CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi Hai
321 - Đỗ Nguyễn
13 NĂM CHẠY THẬN VẪN VIẾT
Thường dân tên thật Đỗ Thanh Lịch. Sống ở TPHCM (2010).
Cựu chiến binh dường Trường Sơn sau 75 xuất ngũ về đời thường cặm cụi làm ăn nuôi vợ con.
Đến năm 1997 phát hiện bị suy thận phải chạy thận hàng tuần. Lúc đó mới có thời gian rảnh quyết tâm thực hiện một ấp ủ lâu nay, một việc chưa từng làm là viết truyện kể lại cuộc đời mình từ thời chống Mỹ gian khổ đến những biến động xã hội gay gắt thời hòa bình sau đó. Tác phẩm hoàn thành trên giưòng bệnh mang tên “Số và Phần” đã được xuất bản dưới bút danh Đỗ Nguyễn.
Và cây bút nghiệp dư này chưa có vẻ sẽ ngừng ở đây: “Tôi sẽ viết tiếp về những đồng đội tôi, những ngươì đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường và những người còn ở lại… Còn hơi sức ngày nào tôi sẽ cố viết ngày đó vì hơn ai hết, tôi biết mình có thể ra đi bất cứ lúc nào...”
322 - Giao Tiên
NHẠC SĨ “BÁNH CHƯNG”
Nhạc sĩ Giao Tiên ở tuổi 70 (ảnh do nhân vật cung cấp)
Nhạc sĩ tên thật Dương Trung sinh 1940 tại miền Nam. Sống ở Cam Ranh, Khánh Hòa (2010).
Thời còn học sinh từng bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam vì có liên hệ với một người anh hoạt động cách mạng, rồi trong tù được một người tù tình nghi Việt Cộng dạy cho về nhạc lý căn bản. Sau đảo chính chế độ Diệm, năm 1964 được ra tù rồi bị bắt đi lính ngành quân nhu.
Trong thời gian làm lính hành chánh bắt đầu viết nhạc – lấy tên tác giả Giao Tiên - theo khuynh hướng ảnh hưởng dân ca Nam bộ, chất nhạc trữ tình trong sáng với ca từ mộc mạc mà ý nhị. Từ đó tạo nên một phong cách riêng được quần chúng bình dân ưa thích với những ca khúc gây được ấn tượng như “Cô Thắm về làng”, “Tình đẹp mùa chôm chôm”, “Quán gấm đầu làng”, Vó ngựa trên đồi cỏ non”…
Sau 75 trước thời thế thay đổi liền quyết định chấm dứt sáng tác để đưa cả gia đình đi kinh tế mới ở Sông Bé. Nhưng sau 10 năm cày cuốc tập làm nông dân hoàn toàn thất bại đành một lần nữa dẫn vợ con lưu lạc lên Lâm Đồng làm nghề nấu đường và lấy mật đường nấu rượu. Vẫn chẳng khấm khá gì mới chuyển qua trồng rau màu cũng không đi đến đâu. Bấy giờ vào năm 1989 có phong trào nuôi tôm bèn di cư di canh xuống Cam Ranh học làm theo, kết quả… vỡ nợ đùm đìa phải bán hết trả nợ.
Đang lúc hết đường làm ăn thì may sao phát hiện ra một nghề đơn giản mà có ăn dễ sống hơn là nghề làm bánh chưng, vợ gói bánh cho chồng nấu rồi chồng đạp xe đi bỏ mối hoặc bán dạo. Nhờ vậy mà cả gia đình mới trụ được, con cái mới có tiền ăn học.
Suốt cả quảng thời gian dài đó gần 20 năm gần như không ngó ngàng gì đến âm nhạc với sáng tác gì nữa đồng thời cũng gần như cắt hẳn liên lạc với bạn bè ở Sài Gòn nên người ta tưởng nhạc sĩ đã… chết hoặc vượt biên mất tích. Vì vậy nhiều người trong nước lẫn ở nước ngoài – toàn là bạn bè, người quen – đã tha hồ … ăn cắp nhạc Giao Tiên thu băng, thu đĩa kinh doanh hốt bạc mà không ghi tên tác giả, thậm chí còn đổi tên tác giả thành tên mình nữa! Có người một mình đã “mượn” đến… 90 bài hát của ông.
Vậy mà bản thân tác giả chẳng biết gì bởi đang bận đầu tắt mặt tối lo chuyện cơm áo gạo tiền làm và bán bánh chưng, lại ở nơi xa xôi thiếu thông tin. Mãi đến năm 1993 mới phát hiện mình trở thành nhạc sĩ… bị ăn cắp bản quyền nhiều nhất nước! Và cuộc phát hiện đó cũng là nhờ nghề bánh chưng khi đạp xe đi bán bánh chưng thì tình cờ nghe một bạn đồng nghiệp bán kem dạo phát loa mở nhạc rao hàng trong đó có… bài của mình mà mình chẳng hề biết ất giáp gì cả!
Thế là lâu rồi mới vào lại Sài Gòn đi khiếu nại lấy lại được chút ít tiền bản quyền, cũng rất khó khăn nhất là đối với các ông trùm ca nhạc hải ngoại. Từ đó chuẩn bị ra mắt một tuyển tập nhạc 70 bài (trong tổng số sự nghiệp hàng trăm bài) vào giữa năm 2010 kỷ niệm tuổi thất thập.
323 - Hồ Văn Thương
NGHÈO QUÁ THÀNH… QUẢN TRANG LIỆT SĨ ĐIỂN HÌNH
Nông dân sinh tại Bến Tre. Sống ở Long An (2010).
Nông dân nghèo bao đời nay lại đùm đề vợ con (7 đứa) sau 75 không sao ngóc đầu dậy nổi nên năm 1989 dắt díu bầu đoàn vào vùng Đồng Tháp Mười ở Long An hy vọng kiếm đất cày cấy mong sao cho khá hơn chút đỉnh. Nhưng không vốn liếng lại không rành trồng lúa do xưa nay ở quê chỉ chuyên trồng… dừa nên thất bát liên tục, đã nghèo càng nghèo hơn.
May sao lúc đó huyện Thạnh Hưng đang khuyết một chân quản trang nghĩa trang liệt sĩ huyện nên có người thương tình giới thiệu cho làm. Vậy là làm tốt bởi đây như một nghề “không vốn”, từ đó dù ăn lương chỉ một suất mình song cả vợ con đều xúm vào lo công việc chăm soc nghĩa trang mới xuể vì nghĩa trang rộng 6 hécta với hơn 2.000 ngôi mộ (trong đó hơn 1.000 mộ vô danh, khoảng trên 700 mộ liệt sĩ gốc miền Bắc). May là năm sau đó bà vợ cũng được cấp cho biên chế thêm một suất nữa.
Từ đó cả gia đình tối ngày bám nghĩa trang riết thành quen thành ra gắn bó, góp công sức biến nơi đây thành nghĩa trang đẹp nhất tỉnh.
Chẳng những thế, bản thân bỗng nhiên cũng ham mê công việc làm phụ thêm là… đi tìm hài cốt liệt sĩ trong vùng để quy tập về nghĩa trang “của mình”! Làm rất tận tụy như có lần nhận một hài cốt liệt sĩ không đầu do máy xúc đất làm đường đào được liền đi tìm đến đoạn đường mới đổ đất tráng nhựa xong tự bỏ tiền túi đề nghị xới lại khúc đường đó để tìm xương sọ liệt sĩ và quả là đã tìm được.
Tâm sự xem nghĩa trang như nhà mình nên rất muốn gặp “ma” liệt sĩ nhưng chưa bao giờ gặp cả!
324 - Meyung Robson
TỪ HOA HẬU ĐẾN… ĐẶC VỤ FBI
Việt kiều chủ nhà hàng tên cũ Mỹ Dung sinh 1952 tại VN. Sống ở Thái Lan (2009).
Năm 1970 đang là sinh viên ĐH Luật ở Sài Gòn đã dự một cuộc thi hoa hậu và giành vương miện nữ hoàng sắc đẹp.
Năm 1975 cùng cha mẹ di tản qua Mỹ.
Tại đây tiếp tục học luật ở ĐH New York và ở trường đã quen một bạn học vốn là nhân viên FBI cơ quan an ninh liên bang đầy quyền lực nổi tiếng. Nhờ đó bắt đầu làm thêm việc dịch thuật các tài liệu tiếng Việt cho FBI rồi dần dần được giới thiệu thi tuyển vào cơ quan này.
Năm 1978 được FBI chấp nhận tuyển dụng nhưng không phải vào bộ phận phiên dịch như nguyện vọng mà lại điều chuyển qua làm… đặc vụ chuyên phá án trong nước. Có lẽ vì thấy nhân viên mới này có một vũ khí “tự thân” vô cùng sắc bén chính là… nhan sắc của một cựu hoa hậu!
Sau 16 tháng theo học khóa đào tạo cực kỳ khắc nghiệt, vất vả dành cho giới đặc vụ hoặc điệp viên ngầm từ bắn súng đến đánh võ, đấu dao tại đại bản doanh Quantico… mới được tung vào cuộc chiến chống tội phạm trên đất Mỹ. Toàn là thứ tội phạm loại dữ từ mafia buôn lậu ma túy đến trộm cướp giết người, rửa tiền, ám sát chính trị lẫn bọn sát thủ giết mướn.
Tuy luôn phải đối diện với cái chết song cuối cùng mình vẫn sống sót, một phần có lẽ nhờ bản tính tinh tế khéo léo của người phụ nữ Châu Á cộng với… sắc đẹp dễ làm xiêu lòng người khác kể cả trùm mafia! Nhưng dù may mắn thoát chết nhiều lần song sức ép của công việc quá nguy hiểm buộc phải trả giá bằng hạnh phúc gia đình đi đến chỗ tan vỡ ly dị sau hơn 10 năm chung sống.
Năm 1998 sau 20 năm lăn lộn với FBI thấy đã quá đủ, quá mệt mỏi bèn xin về hưu non với mong muốn tìm lại cuộc sống yên bình, thanh thản của một con người bình thường. Từ đó quyết định chọn Thái Lan “đất nước của nụ cười” làm nơi ẩn dật cuối đời nên cùng con gái rời đất Mỹ qua Bangkok mở một tiệm ăn chuyên nấu món Việt ở Bangkok.
Ngoài việc tìm niềm vui trong món ăn Việt, bà chủ tiệm thỉnh thoảng vẫn lấy chiếc vương miện hoa hậu cách đây 40 năm mình còn lưu giữ ra ngắm nghía hoài niệm một kỷ niệm đẹp từ quê hương.
Còn nếu nhắc về sự nghiệp FBI thì vẫn lấy làm tự hào khoe rằng năm 1995 từng được FBI giao cho nhiệm vụ làm cầu nối với cơ quan an ninh VN (lúc đó hai nước chưa có thỏa thuận hợp tác về ngành này) để cùng truy nã 2 tên tội phạm Việt kiều gây án ở Mỹ rồi chạy trốn về VN. Kết quả công an VN đã bắt giữ chúng rồi giao cho đại diện FBI đưa về Mỹ ra tòa tuyên án. Có mặt trong cuộc bàn giao tội phạm đó là cựu hoa hậu miền Nam tự giới thiệu “Tôi mang hộ chiếu Mỹ nhưng là người có tâm hồn thuần Việt.”
325 - Nguyễn Kim Điền
TỔNG GIÁM MỤC “DŨNG CẢM”
Tu sĩ Thiên Chúa giáo sinh 1921 tại Vĩnh Long – Mất 1988 ở TPHCM (67 tuổi).
Từ năm 1968 là Tổng Giám mục địa phận Thừa Thiên – Huế nhưng luôn giữ một thái độ độc lập với chính quyền VNCH vốn có 2 đời tổng thống đều theo đạo này. Với lập trường phi chính trị từng có lời phát biểu bị cho là “thân Cộng“ năm 1974 trong chuyến đi viếng Tòa thánh Vatican ở Rome: “Là giám mục Công giáo tôi không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản nhưng những người cộng sản cũng là người anh em của tôi.”
Sau 75 vẫn đứng vững trên cương vị lãnh đạo giáo dân Thừa Thiên – Huế dù trong hơn 100 linh mục chỉ còn lại 6 người tình nguyện “sống chung” với Cộng sản (giáo xứ Quảng Trị thì quý linh mục… đi sạch!). Và dù luôn bị chính quyền địa phương thời đó tìm đủ mọi cách làm khó, ngăn cấm, hạn chế đủ kiểu như bắt trình diện “làm việc” cả ngày kéo dài hàng tháng trời, bắt giam rồi bỏ tù những người thân tín, quản chế tại chỗ không cho đi ra khỏi tỉnh...
Nhưng vẫn trụ vững như đi xiếc trên dây trong cơn phong ba quan hệ căng thẳng “bằng mặt chẳng bằng lòng” giữa đôi bên nhà thờ và chính quyền. Một mặt cố gắng bảo vệ giáo dân đồng thời không ngừng đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo đối với tín hữu của mình. Năm 1977 từng có bài phát biểu gây tiếng vang tại UB Mặt trận Tổ quốc VN về vấn đề này qua đó khẳng định giáo dân đạo Thiên Chúa đang bị đối xử bất công ,bất bình đẳng. Năm 1983 đã tỏ thái độ chống đối quyết liệt việc Nhà nước thành lập UB Đoàn kết Công giáo VN thân chính quyền xem như một đối trọng với Hội đồng Giám mục VN, tổ chức lãnh đạo chính thống được Vatican công nhận.
Những nỗ lực hoạt động không mệt mỏi nhưng đầy phức tạp đó đã được Giáo hoàng Paul II ghi nhận trong chuyến gặp gỡ ở Rome năm 1980, được Giáo hoàng tuyên dương là một “Tổng Giám mục dũng cảm” đã thực thi một nhiệm vụ đầy khó khăn là “Hợp tác trong tình trạng luôn đối kháng lại” với người cộng sản.
Nhưng “cuộc chiến cân não” đó đã dần làm suy kiệt sức khoẻ với nhiều chứng bệnh tuổi già như nhồi máu cơ tim, tiểu đường… khiến năm 1988 phải vào TPHCM điều trị. Nằm bệnh viện Chợ Rẫy bác sĩ hầu như bất lực nên được phép qua Vatican chạy chữa, tuy nhiên chưa kịp đi thì đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.
Nguyên nhân cái chết công bố là do biến chứng tiêu chảy, tuy nhiên có tin đồn tiêu cực lan truyền trong giới giáo dân hồi đó là ông đã bị… đầu độc !?
326 - Nguyễn Thị Bé
HƯỞNG THỪA KẾ 60 TRIỆU USD
Thường dân sinh 1975 tại Bình Thuận. Sống ở đảo Saipan thuộc Mỹ (2007).
Một trường hợp “Lọ Lem” khi năm 18 tuổi tình cờ gá duyên (không hôn thú) với tỉ phú Mỹ Larry Hillblom (đồng sáng lập Tập đoàn phát chuyển nhanh quốc tế nổi tiếng DHL) và là ông chủ khách sạn ở Phan Thiết có được một con trai đặt tên là Nguyễn Bé Lory.
Đây là nhà doanh nghiệp Mỹ hiếm hoi đã đổ 40 triệu USD đầu tư vào VN (khách sạn và sân golf ở Đà Lạt, Phan Thiết) từ năm 1992 ngay trong thời kỳ Mỹ còn cấm vận VN (thông qua những công ty nước ngoài làm trung gian). Sau đó ông chủ Mỹ chia tay ra đi về Mỹ.
Bất ngờ năm 1995 ông này rớt máy bay chết mất xác và tuy ông ta không chính thức thừa nhận các đứa con rơi song luật pháp Mỹ bắt buộc phải chia gia tài cho chúng sau khi đã được xác nhận ADN. Thế nên 2 mẹ con được luật sư Mỹ qua VN truy tìm ra tông tích bảo lãnh qua Mỹ định cư (tại đảo Saipan nơi nhà tỷ phú rơi máy bay chết mất xác) năm 1999 chờ con trai đủ 18 tuổi (năm 2013) sẽ được lãnh trọn phần chia thừa kế gia tài lên đến 60 triệu USD không mơ thấy nổi!
Năm 2007 đã kín đáo đưa con về thăm lại quê hương.
327 - Nguyễn Thị Dung
“GIẤC MƠ MỸ” NGẮN NGỦI
Thường dân Việt kiều sinh 1966 tại VN – Mất ở Mỹ 2008 (42 tuổi).
Một mình nuôi con gái 10 tuổi ở VN thì năm 2005 gặp một Việt kiều 60 tuổi (lớn hơn 20 tuổi, qua Mỹ năm 1988) góa vợ còn nuôi 7 con ở Mỹ muốn chắp nối đưa qua Mỹ để phụ giúp mình lo việc gia đình đông con. Đồng ý làm đám cưới tại VN chờ bảo lãnh vì cũng muốn con gái mình sau này có tương lai tốt đẹp hơn.
Cuối năm 2007 cả 2 mẹ con qua Mỹ vừa bắt đầu học nghề ở một tiệm bánh mì vừa theo chồng đi giao báo mỗi rạng sáng. Thế rồi trong một chuyến ngồi ô tô cùng chồng đi bỏ báo đã bị một tài xế Mỹ say rượu… đâm xe chết tại chỗ, đúng 2 tháng 8 ngày sau khi đặt chân lên đất Mỹ!
Ông chồng cũng bị thương nặng nằm thoi thóp trong bệnh viện, các con đời trước thì mới biết sơ sơ nên đám tang phải kêu gọi cộng đồng giúp đỡ mới có tiền làm.
328 - Nguyễn Thị Hai
THƯƠNG BINH MANG ÁN “CHIÊU HỒI”
Thương binh sinh tại Long An. Sống ở Long An (2007).
Theo Cách mạng từ năm 11 tuổi làm giao liên rồi y tá lực lượng du kích (bí danh Năm Xẹ). Lấy chồng du kích xã có ba con.
Sau 75 được công nhận thương binh 1/4 mất 81% sức khỏe (nhiều lần bị thương nặng, đui một mắt). Tham gia công tác ở xã.
Bất ngờ năm 1994 bị người ghen ghét thù oán cá nhân gửi đơn tố cáo đương sự vào năm 1969 từng làm dân “chiêu hồi” của chế độ cũ! Thế là bị cắt hết mọi chế độ, cho nghỉ việc - và còn đòi lại toàn bộ số tiền chế độ đã nhận 18 năm nay! - đẩy bà vào cảnh khốn cùng phải dựng một cái lều tạm bợ bằng… bao bố ngoài bờ ruộng để sống qua ngày. Chồng đã mất, ba con lập gia đình nghèo ở xa, một mình phải đi bán vé số cố sống cầm hơi. Nhiều lúc phát cuồng lên cơn xách thùng thiếc đi khắp xóm đánh ầm ĩ…đòi lại thẻ thương binh!
Đầu đuôi sự việc là vào năm 1969 bà bị thương nặng khi đang mang thai 7 tháng nên được tổ chức quyết định cho đưa ra vùng tạm chiếm để chạy chữa. Tại đây bị cơ quan Chiêu hồi chế độ Sài Gòn khống chế bắt học tập bỏ ngũ về đầu hàng mới chịu thả ra. Tuy nhiên bà không khai báo gì và khi quay về lại vẫn tham gia công tác bình thường một lòng một dạ trung thành với Cách mạng. Năm 1974 còn bị địch bắt tra tấn nữa.
Sự thật như thế được đa số quần chúng địa phương biết rõ công nhận nhưng đến năm 2007 cấp trên vẫn chưa thay đổi quyết định “giải phóng” cho bà!
329 - Nguyễn Thị Hai
QUA MỸ MUÔN DẶM TÌM CON MẤT TÍCH
Thường dân sinh 1949 tại VN. Sống ở VN (2006).
Chồng là quân nhân VNCH tử trận năm 1973 nên con trai đầu 16 tuổi vượt biên bị bắt ở tù 6 tháng. Khi con ra tù đành gửi con đi vượt biên một mình với giá 2 cây vàng năm 1986, còn mình và 2 đứa con sau chấp nhận ở lại.
Con trai qua Mỹ ban đầu báo tin về tương lai cuộc sống khả quan, đang học nghề sửa đồng hồ ở Santa Anna (Los Angeles). Nhưng bỗng nhiên từ năm 2002 thì anh ta… bặt tin hẳn!
Đến gần cuối năm 2006 quá lo và thương con, không thể chịu được nữa đã vay mượn tiền bạc xin đi Mỹ để truy tìm tin tức, tông tích con dù bản thân đang mang nhiều trọng bệnh thấp khớp, đau tim.
Đến Mỹ không biết tiếng Anh, trong tay chỉ còn 600 USD, làm sao tìm được con khi không biết địa chỉ con ở đâu, không người thân thích giúp đỡ trên một đất nước rộng bao la như nước Mỹ? Đã vậy còn được cảnh sát cho biết con bà từng tham gia bọn xã hội đen đi ăn cướp bị bắt năm 1995 ở tù 5 năm rồi lại vào thù thêm 3 lần nữa, đến năm 2006 ra tù thì… biến mất! Nhưng vẫn cố đi nơi này nơi kia với tấm ảnh con ráng hỏi dò bất cứ ai gặp được.
May mà cuối cùng nhờ người biết chuyện thương tình cung cấp cho thông tin cũng tìm ra được con lúc đó đã trở thành… dân bụi đời không nhà (homeless) ở San Jose xin ăn từ một nhà hàng. Khi gặp lại, gia sản anh ta chỉ có mỗi chiếc mền nằm ngủ vạ vật, một con dao bỏ túi, vài vật dụng đồ bỏ và… 69 cent trong túi. Có vẻ anh ta đang mắc bệnh hoang tưởng không chịu cho mẹ ôm mình vào lòng và cũng không gọi “mẹ” mà chỉ gọi là “dì”. Dường như đã mắc bệnh tâm thần từ trong nhà tù.
Cảnh sát giúp đưa vào bệnh viện chữa trị bệnh cho người con, người mẹ thì túc trực bên con suốt ngày đêm. Sau đó khi được cho ra viện, cả hai về tá túc trong một nhà thờ đạo Cao Đài.
Không biết đoạn kết câu chuyện phiêu lưu khó tin của bà mẹ VN này thế nào khi visa đến Mỹ của bà hết hạn vào tháng 1.2007.
330 - Nguyễn Thị Hàm Tiếu
CỨU ĐỨC HỒNG Y
Tu sĩ Thiên Chúa giáo Việt kiều sinh 1938 tại Thừa Thiên & Huế – Mất 2005 ở Uc (67 tuổi).
Cháu ruột của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, em ruột của cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, vào thời TT Diệm làm chuyên viên trong Tòa Đại sứ VN ở Uc.
Đến biến cố ngày 1. 11.1963 tướng Dương Văn Minh lật đổ chế độ Diệm nên bị mất việc, buồn chuyện thế thái nhân tình liền xin vào tu viện đi tu luôn.
Sau 75 được gọi là xơ Anne Cecile nổi tiếng nhà hoạt động xã hội từ thiện trong cộng đồng người Việt di tản đến Uc. Ngoài việc xin bảo lãnh cho bố mẹ và 7 anh chị em qua Uc còn bảo trợ cho người Việt ở các trại tị nạn khác… Đồng thời tích cực tham gia giúp đỡ họ sớm hòa nhập vào xã hội Uc, dạy tiếng Anh, mở trường…
Rồi từ năm 1979 bắt đầu lao vào cuộc vận động tranh đấu chính phủ VN trả tự do cho anh ruột mình là Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận ở Khánh Hòa bị bắt giam do chính quyền Cộng sản e ngại ông mối quan hệ với cố TT Diệm và lực lượng giáo dân Thiên Chúa giáo chống chế độ. Đã đi đến nhiều nước vận động Bộ Ngoại giao, Giáo hội Thiên Chúa giáo kể cả Tòa thánh Vatican…
Nhờ đó đến năm 1989 Tổng GM Thuận mới được thả ra để được phép qua làm việc luôn ở Vatican, được bổ nhiệm giữ chức tổng trưởng và năm 2001 được Giáo hoàng Jean Paul VI tấn phong Hồng y (mất 2002).
Năm 2004 bà được chẩn đoán mắc ung thư bướu não.
Trước khi qua đời có 3 di nguyện: Một – không nhận vòng hoa phúng điếu, thay vào là tiền phúng điếu được góp quỹ giúp bệnh nhân phong; hai – khắc trên bia mộ dòng chữ khiêm nhường tiếng Anh “Nơi an nghĩ của Anne (tên thánh), người lúc nào cũng cố gắng hết sức mình”; ba – khi ra đi được mặc chiếc áo dài VN màu hồng như một hình ảnh tượng trưng nhớ về quê hương với niềm tin yêu vào tương lai tươi sáng.
(Còn tiếp)
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi Hai
321 - Đỗ Nguyễn
13 NĂM CHẠY THẬN VẪN VIẾT
Thường dân tên thật Đỗ Thanh Lịch. Sống ở TPHCM (2010).
Cựu chiến binh dường Trường Sơn sau 75 xuất ngũ về đời thường cặm cụi làm ăn nuôi vợ con.
Đến năm 1997 phát hiện bị suy thận phải chạy thận hàng tuần. Lúc đó mới có thời gian rảnh quyết tâm thực hiện một ấp ủ lâu nay, một việc chưa từng làm là viết truyện kể lại cuộc đời mình từ thời chống Mỹ gian khổ đến những biến động xã hội gay gắt thời hòa bình sau đó. Tác phẩm hoàn thành trên giưòng bệnh mang tên “Số và Phần” đã được xuất bản dưới bút danh Đỗ Nguyễn.
Và cây bút nghiệp dư này chưa có vẻ sẽ ngừng ở đây: “Tôi sẽ viết tiếp về những đồng đội tôi, những ngươì đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường và những người còn ở lại… Còn hơi sức ngày nào tôi sẽ cố viết ngày đó vì hơn ai hết, tôi biết mình có thể ra đi bất cứ lúc nào...”
322 - Giao Tiên
NHẠC SĨ “BÁNH CHƯNG”
Nhạc sĩ Giao Tiên ở tuổi 70 (ảnh do nhân vật cung cấp)
Nhạc sĩ tên thật Dương Trung sinh 1940 tại miền Nam. Sống ở Cam Ranh, Khánh Hòa (2010).
Thời còn học sinh từng bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam vì có liên hệ với một người anh hoạt động cách mạng, rồi trong tù được một người tù tình nghi Việt Cộng dạy cho về nhạc lý căn bản. Sau đảo chính chế độ Diệm, năm 1964 được ra tù rồi bị bắt đi lính ngành quân nhu.
Trong thời gian làm lính hành chánh bắt đầu viết nhạc – lấy tên tác giả Giao Tiên - theo khuynh hướng ảnh hưởng dân ca Nam bộ, chất nhạc trữ tình trong sáng với ca từ mộc mạc mà ý nhị. Từ đó tạo nên một phong cách riêng được quần chúng bình dân ưa thích với những ca khúc gây được ấn tượng như “Cô Thắm về làng”, “Tình đẹp mùa chôm chôm”, “Quán gấm đầu làng”, Vó ngựa trên đồi cỏ non”…
Sau 75 trước thời thế thay đổi liền quyết định chấm dứt sáng tác để đưa cả gia đình đi kinh tế mới ở Sông Bé. Nhưng sau 10 năm cày cuốc tập làm nông dân hoàn toàn thất bại đành một lần nữa dẫn vợ con lưu lạc lên Lâm Đồng làm nghề nấu đường và lấy mật đường nấu rượu. Vẫn chẳng khấm khá gì mới chuyển qua trồng rau màu cũng không đi đến đâu. Bấy giờ vào năm 1989 có phong trào nuôi tôm bèn di cư di canh xuống Cam Ranh học làm theo, kết quả… vỡ nợ đùm đìa phải bán hết trả nợ.
Đang lúc hết đường làm ăn thì may sao phát hiện ra một nghề đơn giản mà có ăn dễ sống hơn là nghề làm bánh chưng, vợ gói bánh cho chồng nấu rồi chồng đạp xe đi bỏ mối hoặc bán dạo. Nhờ vậy mà cả gia đình mới trụ được, con cái mới có tiền ăn học.
Suốt cả quảng thời gian dài đó gần 20 năm gần như không ngó ngàng gì đến âm nhạc với sáng tác gì nữa đồng thời cũng gần như cắt hẳn liên lạc với bạn bè ở Sài Gòn nên người ta tưởng nhạc sĩ đã… chết hoặc vượt biên mất tích. Vì vậy nhiều người trong nước lẫn ở nước ngoài – toàn là bạn bè, người quen – đã tha hồ … ăn cắp nhạc Giao Tiên thu băng, thu đĩa kinh doanh hốt bạc mà không ghi tên tác giả, thậm chí còn đổi tên tác giả thành tên mình nữa! Có người một mình đã “mượn” đến… 90 bài hát của ông.
Vậy mà bản thân tác giả chẳng biết gì bởi đang bận đầu tắt mặt tối lo chuyện cơm áo gạo tiền làm và bán bánh chưng, lại ở nơi xa xôi thiếu thông tin. Mãi đến năm 1993 mới phát hiện mình trở thành nhạc sĩ… bị ăn cắp bản quyền nhiều nhất nước! Và cuộc phát hiện đó cũng là nhờ nghề bánh chưng khi đạp xe đi bán bánh chưng thì tình cờ nghe một bạn đồng nghiệp bán kem dạo phát loa mở nhạc rao hàng trong đó có… bài của mình mà mình chẳng hề biết ất giáp gì cả!
Thế là lâu rồi mới vào lại Sài Gòn đi khiếu nại lấy lại được chút ít tiền bản quyền, cũng rất khó khăn nhất là đối với các ông trùm ca nhạc hải ngoại. Từ đó chuẩn bị ra mắt một tuyển tập nhạc 70 bài (trong tổng số sự nghiệp hàng trăm bài) vào giữa năm 2010 kỷ niệm tuổi thất thập.
323 - Hồ Văn Thương
NGHÈO QUÁ THÀNH… QUẢN TRANG LIỆT SĨ ĐIỂN HÌNH
Nông dân sinh tại Bến Tre. Sống ở Long An (2010).
Nông dân nghèo bao đời nay lại đùm đề vợ con (7 đứa) sau 75 không sao ngóc đầu dậy nổi nên năm 1989 dắt díu bầu đoàn vào vùng Đồng Tháp Mười ở Long An hy vọng kiếm đất cày cấy mong sao cho khá hơn chút đỉnh. Nhưng không vốn liếng lại không rành trồng lúa do xưa nay ở quê chỉ chuyên trồng… dừa nên thất bát liên tục, đã nghèo càng nghèo hơn.
May sao lúc đó huyện Thạnh Hưng đang khuyết một chân quản trang nghĩa trang liệt sĩ huyện nên có người thương tình giới thiệu cho làm. Vậy là làm tốt bởi đây như một nghề “không vốn”, từ đó dù ăn lương chỉ một suất mình song cả vợ con đều xúm vào lo công việc chăm soc nghĩa trang mới xuể vì nghĩa trang rộng 6 hécta với hơn 2.000 ngôi mộ (trong đó hơn 1.000 mộ vô danh, khoảng trên 700 mộ liệt sĩ gốc miền Bắc). May là năm sau đó bà vợ cũng được cấp cho biên chế thêm một suất nữa.
Từ đó cả gia đình tối ngày bám nghĩa trang riết thành quen thành ra gắn bó, góp công sức biến nơi đây thành nghĩa trang đẹp nhất tỉnh.
Chẳng những thế, bản thân bỗng nhiên cũng ham mê công việc làm phụ thêm là… đi tìm hài cốt liệt sĩ trong vùng để quy tập về nghĩa trang “của mình”! Làm rất tận tụy như có lần nhận một hài cốt liệt sĩ không đầu do máy xúc đất làm đường đào được liền đi tìm đến đoạn đường mới đổ đất tráng nhựa xong tự bỏ tiền túi đề nghị xới lại khúc đường đó để tìm xương sọ liệt sĩ và quả là đã tìm được.
Tâm sự xem nghĩa trang như nhà mình nên rất muốn gặp “ma” liệt sĩ nhưng chưa bao giờ gặp cả!
324 - Meyung Robson
TỪ HOA HẬU ĐẾN… ĐẶC VỤ FBI
Việt kiều chủ nhà hàng tên cũ Mỹ Dung sinh 1952 tại VN. Sống ở Thái Lan (2009).
Năm 1970 đang là sinh viên ĐH Luật ở Sài Gòn đã dự một cuộc thi hoa hậu và giành vương miện nữ hoàng sắc đẹp.
Năm 1975 cùng cha mẹ di tản qua Mỹ.
Tại đây tiếp tục học luật ở ĐH New York và ở trường đã quen một bạn học vốn là nhân viên FBI cơ quan an ninh liên bang đầy quyền lực nổi tiếng. Nhờ đó bắt đầu làm thêm việc dịch thuật các tài liệu tiếng Việt cho FBI rồi dần dần được giới thiệu thi tuyển vào cơ quan này.
Năm 1978 được FBI chấp nhận tuyển dụng nhưng không phải vào bộ phận phiên dịch như nguyện vọng mà lại điều chuyển qua làm… đặc vụ chuyên phá án trong nước. Có lẽ vì thấy nhân viên mới này có một vũ khí “tự thân” vô cùng sắc bén chính là… nhan sắc của một cựu hoa hậu!
Sau 16 tháng theo học khóa đào tạo cực kỳ khắc nghiệt, vất vả dành cho giới đặc vụ hoặc điệp viên ngầm từ bắn súng đến đánh võ, đấu dao tại đại bản doanh Quantico… mới được tung vào cuộc chiến chống tội phạm trên đất Mỹ. Toàn là thứ tội phạm loại dữ từ mafia buôn lậu ma túy đến trộm cướp giết người, rửa tiền, ám sát chính trị lẫn bọn sát thủ giết mướn.
Tuy luôn phải đối diện với cái chết song cuối cùng mình vẫn sống sót, một phần có lẽ nhờ bản tính tinh tế khéo léo của người phụ nữ Châu Á cộng với… sắc đẹp dễ làm xiêu lòng người khác kể cả trùm mafia! Nhưng dù may mắn thoát chết nhiều lần song sức ép của công việc quá nguy hiểm buộc phải trả giá bằng hạnh phúc gia đình đi đến chỗ tan vỡ ly dị sau hơn 10 năm chung sống.
Năm 1998 sau 20 năm lăn lộn với FBI thấy đã quá đủ, quá mệt mỏi bèn xin về hưu non với mong muốn tìm lại cuộc sống yên bình, thanh thản của một con người bình thường. Từ đó quyết định chọn Thái Lan “đất nước của nụ cười” làm nơi ẩn dật cuối đời nên cùng con gái rời đất Mỹ qua Bangkok mở một tiệm ăn chuyên nấu món Việt ở Bangkok.
Ngoài việc tìm niềm vui trong món ăn Việt, bà chủ tiệm thỉnh thoảng vẫn lấy chiếc vương miện hoa hậu cách đây 40 năm mình còn lưu giữ ra ngắm nghía hoài niệm một kỷ niệm đẹp từ quê hương.
Còn nếu nhắc về sự nghiệp FBI thì vẫn lấy làm tự hào khoe rằng năm 1995 từng được FBI giao cho nhiệm vụ làm cầu nối với cơ quan an ninh VN (lúc đó hai nước chưa có thỏa thuận hợp tác về ngành này) để cùng truy nã 2 tên tội phạm Việt kiều gây án ở Mỹ rồi chạy trốn về VN. Kết quả công an VN đã bắt giữ chúng rồi giao cho đại diện FBI đưa về Mỹ ra tòa tuyên án. Có mặt trong cuộc bàn giao tội phạm đó là cựu hoa hậu miền Nam tự giới thiệu “Tôi mang hộ chiếu Mỹ nhưng là người có tâm hồn thuần Việt.”
325 - Nguyễn Kim Điền
TỔNG GIÁM MỤC “DŨNG CẢM”
Tu sĩ Thiên Chúa giáo sinh 1921 tại Vĩnh Long – Mất 1988 ở TPHCM (67 tuổi).
Từ năm 1968 là Tổng Giám mục địa phận Thừa Thiên – Huế nhưng luôn giữ một thái độ độc lập với chính quyền VNCH vốn có 2 đời tổng thống đều theo đạo này. Với lập trường phi chính trị từng có lời phát biểu bị cho là “thân Cộng“ năm 1974 trong chuyến đi viếng Tòa thánh Vatican ở Rome: “Là giám mục Công giáo tôi không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản nhưng những người cộng sản cũng là người anh em của tôi.”
Sau 75 vẫn đứng vững trên cương vị lãnh đạo giáo dân Thừa Thiên – Huế dù trong hơn 100 linh mục chỉ còn lại 6 người tình nguyện “sống chung” với Cộng sản (giáo xứ Quảng Trị thì quý linh mục… đi sạch!). Và dù luôn bị chính quyền địa phương thời đó tìm đủ mọi cách làm khó, ngăn cấm, hạn chế đủ kiểu như bắt trình diện “làm việc” cả ngày kéo dài hàng tháng trời, bắt giam rồi bỏ tù những người thân tín, quản chế tại chỗ không cho đi ra khỏi tỉnh...
Nhưng vẫn trụ vững như đi xiếc trên dây trong cơn phong ba quan hệ căng thẳng “bằng mặt chẳng bằng lòng” giữa đôi bên nhà thờ và chính quyền. Một mặt cố gắng bảo vệ giáo dân đồng thời không ngừng đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo đối với tín hữu của mình. Năm 1977 từng có bài phát biểu gây tiếng vang tại UB Mặt trận Tổ quốc VN về vấn đề này qua đó khẳng định giáo dân đạo Thiên Chúa đang bị đối xử bất công ,bất bình đẳng. Năm 1983 đã tỏ thái độ chống đối quyết liệt việc Nhà nước thành lập UB Đoàn kết Công giáo VN thân chính quyền xem như một đối trọng với Hội đồng Giám mục VN, tổ chức lãnh đạo chính thống được Vatican công nhận.
Những nỗ lực hoạt động không mệt mỏi nhưng đầy phức tạp đó đã được Giáo hoàng Paul II ghi nhận trong chuyến gặp gỡ ở Rome năm 1980, được Giáo hoàng tuyên dương là một “Tổng Giám mục dũng cảm” đã thực thi một nhiệm vụ đầy khó khăn là “Hợp tác trong tình trạng luôn đối kháng lại” với người cộng sản.
Nhưng “cuộc chiến cân não” đó đã dần làm suy kiệt sức khoẻ với nhiều chứng bệnh tuổi già như nhồi máu cơ tim, tiểu đường… khiến năm 1988 phải vào TPHCM điều trị. Nằm bệnh viện Chợ Rẫy bác sĩ hầu như bất lực nên được phép qua Vatican chạy chữa, tuy nhiên chưa kịp đi thì đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.
Nguyên nhân cái chết công bố là do biến chứng tiêu chảy, tuy nhiên có tin đồn tiêu cực lan truyền trong giới giáo dân hồi đó là ông đã bị… đầu độc !?
326 - Nguyễn Thị Bé
HƯỞNG THỪA KẾ 60 TRIỆU USD
Thường dân sinh 1975 tại Bình Thuận. Sống ở đảo Saipan thuộc Mỹ (2007).
Một trường hợp “Lọ Lem” khi năm 18 tuổi tình cờ gá duyên (không hôn thú) với tỉ phú Mỹ Larry Hillblom (đồng sáng lập Tập đoàn phát chuyển nhanh quốc tế nổi tiếng DHL) và là ông chủ khách sạn ở Phan Thiết có được một con trai đặt tên là Nguyễn Bé Lory.
Đây là nhà doanh nghiệp Mỹ hiếm hoi đã đổ 40 triệu USD đầu tư vào VN (khách sạn và sân golf ở Đà Lạt, Phan Thiết) từ năm 1992 ngay trong thời kỳ Mỹ còn cấm vận VN (thông qua những công ty nước ngoài làm trung gian). Sau đó ông chủ Mỹ chia tay ra đi về Mỹ.
Bất ngờ năm 1995 ông này rớt máy bay chết mất xác và tuy ông ta không chính thức thừa nhận các đứa con rơi song luật pháp Mỹ bắt buộc phải chia gia tài cho chúng sau khi đã được xác nhận ADN. Thế nên 2 mẹ con được luật sư Mỹ qua VN truy tìm ra tông tích bảo lãnh qua Mỹ định cư (tại đảo Saipan nơi nhà tỷ phú rơi máy bay chết mất xác) năm 1999 chờ con trai đủ 18 tuổi (năm 2013) sẽ được lãnh trọn phần chia thừa kế gia tài lên đến 60 triệu USD không mơ thấy nổi!
Năm 2007 đã kín đáo đưa con về thăm lại quê hương.
327 - Nguyễn Thị Dung
“GIẤC MƠ MỸ” NGẮN NGỦI
Thường dân Việt kiều sinh 1966 tại VN – Mất ở Mỹ 2008 (42 tuổi).
Một mình nuôi con gái 10 tuổi ở VN thì năm 2005 gặp một Việt kiều 60 tuổi (lớn hơn 20 tuổi, qua Mỹ năm 1988) góa vợ còn nuôi 7 con ở Mỹ muốn chắp nối đưa qua Mỹ để phụ giúp mình lo việc gia đình đông con. Đồng ý làm đám cưới tại VN chờ bảo lãnh vì cũng muốn con gái mình sau này có tương lai tốt đẹp hơn.
Cuối năm 2007 cả 2 mẹ con qua Mỹ vừa bắt đầu học nghề ở một tiệm bánh mì vừa theo chồng đi giao báo mỗi rạng sáng. Thế rồi trong một chuyến ngồi ô tô cùng chồng đi bỏ báo đã bị một tài xế Mỹ say rượu… đâm xe chết tại chỗ, đúng 2 tháng 8 ngày sau khi đặt chân lên đất Mỹ!
Ông chồng cũng bị thương nặng nằm thoi thóp trong bệnh viện, các con đời trước thì mới biết sơ sơ nên đám tang phải kêu gọi cộng đồng giúp đỡ mới có tiền làm.
328 - Nguyễn Thị Hai
THƯƠNG BINH MANG ÁN “CHIÊU HỒI”
Thương binh sinh tại Long An. Sống ở Long An (2007).
Theo Cách mạng từ năm 11 tuổi làm giao liên rồi y tá lực lượng du kích (bí danh Năm Xẹ). Lấy chồng du kích xã có ba con.
Sau 75 được công nhận thương binh 1/4 mất 81% sức khỏe (nhiều lần bị thương nặng, đui một mắt). Tham gia công tác ở xã.
Bất ngờ năm 1994 bị người ghen ghét thù oán cá nhân gửi đơn tố cáo đương sự vào năm 1969 từng làm dân “chiêu hồi” của chế độ cũ! Thế là bị cắt hết mọi chế độ, cho nghỉ việc - và còn đòi lại toàn bộ số tiền chế độ đã nhận 18 năm nay! - đẩy bà vào cảnh khốn cùng phải dựng một cái lều tạm bợ bằng… bao bố ngoài bờ ruộng để sống qua ngày. Chồng đã mất, ba con lập gia đình nghèo ở xa, một mình phải đi bán vé số cố sống cầm hơi. Nhiều lúc phát cuồng lên cơn xách thùng thiếc đi khắp xóm đánh ầm ĩ…đòi lại thẻ thương binh!
Đầu đuôi sự việc là vào năm 1969 bà bị thương nặng khi đang mang thai 7 tháng nên được tổ chức quyết định cho đưa ra vùng tạm chiếm để chạy chữa. Tại đây bị cơ quan Chiêu hồi chế độ Sài Gòn khống chế bắt học tập bỏ ngũ về đầu hàng mới chịu thả ra. Tuy nhiên bà không khai báo gì và khi quay về lại vẫn tham gia công tác bình thường một lòng một dạ trung thành với Cách mạng. Năm 1974 còn bị địch bắt tra tấn nữa.
Sự thật như thế được đa số quần chúng địa phương biết rõ công nhận nhưng đến năm 2007 cấp trên vẫn chưa thay đổi quyết định “giải phóng” cho bà!
329 - Nguyễn Thị Hai
QUA MỸ MUÔN DẶM TÌM CON MẤT TÍCH
Thường dân sinh 1949 tại VN. Sống ở VN (2006).
Chồng là quân nhân VNCH tử trận năm 1973 nên con trai đầu 16 tuổi vượt biên bị bắt ở tù 6 tháng. Khi con ra tù đành gửi con đi vượt biên một mình với giá 2 cây vàng năm 1986, còn mình và 2 đứa con sau chấp nhận ở lại.
Con trai qua Mỹ ban đầu báo tin về tương lai cuộc sống khả quan, đang học nghề sửa đồng hồ ở Santa Anna (Los Angeles). Nhưng bỗng nhiên từ năm 2002 thì anh ta… bặt tin hẳn!
Đến gần cuối năm 2006 quá lo và thương con, không thể chịu được nữa đã vay mượn tiền bạc xin đi Mỹ để truy tìm tin tức, tông tích con dù bản thân đang mang nhiều trọng bệnh thấp khớp, đau tim.
Đến Mỹ không biết tiếng Anh, trong tay chỉ còn 600 USD, làm sao tìm được con khi không biết địa chỉ con ở đâu, không người thân thích giúp đỡ trên một đất nước rộng bao la như nước Mỹ? Đã vậy còn được cảnh sát cho biết con bà từng tham gia bọn xã hội đen đi ăn cướp bị bắt năm 1995 ở tù 5 năm rồi lại vào thù thêm 3 lần nữa, đến năm 2006 ra tù thì… biến mất! Nhưng vẫn cố đi nơi này nơi kia với tấm ảnh con ráng hỏi dò bất cứ ai gặp được.
May mà cuối cùng nhờ người biết chuyện thương tình cung cấp cho thông tin cũng tìm ra được con lúc đó đã trở thành… dân bụi đời không nhà (homeless) ở San Jose xin ăn từ một nhà hàng. Khi gặp lại, gia sản anh ta chỉ có mỗi chiếc mền nằm ngủ vạ vật, một con dao bỏ túi, vài vật dụng đồ bỏ và… 69 cent trong túi. Có vẻ anh ta đang mắc bệnh hoang tưởng không chịu cho mẹ ôm mình vào lòng và cũng không gọi “mẹ” mà chỉ gọi là “dì”. Dường như đã mắc bệnh tâm thần từ trong nhà tù.
Cảnh sát giúp đưa vào bệnh viện chữa trị bệnh cho người con, người mẹ thì túc trực bên con suốt ngày đêm. Sau đó khi được cho ra viện, cả hai về tá túc trong một nhà thờ đạo Cao Đài.
Không biết đoạn kết câu chuyện phiêu lưu khó tin của bà mẹ VN này thế nào khi visa đến Mỹ của bà hết hạn vào tháng 1.2007.
330 - Nguyễn Thị Hàm Tiếu
CỨU ĐỨC HỒNG Y
Tu sĩ Thiên Chúa giáo Việt kiều sinh 1938 tại Thừa Thiên & Huế – Mất 2005 ở Uc (67 tuổi).
Cháu ruột của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, em ruột của cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, vào thời TT Diệm làm chuyên viên trong Tòa Đại sứ VN ở Uc.
Đến biến cố ngày 1. 11.1963 tướng Dương Văn Minh lật đổ chế độ Diệm nên bị mất việc, buồn chuyện thế thái nhân tình liền xin vào tu viện đi tu luôn.
Sau 75 được gọi là xơ Anne Cecile nổi tiếng nhà hoạt động xã hội từ thiện trong cộng đồng người Việt di tản đến Uc. Ngoài việc xin bảo lãnh cho bố mẹ và 7 anh chị em qua Uc còn bảo trợ cho người Việt ở các trại tị nạn khác… Đồng thời tích cực tham gia giúp đỡ họ sớm hòa nhập vào xã hội Uc, dạy tiếng Anh, mở trường…
Rồi từ năm 1979 bắt đầu lao vào cuộc vận động tranh đấu chính phủ VN trả tự do cho anh ruột mình là Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận ở Khánh Hòa bị bắt giam do chính quyền Cộng sản e ngại ông mối quan hệ với cố TT Diệm và lực lượng giáo dân Thiên Chúa giáo chống chế độ. Đã đi đến nhiều nước vận động Bộ Ngoại giao, Giáo hội Thiên Chúa giáo kể cả Tòa thánh Vatican…
Nhờ đó đến năm 1989 Tổng GM Thuận mới được thả ra để được phép qua làm việc luôn ở Vatican, được bổ nhiệm giữ chức tổng trưởng và năm 2001 được Giáo hoàng Jean Paul VI tấn phong Hồng y (mất 2002).
Năm 2004 bà được chẩn đoán mắc ung thư bướu não.
Trước khi qua đời có 3 di nguyện: Một – không nhận vòng hoa phúng điếu, thay vào là tiền phúng điếu được góp quỹ giúp bệnh nhân phong; hai – khắc trên bia mộ dòng chữ khiêm nhường tiếng Anh “Nơi an nghĩ của Anne (tên thánh), người lúc nào cũng cố gắng hết sức mình”; ba – khi ra đi được mặc chiếc áo dài VN màu hồng như một hình ảnh tượng trưng nhớ về quê hương với niềm tin yêu vào tương lai tươi sáng.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét