CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi
301 - Ba Thi
ĐOẠN KẾT BUỒN CHO “NỮ TƯỚNG” CỨU ĐÓI
Cán bộ tên thật Nguyễn Thị Ráo sinh 1922 tại Trà Vinh – Mất ở TPHCM.
Trong kháng chiến chống Mỹ là cán bộ hoạt động ở Miền Tây dưới quyền cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Sau 75 về phụ trách ngành lương thực của TPHCM. Bắt đầu nổi lên biệt danh “Bà Ba Thi” những năm cuối thập niên 70 khi theo lệnh Bí thư Võ Văn Kiệt đứng ra trực tiếp chỉ huy đội “Đặc nhiệm lương thực” tổ chức cuộc nhảy rào về miền Tây chống lệnh ngăn sông cấm chợ để thu mua lúa gạo với giá linh hoạt – trái với cơ chế bao cấp lâu nay của Trung ương –ï góp phần giải quyết nạn thiếu gạo của cả nước. Sau đó chính sách đổi mới này được Trung ương chấp nhận cho áp dụng rộng rãi khắp cả nước.
Nhờ đó năm 1980 được cử giữ chức giám đốc Cty Lương thực TPHCM rồi được phong Anh hùng lao động năm 1985.
Nhưng do trình độ học vấn thấp (mới xong lớp 4 trường làng) nên kiến thức quản lý không có không làm nổi giao cho cấp dưới hết mà thiếu kiểm tra nên khoảng vào giữa những năm 1990 để xảy ra tham nhũng bê bối trong đơn vị mình phải chịu trách nhiệm. Nội vụ bị đưa ra tòa xử án tù nhiều thuộc cấp, riêng bản thân được chiếu cố lấy công bù tội nên được cho nghỉ việc về hưu sớm.
Rồi qua đời lặng lẽ ở TPHCM vào đầu những năm 2000.
302 - Nguyễn Ngọc Ngạn
THỜI ĐIỂM SẢN SINH MỘT NHÀ VĂN
Nhà văn Việt kiều sinh 1946 tại Sơn Tây. Sống ở Canada (2010).
Gốc Thiên Chúa giáo di cư vào Nam 1954, thời trẻ cũng ham văn nghệ (đóng kịch) nhưng chỉ học ĐH Văn khoa Sài Gòn rồi ra đi dạy một thờì gian thì bị kêu lính ra trường chuẩn úy Thủ Đức đưa về đơn vị địa phương quân ở Cái Bè (Mỹ Tho). Năm 1974 mang lon trung úy được biệt phái trở về dạy học lại ở Sài Gòn đến 30.4.75 thì đi cải tạo 3 năm.
Được thả về năm 1978 và chỉ một năm sau cùng vợ con xuống tàu vượt biên. Không may khi tàu gần đến Malaysia bị lực lượng biên phòng nước này nổ súng bắn do chưa có lệnh cho cập bến đưa đến thảm họa tàu lật làm thiệt mạng đến 161 dân di tản. Vợ 26 tuổi và con 4 tuổi chết theo, riêng mình lại được vớt lên kịp cứu sống!
Vào trại tỵ nạn Malaysia trong khi chờ xin nhập cảnh nước khác, từ nỗi buồn mất vợ con quá bi thảm mới nảy sinh ý tuởng viết để an ủi tự cứu chuộc mình đồng thời như một nén tâm nhang tưởng niệm: “… Lúc đó tôi mới ngồi nghĩ lại một điều quan trọng trong cuộc chiến hóa ra người đàn ông không khổ bằng người đàn bà…. Khi chồng đi cải tạo thì vợ ở nhà phải lo đi tiếp tế cho chồng, rồi sau khi chồng được thả về thì nhiều ngươì đàn bà phải hy sinh, dành dụm cho chồng vượt biên, mình ở lại sau bởi biết chồng ở lại vất vả hơn… Từ ý nghĩ đó tôi mới xin giấy bút của bà xơ trong trại để viết cuốn truyện dài đầu tiên khi mà mình chưa viếât gì bao giờ… Với tôi, viết văn là do đưa đẩy hoàn cảnh chứ hoàn toàn không có ý gì như vậy trước đó…”
Cuốn tiểu thuyết trên được đặt nhan đề “Những người đàn bà còn ở lại” viết xong thì được nhận qua Canada năm 1980. Từ đó vừa đi làm nhân viên bảo hiểm, làm thêm nghề thông dịch vừa bỏ ra 2 năm học lại tiếng Anh để tiếp tục con đường viếùt văn cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Năm 1982 lấùy vợ mớùi Việt kiều Pháp cũng vượt biên, được một con trai.
Đến năm 1987 thiên tiểu thuyết sáng tác đầu tay kể trên mới được in trong khi tác phẩm đầu tiên là cuốn hồi ký “Ý Trời” (The Will of Heaven) kể về giai đoạn chế độ Sài Gòn sụp đổ và cuộc sống trong trại cải tạo sau đó do tính thời sự đã được in rất sớm năm 1980, trở thành tác phẩm đầu tiên viết bằng tiếng Anh của dân di tản được xuất bản hải ngoại.
Từ đó sự nghiệp văn chương thăng tiến nhanh chóng đến nay đã có hơn 32 cuốn được xuất bản ăn khách bao gồm tiều thuyết và truyện ngắn nhờ kinh nghiệm nhạy bén bắt mạch thị hiếu thời đại với văn phong ngắn gọn dễ đọc, nhiều đối thoại, nhắm đề tài “thời thượng” tùy lúc (viết cả truyện ma ăn khách cả in lẫn đọc thu đĩa bán chạy). Tuy nhiên có một điều lạ nghịch lý là tuyệt đối không biết – và không quan tâm - dùng máy tính, Internet kể cả… ĐTDĐ!
Không chỉ thế, từ năm 1992 mở một cú đột phá nhảy vọt ngoạn mục là làm MC cho trên 70 chương trình ca nhạc hải ngọai nổi tiếng “Thúy Nga by night” ở Paris, Pháp. Ban đầu do không có kinh nghiệm nên chỉ nhận lời làm với mục đích để qua đĩa bán về VN hy vọng còn bố sẽ nhìn và nghe thấy mình.
Bố mất năm 1997, còn mẹ đã mấtï năm 1991 đều không về. Đài CBC Canada từng mời theo về VN để làm một phóng sự cũng từ chối không về.
303 - Nguyễn Quang Trung
“VUA MÌN” KHÔNG RỜI CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Nông dân sinh 1920 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2001).
Thời chiến tranh chỉ huy đội biệt động huyện hoạt động trên chiến trường đồi Ba Càng thuộc vùng rừng núi huyện Triệu Phong, Quảng Trị.
Nổi tiếng với tài làm mìn tự chế cả hàng ngàn quả ngụy trang gài nổ chết lính Mỹ mà nguyên liệu làm mìn lấy từ chính các quả mìn không nổ hay đạn pháo tịt của Mỹ. Tới mức được địch gán cho biệt danh “Vua mìn” và còn ra giá thưởng 1.000 USD cho ai bắt được. Làm mìn tự chế nhiều đồng thời nguy hiểm cho tính mạng mình tới mức cả 10 đốt ngón tay đều mất hết (do nổ, cháy khi chế tạo mìn)!
Sau 75 tiếp tục ở lại chiến trường đồi Ba Càng gắn bó với núi rừng chứ không về sống với gia đình ở thị xã Đông Hà vì “Nhiều đêm nằm ngủ tôi mơ thấy đồng đội bảo rằng rất cần được chăm sóc, hương khói. Hài cốt họ đang nằm đâu đó trên các ngọn đồi này...”
Từ đó trong suốt 20 năm đã cùng các con đi truy tìm hài cốt liệt sĩ đưa về nghĩa tranh quy tập nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó còn cuốc đất trồng gần 10 hécta bạch đàn phủ xanh dấu tích chiến tranh đẫm máu một thời nơi đây.
Mãi đến năm 2001 sức yếu rồi mới chịu chia tay chiến trường xưa về nhà vui hưởng tuổi già.
304 - Nguyễn Quốc Hùng
NGUỜI TÙ CÔN ĐẢO ĐI LƯỢM VE CHAI
Lao động nghèo sinh năm 1949 tại Quảng Nam. Sống ở TPHCM (2009).
Trước 75 từng tham gia hoạt động cách mạng ở Quảng Nam với bí danh Sáu Hùng, đến 1964 bị lộ nên trốn vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động. Nhiều lần bị bắt ở tù Chí Hòa, Tân Hiệp và Côn Đảo.
Sau 75 đi dạy học một thời gian, lấy vợ sinh được 2 con trai nhưng nhà quá nghèo nên năm 1989 vợ bỏ đi theo người khác sau khi đã bắt bán nhà – một căn nhà lụp xụp – lấy hết tiền. Rơi vào khủng hoảng bỏ dạy ôm 2 con nhỏ tiêu hết tiền dành dụm không biết làm gì để sống đành chọn nghề dễ nhất là… đi lượm ve chai qua ngày để nuôi con.
Từ đó bắt đầu hành trình vác bao tải lượm ve chai 17 năm nuôi con ăn học nên người: Bắt đầu từ căn cứ Long Bình của Mỹ để lại ở Đồng Nai đến Hố Nai, Tam Hiệp, Long Thành rồi Dầu Giây, Ngả ba Vũng Tàu và cuối cùng là TPHCM từ năm 2008. Đụng đâu ở đó, ngủ đó, trên các bãi đất hoang, lề đường và thậm chí cả trong… nghĩa địa nữa!
Nhưng cũng nhờ đó mà 2 con nay đều học hành đàng hoàng vào được đại học và cao đẳng như ước nguyện: “Khổ mấy cũng chịu. Chỉ cần tụi nó được đi học. Chỉ cần lo cho 2 đứa nó học xong là tui thấy yên lòng…”
Có điều không hiểu sao quá trình hoạt động cách mạng kể trên không ai biết, không ai nhớ? Vì mất liên lạc với cơ sở? Vì sai lầm ở trong tù? Hay vì bản thân chịu nhiều tra tấn trong tù khiến sau đó mắc bệnh đau đầu khi nhớ khi quên (cả tên mình có khi cũng quên)? Bởi vậy mà khi còn hoạt động còn mang những biệt danh kỳ dị như “Sáu địa”, “Sáu khùng”, “Sáu cùi”, Sáu điên”.
305 - Nguyễn Quý An
CỨU NGƯỜI, NGƯỜI CỨU
Thường dân Việt kiều. Sống ở Mỹ (2007).
Khi còn là sĩ quan chế độ cũ từng cứu sống một người lính Mỹ tên R.C.King năm 1969. Một năm sau thì bị thương cụt 2 tay xuất ngũ.
Năm 1996 cùng con gái qua Mỹ không có giấy tờ di trú hợp lệ nên bị bắt đưa ra tòa chuẩn bị trục xuất, may sao được King nghe tin vội vàng tìm đến tìm mọi cách vận động đấu tranh với chính quyền để cho cha con cuối cùng được chấp thuận cho ở lại định cư luôn.
Đền ơn tri ngộ xong rồi đến năm 2007 thì King qua đời.
306 - Nguyễn Rân
“ÔNG GIÀ HARMONICA”
Thường dân sinh 1941 tại Đà Nẵng. Sống ở Đà Nẵng (2007).
Từ năm 1968 đã tham gia hoạt động giúp đỡ trẻ em đường phố lang thang nạn nhân chiến tranh ở Đà Nẵng trong tổ chức “Hội Bụi đời”. Với cây kèn harmonica luôn thủ sẵn trong túi đêm đêm đi khắp nơi trong tỉnh tìm các em lạc loài đưa về hội nuôi dạy, có dịp là lôi kèn ra thổi cho các em nghe để đem lại niềm vui nhỏ bé cho các em.
Sau 1975 hội giải tán nhưng vẫn cùng một nhóm bạn bè cố gắng duy trì việc làm này rất khó khăn. May sao được người quen giới thiệu nên mạo muội viết một bức thư gửi Phu nhân Tổng thống Pháp lúc đó là bà Danielle Mitterrand xin giúp đỡ và năm 1991 được bà đáp ứng. Từ đó thành lập Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng do giao cho phụ trách, đến nay đã phát triển thành 4 cụm gia đình nuôi dạy các em bụi đời. Đài NHK Nhật Bản từng làm phóng sự giới thiệu.
Năm 2004 bị chứng tai biến phải giải phẫu lấy mất một phần não vậy mà ra viện vẫn trở lại với các em, tiếp tục công việc “vác tù và”. Vợ khuyên can không nghe, chịu không nổi bỏ đi.
Bây giờ chỉ còn Trung tâm là nhà của mình cho đến cuối đời!
307 - Nguyễn Song Thao
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 12
Thợ sửa đồ điện tử sinh 1948 tại Nghệ An. Sống ở Nha Trang (2007).
Năm 19 tuổi đi bộ đội vào chiến đấu ở mặt trận Bình – Trị – Thiên.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1968 bị trúng đạn vào đầu mê man được người dân cứu sống nhưng trở thành người mất trí nhớ ngơ ngẩn không rõ đơn vị, quê quán ở đâu. Ở quê nhà thì năm 1968 đã nhận được giấy báo tử , đến năm 1977 còn được cấp bằng Tổ quốc ghi công.
Nhưng “liệt sĩ” vẫn còn sống với một đầu óc mất hết dấu vết quá khứ sống đời lang thang phiêu dạt khắp nơi. Đến sau 75 trôi giạt vào Nha Trang được một người thợ sửa chữa đồ điện tử cám cảnh đem về nuôi rồi truyền nghề cho.
Lấy vợ năm 1979 sinh được 3 con thì chỉ có con gái đầøu lòng là bình thường, còn con trai kế chịu di chứng CĐDC 26 năm nằm liệt một chỗ đến năm 2006 qua đời. Thêm một đứa con gái út chào đời vỏn vẹn được 3 ngày thì mất.
Mãi đến năm 2007 trí nhớ có vẻ đã được phục hồi phần nào bèn tìm đường về quê cũ. Lúc đó mới hay mẹ già đau lòng mong ngóng tin con từ ngày này qua ngày khác thành ra lẩn thẩn đã ra đi không chờ nổi ngày đoàn tụ quá muộn màng sau gần 40 năm con mất tích.
308 - Nguyễn Sơn Lâm
THANH NIÊN “TÍ HON”
Nhân viên báo điện tử sinh 1982 tại Quảng Ninh. Sống ở Hà Nội (2010).
Nhiễm CĐDC từ bố cựu bộ đội 11 năm trên chiến trường miền Nam nên mắc bệnh loãng xương (xương tự vỡõ rồi tự lành) khiến chỉ cao 83cm, cân nặng 23kg, mắt cận thị nặng. Với đôâi chân oặt oẹo như chiếc lò xo xoắn đi đâu phải chống 2 nạng nhảy lóc cóc từng bước hoặc nhờ người khác “cõng” trên cổ.
Bố xuất ngũ với 81% thương tật bị hành hạ bởi bệnh tật sinh ra tâm thần, uống ruợu vào cứ nổi cơn đập phá đồ đạc và hành hạ 3 mẹ con (còn người anh bị viêm màng não, suy nhược thần kinh). Mẹ túng quẫn tới mức có lần đèo con trên cổ xuống sông định tự trầm may mà phút chót con đoán biết được kêu lên thảng thốt “Mẹ ơi, đừng giết con” thì người mẹ mới bừng tỉnh.
May nhờ trí óc còn bình thường, còn thông minh lanh lẹ nữa nên quyết chí đeo đuổi việc học đến cùng với sự giúp đỡ của một cô giáo giàu lòng nhân ái và nhiều nhà từ thiện. Cuối cùng cũng tốt nghiệp khoa Anh ĐH Hà Nội, còn học thêm tiếng Pháp và tiếng Nhật rồi được báo điện tử VNN nhận vào làm chân phóng viên bình luận các giải bóng đá quốc tế.
“Cậu bé tí hon” nay đã thành “thanh niên tí hon” góp mặt với đời như ai.
309 - Nguyễn Tài
THỨ TRƯỞNG CÔNG AN BỊ NGHI… CIA!
Cán bộ về hưu sinh 1927 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2003).
Con trai nhà văn quá cố Nguyễn Công Hoan (có chú bí danh Lê Văn Lương nguyên ủy viên Bộ Chính trị) đã tham gia khánh chiến chống Pháp từ năm mới 18 tuổi, sau đó làm Trưởng ty Công an Hà Nội rồi Cực trưởng Bộ Công an.
Năm 1964 tình nguyện vào chiến trường miền Nam theo một “chuyến tàu không số” (tàu thủy bí mật xâm nhập miền Nam). Nhận chức Trưởng ban An ninh T4 Sài Gòn – Gia Định với bí danh Tư Trọng chỉ huy nhiều cuộc đột kích, ám sát quan chức chế độ VNCH gây tiếng vang.
Đến năm 1970 bị bắt trải qua hơn 4 năm tù tra khảo vẫn không khai báo có hại cho tổ chức. Cuối cùng được giải thoát ngày 30.4.75.
Sau 75 được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an ngày nay). Bất ngờ cuối năm 1997 bị đình chỉ chức vụ để điều tra do tình nghi hợp tác với địch được CIA gài lại! Dù Thành ủy TPHCM cơ quan trực tiếp quản lý thời đó xác nhận đương sự hoàn toàn trong sạch.
Nguyên do là từ một cuốn hồi ký nổi tiếng vừa xuất bản ở Mỹ của tác giả F. Snepp một cựu trưởng ban CIA ở Sài Gòn tựa đề “Cuộc tháo chạy tán loạn” (Decent Interval) kể về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Trong đó có phần viết về một tù binh Việt Cộng nổi cộm chính là bản thân Tư Trọng mà Snepp từng tham gia thẩm vấn. Và trong phần này có chi tiết quan trọng theo lời Snepp là phía CIA đã giao tù binh này lại cho Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH kèm đề nghị trước khi Sài Gòn thất thủ hãy thủ tiêu bằng cách cho máy bay chở ra biển ném xuống để phi tang tông tích!
Từ chi tiết trên mà bản thân ông bị Nhà nước nghi ngờ khai gian vì lẽ ra đã chết rồi sao vẫn còn sống sót trở về?
Thế là cả gia dình lâm vào thế hoang mang, mặc cảm mang tiếng “phản bội” (vợ cũng là một thiếu tá công an) trong một thời gian dài tuy bản thân vẫn được điều chuyển qua ngành khác. Mãi đến 11 năm sau, năm 1988 mới chính thức có kết luận giải oan theo kết quả điều tra nhiều hướng, theo đó đơn giản là F. Snepp đã nhanh chân chạy trước nên không biết đến những ngày cuối cùng trước 30.4 bộ máy chính quyền VNCH tan rã nhanh chóng mạnh ai nấy thoát thân đâu còn nghe theo lệnh CIA thanh toán “đồng chí Tư Trọng” nữa!
Năm 2000 được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang theo đề xuất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Về hưu bắt đầu tiếp bước người cha - tiểu thuyết gia tiền phong của nền văn học VN, nhà văn viết truyện ngắn nhiều nhất, xuất sắc nhất thời Tiền chiến - - bằng 2 tập hồi ký đã xuất bản…
310 - Nguyễn Tài Lộc
“ĐOÀN TÀU KHÔNG SỐ” NÊN… KHÔNG CHẾ ĐỘ!
Ngư dân sinh 1936 tại Nam Hà cũ. Sống ở Quảng Ninh (2006).
Mới một tuổi mồ côi cha nên sau đó được mẹ đem qua Hạ Long sinh sống, từ đó trở thành dân chài thành thạo vùng biển Quảng Ninh. Vì vậy lớn lên được tuyển vào hải quân.
Năm 1964 được biệt phái làm nhiệm vụ thủy thủ trong “Đoàn tàu không số”, một lực lượng tàu biển bí mật chuyên chở vũ khí, thuốc men vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì tính chất “Tối mật” nên trước khi lên đường làm nhiệm vụ, các thành viên đoàn tàu này đều bị thu giữ hết các giấy tờ, tài liệu cá nhân. Và tất cả đều được tổ chức lễ “truy điệu sống” kiểu như Kinh Kha một đi không về!
Bản thân đã 4 lần được “truy điệu sống” như vậy vẫn trở về. Riêng trong chuyến đi thứ tư năm 1967 chở vũ khí vào Quảng Ngãi thì sắp cập bến không may gặp bão nên đi chậm lại khiến bị địch phát hiện bao vây tấn công dữ dội. Thuyền trưởng buộc phải ra lệnh thủy thủ rút khỏi tàu và cho nổ tàu luôn. Bản thân bị sức ép bom nổ trọng thương, gãy xương quai hàm và xương đùi, mặt mày cháy nám hết nhưng sống sót, được đưa ra Bắc chữa trị.
Năm 1972 xuất ngũ quay về làm đời dân chài không nhà cửa, tài sản chỉ có chiếc thuyền nan 2 vợ chồng già đánh cá sống đắp đổi trên vịnh Hạ Long. Và từ đó đến nay không hề được hưởng một chế độ nào của Nhà nước do giấy tờ còn lại đã mất hết sau một lần bão làm đắm thuyền trong khi thủ tục làm hồ sơ cho lính hải quân “Đoàn tàu không số” – không nhiều - rất phức tạp vì từ trước nó được đưa vào diện “bí mật quốc gia” ít ai biết.
Dù vậy vẫn bình thản: “Mình đã từng xem nhẹ cái chết thì nay sống sót trở về dù có thương tật đi nữa cũng may mắn hơn nhiều anh em khác rồi”!
(Còn tiếp)
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi
301 - Ba Thi
ĐOẠN KẾT BUỒN CHO “NỮ TƯỚNG” CỨU ĐÓI
Cán bộ tên thật Nguyễn Thị Ráo sinh 1922 tại Trà Vinh – Mất ở TPHCM.
Trong kháng chiến chống Mỹ là cán bộ hoạt động ở Miền Tây dưới quyền cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Sau 75 về phụ trách ngành lương thực của TPHCM. Bắt đầu nổi lên biệt danh “Bà Ba Thi” những năm cuối thập niên 70 khi theo lệnh Bí thư Võ Văn Kiệt đứng ra trực tiếp chỉ huy đội “Đặc nhiệm lương thực” tổ chức cuộc nhảy rào về miền Tây chống lệnh ngăn sông cấm chợ để thu mua lúa gạo với giá linh hoạt – trái với cơ chế bao cấp lâu nay của Trung ương –ï góp phần giải quyết nạn thiếu gạo của cả nước. Sau đó chính sách đổi mới này được Trung ương chấp nhận cho áp dụng rộng rãi khắp cả nước.
Nhờ đó năm 1980 được cử giữ chức giám đốc Cty Lương thực TPHCM rồi được phong Anh hùng lao động năm 1985.
Nhưng do trình độ học vấn thấp (mới xong lớp 4 trường làng) nên kiến thức quản lý không có không làm nổi giao cho cấp dưới hết mà thiếu kiểm tra nên khoảng vào giữa những năm 1990 để xảy ra tham nhũng bê bối trong đơn vị mình phải chịu trách nhiệm. Nội vụ bị đưa ra tòa xử án tù nhiều thuộc cấp, riêng bản thân được chiếu cố lấy công bù tội nên được cho nghỉ việc về hưu sớm.
Rồi qua đời lặng lẽ ở TPHCM vào đầu những năm 2000.
302 - Nguyễn Ngọc Ngạn
THỜI ĐIỂM SẢN SINH MỘT NHÀ VĂN
Nhà văn Việt kiều sinh 1946 tại Sơn Tây. Sống ở Canada (2010).
Gốc Thiên Chúa giáo di cư vào Nam 1954, thời trẻ cũng ham văn nghệ (đóng kịch) nhưng chỉ học ĐH Văn khoa Sài Gòn rồi ra đi dạy một thờì gian thì bị kêu lính ra trường chuẩn úy Thủ Đức đưa về đơn vị địa phương quân ở Cái Bè (Mỹ Tho). Năm 1974 mang lon trung úy được biệt phái trở về dạy học lại ở Sài Gòn đến 30.4.75 thì đi cải tạo 3 năm.
Được thả về năm 1978 và chỉ một năm sau cùng vợ con xuống tàu vượt biên. Không may khi tàu gần đến Malaysia bị lực lượng biên phòng nước này nổ súng bắn do chưa có lệnh cho cập bến đưa đến thảm họa tàu lật làm thiệt mạng đến 161 dân di tản. Vợ 26 tuổi và con 4 tuổi chết theo, riêng mình lại được vớt lên kịp cứu sống!
Vào trại tỵ nạn Malaysia trong khi chờ xin nhập cảnh nước khác, từ nỗi buồn mất vợ con quá bi thảm mới nảy sinh ý tuởng viết để an ủi tự cứu chuộc mình đồng thời như một nén tâm nhang tưởng niệm: “… Lúc đó tôi mới ngồi nghĩ lại một điều quan trọng trong cuộc chiến hóa ra người đàn ông không khổ bằng người đàn bà…. Khi chồng đi cải tạo thì vợ ở nhà phải lo đi tiếp tế cho chồng, rồi sau khi chồng được thả về thì nhiều ngươì đàn bà phải hy sinh, dành dụm cho chồng vượt biên, mình ở lại sau bởi biết chồng ở lại vất vả hơn… Từ ý nghĩ đó tôi mới xin giấy bút của bà xơ trong trại để viết cuốn truyện dài đầu tiên khi mà mình chưa viếât gì bao giờ… Với tôi, viết văn là do đưa đẩy hoàn cảnh chứ hoàn toàn không có ý gì như vậy trước đó…”
Cuốn tiểu thuyết trên được đặt nhan đề “Những người đàn bà còn ở lại” viết xong thì được nhận qua Canada năm 1980. Từ đó vừa đi làm nhân viên bảo hiểm, làm thêm nghề thông dịch vừa bỏ ra 2 năm học lại tiếng Anh để tiếp tục con đường viếùt văn cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Năm 1982 lấùy vợ mớùi Việt kiều Pháp cũng vượt biên, được một con trai.
Đến năm 1987 thiên tiểu thuyết sáng tác đầu tay kể trên mới được in trong khi tác phẩm đầu tiên là cuốn hồi ký “Ý Trời” (The Will of Heaven) kể về giai đoạn chế độ Sài Gòn sụp đổ và cuộc sống trong trại cải tạo sau đó do tính thời sự đã được in rất sớm năm 1980, trở thành tác phẩm đầu tiên viết bằng tiếng Anh của dân di tản được xuất bản hải ngoại.
Từ đó sự nghiệp văn chương thăng tiến nhanh chóng đến nay đã có hơn 32 cuốn được xuất bản ăn khách bao gồm tiều thuyết và truyện ngắn nhờ kinh nghiệm nhạy bén bắt mạch thị hiếu thời đại với văn phong ngắn gọn dễ đọc, nhiều đối thoại, nhắm đề tài “thời thượng” tùy lúc (viết cả truyện ma ăn khách cả in lẫn đọc thu đĩa bán chạy). Tuy nhiên có một điều lạ nghịch lý là tuyệt đối không biết – và không quan tâm - dùng máy tính, Internet kể cả… ĐTDĐ!
Không chỉ thế, từ năm 1992 mở một cú đột phá nhảy vọt ngoạn mục là làm MC cho trên 70 chương trình ca nhạc hải ngọai nổi tiếng “Thúy Nga by night” ở Paris, Pháp. Ban đầu do không có kinh nghiệm nên chỉ nhận lời làm với mục đích để qua đĩa bán về VN hy vọng còn bố sẽ nhìn và nghe thấy mình.
Bố mất năm 1997, còn mẹ đã mấtï năm 1991 đều không về. Đài CBC Canada từng mời theo về VN để làm một phóng sự cũng từ chối không về.
303 - Nguyễn Quang Trung
“VUA MÌN” KHÔNG RỜI CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Nông dân sinh 1920 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2001).
Thời chiến tranh chỉ huy đội biệt động huyện hoạt động trên chiến trường đồi Ba Càng thuộc vùng rừng núi huyện Triệu Phong, Quảng Trị.
Nổi tiếng với tài làm mìn tự chế cả hàng ngàn quả ngụy trang gài nổ chết lính Mỹ mà nguyên liệu làm mìn lấy từ chính các quả mìn không nổ hay đạn pháo tịt của Mỹ. Tới mức được địch gán cho biệt danh “Vua mìn” và còn ra giá thưởng 1.000 USD cho ai bắt được. Làm mìn tự chế nhiều đồng thời nguy hiểm cho tính mạng mình tới mức cả 10 đốt ngón tay đều mất hết (do nổ, cháy khi chế tạo mìn)!
Sau 75 tiếp tục ở lại chiến trường đồi Ba Càng gắn bó với núi rừng chứ không về sống với gia đình ở thị xã Đông Hà vì “Nhiều đêm nằm ngủ tôi mơ thấy đồng đội bảo rằng rất cần được chăm sóc, hương khói. Hài cốt họ đang nằm đâu đó trên các ngọn đồi này...”
Từ đó trong suốt 20 năm đã cùng các con đi truy tìm hài cốt liệt sĩ đưa về nghĩa tranh quy tập nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó còn cuốc đất trồng gần 10 hécta bạch đàn phủ xanh dấu tích chiến tranh đẫm máu một thời nơi đây.
Mãi đến năm 2001 sức yếu rồi mới chịu chia tay chiến trường xưa về nhà vui hưởng tuổi già.
304 - Nguyễn Quốc Hùng
NGUỜI TÙ CÔN ĐẢO ĐI LƯỢM VE CHAI
Lao động nghèo sinh năm 1949 tại Quảng Nam. Sống ở TPHCM (2009).
Trước 75 từng tham gia hoạt động cách mạng ở Quảng Nam với bí danh Sáu Hùng, đến 1964 bị lộ nên trốn vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động. Nhiều lần bị bắt ở tù Chí Hòa, Tân Hiệp và Côn Đảo.
Sau 75 đi dạy học một thời gian, lấy vợ sinh được 2 con trai nhưng nhà quá nghèo nên năm 1989 vợ bỏ đi theo người khác sau khi đã bắt bán nhà – một căn nhà lụp xụp – lấy hết tiền. Rơi vào khủng hoảng bỏ dạy ôm 2 con nhỏ tiêu hết tiền dành dụm không biết làm gì để sống đành chọn nghề dễ nhất là… đi lượm ve chai qua ngày để nuôi con.
Từ đó bắt đầu hành trình vác bao tải lượm ve chai 17 năm nuôi con ăn học nên người: Bắt đầu từ căn cứ Long Bình của Mỹ để lại ở Đồng Nai đến Hố Nai, Tam Hiệp, Long Thành rồi Dầu Giây, Ngả ba Vũng Tàu và cuối cùng là TPHCM từ năm 2008. Đụng đâu ở đó, ngủ đó, trên các bãi đất hoang, lề đường và thậm chí cả trong… nghĩa địa nữa!
Nhưng cũng nhờ đó mà 2 con nay đều học hành đàng hoàng vào được đại học và cao đẳng như ước nguyện: “Khổ mấy cũng chịu. Chỉ cần tụi nó được đi học. Chỉ cần lo cho 2 đứa nó học xong là tui thấy yên lòng…”
Có điều không hiểu sao quá trình hoạt động cách mạng kể trên không ai biết, không ai nhớ? Vì mất liên lạc với cơ sở? Vì sai lầm ở trong tù? Hay vì bản thân chịu nhiều tra tấn trong tù khiến sau đó mắc bệnh đau đầu khi nhớ khi quên (cả tên mình có khi cũng quên)? Bởi vậy mà khi còn hoạt động còn mang những biệt danh kỳ dị như “Sáu địa”, “Sáu khùng”, “Sáu cùi”, Sáu điên”.
305 - Nguyễn Quý An
CỨU NGƯỜI, NGƯỜI CỨU
Thường dân Việt kiều. Sống ở Mỹ (2007).
Khi còn là sĩ quan chế độ cũ từng cứu sống một người lính Mỹ tên R.C.King năm 1969. Một năm sau thì bị thương cụt 2 tay xuất ngũ.
Năm 1996 cùng con gái qua Mỹ không có giấy tờ di trú hợp lệ nên bị bắt đưa ra tòa chuẩn bị trục xuất, may sao được King nghe tin vội vàng tìm đến tìm mọi cách vận động đấu tranh với chính quyền để cho cha con cuối cùng được chấp thuận cho ở lại định cư luôn.
Đền ơn tri ngộ xong rồi đến năm 2007 thì King qua đời.
306 - Nguyễn Rân
“ÔNG GIÀ HARMONICA”
Thường dân sinh 1941 tại Đà Nẵng. Sống ở Đà Nẵng (2007).
Từ năm 1968 đã tham gia hoạt động giúp đỡ trẻ em đường phố lang thang nạn nhân chiến tranh ở Đà Nẵng trong tổ chức “Hội Bụi đời”. Với cây kèn harmonica luôn thủ sẵn trong túi đêm đêm đi khắp nơi trong tỉnh tìm các em lạc loài đưa về hội nuôi dạy, có dịp là lôi kèn ra thổi cho các em nghe để đem lại niềm vui nhỏ bé cho các em.
Sau 1975 hội giải tán nhưng vẫn cùng một nhóm bạn bè cố gắng duy trì việc làm này rất khó khăn. May sao được người quen giới thiệu nên mạo muội viết một bức thư gửi Phu nhân Tổng thống Pháp lúc đó là bà Danielle Mitterrand xin giúp đỡ và năm 1991 được bà đáp ứng. Từ đó thành lập Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng do giao cho phụ trách, đến nay đã phát triển thành 4 cụm gia đình nuôi dạy các em bụi đời. Đài NHK Nhật Bản từng làm phóng sự giới thiệu.
Năm 2004 bị chứng tai biến phải giải phẫu lấy mất một phần não vậy mà ra viện vẫn trở lại với các em, tiếp tục công việc “vác tù và”. Vợ khuyên can không nghe, chịu không nổi bỏ đi.
Bây giờ chỉ còn Trung tâm là nhà của mình cho đến cuối đời!
307 - Nguyễn Song Thao
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 12
Thợ sửa đồ điện tử sinh 1948 tại Nghệ An. Sống ở Nha Trang (2007).
Năm 19 tuổi đi bộ đội vào chiến đấu ở mặt trận Bình – Trị – Thiên.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1968 bị trúng đạn vào đầu mê man được người dân cứu sống nhưng trở thành người mất trí nhớ ngơ ngẩn không rõ đơn vị, quê quán ở đâu. Ở quê nhà thì năm 1968 đã nhận được giấy báo tử , đến năm 1977 còn được cấp bằng Tổ quốc ghi công.
Nhưng “liệt sĩ” vẫn còn sống với một đầu óc mất hết dấu vết quá khứ sống đời lang thang phiêu dạt khắp nơi. Đến sau 75 trôi giạt vào Nha Trang được một người thợ sửa chữa đồ điện tử cám cảnh đem về nuôi rồi truyền nghề cho.
Lấy vợ năm 1979 sinh được 3 con thì chỉ có con gái đầøu lòng là bình thường, còn con trai kế chịu di chứng CĐDC 26 năm nằm liệt một chỗ đến năm 2006 qua đời. Thêm một đứa con gái út chào đời vỏn vẹn được 3 ngày thì mất.
Mãi đến năm 2007 trí nhớ có vẻ đã được phục hồi phần nào bèn tìm đường về quê cũ. Lúc đó mới hay mẹ già đau lòng mong ngóng tin con từ ngày này qua ngày khác thành ra lẩn thẩn đã ra đi không chờ nổi ngày đoàn tụ quá muộn màng sau gần 40 năm con mất tích.
308 - Nguyễn Sơn Lâm
THANH NIÊN “TÍ HON”
Nhân viên báo điện tử sinh 1982 tại Quảng Ninh. Sống ở Hà Nội (2010).
Nhiễm CĐDC từ bố cựu bộ đội 11 năm trên chiến trường miền Nam nên mắc bệnh loãng xương (xương tự vỡõ rồi tự lành) khiến chỉ cao 83cm, cân nặng 23kg, mắt cận thị nặng. Với đôâi chân oặt oẹo như chiếc lò xo xoắn đi đâu phải chống 2 nạng nhảy lóc cóc từng bước hoặc nhờ người khác “cõng” trên cổ.
Bố xuất ngũ với 81% thương tật bị hành hạ bởi bệnh tật sinh ra tâm thần, uống ruợu vào cứ nổi cơn đập phá đồ đạc và hành hạ 3 mẹ con (còn người anh bị viêm màng não, suy nhược thần kinh). Mẹ túng quẫn tới mức có lần đèo con trên cổ xuống sông định tự trầm may mà phút chót con đoán biết được kêu lên thảng thốt “Mẹ ơi, đừng giết con” thì người mẹ mới bừng tỉnh.
May nhờ trí óc còn bình thường, còn thông minh lanh lẹ nữa nên quyết chí đeo đuổi việc học đến cùng với sự giúp đỡ của một cô giáo giàu lòng nhân ái và nhiều nhà từ thiện. Cuối cùng cũng tốt nghiệp khoa Anh ĐH Hà Nội, còn học thêm tiếng Pháp và tiếng Nhật rồi được báo điện tử VNN nhận vào làm chân phóng viên bình luận các giải bóng đá quốc tế.
“Cậu bé tí hon” nay đã thành “thanh niên tí hon” góp mặt với đời như ai.
309 - Nguyễn Tài
THỨ TRƯỞNG CÔNG AN BỊ NGHI… CIA!
Cán bộ về hưu sinh 1927 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2003).
Con trai nhà văn quá cố Nguyễn Công Hoan (có chú bí danh Lê Văn Lương nguyên ủy viên Bộ Chính trị) đã tham gia khánh chiến chống Pháp từ năm mới 18 tuổi, sau đó làm Trưởng ty Công an Hà Nội rồi Cực trưởng Bộ Công an.
Năm 1964 tình nguyện vào chiến trường miền Nam theo một “chuyến tàu không số” (tàu thủy bí mật xâm nhập miền Nam). Nhận chức Trưởng ban An ninh T4 Sài Gòn – Gia Định với bí danh Tư Trọng chỉ huy nhiều cuộc đột kích, ám sát quan chức chế độ VNCH gây tiếng vang.
Đến năm 1970 bị bắt trải qua hơn 4 năm tù tra khảo vẫn không khai báo có hại cho tổ chức. Cuối cùng được giải thoát ngày 30.4.75.
Sau 75 được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an ngày nay). Bất ngờ cuối năm 1997 bị đình chỉ chức vụ để điều tra do tình nghi hợp tác với địch được CIA gài lại! Dù Thành ủy TPHCM cơ quan trực tiếp quản lý thời đó xác nhận đương sự hoàn toàn trong sạch.
Nguyên do là từ một cuốn hồi ký nổi tiếng vừa xuất bản ở Mỹ của tác giả F. Snepp một cựu trưởng ban CIA ở Sài Gòn tựa đề “Cuộc tháo chạy tán loạn” (Decent Interval) kể về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Trong đó có phần viết về một tù binh Việt Cộng nổi cộm chính là bản thân Tư Trọng mà Snepp từng tham gia thẩm vấn. Và trong phần này có chi tiết quan trọng theo lời Snepp là phía CIA đã giao tù binh này lại cho Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH kèm đề nghị trước khi Sài Gòn thất thủ hãy thủ tiêu bằng cách cho máy bay chở ra biển ném xuống để phi tang tông tích!
Từ chi tiết trên mà bản thân ông bị Nhà nước nghi ngờ khai gian vì lẽ ra đã chết rồi sao vẫn còn sống sót trở về?
Thế là cả gia dình lâm vào thế hoang mang, mặc cảm mang tiếng “phản bội” (vợ cũng là một thiếu tá công an) trong một thời gian dài tuy bản thân vẫn được điều chuyển qua ngành khác. Mãi đến 11 năm sau, năm 1988 mới chính thức có kết luận giải oan theo kết quả điều tra nhiều hướng, theo đó đơn giản là F. Snepp đã nhanh chân chạy trước nên không biết đến những ngày cuối cùng trước 30.4 bộ máy chính quyền VNCH tan rã nhanh chóng mạnh ai nấy thoát thân đâu còn nghe theo lệnh CIA thanh toán “đồng chí Tư Trọng” nữa!
Năm 2000 được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang theo đề xuất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Về hưu bắt đầu tiếp bước người cha - tiểu thuyết gia tiền phong của nền văn học VN, nhà văn viết truyện ngắn nhiều nhất, xuất sắc nhất thời Tiền chiến - - bằng 2 tập hồi ký đã xuất bản…
310 - Nguyễn Tài Lộc
“ĐOÀN TÀU KHÔNG SỐ” NÊN… KHÔNG CHẾ ĐỘ!
Ngư dân sinh 1936 tại Nam Hà cũ. Sống ở Quảng Ninh (2006).
Mới một tuổi mồ côi cha nên sau đó được mẹ đem qua Hạ Long sinh sống, từ đó trở thành dân chài thành thạo vùng biển Quảng Ninh. Vì vậy lớn lên được tuyển vào hải quân.
Năm 1964 được biệt phái làm nhiệm vụ thủy thủ trong “Đoàn tàu không số”, một lực lượng tàu biển bí mật chuyên chở vũ khí, thuốc men vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì tính chất “Tối mật” nên trước khi lên đường làm nhiệm vụ, các thành viên đoàn tàu này đều bị thu giữ hết các giấy tờ, tài liệu cá nhân. Và tất cả đều được tổ chức lễ “truy điệu sống” kiểu như Kinh Kha một đi không về!
Bản thân đã 4 lần được “truy điệu sống” như vậy vẫn trở về. Riêng trong chuyến đi thứ tư năm 1967 chở vũ khí vào Quảng Ngãi thì sắp cập bến không may gặp bão nên đi chậm lại khiến bị địch phát hiện bao vây tấn công dữ dội. Thuyền trưởng buộc phải ra lệnh thủy thủ rút khỏi tàu và cho nổ tàu luôn. Bản thân bị sức ép bom nổ trọng thương, gãy xương quai hàm và xương đùi, mặt mày cháy nám hết nhưng sống sót, được đưa ra Bắc chữa trị.
Năm 1972 xuất ngũ quay về làm đời dân chài không nhà cửa, tài sản chỉ có chiếc thuyền nan 2 vợ chồng già đánh cá sống đắp đổi trên vịnh Hạ Long. Và từ đó đến nay không hề được hưởng một chế độ nào của Nhà nước do giấy tờ còn lại đã mất hết sau một lần bão làm đắm thuyền trong khi thủ tục làm hồ sơ cho lính hải quân “Đoàn tàu không số” – không nhiều - rất phức tạp vì từ trước nó được đưa vào diện “bí mật quốc gia” ít ai biết.
Dù vậy vẫn bình thản: “Mình đã từng xem nhẹ cái chết thì nay sống sót trở về dù có thương tật đi nữa cũng may mắn hơn nhiều anh em khác rồi”!
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét