KHÔNG NGỪNG
Ở TỪ HOÀI TẤN
Ở TỪ HOÀI TẤN
*Võ Công Liêm
Tôi thân quen với Từ Hoài Tấn hồi năm 1968.Sau tháng 4/75 thì chúng tôi được đời chọn cho mỗi người một cuộc sống khác nhau.Thuở ấy tôi chưa biết Từ Hoài Tấn là nhà thơ.Mặc dù anh đã có thơ đăng rải rác trên các tạp chí ở miền Nam.Chúng tôi trao đổi những chuyện thế sự qua tách cà phê hoặc nhiều khi họp mặt anh em.Tuyệt nhiên không nghe ai nói anh làm thơ.Tôi thường gọi tục danh anh mỗi khi xưng hô, đâu có biết,về sau này người bạn thân tôi là thi sĩ.Từ đó tôi thường hay đọc thơ anh và yêu thơ anh.
Khi sống gần gũi những năm tháng sau nầy mới nhận ra được nhân cách sống của anh rõ nét hơn.Anh trầm lắng hơn trước đây hay đời biến đổi anh,tôi nghĩ như thế.Nhưng không,anh vẫn hài hòa như ngày nào,tuy nhiên vẫn không dấu được nỗi thầm kín trên gương mặt anh,không phải vì làm thơ mà anh trở nên thơ thẩn để cho ra “thi sĩ”.Cái bản chất anh là thế! Bởi vì xưa nay anh không tỏ một “dấu yêu”nào là anh làm thơ và không chứng minh điều gì về thơ cả,anh ung dung trong tư thế đó.Tôi đem lòng khâm phục đức tính nhân hậu ,khiêm tốn của một nhà thơ như anh.
Trong số bạn bè văn nghệ sĩ như tôi đã biết, Từ Hoài Tấn cũng như Mường Mán,Ngụy Ngữ,Thái Ngọc San,Nguyễn Miên Thảo,Viêm Tịnh,Hồ Minh Dũng và Trần Dzạ Lữ kẻ trước người sau chọn cho mình một lẽ sống trước thời cuộc,với tôi do nghề nghiệp hay hoàn cảnh phải sống cuộc đời dân sự.Còn những bạn khác thì kẻ trước người sau đi vào đường binh nghiệp,cho nên ít khi được anh em chén thù chén tạc chuyện thơ văn với tôi,bởi họ nhìn thấy nơi tôi thuộc “trường phái”nào rồi.Do đó mỗi người trong chúng tôi có một cái nhìn khác biệt nhưng ngược lại chúng tôi cùng một tâm trạng chia xẻ với nhau những thao thức trước hoàn cảnh của đất nước thời bấy giờ.
Thuở đó và ngay cả bây giờ có rất nhiều người làm thơ,làm thơ vần lục bát,thơ năm chữ,bảy chữ,thơ tự do,thơ mới và thơ tân hình thức.Tôi thích thơ Từ Hoài Tấn dưới mọi thể anh làm.Thơ anh phản ảnh nhiều mặt tình cảm, đời sống,quê hương đất nước và tình người.Tất cả chứa đựng chất hiện thực và hiện sinh trong thơ anh,có nhiều bài thơ đọc lên thấy được đôi điều mà anh trút hết sự thầm kín đó vào thế giới nội tâm hơn là thế giới ngoại hình ,rồi từ đó anh phá lệ,vượt thoát qua mọi thể thơ anh viết.Thơ anh tiềm ẩn và sáng tạo,giòng thơ đi lần vào dạng thơ siêu thực, đó là khuynh hướng siêu thực thơ(surrealism poetry)mà rất ít tìm thấy ở những nơi khác.Anh muốn vượt ra khỏi hiện hữu để trở về bản chất cố hữu của riêng anh.
Từ Hoài Tấn dồn hết những xúc cảm nội tại vào thơ qua những tình huống xẩy ra trong đời tác giả. Những tai ương,những khốn cùng mà anh tiếp cận với cuộc đời, đặc biệt về mặt tình cảm nói chung là nỗi ray rứt không nguôi trong dòng đời anh đi qua và anh nhủ thầm điều bất hạnh đó chỉ dành cho anh.Chính những băn khoăn với đời,với tình mà biến anh trở nên trầm lắng,trầm lắng của bản chất hay trầm lắng bởi tuyệt vọng? Đó là cái nhìn dưới mắt tôi qua đôi mắt sầu muộn của Từ Hoài Tấn.
Gởi vào em một cơn mưa
Cơn mưa đổ hết canh khuya khoắt nầy.
(Gởi tặng Ph.1970)
“”Canh khuya”Từ Hoài Tấn chưa thấy đêm sâu,anh cho thêm chữ”khoắt” để thành ngữ nầy gói trọn nỗi nhớ của anh.Cho nên anh mượn thiên nhiên để gởi gắm nỗi thầm kín đó, thơ Từ Hoài Tấn nặng hình dung từ và ẩn dụ vì thế ngâm lên cũng thấy được cái chất lãng mạn riêng của Từ tiên sinh.
Anh sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến,anh đối đầu với lửa đạn.Anh nuốt đau thương của vận nước trong tim gan anh.Từ Hoài Tấn không ta thán hay phẩn nộ . Anh điềm nhiên tự tại như dòng sông trôi về biển mẹ,trước những khắc khoải đó anh không oán,không trách mà coi như đó là thân phận làm người.Anh nuôi dưỡng tất cả những biến cố đời trong tâm trí anh để anh phát tiết những câu thơ hàm chứa đầy đủ yếu tố nhân sinh quan và chính là con đường giải thoát tâm hồn của một nhà thơ.Nỗi trăn trở đó hiện diện trong thơ Từ Hoài Tấn là thảm kịch đời mà hình như anh gánh chịu,một cảnh đời bề bộn,xung đột giữa nội quan và ngoại quan đã làm cho Từ Hoài Tấn quặn mà không nói nên lời, điều ấy anh luôn luôn hoài niệm cho tới ngàn sau. Đọc bài thơ”Mạ”anh nói lên cái tình của người mẹ nuôi con,nghe rất cảm động,anh xử dụng thể thơ 7 chữ, đọc lên nghe phảng phất lục bát của Tú Xương;nghe thử:
Hai sương một nắng nào đâu sá
Con bầy một lứa phận nữ nhi
Lều tranh cuối vườn nương nhà ngoại
Tháng chờ năm đợi buổi người đi
… … …
Thương nhớ một đời ta là mạ
Nhưng hồn ta vất vưởng vẫn lệ nhoà
(Mạ 1998)
Đọc thơ Từ Hoài Tấn cho tôi một cảm giác lâng lâng,lạc vào thế giới huyền ảo của mộng mơ,lúc chơi vơi,lúc chìm đắm giữa một khung trời lập thể đầy sắc màu .Anh thả xuống những câu thơ nghe lạ tai,nhưng lại truyền cảm,cái hay của Từ Hoài Tấn là ở chỗ đó!
Trong tập “Hành Tinh Phiêu Lạc”trang đầu “Mở”thay lời tựa,tác giả chỉ nói lời giản dị (16 chữ)nhưng trọn cả hành trình anh đi. Đó là cái chân tình của nhà thơ như anh,không phải anh tiết kiệm ngôn ngữ để nói về đứa con tinh thần mà anh đã cưu mang,chắt chiu. Có lẽ, Từ Hoài Tấn cho rằng có nói cũng không cùng;ai nghĩ sao thì nghĩ,có sức môi méo miệng cũng là con anh,nhưng phải nghĩ một cách sâu xa, chính trong cái “khác đời” đó là cái đẹp chân phương”Le laid peut etre beau,le joli jamais”(P.Gauguin) Đúng!Từ Hoài Tấn chấp nhận cái đẹp một ít hơn cái gì trau chuốt cho đẹp.Vì thế mà tôi mến cái thủy chung của anh,thiết tưởng người đọc sẽ tìm gặp một cảm nhận như tôi.
Quay về - một mối
Ra đi - muôn đường
Tìm em - nguồn cội
Mấy trời - tang thương.
Tôi thích cái lối chơi thơ của anh.Từ Hoài Tấn chế cái gạch ngang(-) như nhấn mạnh cho người đọc hiểu cuộc đời anh là thế đó.Du Tử Lê thì chặt(/)xuống mỗi con chữ,thành thử khi đọc hay ngâm thơ ông có cái gì như bóp cuốn họng mình lại,nhưng làm quen hình thức đó rồi, đến khi đọc thì thấy thơ của Du tiên sinh hay siêu việt và bay bỗng.Cho nên thơ nó nằm ở cõi phi ấy nhưng phải khởi từ cõi thực.Cho dù gạch ngang hay gạch dọc, chưa phải xác định được một bài thơ đặc thù,bởi một bài thơ không phải là muốn nói một cái gì mà hiện-hữu(A poem should not mean but be)ngoài ra có những siêu lý của thơ nghĩa là thơ phải đi lạc đường mới là thơ hay!Tôi nói dông dài về thơ,tại vì thơ của Từ Hoài Tấn tợ như thơ Thiền.Nghe thiền sư Cổ Đức làm bài thơ 4 chữ này:
Khi đói ta ăn
Khi mệt ta ngủ.
Chỉ mấy dòng thơ ngắn mà diễn được vòng luân hồi và thuyết vạn vật nhứt thể của đạo Phật.Từ Hoài Tấn là đệ tử chân chính của những nhà thơ thiền(?)cho nên bài thơ mở đầu cho tập thơ “Hành Tinh Phiêu Lạc” cũng được ngắn gọn và thâm hậu như lời nhắn gởi với muôn trùng…
Tôi nghĩ, chính lối sống vô tư của anh đã giúp anh vượt qua những thử thách,những gian khổ từ trong trại học tập cho đến khi trở về nguyên quán.Từ Hoài Tấn không muốn ai quản chế mình một lần nữa,anh cho rằng tự-giác-giác-tha,anh tự khắc phục anh,hội nhập với đời,thích nghi kịp thời như anh đã lao mình;chính sự dấn thân của anh là những dòng chảy bất tận trong thơ .Từ Hoài Tấn một con người nhạy cảm về tình cảm(sentimental)về tình người cũng như thiên nhiên.Do đó thơ Từ Hoài Tấn phong phú và dồi dào.Từ làm thơ đa dạng,có khi niêm luật,có khi tự do…theo tôi nghĩ thơ anh xây dựng dưới dạng thức nào,tiết điệu trong thơ anh là tiết điệu của thời thượng hôm nay.
Thơ lục bát Từ Hoài Tấn làm nghe điệu và mềm,chữ dùng rất Huế. Đan cử bài thơ nầy:
Ngày dài lóc cóc ngoài hiên
Ngựa xe qua hết một miền còn lưa
Ngày ngồi nắng đổ chưa bưa
Như sầu ai thắp canh khuya chưa tàn.
(Dáng thơ)
Từ Hoài Tấn có những bài thơ tự do,thơ không vần(blank verse)nhưng đọc lên vẫn thấy như có âm hưởng của thơ vần đó là cái vi vu theo tiết nhịp vần xoay mà cuộc sống là biến động miên man theo mảnh lòng người hoài mong;tự do và thoát tục.
Tôi đứng bên kia con đường
Một ngày đầu đông
Đợi người tình qúa khứ
Và mong đời nhẹ gót qua đây
…
(Huế-1968)
Những giòng thơ trên làm tôi nghĩ đến nhà thơ nữ Hoa Kỳ Emily Dickinson(1830-1886)thường dùng thể thơ theo luật thông thường(common meter)mỗi câu thơ được thay đổi từ 6/4/5/7 hoặc 8.Thơ Từ Hoài Tấn giàu cái phương tiện ấy.Chưa kể những bài thơ sau nầy và gần đây anh biến dạng thơ đi lần vào cái vô nghĩa “nonsence” đôi khi những câu thơ có ý nghĩa chẳng ăn nhập vào đâu cả,thơ Từ Hoài Tấn chứa đựng nhiều ngữ thuật(jeu du langage) hơn là ý nghĩa,nhưng lại có duyên!
Ngày sớm hơi ra đi
Thu người khoang xe chật
Uống ly cà phê sữa đầu tiên
Lên xe - và hát
Thấy vô nghĩa nhưng lại có nhạc điệu thơ. ấy là người làm thơ hôm nay.Cũng từ bài thơ trên Từ Hoài Tấn đổi giọng thơ qua thể thơ mới không vần,gần như là thể thơ tân hình thức(new formalism poetry):
Ở bên kia,mái tranh cột điện và những cây ăng ten khẳng khiu
Xe chạy ngoài con đường
Buổi sáng
Những người con gái nhỏ đã thắp cho tôi cây nến lệ nồng đời
Buổi chiều nơi gác trọ
Bài hát được cất lên
Thì thầm - và đợi
(Buổi Sáng Mùa Thu Bên Kia Khung Cửa.1973)
Tôi đọc tập thơ “Hành Tinh Phiêu Lạc” anh ký tặng tôi vào đầu năm Kỷ Sửu 2009,tôi đọc hết từng giòng chữ của anh viết và suy tưởng về anh.Từ Hoài Tấn một con người điềm đạm,lạc quan,vô tư với hoàn cảnh thế mà trong hồn anh cả một ray rứt về tình người ,cả một biến động đời để lại với nỗi khắc khoải trong mắt anh,trong tim anh với nỗi thầm kín muôn thuở.
Nhìn ngoại hình Từ Hoài Tấn không thấy là thi sĩ,trông anh như nhà mô phạm mẫu mực,một thầy thông ký “sáng vát ô đi tối vác về”,vô tư và bất vụ lợi nhưng bên trong anh chứa đựng không biết bao nhiêu thao thức và niềm nhớ mà không ai tìm thấy ở nơi anh.Nhờ cái “chất liệu kín” đó mà thơ anh biến thể không lường được.Thơ Từ Hoài Tấn vừa mới vừa sáng tạo cả ý lẫn ngữ.
Bản tính Từ Hoài Tấn trước sau là như thế, đời anh vượt qua không biết bao nhiêu thử thách,bao thăng trầm từ gia đình cũng như trong đường tình… Tôi có lần hỏi Từ Hoài Tấn:- Bạn nghĩ gì cho hôm nay,và chuẩn bị gì cho ngày mai?-Không cần;như thế đủ để lãng quên đời!Bạn thơ tôi nói.
Từ Hoài Tấn không có tham vọng,dù tham vọng nhỏ nhen,anh lấy thuyết vô vi làm lẽ sống với đời.Tuyệt!
Hôm nay tôi viết về nhà thơ Từ Hoài Tấn.Một người bạn văn thân thiết của tôi,khi tôi cảm nhận được anh thì tôi đi sau anh như một “hành tinh phiêu lạc”…song le vẫn không phải là điều trễ tràng để tiếp nhận “Dòng Chảy Không Ngừng Ở Từ Hoài Tấn”.
Những bài thơ hay của thi sĩ Từ Hoài Tấn còn trải dài.Mời bạn cùng đọc những trang thơ đó ./.
(Mùngmột.Tết CanhDần 2010)
Tôi thân quen với Từ Hoài Tấn hồi năm 1968.Sau tháng 4/75 thì chúng tôi được đời chọn cho mỗi người một cuộc sống khác nhau.Thuở ấy tôi chưa biết Từ Hoài Tấn là nhà thơ.Mặc dù anh đã có thơ đăng rải rác trên các tạp chí ở miền Nam.Chúng tôi trao đổi những chuyện thế sự qua tách cà phê hoặc nhiều khi họp mặt anh em.Tuyệt nhiên không nghe ai nói anh làm thơ.Tôi thường gọi tục danh anh mỗi khi xưng hô, đâu có biết,về sau này người bạn thân tôi là thi sĩ.Từ đó tôi thường hay đọc thơ anh và yêu thơ anh.
Khi sống gần gũi những năm tháng sau nầy mới nhận ra được nhân cách sống của anh rõ nét hơn.Anh trầm lắng hơn trước đây hay đời biến đổi anh,tôi nghĩ như thế.Nhưng không,anh vẫn hài hòa như ngày nào,tuy nhiên vẫn không dấu được nỗi thầm kín trên gương mặt anh,không phải vì làm thơ mà anh trở nên thơ thẩn để cho ra “thi sĩ”.Cái bản chất anh là thế! Bởi vì xưa nay anh không tỏ một “dấu yêu”nào là anh làm thơ và không chứng minh điều gì về thơ cả,anh ung dung trong tư thế đó.Tôi đem lòng khâm phục đức tính nhân hậu ,khiêm tốn của một nhà thơ như anh.
Trong số bạn bè văn nghệ sĩ như tôi đã biết, Từ Hoài Tấn cũng như Mường Mán,Ngụy Ngữ,Thái Ngọc San,Nguyễn Miên Thảo,Viêm Tịnh,Hồ Minh Dũng và Trần Dzạ Lữ kẻ trước người sau chọn cho mình một lẽ sống trước thời cuộc,với tôi do nghề nghiệp hay hoàn cảnh phải sống cuộc đời dân sự.Còn những bạn khác thì kẻ trước người sau đi vào đường binh nghiệp,cho nên ít khi được anh em chén thù chén tạc chuyện thơ văn với tôi,bởi họ nhìn thấy nơi tôi thuộc “trường phái”nào rồi.Do đó mỗi người trong chúng tôi có một cái nhìn khác biệt nhưng ngược lại chúng tôi cùng một tâm trạng chia xẻ với nhau những thao thức trước hoàn cảnh của đất nước thời bấy giờ.
Thuở đó và ngay cả bây giờ có rất nhiều người làm thơ,làm thơ vần lục bát,thơ năm chữ,bảy chữ,thơ tự do,thơ mới và thơ tân hình thức.Tôi thích thơ Từ Hoài Tấn dưới mọi thể anh làm.Thơ anh phản ảnh nhiều mặt tình cảm, đời sống,quê hương đất nước và tình người.Tất cả chứa đựng chất hiện thực và hiện sinh trong thơ anh,có nhiều bài thơ đọc lên thấy được đôi điều mà anh trút hết sự thầm kín đó vào thế giới nội tâm hơn là thế giới ngoại hình ,rồi từ đó anh phá lệ,vượt thoát qua mọi thể thơ anh viết.Thơ anh tiềm ẩn và sáng tạo,giòng thơ đi lần vào dạng thơ siêu thực, đó là khuynh hướng siêu thực thơ(surrealism poetry)mà rất ít tìm thấy ở những nơi khác.Anh muốn vượt ra khỏi hiện hữu để trở về bản chất cố hữu của riêng anh.
Từ Hoài Tấn dồn hết những xúc cảm nội tại vào thơ qua những tình huống xẩy ra trong đời tác giả. Những tai ương,những khốn cùng mà anh tiếp cận với cuộc đời, đặc biệt về mặt tình cảm nói chung là nỗi ray rứt không nguôi trong dòng đời anh đi qua và anh nhủ thầm điều bất hạnh đó chỉ dành cho anh.Chính những băn khoăn với đời,với tình mà biến anh trở nên trầm lắng,trầm lắng của bản chất hay trầm lắng bởi tuyệt vọng? Đó là cái nhìn dưới mắt tôi qua đôi mắt sầu muộn của Từ Hoài Tấn.
Gởi vào em một cơn mưa
Cơn mưa đổ hết canh khuya khoắt nầy.
(Gởi tặng Ph.1970)
“”Canh khuya”Từ Hoài Tấn chưa thấy đêm sâu,anh cho thêm chữ”khoắt” để thành ngữ nầy gói trọn nỗi nhớ của anh.Cho nên anh mượn thiên nhiên để gởi gắm nỗi thầm kín đó, thơ Từ Hoài Tấn nặng hình dung từ và ẩn dụ vì thế ngâm lên cũng thấy được cái chất lãng mạn riêng của Từ tiên sinh.
Anh sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến,anh đối đầu với lửa đạn.Anh nuốt đau thương của vận nước trong tim gan anh.Từ Hoài Tấn không ta thán hay phẩn nộ . Anh điềm nhiên tự tại như dòng sông trôi về biển mẹ,trước những khắc khoải đó anh không oán,không trách mà coi như đó là thân phận làm người.Anh nuôi dưỡng tất cả những biến cố đời trong tâm trí anh để anh phát tiết những câu thơ hàm chứa đầy đủ yếu tố nhân sinh quan và chính là con đường giải thoát tâm hồn của một nhà thơ.Nỗi trăn trở đó hiện diện trong thơ Từ Hoài Tấn là thảm kịch đời mà hình như anh gánh chịu,một cảnh đời bề bộn,xung đột giữa nội quan và ngoại quan đã làm cho Từ Hoài Tấn quặn mà không nói nên lời, điều ấy anh luôn luôn hoài niệm cho tới ngàn sau. Đọc bài thơ”Mạ”anh nói lên cái tình của người mẹ nuôi con,nghe rất cảm động,anh xử dụng thể thơ 7 chữ, đọc lên nghe phảng phất lục bát của Tú Xương;nghe thử:
Hai sương một nắng nào đâu sá
Con bầy một lứa phận nữ nhi
Lều tranh cuối vườn nương nhà ngoại
Tháng chờ năm đợi buổi người đi
… … …
Thương nhớ một đời ta là mạ
Nhưng hồn ta vất vưởng vẫn lệ nhoà
(Mạ 1998)
Đọc thơ Từ Hoài Tấn cho tôi một cảm giác lâng lâng,lạc vào thế giới huyền ảo của mộng mơ,lúc chơi vơi,lúc chìm đắm giữa một khung trời lập thể đầy sắc màu .Anh thả xuống những câu thơ nghe lạ tai,nhưng lại truyền cảm,cái hay của Từ Hoài Tấn là ở chỗ đó!
Trong tập “Hành Tinh Phiêu Lạc”trang đầu “Mở”thay lời tựa,tác giả chỉ nói lời giản dị (16 chữ)nhưng trọn cả hành trình anh đi. Đó là cái chân tình của nhà thơ như anh,không phải anh tiết kiệm ngôn ngữ để nói về đứa con tinh thần mà anh đã cưu mang,chắt chiu. Có lẽ, Từ Hoài Tấn cho rằng có nói cũng không cùng;ai nghĩ sao thì nghĩ,có sức môi méo miệng cũng là con anh,nhưng phải nghĩ một cách sâu xa, chính trong cái “khác đời” đó là cái đẹp chân phương”Le laid peut etre beau,le joli jamais”(P.Gauguin) Đúng!Từ Hoài Tấn chấp nhận cái đẹp một ít hơn cái gì trau chuốt cho đẹp.Vì thế mà tôi mến cái thủy chung của anh,thiết tưởng người đọc sẽ tìm gặp một cảm nhận như tôi.
Quay về - một mối
Ra đi - muôn đường
Tìm em - nguồn cội
Mấy trời - tang thương.
Tôi thích cái lối chơi thơ của anh.Từ Hoài Tấn chế cái gạch ngang(-) như nhấn mạnh cho người đọc hiểu cuộc đời anh là thế đó.Du Tử Lê thì chặt(/)xuống mỗi con chữ,thành thử khi đọc hay ngâm thơ ông có cái gì như bóp cuốn họng mình lại,nhưng làm quen hình thức đó rồi, đến khi đọc thì thấy thơ của Du tiên sinh hay siêu việt và bay bỗng.Cho nên thơ nó nằm ở cõi phi ấy nhưng phải khởi từ cõi thực.Cho dù gạch ngang hay gạch dọc, chưa phải xác định được một bài thơ đặc thù,bởi một bài thơ không phải là muốn nói một cái gì mà hiện-hữu(A poem should not mean but be)ngoài ra có những siêu lý của thơ nghĩa là thơ phải đi lạc đường mới là thơ hay!Tôi nói dông dài về thơ,tại vì thơ của Từ Hoài Tấn tợ như thơ Thiền.Nghe thiền sư Cổ Đức làm bài thơ 4 chữ này:
Khi đói ta ăn
Khi mệt ta ngủ.
Chỉ mấy dòng thơ ngắn mà diễn được vòng luân hồi và thuyết vạn vật nhứt thể của đạo Phật.Từ Hoài Tấn là đệ tử chân chính của những nhà thơ thiền(?)cho nên bài thơ mở đầu cho tập thơ “Hành Tinh Phiêu Lạc” cũng được ngắn gọn và thâm hậu như lời nhắn gởi với muôn trùng…
Tôi nghĩ, chính lối sống vô tư của anh đã giúp anh vượt qua những thử thách,những gian khổ từ trong trại học tập cho đến khi trở về nguyên quán.Từ Hoài Tấn không muốn ai quản chế mình một lần nữa,anh cho rằng tự-giác-giác-tha,anh tự khắc phục anh,hội nhập với đời,thích nghi kịp thời như anh đã lao mình;chính sự dấn thân của anh là những dòng chảy bất tận trong thơ .Từ Hoài Tấn một con người nhạy cảm về tình cảm(sentimental)về tình người cũng như thiên nhiên.Do đó thơ Từ Hoài Tấn phong phú và dồi dào.Từ làm thơ đa dạng,có khi niêm luật,có khi tự do…theo tôi nghĩ thơ anh xây dựng dưới dạng thức nào,tiết điệu trong thơ anh là tiết điệu của thời thượng hôm nay.
Thơ lục bát Từ Hoài Tấn làm nghe điệu và mềm,chữ dùng rất Huế. Đan cử bài thơ nầy:
Ngày dài lóc cóc ngoài hiên
Ngựa xe qua hết một miền còn lưa
Ngày ngồi nắng đổ chưa bưa
Như sầu ai thắp canh khuya chưa tàn.
(Dáng thơ)
Từ Hoài Tấn có những bài thơ tự do,thơ không vần(blank verse)nhưng đọc lên vẫn thấy như có âm hưởng của thơ vần đó là cái vi vu theo tiết nhịp vần xoay mà cuộc sống là biến động miên man theo mảnh lòng người hoài mong;tự do và thoát tục.
Tôi đứng bên kia con đường
Một ngày đầu đông
Đợi người tình qúa khứ
Và mong đời nhẹ gót qua đây
…
(Huế-1968)
Những giòng thơ trên làm tôi nghĩ đến nhà thơ nữ Hoa Kỳ Emily Dickinson(1830-1886)thường dùng thể thơ theo luật thông thường(common meter)mỗi câu thơ được thay đổi từ 6/4/5/7 hoặc 8.Thơ Từ Hoài Tấn giàu cái phương tiện ấy.Chưa kể những bài thơ sau nầy và gần đây anh biến dạng thơ đi lần vào cái vô nghĩa “nonsence” đôi khi những câu thơ có ý nghĩa chẳng ăn nhập vào đâu cả,thơ Từ Hoài Tấn chứa đựng nhiều ngữ thuật(jeu du langage) hơn là ý nghĩa,nhưng lại có duyên!
Ngày sớm hơi ra đi
Thu người khoang xe chật
Uống ly cà phê sữa đầu tiên
Lên xe - và hát
Thấy vô nghĩa nhưng lại có nhạc điệu thơ. ấy là người làm thơ hôm nay.Cũng từ bài thơ trên Từ Hoài Tấn đổi giọng thơ qua thể thơ mới không vần,gần như là thể thơ tân hình thức(new formalism poetry):
Ở bên kia,mái tranh cột điện và những cây ăng ten khẳng khiu
Xe chạy ngoài con đường
Buổi sáng
Những người con gái nhỏ đã thắp cho tôi cây nến lệ nồng đời
Buổi chiều nơi gác trọ
Bài hát được cất lên
Thì thầm - và đợi
(Buổi Sáng Mùa Thu Bên Kia Khung Cửa.1973)
Tôi đọc tập thơ “Hành Tinh Phiêu Lạc” anh ký tặng tôi vào đầu năm Kỷ Sửu 2009,tôi đọc hết từng giòng chữ của anh viết và suy tưởng về anh.Từ Hoài Tấn một con người điềm đạm,lạc quan,vô tư với hoàn cảnh thế mà trong hồn anh cả một ray rứt về tình người ,cả một biến động đời để lại với nỗi khắc khoải trong mắt anh,trong tim anh với nỗi thầm kín muôn thuở.
Nhìn ngoại hình Từ Hoài Tấn không thấy là thi sĩ,trông anh như nhà mô phạm mẫu mực,một thầy thông ký “sáng vát ô đi tối vác về”,vô tư và bất vụ lợi nhưng bên trong anh chứa đựng không biết bao nhiêu thao thức và niềm nhớ mà không ai tìm thấy ở nơi anh.Nhờ cái “chất liệu kín” đó mà thơ anh biến thể không lường được.Thơ Từ Hoài Tấn vừa mới vừa sáng tạo cả ý lẫn ngữ.
Bản tính Từ Hoài Tấn trước sau là như thế, đời anh vượt qua không biết bao nhiêu thử thách,bao thăng trầm từ gia đình cũng như trong đường tình… Tôi có lần hỏi Từ Hoài Tấn:- Bạn nghĩ gì cho hôm nay,và chuẩn bị gì cho ngày mai?-Không cần;như thế đủ để lãng quên đời!Bạn thơ tôi nói.
Từ Hoài Tấn không có tham vọng,dù tham vọng nhỏ nhen,anh lấy thuyết vô vi làm lẽ sống với đời.Tuyệt!
Hôm nay tôi viết về nhà thơ Từ Hoài Tấn.Một người bạn văn thân thiết của tôi,khi tôi cảm nhận được anh thì tôi đi sau anh như một “hành tinh phiêu lạc”…song le vẫn không phải là điều trễ tràng để tiếp nhận “Dòng Chảy Không Ngừng Ở Từ Hoài Tấn”.
Những bài thơ hay của thi sĩ Từ Hoài Tấn còn trải dài.Mời bạn cùng đọc những trang thơ đó ./.
(Mùngmột.Tết CanhDần 2010)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét