HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Chín
191 - Hoàng Ngọc Đảm
LIỆT SĨ ĐƯỢC GIẢI OAN
Bộ đội sinh khoảng 1944 tại Thái Bình – Hy sinh 1969 ở miền Nam (25 tuổi).
Mới lấy vợ được 6 ngày thì lên đường vào chiến trường miền Nam. Tại đó năm 1968 trong chiến dịch Mậu Thân tại Pleyku đã bị lính Mỹ bắn chết trong một trận chiến nhưng mất xác nên ở quê nhà, gia đình bị mang tai tiếng là anh đã ra “chiêu hồi” rồi chạy qua Mỹ sống giàu sang!
Sau 75 gia đình có đi tìm tin tức mong tìm được dấu tích đều không kết quả.
Nhưng không ai ngờ những dấu tích đó lại đúng là đang ở Mỹ thật song chỉ là những di vật – sổ tay, giấy tờ, bút tích – được chính người lính Mỹ năm xưa từng bắn chết mình – tên Homer Steedy - lục thấy trong tư trang anh và đã gửi về Mỹ cho mẹ mình lưu giữ với hy vọng mong manh một ngày nào đó tìm trả lại cho thân nhân “kẻ thù” mà mình đã hạ sát. Sở dĩ gửi về trước vì chính H. Steedy cũng không biết mình còn sống sót trở về hay không.
Tuy nhiên cuối cùng thì người lính Mỹ kia đã sống sót trở về Mỹ với chứng bệnh trầm uất “Hội chứng VN” quen thuộc của giới cựu binh Mỹ tham chiến ở VN. Chính bà mẹ đã giúp anh chữa trị chứng bệnh chấn động tâm lý chiến tranh này bằng lời khuyên con hãy tìm cách trả lại các di vật trên cho gia đình người đã chết như một lời sám hối rửa sạch mặc cảm cho bản thân. Bà đã bỏ hết số tiền dành dụm cả đời của mình để cho con vừa chữa bệnh vừa lo việc quay lại VN trả món “nợ máu” ngày nào.
Thế rồi nhờ sự trợ giúp của 2 nhà báo cựu binh Mỹ, rốt cuộc H. Steedy đã tìm đến tận nhà gia đình liệt sĩ để trao lại số di vật trên với nỗi lo lắng sợ bị “trả thù”. Nhưng ông đã nhận được sự tha thứ từ những gịọt nước mắt lặng lẽ muộn màng của những người em và cả người “vợ 6 ngày” của liệt sĩ nay vẫn ở vậy phụng dưỡng bố mẹ chồng.
Từ đó với sự chỉ dẫn của Steedy tìm về địa điểm liệt sĩ hy sinh ở Gia Lai – cộng sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng - năm 2008 gia đình đã tìm được mộ liệt sĩ.
Nhưng chưa hết, quá trình đưa hài cốt liệt sĩ – có người bạn Mỹ đi theo chứng kiến và thắp hương cúi đầu khấn nguyện - là cả một thiên bi hài kịch về bệnh quan liêu vô cảm do mộ nằm trong một nghĩa trang cấp huyện dành cho liệt sĩ “vô danh” nên theo quy định cấm khai quật di dời. Bởi vậy gia đình phải tìm cách… “đánh cắp” mộ, thuê người đang đêm bí mật đào mộ “chui” để mang thi hài về quê ở gần với bà con ruột thịt!
192 - Huỳnh Tấn Mẫm
" BÁC SĨ CHÍNH TRỊ"
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Chín
191 - Hoàng Ngọc Đảm
LIỆT SĨ ĐƯỢC GIẢI OAN
Bộ đội sinh khoảng 1944 tại Thái Bình – Hy sinh 1969 ở miền Nam (25 tuổi).
Mới lấy vợ được 6 ngày thì lên đường vào chiến trường miền Nam. Tại đó năm 1968 trong chiến dịch Mậu Thân tại Pleyku đã bị lính Mỹ bắn chết trong một trận chiến nhưng mất xác nên ở quê nhà, gia đình bị mang tai tiếng là anh đã ra “chiêu hồi” rồi chạy qua Mỹ sống giàu sang!
Sau 75 gia đình có đi tìm tin tức mong tìm được dấu tích đều không kết quả.
Nhưng không ai ngờ những dấu tích đó lại đúng là đang ở Mỹ thật song chỉ là những di vật – sổ tay, giấy tờ, bút tích – được chính người lính Mỹ năm xưa từng bắn chết mình – tên Homer Steedy - lục thấy trong tư trang anh và đã gửi về Mỹ cho mẹ mình lưu giữ với hy vọng mong manh một ngày nào đó tìm trả lại cho thân nhân “kẻ thù” mà mình đã hạ sát. Sở dĩ gửi về trước vì chính H. Steedy cũng không biết mình còn sống sót trở về hay không.
Tuy nhiên cuối cùng thì người lính Mỹ kia đã sống sót trở về Mỹ với chứng bệnh trầm uất “Hội chứng VN” quen thuộc của giới cựu binh Mỹ tham chiến ở VN. Chính bà mẹ đã giúp anh chữa trị chứng bệnh chấn động tâm lý chiến tranh này bằng lời khuyên con hãy tìm cách trả lại các di vật trên cho gia đình người đã chết như một lời sám hối rửa sạch mặc cảm cho bản thân. Bà đã bỏ hết số tiền dành dụm cả đời của mình để cho con vừa chữa bệnh vừa lo việc quay lại VN trả món “nợ máu” ngày nào.
Thế rồi nhờ sự trợ giúp của 2 nhà báo cựu binh Mỹ, rốt cuộc H. Steedy đã tìm đến tận nhà gia đình liệt sĩ để trao lại số di vật trên với nỗi lo lắng sợ bị “trả thù”. Nhưng ông đã nhận được sự tha thứ từ những gịọt nước mắt lặng lẽ muộn màng của những người em và cả người “vợ 6 ngày” của liệt sĩ nay vẫn ở vậy phụng dưỡng bố mẹ chồng.
Từ đó với sự chỉ dẫn của Steedy tìm về địa điểm liệt sĩ hy sinh ở Gia Lai – cộng sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng - năm 2008 gia đình đã tìm được mộ liệt sĩ.
Nhưng chưa hết, quá trình đưa hài cốt liệt sĩ – có người bạn Mỹ đi theo chứng kiến và thắp hương cúi đầu khấn nguyện - là cả một thiên bi hài kịch về bệnh quan liêu vô cảm do mộ nằm trong một nghĩa trang cấp huyện dành cho liệt sĩ “vô danh” nên theo quy định cấm khai quật di dời. Bởi vậy gia đình phải tìm cách… “đánh cắp” mộ, thuê người đang đêm bí mật đào mộ “chui” để mang thi hài về quê ở gần với bà con ruột thịt!
192 - Huỳnh Tấn Mẫm
" BÁC SĨ CHÍNH TRỊ"
Cán bộ về hưu tên thật Trần Văn Thật sinh 1943 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2010).
Lãnh tụ sinh viên đấu tranh chống Mỹ - Ngụy nổi tiếng ở miền Nam trước 75 chính là một đảng viên cộng sản hoạt động nằm vùng ở Sài Gòn.
Sau 75 học tiếp y khoa ra bác sĩ rồi được cho đi học Liên Xô tốt nghiệp triết học Mác Lênin chuẩn bị tiếp tục con đường hoạt động chính trị. Vì thế trở về TPHCM sáng lập và làm tổng biên tập báo Thanh Niên năm 1986 kiêm thành viên Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp thanh niên.
Nhưng con đường hoạn lộ từ đây có vẻ chẳng được hanh thông mấy bởi một số sự cố ngoài ý muốn. Vì thực tế sau 75 cho thấy quan điểm tự do dân chủ “tư sản” được giới sinh viên, trí thức miền Nam theo đuổi trước đây khác với chủ trương tự do dân chủ cộng sản áp dụng trong nền chuyên chế xã hội chủ nghĩa – cũng như khái niệm “đấu tranh” giờ chỉ cho phép diễn ra trong “nội bộ” khó mà làm được - khiến gây thất vọng cho cả những trí thức sinh viên miền Nam chống Mỹ chống Thiệu - Kỳ trước đây. Cho nên vào đầu thời Đổi mới có vẻ anh đã có một số biểu hiện nào đó bị đánh giá “đi lệch hướng” hoặc không được lòng Nhà nước.
Đã vậy, bên cạnh đó còn xảy ra chuyện tai tiếng đời tư là vợ – con một cán bộ cao cấp – làm chủ hụi bị tố cáo… giựt hụi! Vợ phải ra toà lãnh án đã đành, chồng còn bị kêu ra làm nhân chứng liên quan mất uy tín (sau đó ly dị thôi).
Thế là bị “đảo chính” khỏi báo Thanh Niên năm 1990, chuyển về Hội Chữ thập đỏ TP bây giờ làm công tác chuyên môn thuần túy của một bác sĩ phụ trách phòng mạch miễn phí, ngoài giờ thì mở phòng mạch tư chuyên săn sóc… da, mụn cho phụ nữ! Không còn được mấy ai biết tới nữa bởi thực sự cũng tự nhận nghề y không giỏi do thời sinh viên quá bận bịu việc tranh đấu không có thì giờ học hành. Từ đó mới bị gán cho là “bác sĩ chính trị”!
Có thể hiểu biệt danh trên theo nhiều nghĩa: Nhờ chính trị mà thành bác sĩ hoặc vừa là bác sĩ vừa là nhà chính trị hoặc thậm chí ngược lại, bác sĩ nửa vời mà nhà chính trị cũng nửa vời! Nhưng nó như gói trọn trong đó bao tâm sự khá cay đắng của một thủ lĩnh sinh viên nhiệt huyết một thời vang bóng đã từ từ suy tàn theo thời cuộc: “Gần như trong cuộc đời hoạt động chân chính của mỗi người, chính trị hay từ thiện xã hội đều có những lúc thăng trầm, thậm chí đau khổ vô cùng. Họ cảm thấy thiếu công bằng trong đối xử với họ, thiếu được bảo vệ khi họ đấu tranh nên họ dễ chán nản, tiêu cực, mệt mỏi. Riêng tôi mỗi lần như vậy, trước hết phải nhìn lại mình đã làm được việc gì, hãy quên chuyện đã qua và tìm một lối thoát vươn lên vượt khó…”
Lối thoát đó là hướng về công tác từ thiện, giúp Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM vận động mổ tim cho trẻ em bất hạnh, gầy dựng phong trào hiến máu nhân đạo sau khi về hưu vẫn tiếp tục làm.
193 - Mi Dôn
NGƯỜI PHỤ NỮ 9 CHỒNG
Nữ y tá người dân tộc Jarai sinh 1961 tại Đắc Lắc. Sống ở Gia Lai (2003).
Trước 75 chồng làm thông dịch viên cho Mỹ rồi sau chuyển về làm việc tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Đến 30.4.75 chồng bỏ di tản qua Mỹ mất liên lạc luôn.
Còn lại một mình quay lại buôn làng ở Gia Lai rồi nhờ có trình độ tương đối (nói tiếng Anh giỏi nhờ thời gian chồng làm việc cho Mỹ) nên được cử đi học khóa y tá trở về trở thành “bàn tay vàng” đỡ đẻ suốt 25 năm qua. Ngoài công tác y tá, đỡ đẻ không lấy tiền còn giúp dân làng làm quen với nếp sống văn minh hơn.
Sau người chồng đầu theo Mỹ bỏ nước ra đi, đã lần lượt bỏ tiền cưới chồng thêm đến… 8 người nữa! Theo luật lệ buôn làng theo chế độ mẫu hệ việc này được cho phép miễn là tuân theo phong tục bỏ chồng phải có lý do chính đáng và làm giấy công khai được buôn làng chấp nhận. Trong 8 người chồng mới có người bệnh chết, có người chia tay, chỉ người chồng sau cùng lấy năm 1999 là người kinh. Sinh được 6 con đều do mình “tự đỡ đẻ”. Ở vùng này cũng có cả 10 trường hợp lấy từ 5 chồng trở lên
Nói chuyện chồng con chỉ cười: “Có người nói mình lấy 10 chồng, mình lấy đâu ra mà nhiều chồng thế? Chỉ có 9 chồng thôi. Mình phụ nữ mà, phải có quyền chứ!”
194 - Minh Chuyên
NHÀ BÁO SUÝT RẠCH BỤNG BẢO VỆ SỰ THẬT
Phóng viên đài truyền hình sinh 1942 tại Thái Bình. Sống ở Hà Nội (2010).
Bộ đội 10 năm chiến đấu, bị thương trên chiến trường miền đông Nam bộ. Sau 75 xuất ngũ thương binh 18% về làm phóng viên báo Thái Bình bắt đầu chuyên tâm khai thác đề tài nỗi đau thời hậu chiến như cuộc đời người lính bị quên lãng, nạn nhân CĐDC…
Năm 1997 chuyển qua Đài Truyền hình VTV. Đã viết gần 100 bút ký, truyện ngắn, kịch bản phim và đạo diễn 25 bộ phim tài liệu về mảng đề tài trên trong đó có những tác phẩm được dư luận hết sức quan tâm, khâm phục như “Thủ tục làm người còn sống” (1988), “Người không cô đơn” (1993), “Tiếng vọng cửa chùa”, “Cha con người lính” (giải thưởng Liên hoan Phim Seoul 2005 ở Hàn Quốc, giải thưởng Liên hoan Phim Bình Nhưỡng 2006 của CHDCND Triều Tiên), “Nỗi đau người chưa chết”, “Linh hồn Việt Cộng” (2008)…
Đặc biệt nổi cộm gây sốc dư luận là bút ký “Thủ tục làm người còn sống” đăng báo Văn Nghệ thời mở đầu Đổi mới năm 1988 viết về một thương binh chiến trường Campuchia bị lạc đơn vị trở về quê hương Thái Bình hơn 10 năm bị bỏ rơi không ai quan tâm giúp đỡ, giải quyết chế độ. Bài báo đã gây phản ứng từ giới quan chức chế độ nên bị gán tội viết sai sự thật bôi bác chế độ, kích động quần chúng tuy đương sự trước đó từng được trao tặng giấy khen, huân chương! Suốt 6 tháng ròng rã bị họp “tường trình, kiểm điểm” các cấp liên miên, bị “đánh” tơi tả tới mức người ta phải đồn là bị cấm viết, đình chỉ công tác, khai trừ Đảng, thậm chí hoảng quá đã… nhảy sông tự tử!
Thực tế thì cũng có lần suýt tự tử rồi, tự tử ngay tại buổi họp “hài tội” với mục đích chứng minh mình trong sạch, công tâm, tất cả điều mình viết đều là sự thật. Cho nên khi đến họp đã thủ một con dao sẵn sàng vén áo rạch bụng ngay tại chỗ: “Tôi là người lính đã 10 năm trận mạc, tôi hiểu cái giá của máu xương nhưng đến nước này tôi phải chấp nhận hy sinh. Đó là cách duy nhất để người cầm bút như tôi tự vệ.”
May mà cuối cùng Bộ Quốc phòng vào cuộc điều tra công nhận “Thủ tục làm người còn sống” viết đúng sự thật. Nhưng còn thủ tục giải quyết chế độ cho nhân vật thương binh kể trên mãi đến năm 2007 mới được chính thức thực hiện.
195 - Minh Hiền
VƯỢT QUA BỆNH UNG THƯ
Nhà báo tên thật Nguyễn Thị Minh Hiền sinh tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2010).
Trở về từ chiến khu sau 75 tham gia làm báo phụ nữ ở TPHCM.
Nhưng do tham gia đấu tranh chống tiêu cực trên báo hơi “quá đà” nên năm 1996 buộc phải chuyển công tác. Qua báo khác không được bao lâu cũng ra đi vì lý do “đấu tranh nội bộ” tương tự. Cuối cùng năm 1999 chấp nhận làm một tờ báo chuyên về kinh doanh “phi chính trị” nhưng hầu như phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Kết quả thành công tuy nhiên đây lại là một tờ báo chuyên ngành doanh nghiệp TPHCM nên hết… chống tiêu cực!
Đáng chú ý khi vừa nắm tờ báo trên thì bất ngờ lại vướng phải bệnh ung thư hiểm nghèo đã đến gia đoạn di căn chỉ chờ ngày chết bỏ lại con thơ, thế mà vẫn vươn lên chống chọi trải qua một năm điều trị vật vã – mổ và hóa trị - rồi tiếp tục lao vào làm báo kéo dài đến bây giờ (về hưu 2009) so với hồi đầu chỉ ước được sống thêm 5 năm để nuôi con khôn lớn. Bác sĩ cũng bất lực không giải thích được “phép lạ” kỳ diệu này mà chỉ cho là nhờ chị “sống lạc quan tích cực, cống hiến không ngơi nghỉ làm nên”.
Chẳng những thế, còn cho phép công khai căn bệnh của mình để mọi người biết giúp họ cách thức chữa bệnh đồng thời từ đó xây dựng chương trình trợ giúp bệnh nhân ung thư. Và cũng là người nêu sáng kiến tổ chức “Ngày Doanh nhân VN 13.10” hàng năm kể từ năm 2006.
196 - Minh Kỳ
CHẾT OAN TRONG TRẠI CẢI TẠO
Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Mỹ sinh 1930 tại Nha Trang – Mất 1975 ở VN (46 tuổi).
Trước 75 là nhạc sĩ “ăn khách” ở miền Nam với thể loại nhạc tình phổ thông rất phổ biến nhờ nội dung lãng mạng nhẹ nhàng và giai điệu ngọt ngào dễ hát như “Ai nói với em”, “Chuyện hai người”, “Đà Lạt hoàng hôn”…. Sau đó còn tham gia thành lập nhóm Lê Minh Bằng kết hợp phong cách âm nhạc ba miền (gồm thêm hai nhạc sĩ Lê Dinh quê Tiền Giang và Anh Bằng quê Hà Nội) nhằm phát triển dòng nhạc đó.
Đặc biệt nổi bật hai đề tài hoài niệm Huế quê hương của ông vốn gốc hoàng tộc (“Mưa trên phố Huế”, “Thương về xứ Huế”…) và nhạc “lính Cộng hòa” (“Biệt kinh kỳ”, “Anh tiền tuyến em hậu phương”, …). Bên cạnh đó còn bài nhạc xuân nổi tiếng “Xuân đã về”.
Vì là sĩ quan cảnh sát nên sau 30.4.75 phải đi cải tạo và không may chết trong trại cải tạo một cách oan uổng chỉ bốn tháng sau (chưa biết cụ thể ở đâu). Theo kể lại thì lúc đó xảy ra một vụ mâu thuẫn nội bộ trong các quản giáo ở trại đưa đến một cuộc “xung đột” làm nổ lựu đạn và ông xui xẻo ở gần đó ? thiệt mạng lây tuy mình chẳng hề dính líu gì!
Một con người quá đỗi tài hoa mệnh bạc (để lại vợ và đến 9 người con) không bù cho hai người bạn thiết Lê Dinh và Anh Bằng đã kịp thờø lánh nạn qua Canada và Mỹ.
197 - Mirei Lehmann
“VIETNAM – CON NGƯỜI THỨ HAI CỦA TÔI’
Nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp sinh 1966 tại Sài Gòn. Sống ở Thụy Sĩ (2009).
Mới mấy tháng tuổi đã bị cha mẹ đem gửi cô nhi viện - có lẽ do hoàn cảnh sống khó khăn trong thời chiến tranh loạn lạc - rồi được một đôi vợ chồng người Thụy Sĩ nhận làm con nuôi đem về nước.
Lớn lên thành đạt, làm giám đốc một trung tâm truyền thông, có nhiều triển lãm ảnh đoạt giải thưởng quốc tế. Nhưng trong sâu thẳm vẫn thôi thúc một tiếng gọi tìm về cội nguồn. Từ đó đã tìm đọc sách về VN, học tiếng Việt, tìm Việt kiều để làm quen…
Rồi quyết định về quê hương VN với ước mơ cháy bỏng tìm kiếm cha mẹ ruột. Nhưng đã hơn 10 lần qua lại VN vẫn chưa tìm ra được gốc tích gia đình cũ của mình.
Dù vậy, thay vào đó đã tìm cách san sẻ tình cảm yêu thương của mình bằng những hoạt động, dự án về VN, dành cho VN như dự án ảnh “Vietnam – Con người thứ hai của tôi” được trưng bày tại Nhà Đông dương ở Paris, Pháp. Hoặc các dự án triển lãm ảnh và in sách “From another part” (Từ một phần đời khác), “Here and there” (Đây và đó), “Hello & goodbye” (Xin chào và tạm biệt) đều về mảng đề tài VN thực hiện năm 2008 tại Thụy Sĩ. Đến năm 2009 là bộ phim ngắn mang tựa đề “Le coeur au bord des yeux” (Trái tim nơi ánh mắt) làm ngay ở VN với nội dung kể về một câu chuyện tình giữa một chàng trai Châu Âu với một cô gái VN.
Cùng lúc cuộc tìm kiếm bố mẹ ruột của mình vẫn tiếp tục chưa biết đâu là đoạn kết và đoạn kết có hậu hay không: “Tôi biết bố mẹ tôi rất yêu tôi và chắc chắn họ phải có một lý do nào đó để cho đứa con của mình đi. Tôi chỉ muốn nói rằng dẫu quá khứ có như thế nào thì thực sự tất cả những điều tôi nghĩ bây giờ chỉ là một sự mong mỏi nhỏ nhoi. Sự mong mỏi được một lần gặp lại người sinh ra mình, được ôm họ và một lần được kêu lên hai tiếng “Mẹ ơi”. Sao điều nhỏ nhoi đến vậy mà đã bao năm qua tôi vẫn chưa làm được?”
198 - Nam Lộc
TỪ NHẠC SĨ THÀNH NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Nhà hoạt động xã hội tên thật Nguyễn Nam Lộc sinh 1946 tại Miền Bắc. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 75 là nhạc sĩ thuộc dòng nhạc trẻ đô thị, nhà hoạt động văn hóa trong phong trào văn nghệ sinh viên Sài Gòn “trung lập” cùng thời với những Lê Hựu Hà, Đức Huy, Elvis Phương, Tuấn Ngọc… Ra đi từ 30.4.75 đến Mỹ làm ca khúc “Sài Gòn vĩnh biệt” nổi tiếng trong cộng đồng hải ngoại thời đó.
Tại Mỹ trở thành nhà hoạt động xã hội đứng đầu cơ quan thiện nguyện IRCC với các hoạt động đa dạng hướng về việc giúp đỡ, cứu trợ, phục vụ người Việt nhập cư suốt hơn 30 năm qua. Được cộng đồng đánh giá cao, được chính quyền Mỹ tuyên dương, tặng nhiều giải thưởng về công tác phục vụ cộng đồng, giúp người Việt hòa nhập với xã hội Mỹ.
Chưa một lần về nước dù thi thoảng từng bị các phái cực đoan ở hải ngoại cho là có lập trường không đủ mức cứng rắn với Nhà nước VN hiện tại vì quan điểm “Quá khứ dù buồn thảm đến đâu, dù có hận thù thế nào thì vẫn là lịch sử. Mà lịch sử thì cần phải ghi nhận một cách trung thực và đúng đắn. Cần phải lưu giữ và lại càng phải lưu truyền.”
199 - Nancy Bùi
SƯU TẦM CÂU CHUYỆN THUYỀN NHÂN
Tên thật Đoàn Thị Bùi. Sống ở Mỹ (2007).
Trên đất Mỹ đã cất công đi thu thập, ghi chép vô số mẩu chuyện về thuyền nhân VN vượt biên được hơn 200.000 trang giao cho Trung tâm VN ở ĐH Texas lưu giữ. Vì tâm nguyện: “Nếu chúng ta không viết lại lịch sử mình đã sống qua, khi chúng ta qua đời thì khoảng lịch sử này sẽ trống lốc.”
200 - Ngọc Duệ
“NỢ ĐỜI” DƯỚI MÁI CHÙA
Thường dân tên cũ Võ Thị Mỹ Phượng sinh 1968 tại Gia Lai. Sống ở TPHCM (2008).
Bố mẹ đều là cán bộ nên sinh ra trong chiến khu. Đến năm 1971 mới 3 tuổi thì bị quân đội chế độ cũ bắt đi trong một trận tấn công vào mật khu cách mạng lúc bố mẹ đều đi công tác vắng mặt. Bé được chụp ảnh in lên truyền đơn rải xuống kêu gọi bố mẹ ra đầu thú.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chiêu hồi đó thất bại nên bé bị đưa về giam ở nhà tù Pleiku không còn ai chú ý nữa. Một sĩ quan chế độ cũ – người phụ trách việc thẩm vấn tù binh Việt cộng ở đây - có từ tâm biết chuyện thấy tội nghiệp tìm cách đưa ra ngoài rồi đem đến gửi cho một tịnh xá Phật giáo (toàn giới ni sư, ni cô) nhờ nuôi giùm chỉ với lời dặn ngắn gọn “Con cộng sản nòi”. Các ni cô sợ bị phát hiện nên cho cạo trọc đầu bé rồi đặt pháp danh Ngọc Duệ – tên một công chúa triều nhà Trần - xem như một ni cô đi tu từ từ nhỏ để tránh bị truy ra tông tích. Sau đó vẫn sợ nên chuyển bé về một tịnh xá khác ở Sài Gòn rồi một tịnh xá khác nữa vẫn ở Sài Gòn.
Từ đó được tịnh xá săn sóc nuôi dưỡng, lớn lên dưới mái chùa nhưng không quy y luôn vì thâm tâm biết mình con mồ côi vẫn mong một ngày tìm ra người thân ruột thịt – tự nhận là “nợ đời con còn lớn lắm” – nên chỉ vừa đi học vừa phụ giúp việc vặt trong chùa. Chính vì cái “nợ đời” ấy mà sau khi tốt nghiệp cấp ba năm 1997 được một suất học bổng đi Mỹ song từ chối vì muốn “ở nhà để tìm cha mẹ”, sợ đi xa cha mẹ đi tìm không gặp.
Sau đó được một gia đình ở gần tịnh xá cảm thông nhận làm con nuôi. Lúc đó mới rời nhà chùa theo cha mẹ nuôi ra ngoài làm nghề buôn bán cửa hàng lớn ở trung tâm thành phố.
Trong lúc đó sau 75 bố mẹ từ Gia Lai đổ ra đi tìm con khắp các cô nhi viện, đăng tin trên báo, thậm chí nhờ cả nhà ngoại cảm lẫn Đại sứ quán Mỹ giúp đỡ (tìm trong danh sách chiến dịch Babylift đưa trẻ em mồ côi VN bay qua Mỹ trước 30.4) nhưng đều vô hiệu. Dù vậy người mẹ vẫn không từ bỏ cuộc tìm kiếm vì “bao đêm nằm mơ thấy con gái vẫn còn sống”.
Cuối cùng bà lên truyền hình VTV nhờ chương trình tìm người thân mất tích “Như chưa hề có cuộc chia ly” giúp đỡ. Đến đây thì cái “nợ đời” bí ẩn kia mới hé lộ: Đứa con gái kia lâu nay do không có thì giờ rảnh chưa hề xem chương trình nhưng tối đó được người anh nuôi vốn quan tâm tìm cha mẹ ruột cho em nhờ xem giùm vì mình bận việc. Ai ngờ chương trình đó đã gửi đến hình ảnh bà mẹ cùng dấu hiệu nhận dạng “vết sẹo bên đùi phải” giống hệt mình!
Khỏi nói cuộc trùng phùng sau hơn 37 năm hiếm có đã diễn ra trong biết bao nước mắt “vui sao lại buồn” với lời cám ơn đời của người mẹ “Tôi tìm được con rồi dù có chết cũng mãn nguyện.” Món “nợ đời” đã được trả tuy muộn màng nhưng kết quả có hậu.
CAO HUY KHANH
(Còn nữa)
Lãnh tụ sinh viên đấu tranh chống Mỹ - Ngụy nổi tiếng ở miền Nam trước 75 chính là một đảng viên cộng sản hoạt động nằm vùng ở Sài Gòn.
Sau 75 học tiếp y khoa ra bác sĩ rồi được cho đi học Liên Xô tốt nghiệp triết học Mác Lênin chuẩn bị tiếp tục con đường hoạt động chính trị. Vì thế trở về TPHCM sáng lập và làm tổng biên tập báo Thanh Niên năm 1986 kiêm thành viên Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp thanh niên.
Nhưng con đường hoạn lộ từ đây có vẻ chẳng được hanh thông mấy bởi một số sự cố ngoài ý muốn. Vì thực tế sau 75 cho thấy quan điểm tự do dân chủ “tư sản” được giới sinh viên, trí thức miền Nam theo đuổi trước đây khác với chủ trương tự do dân chủ cộng sản áp dụng trong nền chuyên chế xã hội chủ nghĩa – cũng như khái niệm “đấu tranh” giờ chỉ cho phép diễn ra trong “nội bộ” khó mà làm được - khiến gây thất vọng cho cả những trí thức sinh viên miền Nam chống Mỹ chống Thiệu - Kỳ trước đây. Cho nên vào đầu thời Đổi mới có vẻ anh đã có một số biểu hiện nào đó bị đánh giá “đi lệch hướng” hoặc không được lòng Nhà nước.
Đã vậy, bên cạnh đó còn xảy ra chuyện tai tiếng đời tư là vợ – con một cán bộ cao cấp – làm chủ hụi bị tố cáo… giựt hụi! Vợ phải ra toà lãnh án đã đành, chồng còn bị kêu ra làm nhân chứng liên quan mất uy tín (sau đó ly dị thôi).
Thế là bị “đảo chính” khỏi báo Thanh Niên năm 1990, chuyển về Hội Chữ thập đỏ TP bây giờ làm công tác chuyên môn thuần túy của một bác sĩ phụ trách phòng mạch miễn phí, ngoài giờ thì mở phòng mạch tư chuyên săn sóc… da, mụn cho phụ nữ! Không còn được mấy ai biết tới nữa bởi thực sự cũng tự nhận nghề y không giỏi do thời sinh viên quá bận bịu việc tranh đấu không có thì giờ học hành. Từ đó mới bị gán cho là “bác sĩ chính trị”!
Có thể hiểu biệt danh trên theo nhiều nghĩa: Nhờ chính trị mà thành bác sĩ hoặc vừa là bác sĩ vừa là nhà chính trị hoặc thậm chí ngược lại, bác sĩ nửa vời mà nhà chính trị cũng nửa vời! Nhưng nó như gói trọn trong đó bao tâm sự khá cay đắng của một thủ lĩnh sinh viên nhiệt huyết một thời vang bóng đã từ từ suy tàn theo thời cuộc: “Gần như trong cuộc đời hoạt động chân chính của mỗi người, chính trị hay từ thiện xã hội đều có những lúc thăng trầm, thậm chí đau khổ vô cùng. Họ cảm thấy thiếu công bằng trong đối xử với họ, thiếu được bảo vệ khi họ đấu tranh nên họ dễ chán nản, tiêu cực, mệt mỏi. Riêng tôi mỗi lần như vậy, trước hết phải nhìn lại mình đã làm được việc gì, hãy quên chuyện đã qua và tìm một lối thoát vươn lên vượt khó…”
Lối thoát đó là hướng về công tác từ thiện, giúp Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM vận động mổ tim cho trẻ em bất hạnh, gầy dựng phong trào hiến máu nhân đạo sau khi về hưu vẫn tiếp tục làm.
193 - Mi Dôn
NGƯỜI PHỤ NỮ 9 CHỒNG
Nữ y tá người dân tộc Jarai sinh 1961 tại Đắc Lắc. Sống ở Gia Lai (2003).
Trước 75 chồng làm thông dịch viên cho Mỹ rồi sau chuyển về làm việc tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Đến 30.4.75 chồng bỏ di tản qua Mỹ mất liên lạc luôn.
Còn lại một mình quay lại buôn làng ở Gia Lai rồi nhờ có trình độ tương đối (nói tiếng Anh giỏi nhờ thời gian chồng làm việc cho Mỹ) nên được cử đi học khóa y tá trở về trở thành “bàn tay vàng” đỡ đẻ suốt 25 năm qua. Ngoài công tác y tá, đỡ đẻ không lấy tiền còn giúp dân làng làm quen với nếp sống văn minh hơn.
Sau người chồng đầu theo Mỹ bỏ nước ra đi, đã lần lượt bỏ tiền cưới chồng thêm đến… 8 người nữa! Theo luật lệ buôn làng theo chế độ mẫu hệ việc này được cho phép miễn là tuân theo phong tục bỏ chồng phải có lý do chính đáng và làm giấy công khai được buôn làng chấp nhận. Trong 8 người chồng mới có người bệnh chết, có người chia tay, chỉ người chồng sau cùng lấy năm 1999 là người kinh. Sinh được 6 con đều do mình “tự đỡ đẻ”. Ở vùng này cũng có cả 10 trường hợp lấy từ 5 chồng trở lên
Nói chuyện chồng con chỉ cười: “Có người nói mình lấy 10 chồng, mình lấy đâu ra mà nhiều chồng thế? Chỉ có 9 chồng thôi. Mình phụ nữ mà, phải có quyền chứ!”
194 - Minh Chuyên
NHÀ BÁO SUÝT RẠCH BỤNG BẢO VỆ SỰ THẬT
Phóng viên đài truyền hình sinh 1942 tại Thái Bình. Sống ở Hà Nội (2010).
Bộ đội 10 năm chiến đấu, bị thương trên chiến trường miền đông Nam bộ. Sau 75 xuất ngũ thương binh 18% về làm phóng viên báo Thái Bình bắt đầu chuyên tâm khai thác đề tài nỗi đau thời hậu chiến như cuộc đời người lính bị quên lãng, nạn nhân CĐDC…
Năm 1997 chuyển qua Đài Truyền hình VTV. Đã viết gần 100 bút ký, truyện ngắn, kịch bản phim và đạo diễn 25 bộ phim tài liệu về mảng đề tài trên trong đó có những tác phẩm được dư luận hết sức quan tâm, khâm phục như “Thủ tục làm người còn sống” (1988), “Người không cô đơn” (1993), “Tiếng vọng cửa chùa”, “Cha con người lính” (giải thưởng Liên hoan Phim Seoul 2005 ở Hàn Quốc, giải thưởng Liên hoan Phim Bình Nhưỡng 2006 của CHDCND Triều Tiên), “Nỗi đau người chưa chết”, “Linh hồn Việt Cộng” (2008)…
Đặc biệt nổi cộm gây sốc dư luận là bút ký “Thủ tục làm người còn sống” đăng báo Văn Nghệ thời mở đầu Đổi mới năm 1988 viết về một thương binh chiến trường Campuchia bị lạc đơn vị trở về quê hương Thái Bình hơn 10 năm bị bỏ rơi không ai quan tâm giúp đỡ, giải quyết chế độ. Bài báo đã gây phản ứng từ giới quan chức chế độ nên bị gán tội viết sai sự thật bôi bác chế độ, kích động quần chúng tuy đương sự trước đó từng được trao tặng giấy khen, huân chương! Suốt 6 tháng ròng rã bị họp “tường trình, kiểm điểm” các cấp liên miên, bị “đánh” tơi tả tới mức người ta phải đồn là bị cấm viết, đình chỉ công tác, khai trừ Đảng, thậm chí hoảng quá đã… nhảy sông tự tử!
Thực tế thì cũng có lần suýt tự tử rồi, tự tử ngay tại buổi họp “hài tội” với mục đích chứng minh mình trong sạch, công tâm, tất cả điều mình viết đều là sự thật. Cho nên khi đến họp đã thủ một con dao sẵn sàng vén áo rạch bụng ngay tại chỗ: “Tôi là người lính đã 10 năm trận mạc, tôi hiểu cái giá của máu xương nhưng đến nước này tôi phải chấp nhận hy sinh. Đó là cách duy nhất để người cầm bút như tôi tự vệ.”
May mà cuối cùng Bộ Quốc phòng vào cuộc điều tra công nhận “Thủ tục làm người còn sống” viết đúng sự thật. Nhưng còn thủ tục giải quyết chế độ cho nhân vật thương binh kể trên mãi đến năm 2007 mới được chính thức thực hiện.
195 - Minh Hiền
VƯỢT QUA BỆNH UNG THƯ
Nhà báo tên thật Nguyễn Thị Minh Hiền sinh tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2010).
Trở về từ chiến khu sau 75 tham gia làm báo phụ nữ ở TPHCM.
Nhưng do tham gia đấu tranh chống tiêu cực trên báo hơi “quá đà” nên năm 1996 buộc phải chuyển công tác. Qua báo khác không được bao lâu cũng ra đi vì lý do “đấu tranh nội bộ” tương tự. Cuối cùng năm 1999 chấp nhận làm một tờ báo chuyên về kinh doanh “phi chính trị” nhưng hầu như phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Kết quả thành công tuy nhiên đây lại là một tờ báo chuyên ngành doanh nghiệp TPHCM nên hết… chống tiêu cực!
Đáng chú ý khi vừa nắm tờ báo trên thì bất ngờ lại vướng phải bệnh ung thư hiểm nghèo đã đến gia đoạn di căn chỉ chờ ngày chết bỏ lại con thơ, thế mà vẫn vươn lên chống chọi trải qua một năm điều trị vật vã – mổ và hóa trị - rồi tiếp tục lao vào làm báo kéo dài đến bây giờ (về hưu 2009) so với hồi đầu chỉ ước được sống thêm 5 năm để nuôi con khôn lớn. Bác sĩ cũng bất lực không giải thích được “phép lạ” kỳ diệu này mà chỉ cho là nhờ chị “sống lạc quan tích cực, cống hiến không ngơi nghỉ làm nên”.
Chẳng những thế, còn cho phép công khai căn bệnh của mình để mọi người biết giúp họ cách thức chữa bệnh đồng thời từ đó xây dựng chương trình trợ giúp bệnh nhân ung thư. Và cũng là người nêu sáng kiến tổ chức “Ngày Doanh nhân VN 13.10” hàng năm kể từ năm 2006.
196 - Minh Kỳ
CHẾT OAN TRONG TRẠI CẢI TẠO
Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Mỹ sinh 1930 tại Nha Trang – Mất 1975 ở VN (46 tuổi).
Trước 75 là nhạc sĩ “ăn khách” ở miền Nam với thể loại nhạc tình phổ thông rất phổ biến nhờ nội dung lãng mạng nhẹ nhàng và giai điệu ngọt ngào dễ hát như “Ai nói với em”, “Chuyện hai người”, “Đà Lạt hoàng hôn”…. Sau đó còn tham gia thành lập nhóm Lê Minh Bằng kết hợp phong cách âm nhạc ba miền (gồm thêm hai nhạc sĩ Lê Dinh quê Tiền Giang và Anh Bằng quê Hà Nội) nhằm phát triển dòng nhạc đó.
Đặc biệt nổi bật hai đề tài hoài niệm Huế quê hương của ông vốn gốc hoàng tộc (“Mưa trên phố Huế”, “Thương về xứ Huế”…) và nhạc “lính Cộng hòa” (“Biệt kinh kỳ”, “Anh tiền tuyến em hậu phương”, …). Bên cạnh đó còn bài nhạc xuân nổi tiếng “Xuân đã về”.
Vì là sĩ quan cảnh sát nên sau 30.4.75 phải đi cải tạo và không may chết trong trại cải tạo một cách oan uổng chỉ bốn tháng sau (chưa biết cụ thể ở đâu). Theo kể lại thì lúc đó xảy ra một vụ mâu thuẫn nội bộ trong các quản giáo ở trại đưa đến một cuộc “xung đột” làm nổ lựu đạn và ông xui xẻo ở gần đó ? thiệt mạng lây tuy mình chẳng hề dính líu gì!
Một con người quá đỗi tài hoa mệnh bạc (để lại vợ và đến 9 người con) không bù cho hai người bạn thiết Lê Dinh và Anh Bằng đã kịp thờø lánh nạn qua Canada và Mỹ.
197 - Mirei Lehmann
“VIETNAM – CON NGƯỜI THỨ HAI CỦA TÔI’
Nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp sinh 1966 tại Sài Gòn. Sống ở Thụy Sĩ (2009).
Mới mấy tháng tuổi đã bị cha mẹ đem gửi cô nhi viện - có lẽ do hoàn cảnh sống khó khăn trong thời chiến tranh loạn lạc - rồi được một đôi vợ chồng người Thụy Sĩ nhận làm con nuôi đem về nước.
Lớn lên thành đạt, làm giám đốc một trung tâm truyền thông, có nhiều triển lãm ảnh đoạt giải thưởng quốc tế. Nhưng trong sâu thẳm vẫn thôi thúc một tiếng gọi tìm về cội nguồn. Từ đó đã tìm đọc sách về VN, học tiếng Việt, tìm Việt kiều để làm quen…
Rồi quyết định về quê hương VN với ước mơ cháy bỏng tìm kiếm cha mẹ ruột. Nhưng đã hơn 10 lần qua lại VN vẫn chưa tìm ra được gốc tích gia đình cũ của mình.
Dù vậy, thay vào đó đã tìm cách san sẻ tình cảm yêu thương của mình bằng những hoạt động, dự án về VN, dành cho VN như dự án ảnh “Vietnam – Con người thứ hai của tôi” được trưng bày tại Nhà Đông dương ở Paris, Pháp. Hoặc các dự án triển lãm ảnh và in sách “From another part” (Từ một phần đời khác), “Here and there” (Đây và đó), “Hello & goodbye” (Xin chào và tạm biệt) đều về mảng đề tài VN thực hiện năm 2008 tại Thụy Sĩ. Đến năm 2009 là bộ phim ngắn mang tựa đề “Le coeur au bord des yeux” (Trái tim nơi ánh mắt) làm ngay ở VN với nội dung kể về một câu chuyện tình giữa một chàng trai Châu Âu với một cô gái VN.
Cùng lúc cuộc tìm kiếm bố mẹ ruột của mình vẫn tiếp tục chưa biết đâu là đoạn kết và đoạn kết có hậu hay không: “Tôi biết bố mẹ tôi rất yêu tôi và chắc chắn họ phải có một lý do nào đó để cho đứa con của mình đi. Tôi chỉ muốn nói rằng dẫu quá khứ có như thế nào thì thực sự tất cả những điều tôi nghĩ bây giờ chỉ là một sự mong mỏi nhỏ nhoi. Sự mong mỏi được một lần gặp lại người sinh ra mình, được ôm họ và một lần được kêu lên hai tiếng “Mẹ ơi”. Sao điều nhỏ nhoi đến vậy mà đã bao năm qua tôi vẫn chưa làm được?”
198 - Nam Lộc
TỪ NHẠC SĨ THÀNH NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Nhà hoạt động xã hội tên thật Nguyễn Nam Lộc sinh 1946 tại Miền Bắc. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 75 là nhạc sĩ thuộc dòng nhạc trẻ đô thị, nhà hoạt động văn hóa trong phong trào văn nghệ sinh viên Sài Gòn “trung lập” cùng thời với những Lê Hựu Hà, Đức Huy, Elvis Phương, Tuấn Ngọc… Ra đi từ 30.4.75 đến Mỹ làm ca khúc “Sài Gòn vĩnh biệt” nổi tiếng trong cộng đồng hải ngoại thời đó.
Tại Mỹ trở thành nhà hoạt động xã hội đứng đầu cơ quan thiện nguyện IRCC với các hoạt động đa dạng hướng về việc giúp đỡ, cứu trợ, phục vụ người Việt nhập cư suốt hơn 30 năm qua. Được cộng đồng đánh giá cao, được chính quyền Mỹ tuyên dương, tặng nhiều giải thưởng về công tác phục vụ cộng đồng, giúp người Việt hòa nhập với xã hội Mỹ.
Chưa một lần về nước dù thi thoảng từng bị các phái cực đoan ở hải ngoại cho là có lập trường không đủ mức cứng rắn với Nhà nước VN hiện tại vì quan điểm “Quá khứ dù buồn thảm đến đâu, dù có hận thù thế nào thì vẫn là lịch sử. Mà lịch sử thì cần phải ghi nhận một cách trung thực và đúng đắn. Cần phải lưu giữ và lại càng phải lưu truyền.”
199 - Nancy Bùi
SƯU TẦM CÂU CHUYỆN THUYỀN NHÂN
Tên thật Đoàn Thị Bùi. Sống ở Mỹ (2007).
Trên đất Mỹ đã cất công đi thu thập, ghi chép vô số mẩu chuyện về thuyền nhân VN vượt biên được hơn 200.000 trang giao cho Trung tâm VN ở ĐH Texas lưu giữ. Vì tâm nguyện: “Nếu chúng ta không viết lại lịch sử mình đã sống qua, khi chúng ta qua đời thì khoảng lịch sử này sẽ trống lốc.”
200 - Ngọc Duệ
“NỢ ĐỜI” DƯỚI MÁI CHÙA
Thường dân tên cũ Võ Thị Mỹ Phượng sinh 1968 tại Gia Lai. Sống ở TPHCM (2008).
Bố mẹ đều là cán bộ nên sinh ra trong chiến khu. Đến năm 1971 mới 3 tuổi thì bị quân đội chế độ cũ bắt đi trong một trận tấn công vào mật khu cách mạng lúc bố mẹ đều đi công tác vắng mặt. Bé được chụp ảnh in lên truyền đơn rải xuống kêu gọi bố mẹ ra đầu thú.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chiêu hồi đó thất bại nên bé bị đưa về giam ở nhà tù Pleiku không còn ai chú ý nữa. Một sĩ quan chế độ cũ – người phụ trách việc thẩm vấn tù binh Việt cộng ở đây - có từ tâm biết chuyện thấy tội nghiệp tìm cách đưa ra ngoài rồi đem đến gửi cho một tịnh xá Phật giáo (toàn giới ni sư, ni cô) nhờ nuôi giùm chỉ với lời dặn ngắn gọn “Con cộng sản nòi”. Các ni cô sợ bị phát hiện nên cho cạo trọc đầu bé rồi đặt pháp danh Ngọc Duệ – tên một công chúa triều nhà Trần - xem như một ni cô đi tu từ từ nhỏ để tránh bị truy ra tông tích. Sau đó vẫn sợ nên chuyển bé về một tịnh xá khác ở Sài Gòn rồi một tịnh xá khác nữa vẫn ở Sài Gòn.
Từ đó được tịnh xá săn sóc nuôi dưỡng, lớn lên dưới mái chùa nhưng không quy y luôn vì thâm tâm biết mình con mồ côi vẫn mong một ngày tìm ra người thân ruột thịt – tự nhận là “nợ đời con còn lớn lắm” – nên chỉ vừa đi học vừa phụ giúp việc vặt trong chùa. Chính vì cái “nợ đời” ấy mà sau khi tốt nghiệp cấp ba năm 1997 được một suất học bổng đi Mỹ song từ chối vì muốn “ở nhà để tìm cha mẹ”, sợ đi xa cha mẹ đi tìm không gặp.
Sau đó được một gia đình ở gần tịnh xá cảm thông nhận làm con nuôi. Lúc đó mới rời nhà chùa theo cha mẹ nuôi ra ngoài làm nghề buôn bán cửa hàng lớn ở trung tâm thành phố.
Trong lúc đó sau 75 bố mẹ từ Gia Lai đổ ra đi tìm con khắp các cô nhi viện, đăng tin trên báo, thậm chí nhờ cả nhà ngoại cảm lẫn Đại sứ quán Mỹ giúp đỡ (tìm trong danh sách chiến dịch Babylift đưa trẻ em mồ côi VN bay qua Mỹ trước 30.4) nhưng đều vô hiệu. Dù vậy người mẹ vẫn không từ bỏ cuộc tìm kiếm vì “bao đêm nằm mơ thấy con gái vẫn còn sống”.
Cuối cùng bà lên truyền hình VTV nhờ chương trình tìm người thân mất tích “Như chưa hề có cuộc chia ly” giúp đỡ. Đến đây thì cái “nợ đời” bí ẩn kia mới hé lộ: Đứa con gái kia lâu nay do không có thì giờ rảnh chưa hề xem chương trình nhưng tối đó được người anh nuôi vốn quan tâm tìm cha mẹ ruột cho em nhờ xem giùm vì mình bận việc. Ai ngờ chương trình đó đã gửi đến hình ảnh bà mẹ cùng dấu hiệu nhận dạng “vết sẹo bên đùi phải” giống hệt mình!
Khỏi nói cuộc trùng phùng sau hơn 37 năm hiếm có đã diễn ra trong biết bao nước mắt “vui sao lại buồn” với lời cám ơn đời của người mẹ “Tôi tìm được con rồi dù có chết cũng mãn nguyện.” Món “nợ đời” đã được trả tuy muộn màng nhưng kết quả có hậu.
CAO HUY KHANH
(Còn nữa)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét