"Hàng đầu" rồi biết đi đâu?
Cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu của những cuộc thi âm nhạc bác học với quy mô toàn quốc, tính chuyên nghiệp đòi hỏi cao như Concours mùa thu hay Thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc, Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch toàn quốc 2009 (24 đến 28-4-2009) đã diễn ra và khép lại âm thầm.
Hát thính phòng - nhạc kịch vốn là một loại hình âm nhạc bác học kén người nghe, dù ai cũng thừa hiểu một nghệ sĩ hát được và hát hay thể loại này có thể được đánh giá là đạt đến nấc thang cuối cùng của tài năng, bên cạnh sự dày công khổ luyện tối thiểu cũng 5-10 năm. Có phải vì thế mà dù đã tổ chức đến lần thứ tư, lại là quy mô quốc gia với sự tham gia của 41 thí sinh đến từ tám đơn vị đào tạo chuyên nghiệp trên toàn quốc, nhưng tầm ảnh hưởng của nó đối với công chúng có lẽ không hơn một buổi thi báo cáo tốt nghiệp của một học viện âm nhạc.
Một khán phòng bé nhỏ chưa đầy 500 chỗ lọt thỏm trong Học viện Âm nhạc quốc gia VN mà chưa buổi thi nào kín ghế. Đơn vị tổ chức cuộc thi - Cục Nghệ thuật biểu diễn (kết hợp với Bộ VH-TT&DL, Hội Nhạc sĩ VN và Học viện Âm nhạc quốc gia VN), chỉ tổ chức họp báo hai ngày trước khai mạc, không quảng bá, không apphich treo đầy đường như nhiều cuộc thi âm nhạc khác, thậm chí lịch thi cũng bị dồn sát sao để tiết kiệm thời gian khiến một vài thí sinh căng thẳng ngã bệnh, ngất xỉu ngay tại cánh gà.
Phần trao giải của cuộc thi cũng mờ nhạt và số tiền giải thưởng công bố (cao nhất 13 triệu, thấp nhất 3 triệu) khiến khán giả ngậm ngùi thay cho họ. Dẫu biết rằng động lực chính để tham gia một cuộc thi hát không phải tiền thưởng, mà là để khẳng định mình cho công chúng “biết mặt, biết tên”. Nhưng nghịch lý là những cái tên đã chiến thắng trong cuộc thi này, dù được dân trong nghề kính nể như Đăng Dương, Lan Anh (nhất lần I - 1996), Trọng Tấn (nhì lần II - 2000)... nhưng công chúng lại chỉ biết họ qua những cuộc thi đại chúng hơn như Tiếng hát truyền hình.
Nhiều thí sinh tâm sự giải thưởng trong Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch chỉ như là một kỷ niệm đáng tự hào với bạn bè cùng giới, chứ cũng không khiến cátsê tăng vọt hay sự nghiệp của họ sáng láng hơn bao nhiêu.
Vài năm gần đây khi đời sống kinh tế của người dân VN được nâng cao, những món ăn tinh thần cũng được chú trọng. Đã thấy những cảnh khán giả bỏ tiền mua những tấm vé hàng triệu đồng, ăn mặc sang trọng nườm nượp kéo vào nhà hát xem ca nhạc.
Những thương hiệu lớn tại VN cũng bắt đầu chú trọng làm PR bằng cách bảo trợ cho nghệ thuật, khi sau Hennessy Concert, Toyota Classics, bắt đầu có những Vietnam Airlines Concert, BIDV Concert... với nhiều dàn nhạc, nghệ sĩ nổi tiếng nước ngoài hoặc nghệ sĩ VN thành danh ở nước ngoài được mời biểu diễn tại VN với những chiến dịch quảng bá rầm rộ, tốn kém hàng tỉ đồng.
Trong khi một cuộc thi chất lượng như Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch toàn quốc, là nguồn khích lệ cho chính những tài năng đang âm thầm khổ luyện học, giảng dạy và làm nghề trong nước thì lại diễn ra âm thầm như thế ngay cả khi khán giả vào cửa tự do.
Những người còn tâm huyết với nền âm nhạc thính phòng - nhạc kịch VN có quyền hoài nghi về những lần tổ chức thứ 5, thứ 10 tiếp tục rơi vào im lặng. Và họ - những người hát thính phòng - nhạc kịch lại tiếp tục ngồi mơ một giấc mơ xa vời về cái ngày được “cháy” cho một nền thính phòng - nhạc kịch chuyên nghiệp của VN
NGUYỆT CA
Một khán phòng bé nhỏ chưa đầy 500 chỗ lọt thỏm trong Học viện Âm nhạc quốc gia VN mà chưa buổi thi nào kín ghế. Đơn vị tổ chức cuộc thi - Cục Nghệ thuật biểu diễn (kết hợp với Bộ VH-TT&DL, Hội Nhạc sĩ VN và Học viện Âm nhạc quốc gia VN), chỉ tổ chức họp báo hai ngày trước khai mạc, không quảng bá, không apphich treo đầy đường như nhiều cuộc thi âm nhạc khác, thậm chí lịch thi cũng bị dồn sát sao để tiết kiệm thời gian khiến một vài thí sinh căng thẳng ngã bệnh, ngất xỉu ngay tại cánh gà.
Phần trao giải của cuộc thi cũng mờ nhạt và số tiền giải thưởng công bố (cao nhất 13 triệu, thấp nhất 3 triệu) khiến khán giả ngậm ngùi thay cho họ. Dẫu biết rằng động lực chính để tham gia một cuộc thi hát không phải tiền thưởng, mà là để khẳng định mình cho công chúng “biết mặt, biết tên”. Nhưng nghịch lý là những cái tên đã chiến thắng trong cuộc thi này, dù được dân trong nghề kính nể như Đăng Dương, Lan Anh (nhất lần I - 1996), Trọng Tấn (nhì lần II - 2000)... nhưng công chúng lại chỉ biết họ qua những cuộc thi đại chúng hơn như Tiếng hát truyền hình.
Nhiều thí sinh tâm sự giải thưởng trong Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch chỉ như là một kỷ niệm đáng tự hào với bạn bè cùng giới, chứ cũng không khiến cátsê tăng vọt hay sự nghiệp của họ sáng láng hơn bao nhiêu.
Vài năm gần đây khi đời sống kinh tế của người dân VN được nâng cao, những món ăn tinh thần cũng được chú trọng. Đã thấy những cảnh khán giả bỏ tiền mua những tấm vé hàng triệu đồng, ăn mặc sang trọng nườm nượp kéo vào nhà hát xem ca nhạc.
Những thương hiệu lớn tại VN cũng bắt đầu chú trọng làm PR bằng cách bảo trợ cho nghệ thuật, khi sau Hennessy Concert, Toyota Classics, bắt đầu có những Vietnam Airlines Concert, BIDV Concert... với nhiều dàn nhạc, nghệ sĩ nổi tiếng nước ngoài hoặc nghệ sĩ VN thành danh ở nước ngoài được mời biểu diễn tại VN với những chiến dịch quảng bá rầm rộ, tốn kém hàng tỉ đồng.
Trong khi một cuộc thi chất lượng như Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch toàn quốc, là nguồn khích lệ cho chính những tài năng đang âm thầm khổ luyện học, giảng dạy và làm nghề trong nước thì lại diễn ra âm thầm như thế ngay cả khi khán giả vào cửa tự do.
Những người còn tâm huyết với nền âm nhạc thính phòng - nhạc kịch VN có quyền hoài nghi về những lần tổ chức thứ 5, thứ 10 tiếp tục rơi vào im lặng. Và họ - những người hát thính phòng - nhạc kịch lại tiếp tục ngồi mơ một giấc mơ xa vời về cái ngày được “cháy” cho một nền thính phòng - nhạc kịch chuyên nghiệp của VN
NGUYỆT CA
Nguồn: Tuổi Trẻ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét