans đã dịch ngay tại chỗ bài thơ ra tiếng Đan Mạch để tặng ông Kinh. Sau đó, một thầy giáo dạy văn đã nghỉ hưu đến từ Tokyo (Nhật Bản) cũng đã mua một bài thơ Cáo tật thị chúng chữ Hán và sau đó gửi tặng ông bản dịch bài thơ ra tiếng Nhật. Bà Maria Luz Rodriguez Diar, người Tây Ban Nha sau khi đến thăm tiệm thêu của ông cũng đã dịch tặng ông bài thơ ra tiếng Tây Ban Nha...
Bên cạnh những phiên bản bằng các thứ tiếng khác nhau, ông Kinh còn thực hiện một bức bằng chữ Hán khổ lớn để tặng cho Trung tâm văn hóa Phật giáo Huế nhân khai trương trung tâm này trong tháng 2.2009 vừa qua.
Nghề thêu truyền thống của ông Kinh chẳng có bí mật nghề nghiệp gì ngoài lương tâm, sự cần mẫn và khéo tay của người thợ. Chính vì thế mà cùng một kỹ thuật như nhau nhưng không phải sản phẩm của bất kỳ ai cũng giống nhau để được khách hàng ưa chuộng.
Bùi Ngọc Long - Minh Phượng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét