CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Chín
91 - Bùi Văn Toán
“NGƯỜI RỪNG”
Cựu bộ đội sinh 1958 tại Hoà Bình. Sống ở Hòa Bình (2008).
Sau chiến tranh giải ngũ trở về quê thì mới hay vợ chờ chồng lâu quá không chịu nổi đã… bỏ đi theo người khác! Thế là sinh ra hận đời với cả cái xã hội hiện tại phụ rẩy mình nên một mình bỏ lên núi sống đời cô độc giữa núi rừng hoang vắng làm bạn với muôn thú còn hơn làm bạn với… loài người.
Xóm làng biết chuyện khuyên giải cách mấy cũng không chấp nhận mà thậm chí còn tìm cách xa lánh nữa.
Cứ sống như thế hơn 30 năm qua y hệt một “Robinson tân thời” kiểu ăn lông ở lỗ, làm nghề hái lượm leo trèo và săn bắt thú rừng làm thức ăn qua ngày (có khi đụng độ chiến đấu với… cọp nữa vẫn sống sót). Chọn một hàng đá nhỏ trên núi Lắm (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc) để trú ngụ bất kể thời tiết nắng nóng 40 độ C hay lạnh xuống âm 5 độ. Thỉnh thoảng được người làng thương tình tiếp tế cho áo quần, gạo cơm. Gặp người lạ là bỏ trốn hoặc rất ngại ngần tiếp xúc, may mà chưa quên hết tiếng người.
Nhiều lần được vận động thuyết phục trở về cuộc sống bình thường của xã hội văn minh ngoài kia song nhất quyết khước từ, thề sẽ ở lại với núi rừng suốt đời. Chỉ xin nếu được thì đem cho ít… rượu để độc ẩm quên hết sự đời ô trọc!
92 - Calvin P. Tran
DOANH NHÂN TRỞ VỀ SỚM NHẤT
Doanh nhân Việt kiều Mỹ (2009).
Vượt biên năm 1977 qua Mỹ học thành tài trở thành chuyên gia lãnh đạo ngành công nghệ thông tin ở “Thung lũng Silicon” trung tâm CNTT Mỹ. Và đã quay về nước vào hàng sớm nhất từ năm 1990 với mục đích giúp đỡ đào tạo công nghệ thông tin cho ngành giáo dục.
Nhưng công việc đầu tư hỗ trợ nước nhà như trên diễn ra hoàn toàn không đơn giản vì bao lề thói quan liêu bao cấp trong hệ thống hành chánh. Ban đầu xin nghỉ việc ở Mỹ để định ở lại VN 2 năm song cuối cùng đành dứt áo ra đi chỉ trong vòng… một tháng!
May sao sau đó được TPHCM mời về với mức lương tháng… 80 USD (so mức lương ở Mỹ 4.000 USD) nhưng vẫn vui lòng chấp nhận trở lại góp phần đào tạo thế hệ chuyên viên CNTT đầu tiên của VN. Năm 2000 là Việt kiều đầu tiên đầu tư vào miền Bắc nhưng sau 2 năm “vật lộn” với cơ chế đã… phá sản phải về Mỹ bán nhà đem tiền qua trả nợ!
Tuy nhiên vẫn không nản lòng bỏ cuộc vì câu hỏi luôn trăn trở tìm cách trả lời: “Tôi có nên chạy trốn khỏi quê hương chỉ vì đất nước còn nghèo?”
93 - Dương Văn Ba
TỪ TỘI “PHẢN ĐỘNG”THÀNH TỘI KINH TẾ
Doanh nhân sinh 1941 tại Bạc Liêu. Sống ở TPHCM (2010).
Nguyên là dân biểu đối lập thuộc nhóm trí thức và nhà hoạt động xã hội tiến bộ Nam bộ – hình thành “Lực lượng thứ ba” không theo Mỹ - Ngụy mà cũng không theo Cộng sản - chống chế độ Thiệu Kỳ đấu tranh đòi hoà bình độc lập ở miền Nam trước 75. Sau đó vẫn ở lại với mong muốn hoà nhập cùng chế độ mới xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Ban đầu cùng các chiến hữu cũ (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung…) tham gia thành lập báo Tin Sáng tại TPHCM, phụ trách làm kinh tế cho tờ báo rồi sau đó chuyển về Ban Biên tập.
Sau khi báo Tin Sáng bị đình bản “hoàn thành nhiệm vụ” năm 1981, trở về quê Bạc Liêu (lúc đó thuộc tỉnh Minh Hải) hoạt động kinh tế rồi được TPHCM cử làm đại diện hợp tác làm ăn với Minh Hải nhận chức Phó Giám đốc Cty Cimexcol do tỉnh thành lập và quản lý có nhiệm vụ hợp tác kinh doanh với Lào.
Comexcol đang phảt triển thuận lợi (thời này nổi tiếng với việc nhập xe Honda cũ – xe “Cub” - giá rẻ từ Lào về bán lại ) thì đùng một cái năm 1987 toàn bộ lãnh đạo Cimexcol và cả lãnh đạo tỉnh (cả… Chủ tịch UBND tỉnh!)ø bị Trung ương bắt giam điều tra đến năm 1989 đưa ra tòa xét xử ở Minh Hải với tội danh kinh tế “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, buôn bán hàng cấm, đưa và nhận hối lộ, cố ý làm trái gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho Nhà nước…” Phiên toà do Toà án Nhân dân tối cao xử theo thủ tục đặc biệt hiếm có là xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm luôn không cho kháng nghị! Kết quả trong 21 bị cáo thì đương sự là người duy nhất lãnh án chung thân nặng nhất.
Sau phiên toàn rất nhiều dư luận, ý kiến ngay cả trong hàng ngũ cán bộ cao cấp địa phương lẫn Trung ương lúc bấy giờ không đồng tình yêu cầu xử lại vì nhiều lý do như “xét xử không đúng người không đúng tội, không đúng pháp luật, không được lòng dân và xét về tình tiết, nội dung phán quyết của phiên toà sai trái đến mức nghiêm trọng làm tình tiết và bản chất của vụ án thay đổi một cách cơ bản…”. Nhưng tất cả đều vô ích.
Tuy nhiên đến năm 1994 thì các bị cáo lần lượt được… trả tự do – có đuơng sự –vì điều tra lại thì quả đây là một vụ án lớn… xử oan! Bởi chính xác thì Cimexcol chẳng những làm ăn không thua lỗ gì cả mà còn… lời nữa. Chẳng qua đây là hậu quả của cuộc xung đột mâu thuẫn giữa 2 phe mở cửa và bảo thủ trong thời mới Đổi mới như đánh giá của Trường Đảng An Giang: “Quan điểm xét xử không đổi mới , lấy Nghị Quyết 4, NQ 5 xử NQ 6 (đổi mới); lấy cơ chế cũ xử cơ chế mới, lấy tư duy cũ xử tư duy mới đi ngược lại NQ Đại hội VI…” Nhưng các kết quả của phiên toà sau 5 năm bị vô hiệu hóa một cách tự động như trên đều không có thông báo “minh oan” nào chính thức mà chỉ được thực hiện một cách… âm thầm để “né” trách nhiệm!
Ngoài ra vụ án lớn này còn có một nguyên nhân nữa là “đánh” vào bản thân DV Ba quy kết vào tội “phản động” do nghi ngờ nhân vật “Tư lệnh quân đội” Dương Văn Tư của tổ chức phản động Hoàng Cơ Minh lưu vong ở Mỹ đưa quân thâm nhập về VN chống phá chính quyền Cách mạng là… em ruột của ông (theo cách đặt tên của dân Nam bộ, tên “Tư” tất là em của tên “Ba” rồi)! Ngoài ra còn cho ông là thủ phạm giật dây sát hại một cán bộ Minh Hải thuộc quyền nhằm “bịt đầu mối” biết mình là trung gian ở Cimexcol nhận tiền Hoàng Cơ Minh gửi về nước âm mưu phá hoại chế độ mới.
Nhưng sau đó điều tra… không tìm ra bằng chứng xác đáng vì DVT Tư hơn tuổi DV Ba và lại sinh trưởng ở miền Bắc, còn vụ cán bộ thuộc quyền tự tử chết thì chẳng có liên quan gì. Bởi vậy mới tìm cách chuyển tội danh DV Ba qua lãnh vực kinh tế gán cho Phó GĐ Cimexcol này 3 tội danh kinh tế, xem là “người cầm đầu, chủ mưu, có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất trong vụ án”. Cũng vì thế mà phải lấy một vài cán bộ lãnh đạo tỉnh làm “vật hy sinh “ ra tòa (lãnh án nhẹ hơn nhiều) để “xử bọn kia”!
Hiện đã rút vào im lặng nhưng nhờ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Lào ngày xưa nên còn âm thầm làm ăn với nước bạn, được mô tả là sống ở Lào nhiều hơn ở… VN!
94 - Đặng Hồng Nhựt
6 LẦN MANG THAI DỊ DẠNG
Cán bộ về hưu sinh năm 1936 tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2008).
Bị nhiễm CĐDC từ những năm 60 thế kỷ trước khi hoạt động phụ nữ trong chiến khu. Thêm vào đó còn bị bắt chịu nhiều lần tra tấn trong nhà tù chế độ cũ.
Vì di chứng CĐDC đó, sau 1975 đã 6 lần bị sẩy thai do mang bào thai dị dạng trong đó có lần thứ tư bác sĩ phải giải phẫu lấy bào thai “quái thai” ra để cứu mạng sống bà. Ngoài ra còn trải qua 2 lần phẫu thuật cắt bỏ khối u ở ruột và tuyến giáp, tuy nhiên mầm ung thư vẫn còn âm ỉ.
Chồng qua đời cũng vì hậu quả CĐDC mà bà kể lại là “Thứ bột trăng trắng bám đầy trên lá cây và lất phất trong không khí như sương mờ, chúng tôi cứ thế bụm mũi mà đi, rồi ăn rau dại và uống nước suối ở vùng nhiễm độc. Cứù nghĩ hễ nhiễm nó là chết liền đâu ngờ cứ ngấm dần trong cơ thể. Không chỉ bệnh ngoài da, đến vài chục năm sau tôi còn phải sống chung với từng đợt tiêu chảy rất kỳ lạ…”
Chấp nhận không có con nên xin một con gái mồ côi về nuôi, nhờ vậy nay đã có được 2 cháu ngoại.
Và bỏ phần đời còn lại lao vào các hoạt động vận động chống CĐDC, giúp đỡ nạn nhân CĐDC, hỗ trợ trẻ khuyết tật, mồ côi. Năm 2008 có mặt trong đoàn đại biểu nạn nhân CĐDC trong chiến tranh đến Mỹ nhằm mục đích nói lên sự thật CĐDC: “Người dân Mỹ cần biết rõ chuyện gì đã diễn ra. Thương nhất là những đứa trẻ, chúng đâu biết gì về chiến tranh nhưng phải gánh chịu hậu quả tàn khốc suốt cả cuộc đời…”
95 - Đinh Viết Tứ
“TIẾNG VỌNG QUÊ HƯƠNG”
Luật sư Việt kiều ở Mỹ (2007).
Trước 75 tốt nghiệp ngành luật và báo chí, làm luật sư tham gia hoạt động chính trị ở miền Nam, có lúc từng làm đặc phái viên cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau 75 để vợ con di tản qua Mỹ còn mình vẫn ở lại Sài Gòn vì còn mẹ già phải chăm sóc.
Từ đó chấp nhận hòa mình vào chế độ mới, lên sống và lao động ở nông trường Thái Mỹ ở Củ Chi dành để “cải tạo” giới trí thức thành phố. Đến năm 1992 khi mẹ mất mới chịu qua Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Trên đất Mỹ tiếp tục hành nghề luật sư nhưng song song đó còn tham vọng làm báo nói với việc thành lập một đài phát thanh năm 1996 mang tên “Tiếng vọng quê hương” đặt trụ sở tại khu Little Saigon có quan điểm chính trị độc lập nhắm mục đich phản ảnh “thực tế thì nào thì nói thế, người làm báo không được phản ánh sai” về tình hình trong nước ngược lại với phần lớn hệ thống truyền thông báo đài hải ngoại ở Mỹ đều mang ý hướng chống Cộng cực đoan bằng cách “bóp méo sự thật”.
Đó quả là một việc làm được xem là “điên rồ” lấy trứng chọi đá – nhất là lại phát xuất từ khu Sài gòn Nhỏ trung tâm của cộng đồng người Việt ở Mỹ - bởi đi ngược lại với chủ truơng của các thế lực chống Cộng từ lâu đã độc chiếm thị trường Mỹ. Bởi vậy gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các phe nhóm này, bị họ tổ chức biểu tình đả đảo “đài phát thanh Việt Cộng”, yêu cầu nghị viện bang California điều tra xem đài có nhận tiền của chế độ Cộng sản hay không, hăm dọa “thanh toán” cả gia đình ông…
Trong tình hình căng thẳng như vậy, được một thời gian “Tiếng vọng quê hương” buộc phải tìm cách chuyển đổi thành chương trình mới khác “Việt nam quê hương” rồi “Tiếng quê hương” dưới dạng đài phát thanh trên Internet… Song song đó còn hình thức làm tuần tin qua đĩa DVD mang tên “Đời sống Việt” (V-life) ban đầu chỉ 3.000 đĩa/kỳ sau dần nâng lên trên 10.000 đĩa.
Ngoài ra còn bắt tay vào viết cuốn “Việt Nam, cuộc chiến mà tôi biết”…
96 - Đoàn Công Tính
NGƯỜI ĐI TÌM LẠI NHÂN VẬT CỦA MÌNH
Nhà nhiếp ảnh quân đội sinh khoảng 1946 tại miền Bắc. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 1962 tình nguyện đi bộ đội dù chưa đủ tuổi và lại là con một trong gia đình. May mắn nhờ có niềm đam mê chụp ảnh tự phát nên một thời gian sau được nhận vào làm phóng viên chiến trường cho báo Quân đội Nhân dân.
Từ đó lao mình vào các trận chiến để săn ảnh với hành trang nghiệp vụ là cái hòm đạn đựng phim và chiếc máy ảnh cũ mua lại được bọc ni lông chống mưa cùng lời nhắn gửi đồng đội “Nếu tôi hy sinh xin hãy chuyển hết số phim này về toà soạn báo một cách nhanh nhất.” Kết quả là ảnh chiến sự của ông ba ngày sau theo đường bộ từ chiến trường miền Nam đã xuất hiện trên báo Hà Nội, một kỷ lục ảnh thời sự “nóng” nhanh nhất thời đó.
Đặc biệt ông đã có mặt kịp thời trên chiến trường khốc liệt Quảng Trị trong 81 ngày đêm tử thủ bảo vệ Thành cổ sáng tác nên những bức ảnh để đời như “Nụ cười chiến thắng dưới chân Thành cổ” hay “Cô gái trên đường hành quân” từng đoạt giải thưởng quốc tế ACCU Châu Á – Thái Bình Dương.
Sau chiến tranh, đuơng nhiên trở thành một phóng viên ảnh quân đội tầm cỡ với nhiều triển lãm trong nước lẫn quốc tế. Năm 2002 tất cả những bức ảnh lịch sử đó được in lại trong tập sách ảnh “Khoảng khắc” và tác giả đã tự mình lặn lội đi truy tìm tông tích của những nhân vật tình cờ trong các bức ảnh đó để trao tặng tác phẩm như một lời tri ân đền ơn đáp nghĩa.
Cuộc truy tìm khá gian nan bởi có người còn sống thì cũng không ít người đã mất như lời một nhân vật đã tiên tri lúc đó “Có thể ngày mai đây một số anh em chúng tôi không còn nữa nhưng Thành cổ sẽ sống mãi với lịch sử”. Ai đã mất thì trao tặng vật có hình ảnh họ cho thân nhân. Nhưng ngược lại có trường hợp nhân vật tưởng đã chết té ra vẫn còn sống nhưng lưu lạc xa xôi gần như mất tích rồi. Đặc biệt lại có trường hợp nhân vật mất hết giấy tờ không làm được thủ tục hưởng chế độ chính sách được thì may thay nhờ bức ảnh trong tập sách ảnh như một bằng chứng chính xác hùng hồn giúp khôi phục lại sự cống hiến một thời của họ, những người lính vô danh của thời khói lửa đã qua đang bị đe dọa rơi vào lãng quên mãi mãi.
Thật hạnh phúc khi có những bức ảnh tưởng là bình thường trong phút chốc trở thành là những bức ảnh “cứu mạng” thời hòa bình. Còn giá trị gấp nhiều lần những bức ảnh được gọi là “ảnh nghệ thuật”!
97 - Già Dêr
BỎ H.O TRỞ VỀ
Nông dân người dân tộc sinh tại Gia Lai. Sống ở Gia Lai (2008).
Người dân tộc Bahnar đi lính biệt kích chế độ cũ nên sau 75 phải đi cải tạo 6 năm. Năm 1998 được người quen cũ hướng dẫn làm thủ tục đi H.O qua Mỹ nhưng vợ con không đi theo được.
Tuy nhiên không sao hội nhập được với cuộc sống mới trên đất Mỹ: Không học được tiếng Anh, không ăn được thức ăn Mỹ, làm công nhân không quen với kỷ luật làm việc theo phong cách công nghiệp, thiếu bạn bè, nhớ nhà nhớ vợ con song khó dành dụm đủ tiền để bảo lãnh qua…
Đến năm 2001 quyết định quay về VN thăm gia đình. Ở được 3 tháng thì vợ bệnh qua đời, thế là thương con côi cút bèn quyết định… ở lại luôn! Chấp nhận trở lại đời nông dân làm lụng nương rẩy qua ngày như ngày xưa tuy đời sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh thản thoải mái bù đắp lại bởi “Không có nơi nào sướng bằng nơi cha mẹ sinh mẹ đẻ đâu…”
Cuối năm 2007 nhờ uy tín lão làng (từng đi nuớc ngoài!) nên được dân làng bầu làm Già làng Plei Bông, huyện Mang Yang.
98 - Hồ Huy
“TAXI MAI LINH”
Doanh nhân sinh 1956 tại Thanh Hóa. Sống ở TPHCM (2010).
Mới 16 tuổi đã tình nguyện đi bộ đội làm lính trinh sát từng có mặt ở Sài Gòn đúng ngày 30.4.75.
Năm 1976 được cho đi học ngành cơ khí ô tô ở Liên Xô cũ và Tiệp Khắc nhưng tại đó phải bỏ sức lao động tự lực cánh sinh làm thêm đủ nghề lao động chân tay vất vả (bốc xếp, hái táo, đóng thùng nhà máy rượu…) mới sống nổi. Quá cảm thấy cái nhục của đói nghèo: “Thế hệ chúng tôi vào sống ra chết để rồi mang cái nhục đói nghèo hay sao? Mà nghèo thi đi đôi với hèn…”
Bởi vậy về nước rút kinh nghiệm nghề nghiệp bản thân (từ nhỏ đã mê ô tô, lớn lên học ngành cơ khí ô tô, làm thợ sửa ô tô, làm lái xe cho giám đốc Cty Du lịch Saigon Tourist…) quyết làm ăn lớn. Nhưng bước đầu lập tức va vấp năm 1995 bị Saigon Tourist… kỷ luật vì dám tự ý ký hợp đồng riêng. Nhưng cũng nhờ đó là bước ngoặt giúp mình tách ra kinh doanh riêng lập công ty taxi mang thương hiệu Mai Linh. Ban đầu 20 xe (hết 18 chiếc phải đi thuê) nay đã phát triển thành công lên 5.000 xe nhiều nhất nước với 15.000 nhân viên, trở thành tập đoàn lớn hoạt động ở 52 tỉnh thành trong nước và còn mở rộng kinh doanh qua Lào, Campuchia, sắp tới cả ở Mỹ nữa.
Không học hành gì về kinh doanh mà nhờ kinh nghiệm một thời làm lính trinh sát: “Trong kinh doanh phải phản ứng nhanh, chớp lấy những cơ hội để thành công. Tôi học được kỹ năng ấy từ những năm khoác áo lính trinh sát…”
Từ đó kinh doanh còn hướng về một mục tiêu nữa là nhằm “góp phần rửa cái nhục đói nghèo”. Đồng thời không quên làm từ thiện đền ơn đáp nghĩa một thời máu lửa đã qua nhưng không bao giờ quên: “Bạn bè tôi 10 người ra trận thì 8 người nằm lại với núi non. Tôi như nguời đánh cắp sự may mắn của đồng đội. Nợ nần đó làm sao trả hết với cuộc đời…”
99 - Hồ Ting
NUÔI ĐỨA CON TRƯỜNG SƠN VÔ THỪA NHẬN
Nông dân người dân tộc Vân Kiều sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).
Đầu năm 1974 trên đường vào chiến dịch qua vùng tây Quảng Trị, một nữ thanh niên xung phong vừa sinh hạ một cháu trai mới 15 ngày tuổi chưa kịp đặt tên đã gửi lại cho già Ting người bản địa (bản Sêpu nay thuộc huyện Hướng Hóa) nhờ nuôi giùm với lời hẹn “Hòa bình con sẽ tìm về lại.” Nhưng mãi đến bây giờ 36 năm sau người đi vẫn đi mãi không về.
Thế là từ đó Già Ting sống cảnh gà trống nuôi con bất đắc dĩ khi vợ cũng bỏ đi (2 vợ chồng không con) khiến một mình phải bế đứa con nuôi đi khắp bản xin sửa, bón cháo, bồng ẵm dỗ dành ru ngủ, khi ra nương rẫy làm lụng phải gửi nhờ chị dâu trông nom. Lớn lên đặt tên cháu là Hồ Trường Sơn vì “Nó được sinh ra ở Trường Sơn, là con của lính Trường Sơn rồi lại sống cũng ở đây Trường Sơn này. Đặt tên Trường Sơn là để nhớ những ngày khói lửa.”
Năm 1993 lo lấy vợ cho Trường Sơn rồi con nuôi sinh được 4 cháu. Nhưng không may tai ương giáng xuống, năm 2007 Trường Sơn bị tai nạn giao thông qua đời. Vậy là bây giờ người cha nuôi ngoài ý muốn kia nay đã già khụm lại phải gánh thêm trách nhiệm nuôi cháu “nuôi” trong hoàn cảnh đời sống người dân tộc nơi đây – vốn là một căn cứ hậu cần của bộ đội Trường Sơn – vẫn còn lắm khó khăn bần hàn.
Dù vậy trong thâm tâm già vẫn không ngớt mong ngóng một ngày nào “cô Mai quê Thái Bình” thanh niên xung phong ngày ấy quay trở lại hỏi “Con tôi đâu?” Vừa mong vừa sợ vì lúc đó Già phải trả lời sao đây với cô?
Nhưng ai biết được cô còn sống, lưu lạc nơi đâu có còn nhớ đến giọt máu năm xưa bỏ lại bên đương hành quân. Hay cô cũng đã trở thành cát bụi dọc đường Trường Sơn nên ở một nơi hoang đường nào đó đã gặp lại nó - đứa con Trường Sơn kết tụ của một mối tình Trường Sơn trong thoáng chốc trước khi dấn mình vào cuộc tử sinh dễ như bỡn?
100 - John Nguyễn
BỊ CON TỪ CHỐI NHẬN CHA
Việt kiều Mỹ. Sống ở Mỹ (2008).
Sau 75 một mình vượt biên năm 1979 bỏ lại vợ và một con trai mới sinh.
Ba năm sau khi cuộc sống ở Mỹ đã tương đối ổn định mới viết thư về cho vợ nhưng không thấy hồi âm do vợ con đã đổi chỗ ở, từ đó mất liên lạc luôn. Người vợ tưởng chồng hoặc đã mất tích trên biển hoặc đã lấy vợ khác nên cũng đi thêm bước nữa. Người chồng sau đối xử với người con đời chồng trước rất tốt, nuôi dưỡng cho ăn học tử tế.
Năm 2007 ông quay về nước tìm gặp được vợ cũ mới rõ cớ sự. Đành chấp nhận thực tế, chỉ có ước nguyện được nhận lại con trai. Nhưng oái oăm thay người con nhất quyết không… nhận cha vì oán trách ông đã đành lòng bỏ rơi mình trước kia trong khi người cha dượng sau này lại rất thương mình dù bà mẹ và cả cha dượng đã nói cho biết sự thật.
Người cha ruột định kiện ra tòa giành quyền làm cha song gặp nhiều trở ngại khó giải quyết vì giấy tờ hộ khẩu cũ trước 75 và sau 75 cũng như hồ sơ công an qua năm tháng đều mất hết hoặc thất lạc không còn manh mối. Còn biện pháp cuối cùng là cho thử ADN cha – con thì người con nhất quyết không chịu cho mẫu xét nghiệm. Mà chuyện này thì luật pháp không cho phép bắt buộc nếu đương sự không tự nguyện!
Không biết rồi câu chuyện tình phụ tử “cưỡng chế” này kết cục sẽ đi về đâu.
(Còn tiếp)
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Chín
91 - Bùi Văn Toán
“NGƯỜI RỪNG”
Cựu bộ đội sinh 1958 tại Hoà Bình. Sống ở Hòa Bình (2008).
Sau chiến tranh giải ngũ trở về quê thì mới hay vợ chờ chồng lâu quá không chịu nổi đã… bỏ đi theo người khác! Thế là sinh ra hận đời với cả cái xã hội hiện tại phụ rẩy mình nên một mình bỏ lên núi sống đời cô độc giữa núi rừng hoang vắng làm bạn với muôn thú còn hơn làm bạn với… loài người.
Xóm làng biết chuyện khuyên giải cách mấy cũng không chấp nhận mà thậm chí còn tìm cách xa lánh nữa.
Cứ sống như thế hơn 30 năm qua y hệt một “Robinson tân thời” kiểu ăn lông ở lỗ, làm nghề hái lượm leo trèo và săn bắt thú rừng làm thức ăn qua ngày (có khi đụng độ chiến đấu với… cọp nữa vẫn sống sót). Chọn một hàng đá nhỏ trên núi Lắm (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc) để trú ngụ bất kể thời tiết nắng nóng 40 độ C hay lạnh xuống âm 5 độ. Thỉnh thoảng được người làng thương tình tiếp tế cho áo quần, gạo cơm. Gặp người lạ là bỏ trốn hoặc rất ngại ngần tiếp xúc, may mà chưa quên hết tiếng người.
Nhiều lần được vận động thuyết phục trở về cuộc sống bình thường của xã hội văn minh ngoài kia song nhất quyết khước từ, thề sẽ ở lại với núi rừng suốt đời. Chỉ xin nếu được thì đem cho ít… rượu để độc ẩm quên hết sự đời ô trọc!
92 - Calvin P. Tran
DOANH NHÂN TRỞ VỀ SỚM NHẤT
Doanh nhân Việt kiều Mỹ (2009).
Vượt biên năm 1977 qua Mỹ học thành tài trở thành chuyên gia lãnh đạo ngành công nghệ thông tin ở “Thung lũng Silicon” trung tâm CNTT Mỹ. Và đã quay về nước vào hàng sớm nhất từ năm 1990 với mục đích giúp đỡ đào tạo công nghệ thông tin cho ngành giáo dục.
Nhưng công việc đầu tư hỗ trợ nước nhà như trên diễn ra hoàn toàn không đơn giản vì bao lề thói quan liêu bao cấp trong hệ thống hành chánh. Ban đầu xin nghỉ việc ở Mỹ để định ở lại VN 2 năm song cuối cùng đành dứt áo ra đi chỉ trong vòng… một tháng!
May sao sau đó được TPHCM mời về với mức lương tháng… 80 USD (so mức lương ở Mỹ 4.000 USD) nhưng vẫn vui lòng chấp nhận trở lại góp phần đào tạo thế hệ chuyên viên CNTT đầu tiên của VN. Năm 2000 là Việt kiều đầu tiên đầu tư vào miền Bắc nhưng sau 2 năm “vật lộn” với cơ chế đã… phá sản phải về Mỹ bán nhà đem tiền qua trả nợ!
Tuy nhiên vẫn không nản lòng bỏ cuộc vì câu hỏi luôn trăn trở tìm cách trả lời: “Tôi có nên chạy trốn khỏi quê hương chỉ vì đất nước còn nghèo?”
93 - Dương Văn Ba
TỪ TỘI “PHẢN ĐỘNG”THÀNH TỘI KINH TẾ
Doanh nhân sinh 1941 tại Bạc Liêu. Sống ở TPHCM (2010).
Nguyên là dân biểu đối lập thuộc nhóm trí thức và nhà hoạt động xã hội tiến bộ Nam bộ – hình thành “Lực lượng thứ ba” không theo Mỹ - Ngụy mà cũng không theo Cộng sản - chống chế độ Thiệu Kỳ đấu tranh đòi hoà bình độc lập ở miền Nam trước 75. Sau đó vẫn ở lại với mong muốn hoà nhập cùng chế độ mới xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Ban đầu cùng các chiến hữu cũ (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung…) tham gia thành lập báo Tin Sáng tại TPHCM, phụ trách làm kinh tế cho tờ báo rồi sau đó chuyển về Ban Biên tập.
Sau khi báo Tin Sáng bị đình bản “hoàn thành nhiệm vụ” năm 1981, trở về quê Bạc Liêu (lúc đó thuộc tỉnh Minh Hải) hoạt động kinh tế rồi được TPHCM cử làm đại diện hợp tác làm ăn với Minh Hải nhận chức Phó Giám đốc Cty Cimexcol do tỉnh thành lập và quản lý có nhiệm vụ hợp tác kinh doanh với Lào.
Comexcol đang phảt triển thuận lợi (thời này nổi tiếng với việc nhập xe Honda cũ – xe “Cub” - giá rẻ từ Lào về bán lại ) thì đùng một cái năm 1987 toàn bộ lãnh đạo Cimexcol và cả lãnh đạo tỉnh (cả… Chủ tịch UBND tỉnh!)ø bị Trung ương bắt giam điều tra đến năm 1989 đưa ra tòa xét xử ở Minh Hải với tội danh kinh tế “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, buôn bán hàng cấm, đưa và nhận hối lộ, cố ý làm trái gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho Nhà nước…” Phiên toà do Toà án Nhân dân tối cao xử theo thủ tục đặc biệt hiếm có là xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm luôn không cho kháng nghị! Kết quả trong 21 bị cáo thì đương sự là người duy nhất lãnh án chung thân nặng nhất.
Sau phiên toàn rất nhiều dư luận, ý kiến ngay cả trong hàng ngũ cán bộ cao cấp địa phương lẫn Trung ương lúc bấy giờ không đồng tình yêu cầu xử lại vì nhiều lý do như “xét xử không đúng người không đúng tội, không đúng pháp luật, không được lòng dân và xét về tình tiết, nội dung phán quyết của phiên toà sai trái đến mức nghiêm trọng làm tình tiết và bản chất của vụ án thay đổi một cách cơ bản…”. Nhưng tất cả đều vô ích.
Tuy nhiên đến năm 1994 thì các bị cáo lần lượt được… trả tự do – có đuơng sự –vì điều tra lại thì quả đây là một vụ án lớn… xử oan! Bởi chính xác thì Cimexcol chẳng những làm ăn không thua lỗ gì cả mà còn… lời nữa. Chẳng qua đây là hậu quả của cuộc xung đột mâu thuẫn giữa 2 phe mở cửa và bảo thủ trong thời mới Đổi mới như đánh giá của Trường Đảng An Giang: “Quan điểm xét xử không đổi mới , lấy Nghị Quyết 4, NQ 5 xử NQ 6 (đổi mới); lấy cơ chế cũ xử cơ chế mới, lấy tư duy cũ xử tư duy mới đi ngược lại NQ Đại hội VI…” Nhưng các kết quả của phiên toà sau 5 năm bị vô hiệu hóa một cách tự động như trên đều không có thông báo “minh oan” nào chính thức mà chỉ được thực hiện một cách… âm thầm để “né” trách nhiệm!
Ngoài ra vụ án lớn này còn có một nguyên nhân nữa là “đánh” vào bản thân DV Ba quy kết vào tội “phản động” do nghi ngờ nhân vật “Tư lệnh quân đội” Dương Văn Tư của tổ chức phản động Hoàng Cơ Minh lưu vong ở Mỹ đưa quân thâm nhập về VN chống phá chính quyền Cách mạng là… em ruột của ông (theo cách đặt tên của dân Nam bộ, tên “Tư” tất là em của tên “Ba” rồi)! Ngoài ra còn cho ông là thủ phạm giật dây sát hại một cán bộ Minh Hải thuộc quyền nhằm “bịt đầu mối” biết mình là trung gian ở Cimexcol nhận tiền Hoàng Cơ Minh gửi về nước âm mưu phá hoại chế độ mới.
Nhưng sau đó điều tra… không tìm ra bằng chứng xác đáng vì DVT Tư hơn tuổi DV Ba và lại sinh trưởng ở miền Bắc, còn vụ cán bộ thuộc quyền tự tử chết thì chẳng có liên quan gì. Bởi vậy mới tìm cách chuyển tội danh DV Ba qua lãnh vực kinh tế gán cho Phó GĐ Cimexcol này 3 tội danh kinh tế, xem là “người cầm đầu, chủ mưu, có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất trong vụ án”. Cũng vì thế mà phải lấy một vài cán bộ lãnh đạo tỉnh làm “vật hy sinh “ ra tòa (lãnh án nhẹ hơn nhiều) để “xử bọn kia”!
Hiện đã rút vào im lặng nhưng nhờ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Lào ngày xưa nên còn âm thầm làm ăn với nước bạn, được mô tả là sống ở Lào nhiều hơn ở… VN!
94 - Đặng Hồng Nhựt
6 LẦN MANG THAI DỊ DẠNG
Cán bộ về hưu sinh năm 1936 tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2008).
Bị nhiễm CĐDC từ những năm 60 thế kỷ trước khi hoạt động phụ nữ trong chiến khu. Thêm vào đó còn bị bắt chịu nhiều lần tra tấn trong nhà tù chế độ cũ.
Vì di chứng CĐDC đó, sau 1975 đã 6 lần bị sẩy thai do mang bào thai dị dạng trong đó có lần thứ tư bác sĩ phải giải phẫu lấy bào thai “quái thai” ra để cứu mạng sống bà. Ngoài ra còn trải qua 2 lần phẫu thuật cắt bỏ khối u ở ruột và tuyến giáp, tuy nhiên mầm ung thư vẫn còn âm ỉ.
Chồng qua đời cũng vì hậu quả CĐDC mà bà kể lại là “Thứ bột trăng trắng bám đầy trên lá cây và lất phất trong không khí như sương mờ, chúng tôi cứ thế bụm mũi mà đi, rồi ăn rau dại và uống nước suối ở vùng nhiễm độc. Cứù nghĩ hễ nhiễm nó là chết liền đâu ngờ cứ ngấm dần trong cơ thể. Không chỉ bệnh ngoài da, đến vài chục năm sau tôi còn phải sống chung với từng đợt tiêu chảy rất kỳ lạ…”
Chấp nhận không có con nên xin một con gái mồ côi về nuôi, nhờ vậy nay đã có được 2 cháu ngoại.
Và bỏ phần đời còn lại lao vào các hoạt động vận động chống CĐDC, giúp đỡ nạn nhân CĐDC, hỗ trợ trẻ khuyết tật, mồ côi. Năm 2008 có mặt trong đoàn đại biểu nạn nhân CĐDC trong chiến tranh đến Mỹ nhằm mục đích nói lên sự thật CĐDC: “Người dân Mỹ cần biết rõ chuyện gì đã diễn ra. Thương nhất là những đứa trẻ, chúng đâu biết gì về chiến tranh nhưng phải gánh chịu hậu quả tàn khốc suốt cả cuộc đời…”
95 - Đinh Viết Tứ
“TIẾNG VỌNG QUÊ HƯƠNG”
Luật sư Việt kiều ở Mỹ (2007).
Trước 75 tốt nghiệp ngành luật và báo chí, làm luật sư tham gia hoạt động chính trị ở miền Nam, có lúc từng làm đặc phái viên cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau 75 để vợ con di tản qua Mỹ còn mình vẫn ở lại Sài Gòn vì còn mẹ già phải chăm sóc.
Từ đó chấp nhận hòa mình vào chế độ mới, lên sống và lao động ở nông trường Thái Mỹ ở Củ Chi dành để “cải tạo” giới trí thức thành phố. Đến năm 1992 khi mẹ mất mới chịu qua Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Trên đất Mỹ tiếp tục hành nghề luật sư nhưng song song đó còn tham vọng làm báo nói với việc thành lập một đài phát thanh năm 1996 mang tên “Tiếng vọng quê hương” đặt trụ sở tại khu Little Saigon có quan điểm chính trị độc lập nhắm mục đich phản ảnh “thực tế thì nào thì nói thế, người làm báo không được phản ánh sai” về tình hình trong nước ngược lại với phần lớn hệ thống truyền thông báo đài hải ngoại ở Mỹ đều mang ý hướng chống Cộng cực đoan bằng cách “bóp méo sự thật”.
Đó quả là một việc làm được xem là “điên rồ” lấy trứng chọi đá – nhất là lại phát xuất từ khu Sài gòn Nhỏ trung tâm của cộng đồng người Việt ở Mỹ - bởi đi ngược lại với chủ truơng của các thế lực chống Cộng từ lâu đã độc chiếm thị trường Mỹ. Bởi vậy gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các phe nhóm này, bị họ tổ chức biểu tình đả đảo “đài phát thanh Việt Cộng”, yêu cầu nghị viện bang California điều tra xem đài có nhận tiền của chế độ Cộng sản hay không, hăm dọa “thanh toán” cả gia đình ông…
Trong tình hình căng thẳng như vậy, được một thời gian “Tiếng vọng quê hương” buộc phải tìm cách chuyển đổi thành chương trình mới khác “Việt nam quê hương” rồi “Tiếng quê hương” dưới dạng đài phát thanh trên Internet… Song song đó còn hình thức làm tuần tin qua đĩa DVD mang tên “Đời sống Việt” (V-life) ban đầu chỉ 3.000 đĩa/kỳ sau dần nâng lên trên 10.000 đĩa.
Ngoài ra còn bắt tay vào viết cuốn “Việt Nam, cuộc chiến mà tôi biết”…
96 - Đoàn Công Tính
NGƯỜI ĐI TÌM LẠI NHÂN VẬT CỦA MÌNH
Nhà nhiếp ảnh quân đội sinh khoảng 1946 tại miền Bắc. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 1962 tình nguyện đi bộ đội dù chưa đủ tuổi và lại là con một trong gia đình. May mắn nhờ có niềm đam mê chụp ảnh tự phát nên một thời gian sau được nhận vào làm phóng viên chiến trường cho báo Quân đội Nhân dân.
Từ đó lao mình vào các trận chiến để săn ảnh với hành trang nghiệp vụ là cái hòm đạn đựng phim và chiếc máy ảnh cũ mua lại được bọc ni lông chống mưa cùng lời nhắn gửi đồng đội “Nếu tôi hy sinh xin hãy chuyển hết số phim này về toà soạn báo một cách nhanh nhất.” Kết quả là ảnh chiến sự của ông ba ngày sau theo đường bộ từ chiến trường miền Nam đã xuất hiện trên báo Hà Nội, một kỷ lục ảnh thời sự “nóng” nhanh nhất thời đó.
Đặc biệt ông đã có mặt kịp thời trên chiến trường khốc liệt Quảng Trị trong 81 ngày đêm tử thủ bảo vệ Thành cổ sáng tác nên những bức ảnh để đời như “Nụ cười chiến thắng dưới chân Thành cổ” hay “Cô gái trên đường hành quân” từng đoạt giải thưởng quốc tế ACCU Châu Á – Thái Bình Dương.
Sau chiến tranh, đuơng nhiên trở thành một phóng viên ảnh quân đội tầm cỡ với nhiều triển lãm trong nước lẫn quốc tế. Năm 2002 tất cả những bức ảnh lịch sử đó được in lại trong tập sách ảnh “Khoảng khắc” và tác giả đã tự mình lặn lội đi truy tìm tông tích của những nhân vật tình cờ trong các bức ảnh đó để trao tặng tác phẩm như một lời tri ân đền ơn đáp nghĩa.
Cuộc truy tìm khá gian nan bởi có người còn sống thì cũng không ít người đã mất như lời một nhân vật đã tiên tri lúc đó “Có thể ngày mai đây một số anh em chúng tôi không còn nữa nhưng Thành cổ sẽ sống mãi với lịch sử”. Ai đã mất thì trao tặng vật có hình ảnh họ cho thân nhân. Nhưng ngược lại có trường hợp nhân vật tưởng đã chết té ra vẫn còn sống nhưng lưu lạc xa xôi gần như mất tích rồi. Đặc biệt lại có trường hợp nhân vật mất hết giấy tờ không làm được thủ tục hưởng chế độ chính sách được thì may thay nhờ bức ảnh trong tập sách ảnh như một bằng chứng chính xác hùng hồn giúp khôi phục lại sự cống hiến một thời của họ, những người lính vô danh của thời khói lửa đã qua đang bị đe dọa rơi vào lãng quên mãi mãi.
Thật hạnh phúc khi có những bức ảnh tưởng là bình thường trong phút chốc trở thành là những bức ảnh “cứu mạng” thời hòa bình. Còn giá trị gấp nhiều lần những bức ảnh được gọi là “ảnh nghệ thuật”!
97 - Già Dêr
BỎ H.O TRỞ VỀ
Nông dân người dân tộc sinh tại Gia Lai. Sống ở Gia Lai (2008).
Người dân tộc Bahnar đi lính biệt kích chế độ cũ nên sau 75 phải đi cải tạo 6 năm. Năm 1998 được người quen cũ hướng dẫn làm thủ tục đi H.O qua Mỹ nhưng vợ con không đi theo được.
Tuy nhiên không sao hội nhập được với cuộc sống mới trên đất Mỹ: Không học được tiếng Anh, không ăn được thức ăn Mỹ, làm công nhân không quen với kỷ luật làm việc theo phong cách công nghiệp, thiếu bạn bè, nhớ nhà nhớ vợ con song khó dành dụm đủ tiền để bảo lãnh qua…
Đến năm 2001 quyết định quay về VN thăm gia đình. Ở được 3 tháng thì vợ bệnh qua đời, thế là thương con côi cút bèn quyết định… ở lại luôn! Chấp nhận trở lại đời nông dân làm lụng nương rẩy qua ngày như ngày xưa tuy đời sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh thản thoải mái bù đắp lại bởi “Không có nơi nào sướng bằng nơi cha mẹ sinh mẹ đẻ đâu…”
Cuối năm 2007 nhờ uy tín lão làng (từng đi nuớc ngoài!) nên được dân làng bầu làm Già làng Plei Bông, huyện Mang Yang.
98 - Hồ Huy
“TAXI MAI LINH”
Doanh nhân sinh 1956 tại Thanh Hóa. Sống ở TPHCM (2010).
Mới 16 tuổi đã tình nguyện đi bộ đội làm lính trinh sát từng có mặt ở Sài Gòn đúng ngày 30.4.75.
Năm 1976 được cho đi học ngành cơ khí ô tô ở Liên Xô cũ và Tiệp Khắc nhưng tại đó phải bỏ sức lao động tự lực cánh sinh làm thêm đủ nghề lao động chân tay vất vả (bốc xếp, hái táo, đóng thùng nhà máy rượu…) mới sống nổi. Quá cảm thấy cái nhục của đói nghèo: “Thế hệ chúng tôi vào sống ra chết để rồi mang cái nhục đói nghèo hay sao? Mà nghèo thi đi đôi với hèn…”
Bởi vậy về nước rút kinh nghiệm nghề nghiệp bản thân (từ nhỏ đã mê ô tô, lớn lên học ngành cơ khí ô tô, làm thợ sửa ô tô, làm lái xe cho giám đốc Cty Du lịch Saigon Tourist…) quyết làm ăn lớn. Nhưng bước đầu lập tức va vấp năm 1995 bị Saigon Tourist… kỷ luật vì dám tự ý ký hợp đồng riêng. Nhưng cũng nhờ đó là bước ngoặt giúp mình tách ra kinh doanh riêng lập công ty taxi mang thương hiệu Mai Linh. Ban đầu 20 xe (hết 18 chiếc phải đi thuê) nay đã phát triển thành công lên 5.000 xe nhiều nhất nước với 15.000 nhân viên, trở thành tập đoàn lớn hoạt động ở 52 tỉnh thành trong nước và còn mở rộng kinh doanh qua Lào, Campuchia, sắp tới cả ở Mỹ nữa.
Không học hành gì về kinh doanh mà nhờ kinh nghiệm một thời làm lính trinh sát: “Trong kinh doanh phải phản ứng nhanh, chớp lấy những cơ hội để thành công. Tôi học được kỹ năng ấy từ những năm khoác áo lính trinh sát…”
Từ đó kinh doanh còn hướng về một mục tiêu nữa là nhằm “góp phần rửa cái nhục đói nghèo”. Đồng thời không quên làm từ thiện đền ơn đáp nghĩa một thời máu lửa đã qua nhưng không bao giờ quên: “Bạn bè tôi 10 người ra trận thì 8 người nằm lại với núi non. Tôi như nguời đánh cắp sự may mắn của đồng đội. Nợ nần đó làm sao trả hết với cuộc đời…”
99 - Hồ Ting
NUÔI ĐỨA CON TRƯỜNG SƠN VÔ THỪA NHẬN
Nông dân người dân tộc Vân Kiều sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).
Đầu năm 1974 trên đường vào chiến dịch qua vùng tây Quảng Trị, một nữ thanh niên xung phong vừa sinh hạ một cháu trai mới 15 ngày tuổi chưa kịp đặt tên đã gửi lại cho già Ting người bản địa (bản Sêpu nay thuộc huyện Hướng Hóa) nhờ nuôi giùm với lời hẹn “Hòa bình con sẽ tìm về lại.” Nhưng mãi đến bây giờ 36 năm sau người đi vẫn đi mãi không về.
Thế là từ đó Già Ting sống cảnh gà trống nuôi con bất đắc dĩ khi vợ cũng bỏ đi (2 vợ chồng không con) khiến một mình phải bế đứa con nuôi đi khắp bản xin sửa, bón cháo, bồng ẵm dỗ dành ru ngủ, khi ra nương rẫy làm lụng phải gửi nhờ chị dâu trông nom. Lớn lên đặt tên cháu là Hồ Trường Sơn vì “Nó được sinh ra ở Trường Sơn, là con của lính Trường Sơn rồi lại sống cũng ở đây Trường Sơn này. Đặt tên Trường Sơn là để nhớ những ngày khói lửa.”
Năm 1993 lo lấy vợ cho Trường Sơn rồi con nuôi sinh được 4 cháu. Nhưng không may tai ương giáng xuống, năm 2007 Trường Sơn bị tai nạn giao thông qua đời. Vậy là bây giờ người cha nuôi ngoài ý muốn kia nay đã già khụm lại phải gánh thêm trách nhiệm nuôi cháu “nuôi” trong hoàn cảnh đời sống người dân tộc nơi đây – vốn là một căn cứ hậu cần của bộ đội Trường Sơn – vẫn còn lắm khó khăn bần hàn.
Dù vậy trong thâm tâm già vẫn không ngớt mong ngóng một ngày nào “cô Mai quê Thái Bình” thanh niên xung phong ngày ấy quay trở lại hỏi “Con tôi đâu?” Vừa mong vừa sợ vì lúc đó Già phải trả lời sao đây với cô?
Nhưng ai biết được cô còn sống, lưu lạc nơi đâu có còn nhớ đến giọt máu năm xưa bỏ lại bên đương hành quân. Hay cô cũng đã trở thành cát bụi dọc đường Trường Sơn nên ở một nơi hoang đường nào đó đã gặp lại nó - đứa con Trường Sơn kết tụ của một mối tình Trường Sơn trong thoáng chốc trước khi dấn mình vào cuộc tử sinh dễ như bỡn?
100 - John Nguyễn
BỊ CON TỪ CHỐI NHẬN CHA
Việt kiều Mỹ. Sống ở Mỹ (2008).
Sau 75 một mình vượt biên năm 1979 bỏ lại vợ và một con trai mới sinh.
Ba năm sau khi cuộc sống ở Mỹ đã tương đối ổn định mới viết thư về cho vợ nhưng không thấy hồi âm do vợ con đã đổi chỗ ở, từ đó mất liên lạc luôn. Người vợ tưởng chồng hoặc đã mất tích trên biển hoặc đã lấy vợ khác nên cũng đi thêm bước nữa. Người chồng sau đối xử với người con đời chồng trước rất tốt, nuôi dưỡng cho ăn học tử tế.
Năm 2007 ông quay về nước tìm gặp được vợ cũ mới rõ cớ sự. Đành chấp nhận thực tế, chỉ có ước nguyện được nhận lại con trai. Nhưng oái oăm thay người con nhất quyết không… nhận cha vì oán trách ông đã đành lòng bỏ rơi mình trước kia trong khi người cha dượng sau này lại rất thương mình dù bà mẹ và cả cha dượng đã nói cho biết sự thật.
Người cha ruột định kiện ra tòa giành quyền làm cha song gặp nhiều trở ngại khó giải quyết vì giấy tờ hộ khẩu cũ trước 75 và sau 75 cũng như hồ sơ công an qua năm tháng đều mất hết hoặc thất lạc không còn manh mối. Còn biện pháp cuối cùng là cho thử ADN cha – con thì người con nhất quyết không chịu cho mẫu xét nghiệm. Mà chuyện này thì luật pháp không cho phép bắt buộc nếu đương sự không tự nguyện!
Không biết rồi câu chuyện tình phụ tử “cưỡng chế” này kết cục sẽ đi về đâu.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét