CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi Mốt
311 - Nguyễn Tất Nhiên
NGHI VẤN TỰ SÁT
Nhà thơ Việt kiều tên thật Nguyễn Hoàng Hải sinh 1952 tại Biên Hòa – Mất 1992 ở Mỹ (41 tuổi).
Nổi tiếng miền Nam trước 75 từ một số bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc thành công như “Chuyện tình buồn”, “Thà như giọt mưa”, “Cô Bắc kỳ nho nhỏ”, “Em hiền như ma soeur”…
Có thiên khiếu làm thơ từ rất trẻ song vì thế mà khó sống do tính thiếu thực tế, quá ham mơ mộng khác người. Từng bị kêu đi lính Thủ Đức nhưng mới vào trại huấn luyện đã được trả về với lý do “tâm thần bất ổn”!
Sau 1975 vượt biên qua Pháp rồi đến Mỹ định cư. Cũng lấy vợ có 2 con, tiếp tục làm thơ đăng báo hải ngoại rải rác nhưng bất ngờ năm 1992 được phát hiện qua đời ngồi trên một chiếc ô tô cũ đậu trong vườn một ngôi chùa quay kín cửa vào một đêm mùa đông tuyết giá khiến có giả thiết tự tử (hoặc bị chết ngộp?).
Như thế không chỉ “hai năm tình lận đận” mà tác giả còn suốt đời tình lận đận do bản chất quá nhạy cảm, đa sầu đa cảm như dòng thơ thất tình lãng mạn đã có chứng tỏ. Mối tình đau thời trẻ kia hầu như không dứt ra được dù bao năm dài em đã “tay bế tay bồng” và dù nay thời cuộc biến động dữ dội khi lưu vong vẫn không nguôi ngoai nỗi sầu viễn xứ gắn với hình ảnh em (cô Duyên mối tình đầu có thật ngoài đời):
“Yêu em ta đốt thời niên thiếu
Bây giờ mang thảm kịch tàn tro.”
Vẫn còn ôm chặt khối tình trên đất khách quê người:
“Bây giờ vốn liếng anh
Chỉ còn lại đôi mắt dại
Trông vời hướng quê hương
Đủ xanh màu nhớ nhung.”
(Tinh anh còn sót lại)
Chỉ còn biết tìm đến giải pháp cuối cùng:
“Có lẽ em không hay
Đôi cánh chàng đã gãy
Chàng cần được ngủ yên
Trong nấm mồ thời đại.”
(Lưu vong)
Mẫu người như thế thật khó sống trong những thời buổi phức tạp, xáo trộn, đảo lộn giá trị, những giai đoạn giao thời, chuyển tiếp trong lịch sử như thời kỳ Hậu chiến thay đổi bậc thang giá trị. Đối với lớp người đó, vài giải pháp đối phó là rơi vào chỗ tâm thần, hóa điên (nhẹ và nặng), tìm đến cái chết hoặc tìm về với niềm tin tôn giáo, phổ biến là đạo Phật.
Và qua dòng thơ hải ngoại đã thấy đượm mùi Thiền (tập “Tâm dung” in 1989) trước khi chọn điểm ra đi là dưới bóng chùa luân hồi im vắng. Điều khá lạ lùng bởi trước kia dòng thơ đó luôn gắn liền với ngườii yêu trong trong xóm đạo dưới bóng giáo đường ngân nga hồi chuông báo tử mối tình đầu.
312 - Nguyễn Thái Bảo Toàn
LẬP TRANG WEB TÌM CHA
Doanh nhân sinh 1979 tại TPHCM. Sống ở TPHCM (2010).
Khi sinh ra đời thì cha đã theo bên nhà nội vượt biên (bố mẹ yêu nhau không được gia đình đồng ý) nên không được ai giúp đỡ khiến mẹ phải bế con đến tác túc dưới… cầu thang chung cư!
Từ đó trải qua tuổi thơ khốn khó lại mang tiếng “đứa con hoang”. Năm lên 4 tuổi, mẹ lấy chồng khác nên sau một thời gian phải về ở với bà ngoại để đi học. Đến năm 14 tuổi bà ngoại về hưu, cảnh nhà túng thiếu buộc phải bỏ học đi làm thợ hồ rồi đi giữ xe, làm bồi bàn quá cà phê, bồi bàn khách sạn.
Đến năm 1998 lúc đã 19 tuổi bắt đầu yêu khi đó mới sực tỉnh thấy tương lai mù mịt bèn quyết tâm đi học lại, ngày làm bồi bàn còn đêm về mày mò theo học ngành công nghệ thông tin. May trời không phụ lòng người, học ra trườøng đi làm rồi từ từ ra riêng lập công ty nhỏ làm ăn được. Lấy vợ sinh được một bé trai.
Đã ổn định đời sống rồi mới bắt đầu cuộc truy tìm tông tích bố ruột bằng cách tận dụng chuyên môn của mình lập ra một trang web tìm cha đưa thông tin ra khắp thế giới. Và kết quả cuối cùng cũng đã đến từ Uùc nơi người cha định cư, lúc đó mới hay rằng sau này ông từng 2 lần về lại Sài Gòn cũ tìm người yêu và giọt máu bỏ rơi năm nào song không biết đâu mà tìm.
Tháng 5.2010 lần đầu tiên trong đời đã được ấp ủ trong vòng tay của cha ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất thỏa lòng mong đợi, trọn vẹn giấc mơ: “Hạnh phúc sẽ mỉm cười với những ai nỗ lực hết mình… Hạnh phúc cho những ai đã dám tin và sống hết mình cho hy vọng dẫu rất mong manh của mình…”
313 - Nguyễn Thái Hùng
ĐI LẠC LÀM CON NUÔI THAY CON RUỘT CŨNG ĐI LẠC
Thường dân sinh 1974 tại Phú Bổn. Sống ở Tuy Hòa (2008).
Tháng 3.1975 cùng cha mẹ (cha sĩ quan VNCH) và 3 anh em ở Phú Bổn theo đoàn quân VNCH di tản trên đường 7 xuống Tuy Hòa. Giữa đường mẹ bị lạc nên cha đi tìm, đến khi tìm được quay lại thì con cũng đã đi lạc không tìm ra!
Phần con lưu lạc lang thang trôi giạt đến Tuy Hòa gặp một bà mẹ cũng lạc mất con ruột thấy chú bé này cũng gần giống con ruột nên nhận luôn làm con nuôi như muốn tìm thấy qua đó đôi chút hình ảnh an ủi.
Lớn lên vào năm 1994 đã một lần qua Phú Bổn tìm tông tích gia đình nhưng thơì gian lâu quá rồi không để lại dấu tích gì. Sau đó cũng muốn tiếp tục cuộc tìm kiếm song lại sợ làm mẹ nuôi buồn (lo nếu con nuôi tìm được cha mẹ ruột sẽ bỏ mình) nên không nỡ, đành lấy vợ (2 con) lo phụng dưỡng mẹ nuôi.
Trong thời gian đó, cha mẹ đã dời nhà lên Gia Lai sinh sống. Được mươi năm thì cha mẹ lần lượt qua đời trong nỗi buồn tìm con chưa được.
Đến năm 2008 nhờ chương trình tìm người thân thất lạc “Như chưa hề có cuộc chia ly” trên VTV, bà mẹ nuôi mới tìm được con ruột. Bấy giờ đứa con nuôi mới yên tâm chuẩn bị lên đường truy tìm gia đình ruột thịt của mình.
Nhưng chưa kịp lên đường thì may mắn thay 3 anh em còn lại đã tìm đến nhận chung dòng máu. Nguyên do cũng như nhờ một nhân duyên từ bà mẹ nuôi: Bà đã nhờ con nuôi – xem như người đã thay con ruột làm nhiệm vụ chăm sóc mẹ bao lâu nay - dẫn mình đến dự chương trình đoàn tụ với con ruột trên truyền hình, nhờ vậy qua câu chuyện của bà và con ruột liên hệ đến đứa con nuôi này mà 3 anh em còn lại đã nhìn mặt – qua truyền hình - nhận ra ngay người em chung dòng máu của mình!
314 - Nguyễn Thanh Hằng, Nguyễn Thanh Hà
ĐÔI SONG CA “DA CAM”
Hai chị em ruột ca sĩ nghiệp dư sinh 1978 và 1988 tại Vĩnh Phúc. Sống ở TPHCM (2010).
Bố nguyên là bộ đội trên chiến trường miền Nam nên trong 5 đứa con thì riêng 3 chị em bị di chứng CĐDC (còn một em kế cận ở quê) khiến cơ thể chỉ phát triển được đến lúc hơn 10 tuổi thì… ngưng lại không lớn hơn được nữa.
Kết quả chị 31 tuổi chỉ cao 2,24m và em 21 tuổi cao 1,25m trông hệt như 2… đứa bé!
Vì hoàn cảnh chị chỉ học tới lớp 9, em may mắn hơn tốt nghiệp phổ thông nhưng ở quê cũng chẳng kiếm được công việc gì phải phụ bố mẹ làm công việc đồng áng, mò cua bắt ốc sống qua ngày mà thể hình, sức lực thì quá nhỏ bé, yếu ớt.
May nhờ tự nhiên cả 2 chị em có giọng ca thiên phú trời cho lại ham thích ca hát nên dần dần tự tập hát được người quen phát hiện giúp đỡ đưa đi trình diễn trong những dịp hội hè, liên hoan, đám cưới ở làng quê kiếm chút tiền bồi dưỡng. Một phần có lẽ cũng nhờ tính chất… ca sĩ “tí hon” lạ!
Dần dần phát triển được đưa đi hát qua nhiều tỉnh thành khác nữa từ Bắc vào Nam. Từ đó mới có cơ hội vào TPHCM vào đầu năm 2009 được báo Kiến Thức Ngày Nay thu nhận vào làm nhân viên văn phòng ổn định công ăn việc làm qua đó tranh thủ đi học thêm về nhạc lý có bài bản song song với việc đi hát sô dành dụm gửi tiền về quê giúp bố mẹ.
Đã bắt đầu được cộng đồng biết đến như là một đôi song ca “kỷ lục bé bỏng” rất duyên dáng đậm tính dân tộc với tà áo dài tha thướt và những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng ẩn chứa trong đó niềm tin vào cuộc sống chưa tuyệt tình. Như giọng ca thanh thoát nhẹ nhàng luôn giữ ấm tâm hồn: “Có lẽ chị em mình là may mắn nhất trong số những nạn nhân như mình. Mình muốn hát thật hay và hát cho những ai cùng cảnh ngộ…. Có lúc cũng buồn và thấy khó sống trong thế giới người lớn nhưng rồi lại vui ngay vì mình bé thế thì… ai cũng chiều mà!”
315 - Nguyễn Thanh Vân
THẦY DẠY “CHÙA”
Giáo viên sinh 1957 tại Hậu Giang. Sống ở TPHCM (2007).
“Chùa” ở đây hiểu theo cả 2 nghĩa là dạy học tại một ngôi chùa và… không có lương! Vì một tình thông cảm với các em học trò nghèo, mồ côi tương tự hoàn cảnh mình trước kia: “Tôi tìm thấy mình trong những đứa trẻ mồ côi.”
Đó là vào năm 1963 đang cùng gia đình chèo ghe đi làm nghề trên sông kiếm sống thì bị đạn máy bay bắn xuống xuyên qua người vào phổi, còn ba mẹ và hai anh chị thì chết liền tại chỗ. Cùng bốn chị em sống sót, với mảnh đạn vẫn còn nằm trong phổi đã cố gắng vươn lên học hành trở thành giáo viên tiểu học ở Kiên Giang, lấy vợ có con bình thường.
Nhưng đến năm 2000 nhân có dịp lên TPHCM tình cờ gặp những đứa trẻ con nhà lao động lang thang thất học tụ tập trong một ngôi chùa nghèo bỗng sinh lòng trắc ẩn muốn dạy học cho các em. Thế là về quê xin nghỉ dạy rồi một mình tất tả lên thành phố thuê phòng trọ ở rồi vào chùa xin… mở lớp dạy không công cho các em. Không chỉ dạy không lấy tiền mà còn tự tay đi nhặt từng món vật liệu vứt đi để dựng làm lớp học, bỏ tiền túi ra mua bảng đen, phấn viết… Vợ phải lên phụ việc đỡ đần, con trai phải đi bán báo dạo.
Ban đầu lớp học chỉ lèo tèo vài em, nay đến hơn 200 em phải chia học 3 ca. Sau 7 năm đã đạt nhiều thành quả học sinh được trường công xác nhận tốt nghiệp tiểu học.
Tuy nhiên không biết còn kép dài sự nghiệp “chùa” này đến bao giờ vì tuổi già sức yếu, thêm mảnh đạn còn nằm trong phổi kèm bệnh đau dạ dày, viêm khớp. Nhưng “Nếu mình xa các em, ai sẽ dạy tụi nhỏ? Tôi nghĩ tương lai của tôi không cần bằng tương lai cho các em.”
316 - Nguyễn Thành Nam
“ĐẠO DỪA” TUYỆT TÍCH
Tu sĩ sinh 1920 (?) tại Bến Tre – mất 1990 ở Bến Tre (khoảng 70 tuổi).
Là một hiện tượng tôn giáo tự phát ở Miền Nam trước 75.
Từng du học Pháp tốt nghiệp kỹ sư canh nông song về nước không làm cho Pháp mà bỏ nghề luôn quay qua “sáng tạo” nên một tôn giáo riêng vào đầu thập niên 60 ở miền Nam mang cá tính Nam Bộ với giáo lý “tổng hợp” lộn xộn cả đạo Phật, đạo Lão lẫn đạo Thiên Chúa được dân gian gọi là “Đạo Dừa” (do tương truyền ông chỉ sống bằng… uống nước dừa). Đạo lấy cồn Phụng ở Bến Tre làm địa điểm hành đạo có con số tín đồ lúc cao điểm khoảng hơn 3.500 người trong đó đa số là thanh niên… trốn quân dịch chế độ cũ!
Là một tôn giáo không tưởng, “vô hại” nhưng đã kêu gọi các bên chấm dứt chiến tranh, ủng hộ hòa bình nên từng bị chính quyền Sài Gòn cũ bỏ tù.
Sau 75 đuơng nhiên bị liệt vào tội truyền bá mê tín dị đoan, bị bắt đi cải tạo một thời gian. Sau vì tuổi già sức yếu (người gầy nhom do chỉ sống bằng… nước dừa!) nên được thân nhân bảo lãnh cho về quê rồi qua đời trong lặng lẽ.
Nhưng còn cồn Phụng hôm nay trở thành một địa điểm… du lịch dù muốn dù không cũng đã gắn liền tên tuổi của nó với một đứa con “quái kiệt” cùng món đặc sản trái cây của quê hương xứ dừa!
317 - Nguyễn Thế Trịnh
ĐÁM CƯỚI GIỮA 2 CHẾ ĐỘ
Việt kiều sinh 1958 tại VN. Sống ở Canada (2009).
Bản thân là con liệt sĩ, một đại tá tầm cỡ anh hùng đã hy sinh trong trận chiến Mậu Thân 1968.
Sau 75 khi còn là sinh viên học đại học ở TPHCM đã yêu một cô gái bạn học vốn con một trung tá chế độ cũ lúc đó còn đi cải tạo chưa về. Cả 2 muốn hướng đến hôn nhân nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của người vợ liệt sĩ cũng như các đồng đội cũ của cha chàng trai.
Cuối cùng nhờ sự can thiệp của Bí thư TPHCM lúc đó là ông Võ Văn Kiệt trong kháng chiến chống Mỹ từng là cấp trên của người cha liệt sĩ kia, đám cưới mới thành năm 1980. Đích thân ông đã gọi đôi trẻ đến gặp để tìm hiểu tâm tư rồi sau đó đến thuyết phục bà vợ liệt sĩ: “… Thương con thì nếu chưa nhiệt tình tán thành cũng đừng cản trở nó. Những định kiến rồi sẽ phải qua, nếu không thì cộng đồng dân tộc làm sao liền lạc, mạnh mẽ được…”
Năm 1993 chồng theo gia đình vợ đưa con qua Canada định cư. Cùng ôm theo bức ảnh lớn hình người sĩ quan Việt Cộng treo trang trọng giữa phòng khách trên xứ người và hàng năm đến ngày giỗ “Chú Sáu Dân” (ông Võ Văn Kiệt) vẫn thắp hương vái vọng về cố hương.
318 - Nguyễn Thị Á
NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI BẰNG 2 CHÂN
Nông dân sinh 1950 tại Hậu Giang. Sống ở Hậu Giang (2009).
Năm 1974 đi làm mướn đạp phải mìn nổ làm đứt lìa 2 bàn chân tới đầu gối. Không có điều kiện làm chân giả nên phải tập di chuyển bằng… 2 tay!
Với đôi tay có thể làm những công việc thay 2 chân một cách kỳ diệu dù rất khó làm như đi qua cầu khỉ, leo cây hái trái thuê, lội sông… Trong lúc đó trên tay và nơi 2 vết thương chân cụt vẫn còn sót nhiều mảnh mìn chưa lấy ra hết, trở trời là đau nhức nằm một chỗ chịu trận.
Cũng lấy chồng nhưng không con. Đã vậy từ năm 2004 ông chồng lớn tuổi măc bệnh khớp và phổi nên việc mưu sinh phải đặt vào tay mình hết có gì làm nấy, nếu không có việc thì đành cậy nhà bà con xóm giềng.
May là còn được địa phương làm cho căn nhà tình thương rộng 5m2 để đôi vợ chồng già tàn tật nương náu cuối đời.
319 - Nguyễn Thị Bảy
ANH HÙNG ẨN DANH
Nông dân sinh tại 1947 Thừa Thiên – Huế. Sống ở Quảng Ngãi (2007).
Xuất thân gia đình “Cộng sản nòi” nên trở thành một trong “11 cô gái sông Hương huyền thoại”, là tiểu đội phó tiểu đội nữ Anh hùng ở Huế trong trận chiến Mậu Thân 1968. Sống sót sau chiến dịch nhưng mất người yêu đồng đội trong chiến đấu.
Sau 75 trở về đời thường lấy chồng theo về quê chồng Quảng Ngãi nhưng mới sinh con vài tháng tuổi thì cả chồng lẫn con bị bạo bệnh qua đời. Sau đó chắp nối lại với một thương binh 2/4 vốn có vợ và con đã hy sinh để lại một con gái hơn 10 tuổi.
Chẳng được bao lâu thì người chồng thương binh trở bệnh nằm liệt giường hàng bao năm trời một tay mình phải chăm sóc tối ngày. Ngoài ra còn nuôi nấng một con đời trước và 2 con riêng trưởng thành đàng hoàng.
Đặc biệt gần như không nói năng kể lể gì về thành tích “11 cô gái sông Hương huyền thoại” có mẹ là Mẹ VN Anh hùng của mình nên chẳng ai biết gì cứ tưởng đó là một bà nông dân bình thường. Mãi đến tuổi xế chiều “tổ chức” mới hay biết vội vàng làm lễ kết nạp Đảng khi đã 60 tuổi, có lẽ đạt kỷ lục nữ đảng viên vào Đảng… già nhất!
320 - Nguyễn Thị Bé
30 NĂM SỐNG VỚI LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN
Nhân viên Nghĩa trang Trường Sơn sinh 1957 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2009).
Bộ đội xuất ngũ năm 1979 sau 6 năm tham gia chiến đấu, về Nghĩa trang Trường Sơn từ ngày mới hình thành, mỗi ngày phải đi bộ 20km đường rừng mang vác gạo cơm mắm muối đến làm việc chăm sóc mộ phần liệt sĩ.
Đã 30 năm gắn bó với nơi đây nên thuộc lòng hầu hết vị trí các mộ, tên tuổi ngày sinh tháng đẻ ngày mất liệt sĩ đề trên mộ (hơn 10.000 ngôi mộ trong diện tích trên 20 hecta ở huyện Gio Linh - Quảng Trị nằm trên thượng nguồn sông Bến Hải).
Cũng từ đây gặp và kết hôn một bộ đội phục viên cùng làm chung, cùng đồng cam cộng khổ gắn bó với nghĩa trang (lương cả hai cộng lại được trên 2 triệu đồng). Tuy nhiên được 20 năm thì chồng bị phát tác bệnh thần kinh di chứng chiến tranh để lại nên chồng con phải về quê chữa bệnh.
Đành chấp nhận trở lại cuộc sống cô đơn chỉ còn những “hồn ma” làm bạn. Hễ cứ đến dịp lễ 30.4 hay 27.7 ngày thương binh liệt sĩ là lại nằm mơ thấy những đoàn bộ đội đi hành quân trong nghĩa trang hát vang khúc quân hành nhưng không hề thấy sợ mà lại cảm thấùy thân thương, an ủi ấm lòng. Trái lại bây giờ sợ nhất là cảnh xô bồ huyên náo bon chen ở bên ngoài cánh cổng nghĩa trang!
Với lòng tự nghuyện “lương tâm mình không trong sạch sẽ không không đủ can đảm thắp hương và và chăm sóc cho các anh chị ấy mỗi ngày”, tâm nguyện bây giờ của chị là hy vọng các linh hồn liệt sĩ sẽ phù hộ cho chồng chóng khỏi bệnh.
(Còn tiếp)
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi Mốt
311 - Nguyễn Tất Nhiên
NGHI VẤN TỰ SÁT
Nhà thơ Việt kiều tên thật Nguyễn Hoàng Hải sinh 1952 tại Biên Hòa – Mất 1992 ở Mỹ (41 tuổi).
Nổi tiếng miền Nam trước 75 từ một số bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc thành công như “Chuyện tình buồn”, “Thà như giọt mưa”, “Cô Bắc kỳ nho nhỏ”, “Em hiền như ma soeur”…
Có thiên khiếu làm thơ từ rất trẻ song vì thế mà khó sống do tính thiếu thực tế, quá ham mơ mộng khác người. Từng bị kêu đi lính Thủ Đức nhưng mới vào trại huấn luyện đã được trả về với lý do “tâm thần bất ổn”!
Sau 1975 vượt biên qua Pháp rồi đến Mỹ định cư. Cũng lấy vợ có 2 con, tiếp tục làm thơ đăng báo hải ngoại rải rác nhưng bất ngờ năm 1992 được phát hiện qua đời ngồi trên một chiếc ô tô cũ đậu trong vườn một ngôi chùa quay kín cửa vào một đêm mùa đông tuyết giá khiến có giả thiết tự tử (hoặc bị chết ngộp?).
Như thế không chỉ “hai năm tình lận đận” mà tác giả còn suốt đời tình lận đận do bản chất quá nhạy cảm, đa sầu đa cảm như dòng thơ thất tình lãng mạn đã có chứng tỏ. Mối tình đau thời trẻ kia hầu như không dứt ra được dù bao năm dài em đã “tay bế tay bồng” và dù nay thời cuộc biến động dữ dội khi lưu vong vẫn không nguôi ngoai nỗi sầu viễn xứ gắn với hình ảnh em (cô Duyên mối tình đầu có thật ngoài đời):
“Yêu em ta đốt thời niên thiếu
Bây giờ mang thảm kịch tàn tro.”
Vẫn còn ôm chặt khối tình trên đất khách quê người:
“Bây giờ vốn liếng anh
Chỉ còn lại đôi mắt dại
Trông vời hướng quê hương
Đủ xanh màu nhớ nhung.”
(Tinh anh còn sót lại)
Chỉ còn biết tìm đến giải pháp cuối cùng:
“Có lẽ em không hay
Đôi cánh chàng đã gãy
Chàng cần được ngủ yên
Trong nấm mồ thời đại.”
(Lưu vong)
Mẫu người như thế thật khó sống trong những thời buổi phức tạp, xáo trộn, đảo lộn giá trị, những giai đoạn giao thời, chuyển tiếp trong lịch sử như thời kỳ Hậu chiến thay đổi bậc thang giá trị. Đối với lớp người đó, vài giải pháp đối phó là rơi vào chỗ tâm thần, hóa điên (nhẹ và nặng), tìm đến cái chết hoặc tìm về với niềm tin tôn giáo, phổ biến là đạo Phật.
Và qua dòng thơ hải ngoại đã thấy đượm mùi Thiền (tập “Tâm dung” in 1989) trước khi chọn điểm ra đi là dưới bóng chùa luân hồi im vắng. Điều khá lạ lùng bởi trước kia dòng thơ đó luôn gắn liền với ngườii yêu trong trong xóm đạo dưới bóng giáo đường ngân nga hồi chuông báo tử mối tình đầu.
312 - Nguyễn Thái Bảo Toàn
LẬP TRANG WEB TÌM CHA
Doanh nhân sinh 1979 tại TPHCM. Sống ở TPHCM (2010).
Khi sinh ra đời thì cha đã theo bên nhà nội vượt biên (bố mẹ yêu nhau không được gia đình đồng ý) nên không được ai giúp đỡ khiến mẹ phải bế con đến tác túc dưới… cầu thang chung cư!
Từ đó trải qua tuổi thơ khốn khó lại mang tiếng “đứa con hoang”. Năm lên 4 tuổi, mẹ lấy chồng khác nên sau một thời gian phải về ở với bà ngoại để đi học. Đến năm 14 tuổi bà ngoại về hưu, cảnh nhà túng thiếu buộc phải bỏ học đi làm thợ hồ rồi đi giữ xe, làm bồi bàn quá cà phê, bồi bàn khách sạn.
Đến năm 1998 lúc đã 19 tuổi bắt đầu yêu khi đó mới sực tỉnh thấy tương lai mù mịt bèn quyết tâm đi học lại, ngày làm bồi bàn còn đêm về mày mò theo học ngành công nghệ thông tin. May trời không phụ lòng người, học ra trườøng đi làm rồi từ từ ra riêng lập công ty nhỏ làm ăn được. Lấy vợ sinh được một bé trai.
Đã ổn định đời sống rồi mới bắt đầu cuộc truy tìm tông tích bố ruột bằng cách tận dụng chuyên môn của mình lập ra một trang web tìm cha đưa thông tin ra khắp thế giới. Và kết quả cuối cùng cũng đã đến từ Uùc nơi người cha định cư, lúc đó mới hay rằng sau này ông từng 2 lần về lại Sài Gòn cũ tìm người yêu và giọt máu bỏ rơi năm nào song không biết đâu mà tìm.
Tháng 5.2010 lần đầu tiên trong đời đã được ấp ủ trong vòng tay của cha ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất thỏa lòng mong đợi, trọn vẹn giấc mơ: “Hạnh phúc sẽ mỉm cười với những ai nỗ lực hết mình… Hạnh phúc cho những ai đã dám tin và sống hết mình cho hy vọng dẫu rất mong manh của mình…”
313 - Nguyễn Thái Hùng
ĐI LẠC LÀM CON NUÔI THAY CON RUỘT CŨNG ĐI LẠC
Thường dân sinh 1974 tại Phú Bổn. Sống ở Tuy Hòa (2008).
Tháng 3.1975 cùng cha mẹ (cha sĩ quan VNCH) và 3 anh em ở Phú Bổn theo đoàn quân VNCH di tản trên đường 7 xuống Tuy Hòa. Giữa đường mẹ bị lạc nên cha đi tìm, đến khi tìm được quay lại thì con cũng đã đi lạc không tìm ra!
Phần con lưu lạc lang thang trôi giạt đến Tuy Hòa gặp một bà mẹ cũng lạc mất con ruột thấy chú bé này cũng gần giống con ruột nên nhận luôn làm con nuôi như muốn tìm thấy qua đó đôi chút hình ảnh an ủi.
Lớn lên vào năm 1994 đã một lần qua Phú Bổn tìm tông tích gia đình nhưng thơì gian lâu quá rồi không để lại dấu tích gì. Sau đó cũng muốn tiếp tục cuộc tìm kiếm song lại sợ làm mẹ nuôi buồn (lo nếu con nuôi tìm được cha mẹ ruột sẽ bỏ mình) nên không nỡ, đành lấy vợ (2 con) lo phụng dưỡng mẹ nuôi.
Trong thời gian đó, cha mẹ đã dời nhà lên Gia Lai sinh sống. Được mươi năm thì cha mẹ lần lượt qua đời trong nỗi buồn tìm con chưa được.
Đến năm 2008 nhờ chương trình tìm người thân thất lạc “Như chưa hề có cuộc chia ly” trên VTV, bà mẹ nuôi mới tìm được con ruột. Bấy giờ đứa con nuôi mới yên tâm chuẩn bị lên đường truy tìm gia đình ruột thịt của mình.
Nhưng chưa kịp lên đường thì may mắn thay 3 anh em còn lại đã tìm đến nhận chung dòng máu. Nguyên do cũng như nhờ một nhân duyên từ bà mẹ nuôi: Bà đã nhờ con nuôi – xem như người đã thay con ruột làm nhiệm vụ chăm sóc mẹ bao lâu nay - dẫn mình đến dự chương trình đoàn tụ với con ruột trên truyền hình, nhờ vậy qua câu chuyện của bà và con ruột liên hệ đến đứa con nuôi này mà 3 anh em còn lại đã nhìn mặt – qua truyền hình - nhận ra ngay người em chung dòng máu của mình!
314 - Nguyễn Thanh Hằng, Nguyễn Thanh Hà
ĐÔI SONG CA “DA CAM”
Hai chị em ruột ca sĩ nghiệp dư sinh 1978 và 1988 tại Vĩnh Phúc. Sống ở TPHCM (2010).
Bố nguyên là bộ đội trên chiến trường miền Nam nên trong 5 đứa con thì riêng 3 chị em bị di chứng CĐDC (còn một em kế cận ở quê) khiến cơ thể chỉ phát triển được đến lúc hơn 10 tuổi thì… ngưng lại không lớn hơn được nữa.
Kết quả chị 31 tuổi chỉ cao 2,24m và em 21 tuổi cao 1,25m trông hệt như 2… đứa bé!
Vì hoàn cảnh chị chỉ học tới lớp 9, em may mắn hơn tốt nghiệp phổ thông nhưng ở quê cũng chẳng kiếm được công việc gì phải phụ bố mẹ làm công việc đồng áng, mò cua bắt ốc sống qua ngày mà thể hình, sức lực thì quá nhỏ bé, yếu ớt.
May nhờ tự nhiên cả 2 chị em có giọng ca thiên phú trời cho lại ham thích ca hát nên dần dần tự tập hát được người quen phát hiện giúp đỡ đưa đi trình diễn trong những dịp hội hè, liên hoan, đám cưới ở làng quê kiếm chút tiền bồi dưỡng. Một phần có lẽ cũng nhờ tính chất… ca sĩ “tí hon” lạ!
Dần dần phát triển được đưa đi hát qua nhiều tỉnh thành khác nữa từ Bắc vào Nam. Từ đó mới có cơ hội vào TPHCM vào đầu năm 2009 được báo Kiến Thức Ngày Nay thu nhận vào làm nhân viên văn phòng ổn định công ăn việc làm qua đó tranh thủ đi học thêm về nhạc lý có bài bản song song với việc đi hát sô dành dụm gửi tiền về quê giúp bố mẹ.
Đã bắt đầu được cộng đồng biết đến như là một đôi song ca “kỷ lục bé bỏng” rất duyên dáng đậm tính dân tộc với tà áo dài tha thướt và những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng ẩn chứa trong đó niềm tin vào cuộc sống chưa tuyệt tình. Như giọng ca thanh thoát nhẹ nhàng luôn giữ ấm tâm hồn: “Có lẽ chị em mình là may mắn nhất trong số những nạn nhân như mình. Mình muốn hát thật hay và hát cho những ai cùng cảnh ngộ…. Có lúc cũng buồn và thấy khó sống trong thế giới người lớn nhưng rồi lại vui ngay vì mình bé thế thì… ai cũng chiều mà!”
315 - Nguyễn Thanh Vân
THẦY DẠY “CHÙA”
Giáo viên sinh 1957 tại Hậu Giang. Sống ở TPHCM (2007).
“Chùa” ở đây hiểu theo cả 2 nghĩa là dạy học tại một ngôi chùa và… không có lương! Vì một tình thông cảm với các em học trò nghèo, mồ côi tương tự hoàn cảnh mình trước kia: “Tôi tìm thấy mình trong những đứa trẻ mồ côi.”
Đó là vào năm 1963 đang cùng gia đình chèo ghe đi làm nghề trên sông kiếm sống thì bị đạn máy bay bắn xuống xuyên qua người vào phổi, còn ba mẹ và hai anh chị thì chết liền tại chỗ. Cùng bốn chị em sống sót, với mảnh đạn vẫn còn nằm trong phổi đã cố gắng vươn lên học hành trở thành giáo viên tiểu học ở Kiên Giang, lấy vợ có con bình thường.
Nhưng đến năm 2000 nhân có dịp lên TPHCM tình cờ gặp những đứa trẻ con nhà lao động lang thang thất học tụ tập trong một ngôi chùa nghèo bỗng sinh lòng trắc ẩn muốn dạy học cho các em. Thế là về quê xin nghỉ dạy rồi một mình tất tả lên thành phố thuê phòng trọ ở rồi vào chùa xin… mở lớp dạy không công cho các em. Không chỉ dạy không lấy tiền mà còn tự tay đi nhặt từng món vật liệu vứt đi để dựng làm lớp học, bỏ tiền túi ra mua bảng đen, phấn viết… Vợ phải lên phụ việc đỡ đần, con trai phải đi bán báo dạo.
Ban đầu lớp học chỉ lèo tèo vài em, nay đến hơn 200 em phải chia học 3 ca. Sau 7 năm đã đạt nhiều thành quả học sinh được trường công xác nhận tốt nghiệp tiểu học.
Tuy nhiên không biết còn kép dài sự nghiệp “chùa” này đến bao giờ vì tuổi già sức yếu, thêm mảnh đạn còn nằm trong phổi kèm bệnh đau dạ dày, viêm khớp. Nhưng “Nếu mình xa các em, ai sẽ dạy tụi nhỏ? Tôi nghĩ tương lai của tôi không cần bằng tương lai cho các em.”
316 - Nguyễn Thành Nam
“ĐẠO DỪA” TUYỆT TÍCH
Tu sĩ sinh 1920 (?) tại Bến Tre – mất 1990 ở Bến Tre (khoảng 70 tuổi).
Là một hiện tượng tôn giáo tự phát ở Miền Nam trước 75.
Từng du học Pháp tốt nghiệp kỹ sư canh nông song về nước không làm cho Pháp mà bỏ nghề luôn quay qua “sáng tạo” nên một tôn giáo riêng vào đầu thập niên 60 ở miền Nam mang cá tính Nam Bộ với giáo lý “tổng hợp” lộn xộn cả đạo Phật, đạo Lão lẫn đạo Thiên Chúa được dân gian gọi là “Đạo Dừa” (do tương truyền ông chỉ sống bằng… uống nước dừa). Đạo lấy cồn Phụng ở Bến Tre làm địa điểm hành đạo có con số tín đồ lúc cao điểm khoảng hơn 3.500 người trong đó đa số là thanh niên… trốn quân dịch chế độ cũ!
Là một tôn giáo không tưởng, “vô hại” nhưng đã kêu gọi các bên chấm dứt chiến tranh, ủng hộ hòa bình nên từng bị chính quyền Sài Gòn cũ bỏ tù.
Sau 75 đuơng nhiên bị liệt vào tội truyền bá mê tín dị đoan, bị bắt đi cải tạo một thời gian. Sau vì tuổi già sức yếu (người gầy nhom do chỉ sống bằng… nước dừa!) nên được thân nhân bảo lãnh cho về quê rồi qua đời trong lặng lẽ.
Nhưng còn cồn Phụng hôm nay trở thành một địa điểm… du lịch dù muốn dù không cũng đã gắn liền tên tuổi của nó với một đứa con “quái kiệt” cùng món đặc sản trái cây của quê hương xứ dừa!
317 - Nguyễn Thế Trịnh
ĐÁM CƯỚI GIỮA 2 CHẾ ĐỘ
Việt kiều sinh 1958 tại VN. Sống ở Canada (2009).
Bản thân là con liệt sĩ, một đại tá tầm cỡ anh hùng đã hy sinh trong trận chiến Mậu Thân 1968.
Sau 75 khi còn là sinh viên học đại học ở TPHCM đã yêu một cô gái bạn học vốn con một trung tá chế độ cũ lúc đó còn đi cải tạo chưa về. Cả 2 muốn hướng đến hôn nhân nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của người vợ liệt sĩ cũng như các đồng đội cũ của cha chàng trai.
Cuối cùng nhờ sự can thiệp của Bí thư TPHCM lúc đó là ông Võ Văn Kiệt trong kháng chiến chống Mỹ từng là cấp trên của người cha liệt sĩ kia, đám cưới mới thành năm 1980. Đích thân ông đã gọi đôi trẻ đến gặp để tìm hiểu tâm tư rồi sau đó đến thuyết phục bà vợ liệt sĩ: “… Thương con thì nếu chưa nhiệt tình tán thành cũng đừng cản trở nó. Những định kiến rồi sẽ phải qua, nếu không thì cộng đồng dân tộc làm sao liền lạc, mạnh mẽ được…”
Năm 1993 chồng theo gia đình vợ đưa con qua Canada định cư. Cùng ôm theo bức ảnh lớn hình người sĩ quan Việt Cộng treo trang trọng giữa phòng khách trên xứ người và hàng năm đến ngày giỗ “Chú Sáu Dân” (ông Võ Văn Kiệt) vẫn thắp hương vái vọng về cố hương.
318 - Nguyễn Thị Á
NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI BẰNG 2 CHÂN
Nông dân sinh 1950 tại Hậu Giang. Sống ở Hậu Giang (2009).
Năm 1974 đi làm mướn đạp phải mìn nổ làm đứt lìa 2 bàn chân tới đầu gối. Không có điều kiện làm chân giả nên phải tập di chuyển bằng… 2 tay!
Với đôi tay có thể làm những công việc thay 2 chân một cách kỳ diệu dù rất khó làm như đi qua cầu khỉ, leo cây hái trái thuê, lội sông… Trong lúc đó trên tay và nơi 2 vết thương chân cụt vẫn còn sót nhiều mảnh mìn chưa lấy ra hết, trở trời là đau nhức nằm một chỗ chịu trận.
Cũng lấy chồng nhưng không con. Đã vậy từ năm 2004 ông chồng lớn tuổi măc bệnh khớp và phổi nên việc mưu sinh phải đặt vào tay mình hết có gì làm nấy, nếu không có việc thì đành cậy nhà bà con xóm giềng.
May là còn được địa phương làm cho căn nhà tình thương rộng 5m2 để đôi vợ chồng già tàn tật nương náu cuối đời.
319 - Nguyễn Thị Bảy
ANH HÙNG ẨN DANH
Nông dân sinh tại 1947 Thừa Thiên – Huế. Sống ở Quảng Ngãi (2007).
Xuất thân gia đình “Cộng sản nòi” nên trở thành một trong “11 cô gái sông Hương huyền thoại”, là tiểu đội phó tiểu đội nữ Anh hùng ở Huế trong trận chiến Mậu Thân 1968. Sống sót sau chiến dịch nhưng mất người yêu đồng đội trong chiến đấu.
Sau 75 trở về đời thường lấy chồng theo về quê chồng Quảng Ngãi nhưng mới sinh con vài tháng tuổi thì cả chồng lẫn con bị bạo bệnh qua đời. Sau đó chắp nối lại với một thương binh 2/4 vốn có vợ và con đã hy sinh để lại một con gái hơn 10 tuổi.
Chẳng được bao lâu thì người chồng thương binh trở bệnh nằm liệt giường hàng bao năm trời một tay mình phải chăm sóc tối ngày. Ngoài ra còn nuôi nấng một con đời trước và 2 con riêng trưởng thành đàng hoàng.
Đặc biệt gần như không nói năng kể lể gì về thành tích “11 cô gái sông Hương huyền thoại” có mẹ là Mẹ VN Anh hùng của mình nên chẳng ai biết gì cứ tưởng đó là một bà nông dân bình thường. Mãi đến tuổi xế chiều “tổ chức” mới hay biết vội vàng làm lễ kết nạp Đảng khi đã 60 tuổi, có lẽ đạt kỷ lục nữ đảng viên vào Đảng… già nhất!
320 - Nguyễn Thị Bé
30 NĂM SỐNG VỚI LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN
Nhân viên Nghĩa trang Trường Sơn sinh 1957 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2009).
Bộ đội xuất ngũ năm 1979 sau 6 năm tham gia chiến đấu, về Nghĩa trang Trường Sơn từ ngày mới hình thành, mỗi ngày phải đi bộ 20km đường rừng mang vác gạo cơm mắm muối đến làm việc chăm sóc mộ phần liệt sĩ.
Đã 30 năm gắn bó với nơi đây nên thuộc lòng hầu hết vị trí các mộ, tên tuổi ngày sinh tháng đẻ ngày mất liệt sĩ đề trên mộ (hơn 10.000 ngôi mộ trong diện tích trên 20 hecta ở huyện Gio Linh - Quảng Trị nằm trên thượng nguồn sông Bến Hải).
Cũng từ đây gặp và kết hôn một bộ đội phục viên cùng làm chung, cùng đồng cam cộng khổ gắn bó với nghĩa trang (lương cả hai cộng lại được trên 2 triệu đồng). Tuy nhiên được 20 năm thì chồng bị phát tác bệnh thần kinh di chứng chiến tranh để lại nên chồng con phải về quê chữa bệnh.
Đành chấp nhận trở lại cuộc sống cô đơn chỉ còn những “hồn ma” làm bạn. Hễ cứ đến dịp lễ 30.4 hay 27.7 ngày thương binh liệt sĩ là lại nằm mơ thấy những đoàn bộ đội đi hành quân trong nghĩa trang hát vang khúc quân hành nhưng không hề thấy sợ mà lại cảm thấùy thân thương, an ủi ấm lòng. Trái lại bây giờ sợ nhất là cảnh xô bồ huyên náo bon chen ở bên ngoài cánh cổng nghĩa trang!
Với lòng tự nghuyện “lương tâm mình không trong sạch sẽ không không đủ can đảm thắp hương và và chăm sóc cho các anh chị ấy mỗi ngày”, tâm nguyện bây giờ của chị là hy vọng các linh hồn liệt sĩ sẽ phù hộ cho chồng chóng khỏi bệnh.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét