CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Năm
48/ Cao Thị Quế Hương
TRONG SUỐT PHA LÊ
Cán bộ hưu trí sinh tại miền Trung khoảng năm 1943. Sống ở Đà Lạt (2010).
Trước 75 tốt nghiệp ĐH Sư phạm Sài Gòn ra đi dạy nhưng cùng lúc tham gia phong trào đấu tranh chống chế đội Thiệu – Kỳ, trở thành một thủ lĩnh giáo chức và sinh viên tranh đấu nổi tiếng nhiều lần bị bắt và đưa ra toà án chế độ cũ. Bị tra tấn khốc liệt tới mức có khi phải ra tòa trên cáng bệnh nhân nhưng vẫn dũng cảm kiên cường chống đối tới cùng. Cả người chồng chưa cưới – bí thư Thành đoàn thời đó –cũng bị sát hại trong thời gian bị bắt.
Tiếp tục bị giam giữ đày ải tới ngày Giải phóng mới được giải thoát.
Một tấm gương trí thức chiến đấu quả cảm, nổi tiếng trong giới trẻ và người yêu nước thành thị nhưng sau 75 chỉ nhận nhiệm vụ khiêm tốn ở Hội Trí thức TPHCM nhằm giúp đỡ giới này “làm quen” với Cách mạng. Còn trực tiếp lên nông trường Thái Mỹ ở Củ Chi sát cánh với giới trí thức tham gia lao động sản xuất, sống và làm việc cực kỳ gương mẫu.
Năm 1979 chấp nhận từ bỏ tất cả chức vị – cả “hào quang” – ở Sài Gòn cũ để xin chuyển về Đà Lạt làm công tác tại Hội Phụ nữ Lâm Đồng chỉ với mục đích phụng dưỡng mẹ già tuổi già neo đơn. Rồi lặng lẽ về hưu với hai bàn tay trắng, chưa hề tham gia chính quyền mà chỉ hoạt động trong đoàn thể. Từ chối mọi bổng lộc ưu ái, không nhận nhà đất cấp cho nại lý do… đã có nhà của cha mẹ để lại rồi!
Cùng mẹ già trồng chè, làm vườn, đan lát để có thêm thu nhập qua ngày. Tận tình chăm sóc mẹ già mấy năm nằm liệt giuờng sau đó cho đến ngày mẹ qua đời. Còn lại một mình không chồng con vẫn tìm niềm vui giúp đỡ lớp sinh viên đàn cháu. Hàng năm vẫn về TPHCM làm giỗ người chồng - chưa sống chung ngày nào – liệt sĩ Thành đoàn.
Một tấm gương trong suốt người Cộng sản chân chính hiếm còn thấy lại - một “Paven nữ”!
49/ Đỗ Ngọc Yến
SÁNG LẬP BÁO “NGƯỜI VIỆT”
Nhà báo ở Mỹ sinh 1941 tại Nam Định – Mất 2006 ở Mỹ (66 tuổi).
Trước 75 hoạt động trong phong trào văn nghệ trẻ và báo chí Sài Gòn.
Di tản đến Mỹ sau 30.4.75, bắt tay vào việc xuất bản báo “Người Việt” năm 1978 ở California với vốn liếng 4.000 USD dành dụm, ban đầu là tuần báo 4 trang in đen trắng hàng tuần với ít người làm tại toà soạn đặt ngay trong nhà để xe, in xong tự tay đem đi phát báo ngoài đường.
Nay là tờ nhật báo tiếng Việt đầu tiên lâu năm và có số phát hành cao nhất ở hải ngoại (số đầu tiên 2.000 bản, hiện tại khoảng 18.000 bản/ngày).
Là một con người nho nhã, chừng mực nên từng bị phê phán là có lập trường hơi “ôn hòa” đối với chế độ VN hiện tại, được xem là “tiếng nói của giới trí thức Little Sai Gon” chủ trương một tiếng nói “khá ôn hoà” giữa cộng đồng hải ngoại bị sức ép của các phe nhóm thế lực chống Cộng. Nhưng vẫn giữ quan điểm “Tôi không thích tuyên truyền và chủ nghĩa giật gân trong báo chí. Tôi chỉ muốn trình bày các sự kiện mà không muốn tô điểm gì thêm. Từ gốc xuất thân, tôi là người chống tuyên truyền trong báo chí và xuất bản.”
Vì vậy có lúc bị đưa vào danh sách “đen” thân Cộng bên đó, đòi phải từ chức.
Cuối đời mắc bệnh thận phải lọc máu hàng ngày.
50/ Đỗ Thị Kim Ngân
17 NĂM ĐI TÌM TRẢ LẠI TÊN CHA TRÊN MỘ
Công chức sinh 1961 tại Ninh Bình. Sống ở Hà Nội (2009).
Khi mới 13 tuổi thì cha đã hy sinh trên chiến miền Nam năm 1974 nhưng không rõ tông tích, mộ chí hay hài cốt ở đâu. Cho nên lớn lên có một tâm nguyện không đổi dời là quyết chí đi tìm cha.
Từ năm 1992 bắt đầu cuộc hành trình gian nan 17 năm truy tìm tin tức của người cha liệt sĩ qua nhiều tỉnh thành, đơn vị cha từng sống và chiến đấu. Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ chí tình của nhiều người cũng tìm được ngay trên quê hương Tuy Hòa (Phú Yên) của ông, đã được quy tập về Nghĩa trang Đông Tác song vẫn nằm trong khu vực mộ vô danh. Từ nay ngôi mộ đó đã có tên nhờ công lao con gái sau 43 năm mất tên.
Đi kèm với cuộc hành trình tìm kiếm nhiều khi tưởng đã vô vọng là cuốn “Nhật ký tìm cha” hơn 200 trang con gái ghi lại, cả nỗi đau, tuyệt vọng lẫn vui mừng khôn xiết kể ngày “đoàn tụ” mỗi người một cõi: “Lần đầu tiên tôi cầm bút viết nhiều và liên tục như thế này. Tôi chỉ muốn ghi lại những thôi thúc, những chặng đường và tri ân những tấm lòng xa gần trên bước đường tôi lần về tìm lại dấu chân hy sinh của cha mình…”
51/ Đỗ Thị Là
KHÔNG CHỒNG CÓ CON CŨNG KHÔNG SỐNG ĐƯỢC
Thường dân sinh 1946 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2006).
Cựu thanh niên xung phong thời chống Mỹ, năm 1977 mới trở về quê không chồng nhưng có bồng theo một bé gái mới 8 tháng tuổi xem như niềm an ủi cho đời gái lỡ thì. Đây là tình trạng phổ biến của giới nữ thanh niên xung phong thời đó, có người muốn “xin” con – chấp nhận có “con hoang” – để có người đỡ đần tuổi già đơn thân nhưng vẫn bị dư luận chống đối, bài bác, khinh bỉ.
Nhưng than ôi, bé bị bệnh bại não bẩm sinh – hậu quả CĐDC - sống èo uột đến năm 17 tuổi thì qua đời. Vậy nhưng nhà cửa quá tả tơi không lập nổi một bàn thờ đàng hoàng cho con mà phải bỏ qua sống nhờ nhà bà con.
Nỗi lòng đau xót không kể xiết: Ăn rau dại, uống sương rừng, chịu đói chịu rét… đời tôi đã qua tất cả những mong con cái mình sẽ được ấm no hạnh phúc. Vậy mà cả đến khi xấu số thiệt phận, cháu vẫn chưa có nơi tử tế để đi về…”
52/ Đỗ Thông Minh
TỪ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ QUA VĂN HÓA
Nhà hoạt động văn hóa sinh 1950 tại Nam Định. Sống ở Nhật Bản (2006).
Vào thời điểm 30.4.75 đang là du học sinh miền Nam tại Nhật Bản.
Sau 75 có một thời gian ngắn qua Mỹ hoạt động chính trị chống Cộng nhưng rốt cuộc thấy chẳng đi đến đâu nên cuối cùng quay về lại Nhật năm 1983.
Từ đó chuyển hẳn qua hoạt động văn hóa nhắm mục tiêu phục hồi nền văn hóa dân tộc, giúp văn hóa nước nhà sớm thoát cảnh tụt hậu bằng nhiều hoạt động đa dạng như tổ chức kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, 100 năm phong trào Duy Tân, lập kế hoạch 10 năm du thuyết văn hóa VN, soạn các bộ từ điển Hán – Việt, Anh – Việt, Pháp – Việt, Đức – Việt, Nhật – Việt, từ điển tin học, lập cơ sở Mekong ở Nhật…
Hoạt động không ngưng nghỉ đi về như con thoi giữa các nước dù mắc bệnh hư thận với trong người hiện có một quả thận do vợ hiến cho từ năm 1990.
53/ Đồng Văn Khuyên
ÔNG TƯỚNG ĐI TU
Tu sĩ Phật giáo sinh 1926 tại Gò Công. Sống ở Mỹ (2005).
Nguyên trung tuớng Bộ Tổng tham mưu chế độ cũ nổi tiếng thanh liêm trong sạch, là chỉ huy quân đội cao cấp vào hàng thứ hai của quân đội Sài Gòn vào thời điểm 30.4. Di tản qua Mỹ ngay sau đó.
Đến gần cuối đời đã xuất gia đi tu chùa gần nhà với pháp danh Chúc Thành.
Tu nghiêm túc thực thụ, đêm trải đệm nằm dưới chân thầy trụ trì tuy chỉ bằng tuổi con mình. Chấp hành nhiệm vụ quen thuộc thường xuyên là… quét lá sân chùa: Hễ thấy lá rụng sân chùa – bất cứ chùa nào - là cầm chổi quét mải miết!
Mà vẫn hồn nhiên tự tại với bạn bè đệ tử cũ rằng “Tập trung suy nghĩ, nhập vào một chữ Thiền thôi.”
54/ Giản Chi
HỌC GIẢ SỐNG THỌ NHẤT
Học giả tên thật Nguyễn Hữu Văn sinh 1903 tại Hà Nội – Mất 2005 ở TPHCM (102 tuổi).
Thuộc lớp trí thức, học giả thời Tiền chiến di cư vào Nam năm 54.
Nhưng không quan tâm đến thế sự chính trị mà chỉ chuyên tâm vào dạy học văn học cổ, thầy của nhiều thế hệ nhà giáo dạy văn từ ĐH Sư phạm và ĐH Văn khoa Sài Gòn. Đồng thời nghiên cứu văn học – văn hóa phương Đông với vốn kiến thức tự học bao la chứ không có bằng cấp chuyên môn mà chỉ là công chức ngành bưu điện. Từ đó cộng tác với Nguyễn Hiến Lê thực hiện nhiều công trình biên soạn, dịch thuật đồ sộ giá trị về văn học, triết học Đông phương, Trung Quốc.
Bên cạnh đó luôn luôn giữ một thái độ “trung lập” về chính trị, cùng cụ Nguyễn đã từ chối nhận giải thưởng văn hóa của chế độ cũ.
Sau 75 có tham gia một số hoạt động văn hóa dân tộc và vẫn ở lại một mình không theo con cháu ra nước ngoài dù đã đến trăm tuổi xưa nay hiếm.
Một tấm gương “đạt đạo” cả đạo Nho lẫn đạo Lão mà ông thấm nhuần suốt đời và sự nghiệp mình. Hình như biết bao thế sự thăng trầm vẫn không mảy may “đụng” được tới ông – dù một hạt bụi! - như hình ảnh cốt cách của một tiên ông tiên phong đạo cốt! Điều đó có thể tìm thấy trong tập thơ duy nhất in năm 1993 mang tựa đề “Tấc lòng”:
“Ô hay! Cuộc sống như vầy hả?
Ngó trước trông sau bóng hỏi hình.
Một kiếp phù du vờ ấy xác
Trăm khoang huyễn hoặc giả là danh.
Được thua đi ở âu phần mệnh
Phú quý công danh lọ giật giành…”
55/ Hanmoi Nguyễn
VƯỢT BIÊN ĐẾN… ISRAEL
Công nhân nhà hàng ở Tel Aviv sinh tại VN. Sống ở Israel (2006).
Vượt biên năm 1977 được một tàu Israel vớt chở về Israel được nhập quốc tịch luôn. Làm công nhân một nhà hàng ở Thủ đô Tel Aviv cùng vợ nuôi 5 con.
Con cái hòa nhập nhanh, nói tiếng Hebrew giỏi hơn tiếng Việt, thậm chí con gái lớn còn tình nguyện gia nhập quân đội Israel đánh Palestine. Nhưng bản thân buổi tối vẫn còn giữ thói quen làm thơ tiếng Việt và ngâm nga “nhạc vàng” ngày xưa.
Đã cùng con gái về thăm quê hương cũ và mô tả quê hương mới của mình rằng “Xứ họ có một cái hồ lớn lắm và họ ăn uống đồ ăn… lạ lùng lắm!”
Nhưng kẻ di dân hiếm có này cũng đã trở thành nhân vật chính của một bộ phim do đạo diễn Israel thực hiện mang tựa đề “Cuộc phiêu lưu của Vân Nguyễn” – bộ phim Israel cũng rất hiếm có nói tiếng Việt bên cạnh tiếng Hebrew (tiếng Anh chỉ phụ đề).
56/ Hoa Hướng Dương
NHÀ THƠ NỮ MÙ HẢI NGOẠI
Nhà thơ nữ tên thật Nguyễn Ngọc Minh sinh tại Phú Quốc. Sống ở Mỹ (2008).
Trước 75 là giáo viên từng sáng tác, viết báo ở miền Nam. Sau 75 qua Mỹ sớm ngoài công việc kiếm sống vẫn tiếp tục niềm đam mê văn học.
Đến năm 1997 mắc bệnh bị mù cả 2 mắt song vẫn không từ bỏ nghiệp sáng tác bằng cách chuyển qua đánh trên máy vi tính (có cài phần mềm đặc biệt dành cho người khiếm thị), xong nhờ chồng đọc lại ghi vào băng cassette để tự mình nghe mà sửa chữa, bổ sung. Cứ như thế đã cho ra mắt 3 đĩa CD ngâm thơ trong đó có 10 bài được phổ nhạc.
Gần đây nhất năm 2007 tiếp tục trình làng truyện dài “Qua biển” 230 trang viết về chuyện tình trước 75 ở Phú Quốc và thêm tập thơ 500 trang mang tựa đề “Gọi hồn dân tộc”. Năm 2008 thêm 3 đĩa CD thơ nữa với nhiều nỗi niềm tâm sự đời người “Gãy cánh kiêu sa” và “Mùa xuân đã mất”. Trong đó có không ít nỗi nhớ gửi về quê mẹ Phú Quốc:
“Gió từ An Thới đến Dương Đông
Gió lướt qua trên vạn cánh hồng
Gió tạt vào rừng mai Cửa Cạn
Hỏi nàng hoa nhỏ có chờ mong…”
57/ Hòa Vang
“HẠT BỤI BAY NGƯỢC”
Nhà văn tên thật Nguyễn Mạnh Hùng sinh 1946 tại Hà Tây – Mất 2006 ở Hà Nội (61 tuổi).
Bộ đội chống Mỹ trên chiến trường miền Trung (bút danh Hòa Vang lấy tên một quận của Đà Nẵng kỷ niệm thời chiến đấu tại đây). Sau 75 xuất ngũ trở về đi dạy học, làm công chức rồi bỏ đi làm nhà văn tự do từ năm 1990 sống cuộc đời văn nghệ lang bạc phóng túng.
Là một trong 2 người cùng bạn văn Nguyễn Lương Ngọc từng tổ chức cuộc đi bộ xuyên Việt đầu tiên chào mừng đất nước thống nhất một cõi từ Hà Nội vào TPHCM vào khoảng giữa những năm 80 thế kỷ trước. Cho đến nay đây vẫn là cuộc đi bộ tham quan quê hương dài nhất lịch sử VN.
Rất mê văn chương – ban đầu là văn sau chuyển qua thơ - và suốt quãng đời còn lại đã lận đận, vất vả khốn cùng vì món nợ văn chương đó hành hạ. Đã vậy, ấy lại là một hướng văn chương được mô tả là chuyên “làm chuyện ngược đời” như bản chất một người “thích gây sự” trước những chuyện phi lý cuộc đời – sau này gọi là chuyện “tiêu cực” - đúng như nhan đề một tác phẩm của mình “Hạt bụi người bay ngược”. Trước khi mất thậm chí còn tự biên tập… điếu văn cho mình!
Cuối cùng bệnh ung thư gan vì rượu đã chận đường bay của “hạt bụi nổi loạn” một cách phũ phàng. Khi Lương Ngọc mất, đã viết bài tưởng niệm “Người đồng hành vượt trước” thì chỉ không lâu sau đó anh đã vội vàng “bắt kịp”!
58/ Hoài Điệp Tử
NHÀ BÁO BỊ ÁM SÁT
Nhà văn, nhà báo tên thật Phạm Văn Tập sinh 1943 tại Bạc Liêu – Mất 1987 ở Mỹ (45 tuổi).
Trước 75 thuộc nhóm nhà văn Nam bộ viết báo – gồm Dương Trữ La, Trương Đạm Thủy… - chuyên sáng tác loại “tiểu thuyết diễm tình” lãng mạng ướt át khá phổ biến trong giới độc giả bình dân miền Nam.
Sau 75 vượt biên qua Mỹ sáng lập tuần báo Mai năm 1991 và tiếp tục làm thơ, viết tiểu thuyết tình cảm như “Đỉnh núi sương mù”, “Còn xanh kỷ niệm”, “Tình biển”…
Vẫn có khuynh hướng chống Cộng (làm thơ nhiều về đề tài vượt biên) nhưng không quá cực đoan và không hiểu có phải vì vậy hay không mà năm 1987 toà soạn báo Mai bị đốt cháy làm ông bị chết thiêu luôn trong đó (nghe nói chỉ vì lý do có đăng một mẩu quảng cáo gửi hàng về VN!).
Đây là một nghi án mà cảnh sát Mỹ hồi đó “làm lơ” không tìm ra thủ phạm tuy dư luận hải ngoại cho rằng ấy là một hành động của các nhóm chống Cộng dữ dằn chủ trương bạo lực thời này. Có thông tin rằng ông đã bị họ nhốt lại trong phòng khóa cửa lại trước khi phóng hỏa!
Một số tiểu thuyết của ông đã được Nxb Long An in lại từ những năm 1990.
(Còn tiếp)
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Năm
48/ Cao Thị Quế Hương
TRONG SUỐT PHA LÊ
Cán bộ hưu trí sinh tại miền Trung khoảng năm 1943. Sống ở Đà Lạt (2010).
Trước 75 tốt nghiệp ĐH Sư phạm Sài Gòn ra đi dạy nhưng cùng lúc tham gia phong trào đấu tranh chống chế đội Thiệu – Kỳ, trở thành một thủ lĩnh giáo chức và sinh viên tranh đấu nổi tiếng nhiều lần bị bắt và đưa ra toà án chế độ cũ. Bị tra tấn khốc liệt tới mức có khi phải ra tòa trên cáng bệnh nhân nhưng vẫn dũng cảm kiên cường chống đối tới cùng. Cả người chồng chưa cưới – bí thư Thành đoàn thời đó –cũng bị sát hại trong thời gian bị bắt.
Tiếp tục bị giam giữ đày ải tới ngày Giải phóng mới được giải thoát.
Một tấm gương trí thức chiến đấu quả cảm, nổi tiếng trong giới trẻ và người yêu nước thành thị nhưng sau 75 chỉ nhận nhiệm vụ khiêm tốn ở Hội Trí thức TPHCM nhằm giúp đỡ giới này “làm quen” với Cách mạng. Còn trực tiếp lên nông trường Thái Mỹ ở Củ Chi sát cánh với giới trí thức tham gia lao động sản xuất, sống và làm việc cực kỳ gương mẫu.
Năm 1979 chấp nhận từ bỏ tất cả chức vị – cả “hào quang” – ở Sài Gòn cũ để xin chuyển về Đà Lạt làm công tác tại Hội Phụ nữ Lâm Đồng chỉ với mục đích phụng dưỡng mẹ già tuổi già neo đơn. Rồi lặng lẽ về hưu với hai bàn tay trắng, chưa hề tham gia chính quyền mà chỉ hoạt động trong đoàn thể. Từ chối mọi bổng lộc ưu ái, không nhận nhà đất cấp cho nại lý do… đã có nhà của cha mẹ để lại rồi!
Cùng mẹ già trồng chè, làm vườn, đan lát để có thêm thu nhập qua ngày. Tận tình chăm sóc mẹ già mấy năm nằm liệt giuờng sau đó cho đến ngày mẹ qua đời. Còn lại một mình không chồng con vẫn tìm niềm vui giúp đỡ lớp sinh viên đàn cháu. Hàng năm vẫn về TPHCM làm giỗ người chồng - chưa sống chung ngày nào – liệt sĩ Thành đoàn.
Một tấm gương trong suốt người Cộng sản chân chính hiếm còn thấy lại - một “Paven nữ”!
49/ Đỗ Ngọc Yến
SÁNG LẬP BÁO “NGƯỜI VIỆT”
Nhà báo ở Mỹ sinh 1941 tại Nam Định – Mất 2006 ở Mỹ (66 tuổi).
Trước 75 hoạt động trong phong trào văn nghệ trẻ và báo chí Sài Gòn.
Di tản đến Mỹ sau 30.4.75, bắt tay vào việc xuất bản báo “Người Việt” năm 1978 ở California với vốn liếng 4.000 USD dành dụm, ban đầu là tuần báo 4 trang in đen trắng hàng tuần với ít người làm tại toà soạn đặt ngay trong nhà để xe, in xong tự tay đem đi phát báo ngoài đường.
Nay là tờ nhật báo tiếng Việt đầu tiên lâu năm và có số phát hành cao nhất ở hải ngoại (số đầu tiên 2.000 bản, hiện tại khoảng 18.000 bản/ngày).
Là một con người nho nhã, chừng mực nên từng bị phê phán là có lập trường hơi “ôn hòa” đối với chế độ VN hiện tại, được xem là “tiếng nói của giới trí thức Little Sai Gon” chủ trương một tiếng nói “khá ôn hoà” giữa cộng đồng hải ngoại bị sức ép của các phe nhóm thế lực chống Cộng. Nhưng vẫn giữ quan điểm “Tôi không thích tuyên truyền và chủ nghĩa giật gân trong báo chí. Tôi chỉ muốn trình bày các sự kiện mà không muốn tô điểm gì thêm. Từ gốc xuất thân, tôi là người chống tuyên truyền trong báo chí và xuất bản.”
Vì vậy có lúc bị đưa vào danh sách “đen” thân Cộng bên đó, đòi phải từ chức.
Cuối đời mắc bệnh thận phải lọc máu hàng ngày.
50/ Đỗ Thị Kim Ngân
17 NĂM ĐI TÌM TRẢ LẠI TÊN CHA TRÊN MỘ
Công chức sinh 1961 tại Ninh Bình. Sống ở Hà Nội (2009).
Khi mới 13 tuổi thì cha đã hy sinh trên chiến miền Nam năm 1974 nhưng không rõ tông tích, mộ chí hay hài cốt ở đâu. Cho nên lớn lên có một tâm nguyện không đổi dời là quyết chí đi tìm cha.
Từ năm 1992 bắt đầu cuộc hành trình gian nan 17 năm truy tìm tin tức của người cha liệt sĩ qua nhiều tỉnh thành, đơn vị cha từng sống và chiến đấu. Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ chí tình của nhiều người cũng tìm được ngay trên quê hương Tuy Hòa (Phú Yên) của ông, đã được quy tập về Nghĩa trang Đông Tác song vẫn nằm trong khu vực mộ vô danh. Từ nay ngôi mộ đó đã có tên nhờ công lao con gái sau 43 năm mất tên.
Đi kèm với cuộc hành trình tìm kiếm nhiều khi tưởng đã vô vọng là cuốn “Nhật ký tìm cha” hơn 200 trang con gái ghi lại, cả nỗi đau, tuyệt vọng lẫn vui mừng khôn xiết kể ngày “đoàn tụ” mỗi người một cõi: “Lần đầu tiên tôi cầm bút viết nhiều và liên tục như thế này. Tôi chỉ muốn ghi lại những thôi thúc, những chặng đường và tri ân những tấm lòng xa gần trên bước đường tôi lần về tìm lại dấu chân hy sinh của cha mình…”
51/ Đỗ Thị Là
KHÔNG CHỒNG CÓ CON CŨNG KHÔNG SỐNG ĐƯỢC
Thường dân sinh 1946 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2006).
Cựu thanh niên xung phong thời chống Mỹ, năm 1977 mới trở về quê không chồng nhưng có bồng theo một bé gái mới 8 tháng tuổi xem như niềm an ủi cho đời gái lỡ thì. Đây là tình trạng phổ biến của giới nữ thanh niên xung phong thời đó, có người muốn “xin” con – chấp nhận có “con hoang” – để có người đỡ đần tuổi già đơn thân nhưng vẫn bị dư luận chống đối, bài bác, khinh bỉ.
Nhưng than ôi, bé bị bệnh bại não bẩm sinh – hậu quả CĐDC - sống èo uột đến năm 17 tuổi thì qua đời. Vậy nhưng nhà cửa quá tả tơi không lập nổi một bàn thờ đàng hoàng cho con mà phải bỏ qua sống nhờ nhà bà con.
Nỗi lòng đau xót không kể xiết: Ăn rau dại, uống sương rừng, chịu đói chịu rét… đời tôi đã qua tất cả những mong con cái mình sẽ được ấm no hạnh phúc. Vậy mà cả đến khi xấu số thiệt phận, cháu vẫn chưa có nơi tử tế để đi về…”
52/ Đỗ Thông Minh
TỪ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ QUA VĂN HÓA
Nhà hoạt động văn hóa sinh 1950 tại Nam Định. Sống ở Nhật Bản (2006).
Vào thời điểm 30.4.75 đang là du học sinh miền Nam tại Nhật Bản.
Sau 75 có một thời gian ngắn qua Mỹ hoạt động chính trị chống Cộng nhưng rốt cuộc thấy chẳng đi đến đâu nên cuối cùng quay về lại Nhật năm 1983.
Từ đó chuyển hẳn qua hoạt động văn hóa nhắm mục tiêu phục hồi nền văn hóa dân tộc, giúp văn hóa nước nhà sớm thoát cảnh tụt hậu bằng nhiều hoạt động đa dạng như tổ chức kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, 100 năm phong trào Duy Tân, lập kế hoạch 10 năm du thuyết văn hóa VN, soạn các bộ từ điển Hán – Việt, Anh – Việt, Pháp – Việt, Đức – Việt, Nhật – Việt, từ điển tin học, lập cơ sở Mekong ở Nhật…
Hoạt động không ngưng nghỉ đi về như con thoi giữa các nước dù mắc bệnh hư thận với trong người hiện có một quả thận do vợ hiến cho từ năm 1990.
53/ Đồng Văn Khuyên
ÔNG TƯỚNG ĐI TU
Tu sĩ Phật giáo sinh 1926 tại Gò Công. Sống ở Mỹ (2005).
Nguyên trung tuớng Bộ Tổng tham mưu chế độ cũ nổi tiếng thanh liêm trong sạch, là chỉ huy quân đội cao cấp vào hàng thứ hai của quân đội Sài Gòn vào thời điểm 30.4. Di tản qua Mỹ ngay sau đó.
Đến gần cuối đời đã xuất gia đi tu chùa gần nhà với pháp danh Chúc Thành.
Tu nghiêm túc thực thụ, đêm trải đệm nằm dưới chân thầy trụ trì tuy chỉ bằng tuổi con mình. Chấp hành nhiệm vụ quen thuộc thường xuyên là… quét lá sân chùa: Hễ thấy lá rụng sân chùa – bất cứ chùa nào - là cầm chổi quét mải miết!
Mà vẫn hồn nhiên tự tại với bạn bè đệ tử cũ rằng “Tập trung suy nghĩ, nhập vào một chữ Thiền thôi.”
54/ Giản Chi
HỌC GIẢ SỐNG THỌ NHẤT
Học giả tên thật Nguyễn Hữu Văn sinh 1903 tại Hà Nội – Mất 2005 ở TPHCM (102 tuổi).
Thuộc lớp trí thức, học giả thời Tiền chiến di cư vào Nam năm 54.
Nhưng không quan tâm đến thế sự chính trị mà chỉ chuyên tâm vào dạy học văn học cổ, thầy của nhiều thế hệ nhà giáo dạy văn từ ĐH Sư phạm và ĐH Văn khoa Sài Gòn. Đồng thời nghiên cứu văn học – văn hóa phương Đông với vốn kiến thức tự học bao la chứ không có bằng cấp chuyên môn mà chỉ là công chức ngành bưu điện. Từ đó cộng tác với Nguyễn Hiến Lê thực hiện nhiều công trình biên soạn, dịch thuật đồ sộ giá trị về văn học, triết học Đông phương, Trung Quốc.
Bên cạnh đó luôn luôn giữ một thái độ “trung lập” về chính trị, cùng cụ Nguyễn đã từ chối nhận giải thưởng văn hóa của chế độ cũ.
Sau 75 có tham gia một số hoạt động văn hóa dân tộc và vẫn ở lại một mình không theo con cháu ra nước ngoài dù đã đến trăm tuổi xưa nay hiếm.
Một tấm gương “đạt đạo” cả đạo Nho lẫn đạo Lão mà ông thấm nhuần suốt đời và sự nghiệp mình. Hình như biết bao thế sự thăng trầm vẫn không mảy may “đụng” được tới ông – dù một hạt bụi! - như hình ảnh cốt cách của một tiên ông tiên phong đạo cốt! Điều đó có thể tìm thấy trong tập thơ duy nhất in năm 1993 mang tựa đề “Tấc lòng”:
“Ô hay! Cuộc sống như vầy hả?
Ngó trước trông sau bóng hỏi hình.
Một kiếp phù du vờ ấy xác
Trăm khoang huyễn hoặc giả là danh.
Được thua đi ở âu phần mệnh
Phú quý công danh lọ giật giành…”
55/ Hanmoi Nguyễn
VƯỢT BIÊN ĐẾN… ISRAEL
Công nhân nhà hàng ở Tel Aviv sinh tại VN. Sống ở Israel (2006).
Vượt biên năm 1977 được một tàu Israel vớt chở về Israel được nhập quốc tịch luôn. Làm công nhân một nhà hàng ở Thủ đô Tel Aviv cùng vợ nuôi 5 con.
Con cái hòa nhập nhanh, nói tiếng Hebrew giỏi hơn tiếng Việt, thậm chí con gái lớn còn tình nguyện gia nhập quân đội Israel đánh Palestine. Nhưng bản thân buổi tối vẫn còn giữ thói quen làm thơ tiếng Việt và ngâm nga “nhạc vàng” ngày xưa.
Đã cùng con gái về thăm quê hương cũ và mô tả quê hương mới của mình rằng “Xứ họ có một cái hồ lớn lắm và họ ăn uống đồ ăn… lạ lùng lắm!”
Nhưng kẻ di dân hiếm có này cũng đã trở thành nhân vật chính của một bộ phim do đạo diễn Israel thực hiện mang tựa đề “Cuộc phiêu lưu của Vân Nguyễn” – bộ phim Israel cũng rất hiếm có nói tiếng Việt bên cạnh tiếng Hebrew (tiếng Anh chỉ phụ đề).
56/ Hoa Hướng Dương
NHÀ THƠ NỮ MÙ HẢI NGOẠI
Nhà thơ nữ tên thật Nguyễn Ngọc Minh sinh tại Phú Quốc. Sống ở Mỹ (2008).
Trước 75 là giáo viên từng sáng tác, viết báo ở miền Nam. Sau 75 qua Mỹ sớm ngoài công việc kiếm sống vẫn tiếp tục niềm đam mê văn học.
Đến năm 1997 mắc bệnh bị mù cả 2 mắt song vẫn không từ bỏ nghiệp sáng tác bằng cách chuyển qua đánh trên máy vi tính (có cài phần mềm đặc biệt dành cho người khiếm thị), xong nhờ chồng đọc lại ghi vào băng cassette để tự mình nghe mà sửa chữa, bổ sung. Cứ như thế đã cho ra mắt 3 đĩa CD ngâm thơ trong đó có 10 bài được phổ nhạc.
Gần đây nhất năm 2007 tiếp tục trình làng truyện dài “Qua biển” 230 trang viết về chuyện tình trước 75 ở Phú Quốc và thêm tập thơ 500 trang mang tựa đề “Gọi hồn dân tộc”. Năm 2008 thêm 3 đĩa CD thơ nữa với nhiều nỗi niềm tâm sự đời người “Gãy cánh kiêu sa” và “Mùa xuân đã mất”. Trong đó có không ít nỗi nhớ gửi về quê mẹ Phú Quốc:
“Gió từ An Thới đến Dương Đông
Gió lướt qua trên vạn cánh hồng
Gió tạt vào rừng mai Cửa Cạn
Hỏi nàng hoa nhỏ có chờ mong…”
57/ Hòa Vang
“HẠT BỤI BAY NGƯỢC”
Nhà văn tên thật Nguyễn Mạnh Hùng sinh 1946 tại Hà Tây – Mất 2006 ở Hà Nội (61 tuổi).
Bộ đội chống Mỹ trên chiến trường miền Trung (bút danh Hòa Vang lấy tên một quận của Đà Nẵng kỷ niệm thời chiến đấu tại đây). Sau 75 xuất ngũ trở về đi dạy học, làm công chức rồi bỏ đi làm nhà văn tự do từ năm 1990 sống cuộc đời văn nghệ lang bạc phóng túng.
Là một trong 2 người cùng bạn văn Nguyễn Lương Ngọc từng tổ chức cuộc đi bộ xuyên Việt đầu tiên chào mừng đất nước thống nhất một cõi từ Hà Nội vào TPHCM vào khoảng giữa những năm 80 thế kỷ trước. Cho đến nay đây vẫn là cuộc đi bộ tham quan quê hương dài nhất lịch sử VN.
Rất mê văn chương – ban đầu là văn sau chuyển qua thơ - và suốt quãng đời còn lại đã lận đận, vất vả khốn cùng vì món nợ văn chương đó hành hạ. Đã vậy, ấy lại là một hướng văn chương được mô tả là chuyên “làm chuyện ngược đời” như bản chất một người “thích gây sự” trước những chuyện phi lý cuộc đời – sau này gọi là chuyện “tiêu cực” - đúng như nhan đề một tác phẩm của mình “Hạt bụi người bay ngược”. Trước khi mất thậm chí còn tự biên tập… điếu văn cho mình!
Cuối cùng bệnh ung thư gan vì rượu đã chận đường bay của “hạt bụi nổi loạn” một cách phũ phàng. Khi Lương Ngọc mất, đã viết bài tưởng niệm “Người đồng hành vượt trước” thì chỉ không lâu sau đó anh đã vội vàng “bắt kịp”!
58/ Hoài Điệp Tử
NHÀ BÁO BỊ ÁM SÁT
Nhà văn, nhà báo tên thật Phạm Văn Tập sinh 1943 tại Bạc Liêu – Mất 1987 ở Mỹ (45 tuổi).
Trước 75 thuộc nhóm nhà văn Nam bộ viết báo – gồm Dương Trữ La, Trương Đạm Thủy… - chuyên sáng tác loại “tiểu thuyết diễm tình” lãng mạng ướt át khá phổ biến trong giới độc giả bình dân miền Nam.
Sau 75 vượt biên qua Mỹ sáng lập tuần báo Mai năm 1991 và tiếp tục làm thơ, viết tiểu thuyết tình cảm như “Đỉnh núi sương mù”, “Còn xanh kỷ niệm”, “Tình biển”…
Vẫn có khuynh hướng chống Cộng (làm thơ nhiều về đề tài vượt biên) nhưng không quá cực đoan và không hiểu có phải vì vậy hay không mà năm 1987 toà soạn báo Mai bị đốt cháy làm ông bị chết thiêu luôn trong đó (nghe nói chỉ vì lý do có đăng một mẩu quảng cáo gửi hàng về VN!).
Đây là một nghi án mà cảnh sát Mỹ hồi đó “làm lơ” không tìm ra thủ phạm tuy dư luận hải ngoại cho rằng ấy là một hành động của các nhóm chống Cộng dữ dằn chủ trương bạo lực thời này. Có thông tin rằng ông đã bị họ nhốt lại trong phòng khóa cửa lại trước khi phóng hỏa!
Một số tiểu thuyết của ông đã được Nxb Long An in lại từ những năm 1990.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét