NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
401 - Bùi Thị Bông
KỶ VẬT CHÔN XUỐNG ĐÀO LÊN
Nông dân sinh tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2010).
Trong chiến tranh thời Mỹ ở trong vùng xôi đậu thường xuyên bị bắn phá, bỏ bom, rải CĐDC. Cả nhà 7 người đều theo kháng chiến.
Gặp một bộ đội người Thanh Hóa, hai người thề non hẹn biển rồi người yêu phải lên đường vào Nam chiến đấu. Trước khi đi trao lại một số giấy tờ tùy thân, ảnh và cả tấm bằng đại học hẹn ngày về chiến thắng sẽ hợp hôn. Những kỷ vật đó không dám giữ bên mình sợ mất hoặc bị địch khám thấy nên mới bỏ trong một lon sữa bò đào hố chôn xuống trong vườn nhà, khi nào nhớ người yêu thì đào lấy lên ngắm nghía cho khuây nỗi buồn chờ mong người về.
Nhưng sau 75 dứt chiến trận thì người ấy mãi mãi không về!
Đã vậy, cả nhà bắt đầu thấm ảnh hưởng CĐDC chịu nhiều hậu quả bệnh tật ác nghiệt, đặc biệt là không ít thì nhiều ai cũng bị nhiễm bệnh lạ ở chân bắt đầu đau nhức rồi chuyển qua lở loét mưng mủ ăn sâu vào tận xương. Bán trâu lấy tiền đi bệnh viện, bác sĩ cũng đầu hàng không chữa nổi.
Kết quả đầu tiên là bà mẹ chịu không thấu đã sớm qua đời. Tiếp theo đứa em út gần như bị liệt không đi được phải lết đi mò cua bắt cá sống qua ngày. Thế rồi trong một trận lụt đứa em đó lết đi bắt cá không ngờ bị mắc kẹt trong một ống cống không chui ra được, ông cha nghe tin vội lặn xuống tìm cách cứu con rốt cuộc cả hai cha con đều chết nghẹt trong ống cống giữa dòng nước lũ!
Còn lại một mình phải làm lụng bươn chải nuôi 3 người em trai nằm liệt giường, cố lắm cũng chỉ chống nạng mà lết đi thôi. Rồi một đứa em nữa không kham nổi cũng ra đi.
Bản thân mình cũng đau khớp và bị sỏi thận. Vay mượn được 150.000 đồng đi viện thì chỉ đủ tiền xe tiền khám chứ không còn tiền để mua thuốc uống.
Tất cả xem như đúng là hết thuốc chữa từ bệnh tật đến nỗi buồn thân phận. Chỉ còn niềm an ủi cuối cùng là thỉnh thoảng lại lấy lon sữa bò rỉ sét đựng kỷ vật năm xưa ra nâng niu dù nay kỷ vật đã bạc màu gần mục nát hết cả. Ngày xưa chôn xuống đất nhưng người vẫn còn dẫu ở nơi xa xôi nào đó, còn bây giờ không cần phải cất giấu đào hố lấp đi mà lúc nào cũng có đó ở bên cạnh nhưng người thì đã không còn nữa.
402 - Duy Ngo
SỐ PHẬN BỊ THẢM CỦA MỘT ĐẶC VỤ NGẦM
Cảnh sát Việt kiều Mỹ tên cũ Ngô Duy sinh 1972 tại VN – Mất 2010 ở Mỹ (38 tuổi).
Từ VN di tản qua Mỹ sau 1975, lớn lên gia nhập quân đội Mỹ làm lính quân y một thời gian rồi xuất ngũ được nhận vào làm cảnh sát ở TP Mineapolis thuộc bang Minnesota.
Năm 2002 được giao nhiệm vụ làm đặc vụ ngầm nội gián trong một băng đảng buôn lậu ma túy ở thành phố này. Thế rồi vào một đêm nọ trong khi thi hành nhiệm vụ thì xảy ra cuộc đối đầu trong ngõ hẻm với một tên trùm dữ dằn và bị tên này bắn trúng ngực rồi bỏ đi vì tưởng anh đã chết. Không ngờ may nhờ có mang áo chống đạn nên chưa chết mà còn kịp gọi điện báo đồng đội đến cứu. Nhưng khi đồng đội cảnh sát tìm đến thì không hiểu vì lý do gì viên cảnh sát đồng đội lại cầm luôn khẩu tiểu liên bắn liền một tràng đạn vào… người anh lúc đó vẫn còn nằm dưới đất!
Vậy mà vẫn không chết nhờ áo chống đạn nhưng sau đó phải nằm viện dài dài giải phẫu đến 26 lần cho 15 vết thương đạn bắn 2 lần. Phải cắt một tay và đau nhất là đạn có trúng chỗ kín nên xem như hết khả năng có con (đã có vợ Mỹ và một con gái 2 tuổi).
Gia đình đã đâm đơn kiện vì vụ vô cớ bị bắn “nhầm” kỳ cục như vậy bởi lời khai của tay cảnh sát kia vô lý cho rằng tưởng lầm anh là tên tội phạm. Kết quả phiên tòa diễn ra năm 2007 ra phán quyết TP Mineapolis phải bồi thường cho nạn nhân số tiền lớn 4,5 triệu USD.
Sau khi ra viện và cả sau khi đuợc bồi thường vẫn xin tiếp tục hành nghề cảnh sát tại đơn vị cũ song bây giờ chỉ làm việc bàn giấy.
Bất ngờ đến tháng 9.2010 thì đương sự… tự tử chết! Được cảnh sát báo cáo như vậy qua ghi nhận tại hiện truờng là ngồi trong ô tô đậu trong nhà xe dùng súng bắn vào đầu.
Cái chết lạ lùng này gợi nhiều nghi ngờ khiến có người lật lại hồ sơ vụ án anh bị bắn nhầm để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, từ đó mới phát hiện một số thông tin đáng chú ý.
Đó là có tình hình đương sự từng có hành động chống tệ nạn ăn hối lộ, tham nhũng trong sở cảnh sát mình làm việc, từ đó có thể dẫn tới mâu thuẫn, xung đột giữa bản thân anh và các đồng sự kể cả cấp trên. Anh từng than mối quan hệ đồng nghiệp trong giới cảnh sát không bằng như thời còn ở quân đội tình chiến hữu đẹp hơn nhiều.
Điều này còn thấy qua tiến trình vụ án có nêu quy trách nhiệm cho 3 quan chức cảnh sát có liên quan, ra tòa phía cảnh sát còn bị cáo buộc tổ chức điều tra vụ án qua loa và che giấu chứng cứ, sau đó vị giám đốc cảnh sát còn bị buộc từ chức... Vì thế không lạ gì khi nạn nhân nằm viện, sếp cảnh sát không hề đi thăm và sở cảnh sát cũng không chi tiền trả viện phí (bạn bè phải vận động lập quỹ trả tiền giúp). Thậm chí trong nội bộ cảnh sát còn phao tin anh… tự bắn mình để trốn khỏi bị điều qua chiến trường Iraq! Còn tên mafia ma túy thủ phạm bắn anh “đợt đầu” thì cảnh sát báo cáo… không tìm thấy.
Ngoài ra sau này bản thân anh cũng từng tâm sự với người thân rằng “Tôi không tấn công hay buộc tội lực lượng cảnh sát. Tôi không nói tất cả cảnh sát Minneapolis đều nhơ bẩn. Tôi chỉ nói một số cảnh sát tham nhũng…”
Như vậy có thể có 2 lý do lý giải cái chết này. Một là bị trầm cảm lâu nay (vì hậu quả bị bắn gần chết thành người “bất lực”, bị cơ quan “kỳ thị” kể cả thêm nạn phân biệt chủng tộc đối với dân gốc Châu Á) nhưng làm sao lại giấu kín được không ai biết kể cả vợ mình. Hơn nữa trước đó chỉ vài ngày người thân, bạn bè gặp gỡ đều nhận thấy anh vẫn sống bình thường không có dấu hiệu gì bất thường khiến có thể dẫn tới chỗ tự sát như thế.
Và hai là bị… ám sát chết rồi dàn dựng tự tử bởi chính các… đồng sự cảnh sát của mình để trả thù, trừng phạt tội dám chống lại cả guồng máy cảnh sát !? Nếu đúng vậy thì điều này đồng thời cũng giải thích tại sao bị đồng nghiệp bắn “nhầm” trước kia.
403 - Nguyễn Văn Minh
NUÔI 5 ĐỨA CON ĐIÊN
Nông dân sinh 1957 tại Cà Mau. Sống ở Cà Mau (2007).
Ở trong vùng cách mạng thuộc huyện U Minh nên từ 14 tuổi đã làm công an xã, sau 75 vào bộ đội địa phương đến năm 1981 xuất ngũ.
Về quê lấy vợ sinh tổng cộng 2 con gái đầu lòng rồi 6 đứa con trai liên tiếp. Hai cô con gái đầu thể trạng bình thường, đến đứa con trai đầu cũng vậy nhưng vào năm 5 tuổi bỗng nhiên phát bệnh động kinh trở nên khờ khờ điên dại không còn ra dáng người nữa (nay đã hơn 25 tuổi). Bốn đứa con trai tiếp đó cũng rơi vào tình trạng trên, may mà chỉ có đứa con trai út thứ tám thì không sao.
Từ đó cả nhà điêu đứng vì lũ “ngũ quỷ điên”, sau đó được xác nhận là chịu di chứng CĐDC rải nhiều trong vùng này vốn là căn cứ địa của cộng sản. Mọi việc vệ sinh chúng đều không tự làm được, đi lang thang lạc đường không nhớ đường về.
Có điều 5 đứa điên cũng rất đặc biệt khác thường là vẫn ăn uống, đi đứng mạnh khoẻ chứ không phải nằm liệt giường, không phá làng phá xóm mà dường như chỉ mang dòng máu… bạo động hung hãn, hễ thấy đâu có chuyện gây gổ, đánh nhau là hè nhau… nhào vô đánh ké hoặc gây sòng đánh lộn giống như để coi chơi cho đã! Thậm chí cả cha mẹ làm chuyện không hài lòng cũng đánh luôn. Cao điểm thịnh nộ là đập phá đồ đạc trong nhà, thậm chí suýt đốt nhà nữa.
Mà chúng đánh rất dữ bởi đứa nào cũng ăn uống cật lực (ngày 3 bữa đều, mỗi bữa ăn hết nồi cơm 10 lon gạo) nên người ngợm vai u thịt bắp rất khoẻ. Muốn đưa chúng đi khám bệnh viện cũng khó bởi phải cần có đến cả chục người trói chúng lại khiêng đi mới được! Tiền trợ cấp CĐDC mỗi tháng 1,7 triệu đồng không đủ, cha phải đi chăn trâu thuê, bủa lưới bắt cá kiếm thêm tiền về nuôi con “ăn báo cô”.
Và như thế 5 đứa con điên vẫn cứ sống hùng sống mạnh. Thậm chí có khi có đứa đi lạc vào rừng mấy ngày ăn bậy ăn bạ bất kể con gì trái gì vẫn không hề trúng độc và tuy sống ở vùng đầy đầm lầy kinh rạch có biết bơi biết lội gì đâu vẫn qua cầu khỉ qua sông qua suối được, sốâng nhăn ra đó chờ người tới cứu!
404 - Nguyễn Văn Nhã
NHÀ NGOẠI CẢM 2
Chuyên viên kinh tế. Sống ở TPHCM (2010).
Vốn là một cán bộ Thành đoàn TPHCM (đảng viên), một trí thức (kỹ sư hóa) sau làm cố vấn đầu tư cho một công ty nhưng không hiểu định mệnh đưa đẩy thế nào lại trở thành một chuyên gia ngoại cảm đã cung cấp thông tin – hơn 1.000 thông tin - giúp tìm được rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ mất tích trong chiến tranh.
Bắt đầu từ năm 1998 khả năng “thần bí” trên phát triển theo quá trình: Người tìm mộ cho biết những chi tiết cần thiết về liệt sĩ (tên họ, ngày sinh, quê quán, ngày mất, nơi mất…) từ đó nhà ngoại cảm tự động tiếp thu những “thông tin tự đến” - hoặc “nhìn thấy hiện ra trong đầu” hoặc “nghe thấy trong tai” - qua đó có thể tự tay vẽ ra… bản đồ đi tìm ngôi mộ chỉ định! Vừa tiếp nhận những thông tin như đến từ một cõi nào khác đó vừa từ từ vẽ mạch lạc không phải tẩy xóa nhiều, tất cả hoàn thành trong thời gian trung bình khoảng 10 phút thôi.
Theo khảo chứng, kiểm nghiệm của cơ quan khoa học (được Nhà nước cho phép, được Bộ Quốc phòng đề nghị), tỷ lệ thành công tìm mộ dựa trên những bản đồ đó đạt kết quả chính xác 60%.
Tuy ngay bản thân cũng không hiểu từ đâu và vì sao có được khả năng như vậy, chỉ biết “thấy hiện ra thế nào thì vẽ thế ấy, nghe rầm rì bên tai thế nào thì nói thế ấy”! Nhưng vẫn được giới khoa học ghi nhận - dù chưa chứng minh được một cách lô-gích, qua nhiều trường hợp khác nữa – đây là một trong những tiềm năng “bí ẩn” của con người mà trình độ khoa học hiện tại chưa tiếp cận lý giải rốt ráo được.
Trong trường hợp nhà ngoại cảm này có thể có một yếu tố cần chú ý là đương sự là người mộ đạo Phật, tập Thiền nhiều nên có thể đạt cái “tâm” đáp ứng được yêu cầu ngoại cảm. Vì vậy giúp tìm mộ liệt sĩ hoàn toàn tự nguyện, miễn phí, không nhận tiền hay quà đền đáp, thậm chí không cho biết địa chỉ liên hệ để hậu tạ nữa…
405 - Nguyễn Văn Ngư
NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Nông dân sinh 1912 tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2007).
Thuộc gia đình cơ sở cách mạng chí cốt từ thời chống Pháp với 17 người thân hy sinh qua 2 cuộc chiến tranh từ em ruột đến vợ con lẫn các cháu.
Hòa bình trở lại vẫn sống như người mất trí nhớ, ban đêm đi thơ thẩn ngoài bờ ruộng rồi nằm xuống áp chặt tai vào nền đất bảo là để “nói chuyện với mẹ, vợ, các em, các con”. Còn ban ngày thì cũng đi lang thang suốt làng như người mộng du. Trở về nhà chỉ biết ôm các kỷ vật vào ngực giậm chân bình bịch khóc.
Kiên quyết không chịu nhận Nhà Tình nghĩa mà vẫn ở trong căn nhà cũ cấp 4 xơ xác rộng 4m2 vì “Mẹ tui, vợ tui, các em, các con cháu tui muốn tui sống ở đây để thờ cúng họ. Đây là nơi quy tụ của gia dình tui mà”!
406 - Nguyễn Văn Quến
HÀM OAN “GIÁN ĐIỆP”
Thương binh sinh 1940 tại Sóc Trăng. Sống ở Sóc Trăng (2009).
Thuộc gia đình cách mạng “gộc” cả bên mình lẫn bên vợ, 15 tuổi đã tham gia hoạt động trong ngành an ninh, từng làm Phó ban an ninh huyện ở Sóc Trăng.
Sau 75 được biệt phái qua làm Phó phòng Lương thực huyện Kế Sách lúc ấy thuộc tỉnh Hậu Giang nhưng làm được 2 năm thì bất ngờ giữa năm 1977 bị công an tỉnh bắt giam 2 năm tình nghi tội làm “gián điệp” (do có thời gian bị địch bắt giam). Nhưng cuối cùng do không có chứng cứ gì rõ ràng nên hơn 2 năm sau thả ra mà không qua một phiên tòa nào!
Từ đó đến nay liên tục làm đơn khiếu nại yêu cầu phục hồi danh dự song đơn bị đá qua đá lại giữa các cơ quan chức năng kể từ cấp Trung ương xuống địa phương. Lý do chính do thời gian quá lâu, hồ sơ vụ án thất lạc trong tình hình tỉnh Hậu Giang hồi đó nay đã chia làm… 3 tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng nên giấy tờ hành chánh lẫn lộn rối tinh rối mù! Đến năm 2009 vẫn chưa ai giải quyết.
Trong lúc đó mỉa mai thay cuốn sách “Điệp vụ và điệp viên” do Nxb Công an Nhân dân phát hành năm 2005 đã kể chuyện nêu ông như là một… anh hùng điệp báo của cách mạng!
407 - Nguyễn Văn Quý
NẠN NHÂN CĐDC ĐẦU TIÊN KIỆN MỸ
Thương binh sinh 1955 tại Hải Dương – Mất 2007 ở Hải Phòng (52 tuổi).
Trong chiến tranh chống Mỹ là bộ đội thông tin vượt đường Trường Sơn vào chiến trường Kon Tum, Quảng Nam.
Sau 75 xuất ngũ lập gia đình. Đến khi vợ mang bầu năm 1986 thì sinh ra một bào thai dị dạng chết ngay do di chứng CĐDC khiến người vợ sợ quá xin ly dị. Qua năm 1987 lấy vợ lần nữa nhưng sinh được 2 con cũng đều chịu hậu quả CĐDC. Người con trai bị hư cột sống không đi được mà phải ngồi xe lăn, không nói được, không tự ăn được phải có người đút, còn người con giá thì câm điếc bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ.
Bản thân cũng 10 năm bị ung thư dạ dày di căn qua gan (khối u gan có đường kính tới 12cm) và phổi, tuyến tụy, phải mổ cắt bỏ 3/4 dạ dày nên mỗi bữa chỉ húp được vài muỗng cháo, người chỉ còn cân nặng 37kg. Đôi khi đau quá phải trốn vợ con đi chỗ khác nằm rên tránh làm vợ con thêm lo buồn: “Có những lúc nhìn vợ ôm mặt khóc, tôi cố kìm dòng nước mắt. Lúc ấy tôi phẫn nộ muốn hét lên với số phận, muốn phá tung tất cả vì không chịu đựng nổi”.
Dù vậy vẫn cố sống lạc quan, hài hước hóa mọi chuyện để tìm quên và an ủi người thân dù từ năm 1990 đã phải bán nhà để chạy chữa thuốc men, thuê lại căn phòng 18m2 khác để ở cả gia đình.
Năm 2004 là một trong 3 nạn nhân CĐDC đầøu tiên của VN ký đơn khởi kiện các công ty Mỹ sản xuất CĐDC cho quân đội Mỹ rải xuống VN trong thời kỳ chiến tranh (trong 2 người còn lại có bà Dương Quỳnh Hoa nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, đã mấùt năm 2006).
Cũng với tinh thần đó năm 2007 đã có mặt trong đoàn VN qua Mỹ dự phiên toà kiện các công ty hoá chất Mỹ kể trên: “Tôi đem bản thân tôi và các con tôi ra để làm chứng cho vụ kiện này.” Tình trạng sức khoẻ quá yếu (chân lại sưng phù) khiến hãng máy bay ban đầu từ chối tiếp nhận buộc cấp trên phải can thiệp và phải ký giấy cam kết không đòi bồi thường nhân mạng nếu chết trên máy bay mới được bay với ống truyền dưỡng khí đeo thường trực trên người.
Trở về từ Mỹ chỉ một tuần sau thì qua đời. Trước khi chết chỉ có nguyện vọng mình được Nhà nước công nhận liệt sĩ để vợ con còn được hưởng chút quyền lợi đỡ đần cho cuộc sống một gia đình đã mất đi người chồng người cha trụ cột.
408 - Nguyễn Văn Rị
ĐỨC GIÁO HOÀNG TẶNG HUÂN CHƯƠNG
Thường dân Việt kiều. Sống ở Đức (2005).
Vượt biên đến Đức năm 1981. Là tín đồ đạo Thiên Chúa thuần thành đã tham gia hoạt động tôn giáo và xã hội rất tích cực nên năm 2002 đã được Đức Giáo hoàng Paul II tặng Huân chương Hiệp sĩ vì các hoạt động tôn giáo liên tục 34 năm qua kể cả từ thời còn ở trong nước.
Chưa hết, đến năm 2005 còn được đích thân Tổng thống Đức trao tặng Huân chương và Bằng tưởng lục về các hoạt động xã hội thiện nguyện ròng rã 23 năm trên đất Đức.
409 - Nguyễn Văn Soạn
NUÔI 3 EM VÀ 3 CHÁU NHIỄM CĐDC
Nông dân sinh khoảng 1967 tại Hà Tây. Sống ở Hà Tây (2008).
Bố là bộ đội từng chiến đấu trên chiến trường Hạ Lào từ năm 1965. Sau 75 ra quân về quê lấy vợ sinh được 5 con 4 trai 1 gái thì chỉ có mình đứa con đầu lòng là bình thường, còn 4 em sau đều lâm vào tình trạng tâm thần và thiểu năng trí tuệ (sau đó con trai út mất sớm).
Sau đó người con trai kế lớn lên vẫn lấy được vợ sinh 3 con cũng đều rơi vào tình trạng bệnh tật như bố, không học hành gì được mà chỉ phá phách nhà cửa. Riêng bản thân mình may mắn tiếp tục có vợ sinh con lành mạnh như mọi người.
Tất cả các bệnh nhân nhà này đều không làm thủ thục được để hưởng chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân CĐDC (bố thì được) chỉ vì lý do đơn giản bao nhiều giấy tờ chứng minh cần thiếùt đều bị đám dân tâm thần trong nhà… xé mấùt tiêu hết rồi! Uûy ban xã cố giúp đỡ song không đủù tiền nên cũng chỉ cấp được 2 suất trợ cấp tháng mỗi suất 120.000 đồng.
Năm 2005 bố mất rồi đến năm 2008 mẹ cũng qua đời nên từ đó cả cái tiểu gia đình riêng của mình phải nai lưng ra làm ruộng gồng gánh lo cho cái đại gia đình 6 con người bất lực kia, cả con mình cũng phải bỏ học sớm để phụ giúp bố mẹ. Lo đem gạo từng ngày cho các em nấu ăn chứ không thể đưa một lúc chúng… nấu hết một lần rồi… vứt! Vài ngày thì đem chén bát, nồi niêu mới qua thay cho đồ cũ bị chúng… đập dẹp hay ném vỡ hết.
Cả 2 vợ chồng không trách móc gì mà nhẫn nhịn chấp nhận hết như một nghiệp chuớng đã mang vào thân, chỉ biếùt thở dài thương cho mấy “đứa em dại”.
410 - Nguyễn Văn Tập
NGƯỜI LÁI XE TĂNG HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP
Công nhân sinh tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2010).
Ngày 30.4.1975 là trung sẽ lái xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ở Sài Gòn (dinh Tổng thống chế độ VNCH, nay là dinh Thống Nhất). Nhưng sau đó công lao lịch sử này của Tổ lái tăng 390 đã bị người khác – Tổ lái tăng 843 khác đến sau - “cướp công”! Vì thế suốt 20 năm dài sau đó cùng 3 đồng đội khác trong tổ bị rơi vào quên lãng, trở về đời sống thường dân vất vả mưu sinh.
Bản thân năm 1976 xuất ngũ về quê Hải Dương làm ruộng chuyên nghề đánh rậm. Trước đó đã kể cho gia đình, hàng xóm nghe chuyện húc cổng dinh Độc Lập khiến ủy ban xã hào hứng quá… vẽ ngay hình đem dựng trước trụ sở ủy ban khoe công trạng, đến sau này thấy báo chí viết khác hẳn (cho chiến công đó của người khác) làm bẽ mặt đương sự, còn bị gán cho tội bốc phét. Vì chuyện này mà con trai từng đánh lộn với bạn do tức khí nghe bạn bảo bố mình phịa chuyện.
Bố tức quá mà đành chịu “nỗi oan Thị Kính” chẳng biếùt kêu ai kêu vào đâu, nhất là khi vị sĩ quan “cướp công” kia sau này làm lớn cũng trong binh chủng Tăng – Thiết giáp!
Mãi đến năm 1995 nhà báo nữ người Pháp Francoise Demulder từng chứng kiến và chụp ảnh cảnh xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập được mời qua TPHCM dự lễ kỷ niệm 20 năm chiến thắng giải phóng miền Nam mới biết được vụ việc bóp méo lịch sử này liền cất công ra tận miền Bắc đi tìm tổ lái tăng 390 ngày xưa. Từ đó giúp lật lại hồ sơ chiến công này phục hồi sự thật trả lại vinh quang cho họ (bà qua đời vì bệnh năm 2008)ï.
Nhờ vậy sau đó cuộc sốâng mới dễ thở hơn, được một công ty nhận vào làm lái xe nâng kiêm thủ kho tại chi nhánh ở Hải Dương. Bản thân vẫn khiêm tốn cho rằng mình và các đồng đội vẫn là những người “may mắn” mới có được ngày hôm nay.
Cùng chung số phận hẩm hiu là 3 đồng đội cùng tổ Tăng 390:
+ Vũ Đăng Toàn: Lúc đó là trung úy trưởng xe , sau 75 còn điều qua chiến trường Campuchia đến 1985 mới ra quân về quê Hải Dương cùng vợ con làm nghề bánh đa rồi đào ao nuôi cá… Cuối cùng sau khi được phục hồi công trạng mới được một công ty sản xuất sơn giao công việc phụ trách một phân xưởng.
+ Lê Văn Phượng: Lớn tuổi nhất sinh 1945, là pháo thủ số 2, sau 75 cũng đều qua Campuchia, đến 1986 xuất ngũ về nhà ở Sơn Tây. Mắc bệnh tim nên đành làm nghề hớt tóc dạo bờ hồ mà cũng không yên thân, có khi còn bị công an… dẹp! Sau này được một công ty giao cho làm đại lý bán hàng ở Sơn Tây.
+ Ngô Sĩ Nguyên: Sinh 1952, trung sĩ pháo thủ số 1. Năm 1982 xuất ngũ về Hà Nội làm công nhân bốc xếùp ở cảng Phà Đen, sau đó bị tinh giảm biên chế phải quay qua làm đủ thứ nghề bán trứng vịt lộn, chở thồ hàng, bỏ hàng lặt vặt cho các cửa hàng bán lẻ lề đường… Rồi cùng vợ cắc cóp tiềøn mua một chiếc xe lam cũ để chở khách không được bao lâu thì xe bị cấm chạy, lý do chỉnh trang đô thị! May sao cuối cùng nhờ “vụ 390” được đính chính ngườøi ta biết tiếng mới được công ty xe bus kéo về cho làm lái xe rồi lên chức quản lý…
(Còn tiếp)
401 - Bùi Thị Bông
KỶ VẬT CHÔN XUỐNG ĐÀO LÊN
Nông dân sinh tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2010).
Trong chiến tranh thời Mỹ ở trong vùng xôi đậu thường xuyên bị bắn phá, bỏ bom, rải CĐDC. Cả nhà 7 người đều theo kháng chiến.
Gặp một bộ đội người Thanh Hóa, hai người thề non hẹn biển rồi người yêu phải lên đường vào Nam chiến đấu. Trước khi đi trao lại một số giấy tờ tùy thân, ảnh và cả tấm bằng đại học hẹn ngày về chiến thắng sẽ hợp hôn. Những kỷ vật đó không dám giữ bên mình sợ mất hoặc bị địch khám thấy nên mới bỏ trong một lon sữa bò đào hố chôn xuống trong vườn nhà, khi nào nhớ người yêu thì đào lấy lên ngắm nghía cho khuây nỗi buồn chờ mong người về.
Nhưng sau 75 dứt chiến trận thì người ấy mãi mãi không về!
Đã vậy, cả nhà bắt đầu thấm ảnh hưởng CĐDC chịu nhiều hậu quả bệnh tật ác nghiệt, đặc biệt là không ít thì nhiều ai cũng bị nhiễm bệnh lạ ở chân bắt đầu đau nhức rồi chuyển qua lở loét mưng mủ ăn sâu vào tận xương. Bán trâu lấy tiền đi bệnh viện, bác sĩ cũng đầu hàng không chữa nổi.
Kết quả đầu tiên là bà mẹ chịu không thấu đã sớm qua đời. Tiếp theo đứa em út gần như bị liệt không đi được phải lết đi mò cua bắt cá sống qua ngày. Thế rồi trong một trận lụt đứa em đó lết đi bắt cá không ngờ bị mắc kẹt trong một ống cống không chui ra được, ông cha nghe tin vội lặn xuống tìm cách cứu con rốt cuộc cả hai cha con đều chết nghẹt trong ống cống giữa dòng nước lũ!
Còn lại một mình phải làm lụng bươn chải nuôi 3 người em trai nằm liệt giường, cố lắm cũng chỉ chống nạng mà lết đi thôi. Rồi một đứa em nữa không kham nổi cũng ra đi.
Bản thân mình cũng đau khớp và bị sỏi thận. Vay mượn được 150.000 đồng đi viện thì chỉ đủ tiền xe tiền khám chứ không còn tiền để mua thuốc uống.
Tất cả xem như đúng là hết thuốc chữa từ bệnh tật đến nỗi buồn thân phận. Chỉ còn niềm an ủi cuối cùng là thỉnh thoảng lại lấy lon sữa bò rỉ sét đựng kỷ vật năm xưa ra nâng niu dù nay kỷ vật đã bạc màu gần mục nát hết cả. Ngày xưa chôn xuống đất nhưng người vẫn còn dẫu ở nơi xa xôi nào đó, còn bây giờ không cần phải cất giấu đào hố lấp đi mà lúc nào cũng có đó ở bên cạnh nhưng người thì đã không còn nữa.
402 - Duy Ngo
SỐ PHẬN BỊ THẢM CỦA MỘT ĐẶC VỤ NGẦM
Cảnh sát Việt kiều Mỹ tên cũ Ngô Duy sinh 1972 tại VN – Mất 2010 ở Mỹ (38 tuổi).
Từ VN di tản qua Mỹ sau 1975, lớn lên gia nhập quân đội Mỹ làm lính quân y một thời gian rồi xuất ngũ được nhận vào làm cảnh sát ở TP Mineapolis thuộc bang Minnesota.
Năm 2002 được giao nhiệm vụ làm đặc vụ ngầm nội gián trong một băng đảng buôn lậu ma túy ở thành phố này. Thế rồi vào một đêm nọ trong khi thi hành nhiệm vụ thì xảy ra cuộc đối đầu trong ngõ hẻm với một tên trùm dữ dằn và bị tên này bắn trúng ngực rồi bỏ đi vì tưởng anh đã chết. Không ngờ may nhờ có mang áo chống đạn nên chưa chết mà còn kịp gọi điện báo đồng đội đến cứu. Nhưng khi đồng đội cảnh sát tìm đến thì không hiểu vì lý do gì viên cảnh sát đồng đội lại cầm luôn khẩu tiểu liên bắn liền một tràng đạn vào… người anh lúc đó vẫn còn nằm dưới đất!
Vậy mà vẫn không chết nhờ áo chống đạn nhưng sau đó phải nằm viện dài dài giải phẫu đến 26 lần cho 15 vết thương đạn bắn 2 lần. Phải cắt một tay và đau nhất là đạn có trúng chỗ kín nên xem như hết khả năng có con (đã có vợ Mỹ và một con gái 2 tuổi).
Gia đình đã đâm đơn kiện vì vụ vô cớ bị bắn “nhầm” kỳ cục như vậy bởi lời khai của tay cảnh sát kia vô lý cho rằng tưởng lầm anh là tên tội phạm. Kết quả phiên tòa diễn ra năm 2007 ra phán quyết TP Mineapolis phải bồi thường cho nạn nhân số tiền lớn 4,5 triệu USD.
Sau khi ra viện và cả sau khi đuợc bồi thường vẫn xin tiếp tục hành nghề cảnh sát tại đơn vị cũ song bây giờ chỉ làm việc bàn giấy.
Bất ngờ đến tháng 9.2010 thì đương sự… tự tử chết! Được cảnh sát báo cáo như vậy qua ghi nhận tại hiện truờng là ngồi trong ô tô đậu trong nhà xe dùng súng bắn vào đầu.
Cái chết lạ lùng này gợi nhiều nghi ngờ khiến có người lật lại hồ sơ vụ án anh bị bắn nhầm để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, từ đó mới phát hiện một số thông tin đáng chú ý.
Đó là có tình hình đương sự từng có hành động chống tệ nạn ăn hối lộ, tham nhũng trong sở cảnh sát mình làm việc, từ đó có thể dẫn tới mâu thuẫn, xung đột giữa bản thân anh và các đồng sự kể cả cấp trên. Anh từng than mối quan hệ đồng nghiệp trong giới cảnh sát không bằng như thời còn ở quân đội tình chiến hữu đẹp hơn nhiều.
Điều này còn thấy qua tiến trình vụ án có nêu quy trách nhiệm cho 3 quan chức cảnh sát có liên quan, ra tòa phía cảnh sát còn bị cáo buộc tổ chức điều tra vụ án qua loa và che giấu chứng cứ, sau đó vị giám đốc cảnh sát còn bị buộc từ chức... Vì thế không lạ gì khi nạn nhân nằm viện, sếp cảnh sát không hề đi thăm và sở cảnh sát cũng không chi tiền trả viện phí (bạn bè phải vận động lập quỹ trả tiền giúp). Thậm chí trong nội bộ cảnh sát còn phao tin anh… tự bắn mình để trốn khỏi bị điều qua chiến trường Iraq! Còn tên mafia ma túy thủ phạm bắn anh “đợt đầu” thì cảnh sát báo cáo… không tìm thấy.
Ngoài ra sau này bản thân anh cũng từng tâm sự với người thân rằng “Tôi không tấn công hay buộc tội lực lượng cảnh sát. Tôi không nói tất cả cảnh sát Minneapolis đều nhơ bẩn. Tôi chỉ nói một số cảnh sát tham nhũng…”
Như vậy có thể có 2 lý do lý giải cái chết này. Một là bị trầm cảm lâu nay (vì hậu quả bị bắn gần chết thành người “bất lực”, bị cơ quan “kỳ thị” kể cả thêm nạn phân biệt chủng tộc đối với dân gốc Châu Á) nhưng làm sao lại giấu kín được không ai biết kể cả vợ mình. Hơn nữa trước đó chỉ vài ngày người thân, bạn bè gặp gỡ đều nhận thấy anh vẫn sống bình thường không có dấu hiệu gì bất thường khiến có thể dẫn tới chỗ tự sát như thế.
Và hai là bị… ám sát chết rồi dàn dựng tự tử bởi chính các… đồng sự cảnh sát của mình để trả thù, trừng phạt tội dám chống lại cả guồng máy cảnh sát !? Nếu đúng vậy thì điều này đồng thời cũng giải thích tại sao bị đồng nghiệp bắn “nhầm” trước kia.
403 - Nguyễn Văn Minh
NUÔI 5 ĐỨA CON ĐIÊN
Nông dân sinh 1957 tại Cà Mau. Sống ở Cà Mau (2007).
Ở trong vùng cách mạng thuộc huyện U Minh nên từ 14 tuổi đã làm công an xã, sau 75 vào bộ đội địa phương đến năm 1981 xuất ngũ.
Về quê lấy vợ sinh tổng cộng 2 con gái đầu lòng rồi 6 đứa con trai liên tiếp. Hai cô con gái đầu thể trạng bình thường, đến đứa con trai đầu cũng vậy nhưng vào năm 5 tuổi bỗng nhiên phát bệnh động kinh trở nên khờ khờ điên dại không còn ra dáng người nữa (nay đã hơn 25 tuổi). Bốn đứa con trai tiếp đó cũng rơi vào tình trạng trên, may mà chỉ có đứa con trai út thứ tám thì không sao.
Từ đó cả nhà điêu đứng vì lũ “ngũ quỷ điên”, sau đó được xác nhận là chịu di chứng CĐDC rải nhiều trong vùng này vốn là căn cứ địa của cộng sản. Mọi việc vệ sinh chúng đều không tự làm được, đi lang thang lạc đường không nhớ đường về.
Có điều 5 đứa điên cũng rất đặc biệt khác thường là vẫn ăn uống, đi đứng mạnh khoẻ chứ không phải nằm liệt giường, không phá làng phá xóm mà dường như chỉ mang dòng máu… bạo động hung hãn, hễ thấy đâu có chuyện gây gổ, đánh nhau là hè nhau… nhào vô đánh ké hoặc gây sòng đánh lộn giống như để coi chơi cho đã! Thậm chí cả cha mẹ làm chuyện không hài lòng cũng đánh luôn. Cao điểm thịnh nộ là đập phá đồ đạc trong nhà, thậm chí suýt đốt nhà nữa.
Mà chúng đánh rất dữ bởi đứa nào cũng ăn uống cật lực (ngày 3 bữa đều, mỗi bữa ăn hết nồi cơm 10 lon gạo) nên người ngợm vai u thịt bắp rất khoẻ. Muốn đưa chúng đi khám bệnh viện cũng khó bởi phải cần có đến cả chục người trói chúng lại khiêng đi mới được! Tiền trợ cấp CĐDC mỗi tháng 1,7 triệu đồng không đủ, cha phải đi chăn trâu thuê, bủa lưới bắt cá kiếm thêm tiền về nuôi con “ăn báo cô”.
Và như thế 5 đứa con điên vẫn cứ sống hùng sống mạnh. Thậm chí có khi có đứa đi lạc vào rừng mấy ngày ăn bậy ăn bạ bất kể con gì trái gì vẫn không hề trúng độc và tuy sống ở vùng đầy đầm lầy kinh rạch có biết bơi biết lội gì đâu vẫn qua cầu khỉ qua sông qua suối được, sốâng nhăn ra đó chờ người tới cứu!
404 - Nguyễn Văn Nhã
NHÀ NGOẠI CẢM 2
Chuyên viên kinh tế. Sống ở TPHCM (2010).
Vốn là một cán bộ Thành đoàn TPHCM (đảng viên), một trí thức (kỹ sư hóa) sau làm cố vấn đầu tư cho một công ty nhưng không hiểu định mệnh đưa đẩy thế nào lại trở thành một chuyên gia ngoại cảm đã cung cấp thông tin – hơn 1.000 thông tin - giúp tìm được rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ mất tích trong chiến tranh.
Bắt đầu từ năm 1998 khả năng “thần bí” trên phát triển theo quá trình: Người tìm mộ cho biết những chi tiết cần thiết về liệt sĩ (tên họ, ngày sinh, quê quán, ngày mất, nơi mất…) từ đó nhà ngoại cảm tự động tiếp thu những “thông tin tự đến” - hoặc “nhìn thấy hiện ra trong đầu” hoặc “nghe thấy trong tai” - qua đó có thể tự tay vẽ ra… bản đồ đi tìm ngôi mộ chỉ định! Vừa tiếp nhận những thông tin như đến từ một cõi nào khác đó vừa từ từ vẽ mạch lạc không phải tẩy xóa nhiều, tất cả hoàn thành trong thời gian trung bình khoảng 10 phút thôi.
Theo khảo chứng, kiểm nghiệm của cơ quan khoa học (được Nhà nước cho phép, được Bộ Quốc phòng đề nghị), tỷ lệ thành công tìm mộ dựa trên những bản đồ đó đạt kết quả chính xác 60%.
Tuy ngay bản thân cũng không hiểu từ đâu và vì sao có được khả năng như vậy, chỉ biết “thấy hiện ra thế nào thì vẽ thế ấy, nghe rầm rì bên tai thế nào thì nói thế ấy”! Nhưng vẫn được giới khoa học ghi nhận - dù chưa chứng minh được một cách lô-gích, qua nhiều trường hợp khác nữa – đây là một trong những tiềm năng “bí ẩn” của con người mà trình độ khoa học hiện tại chưa tiếp cận lý giải rốt ráo được.
Trong trường hợp nhà ngoại cảm này có thể có một yếu tố cần chú ý là đương sự là người mộ đạo Phật, tập Thiền nhiều nên có thể đạt cái “tâm” đáp ứng được yêu cầu ngoại cảm. Vì vậy giúp tìm mộ liệt sĩ hoàn toàn tự nguyện, miễn phí, không nhận tiền hay quà đền đáp, thậm chí không cho biết địa chỉ liên hệ để hậu tạ nữa…
405 - Nguyễn Văn Ngư
NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Nông dân sinh 1912 tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2007).
Thuộc gia đình cơ sở cách mạng chí cốt từ thời chống Pháp với 17 người thân hy sinh qua 2 cuộc chiến tranh từ em ruột đến vợ con lẫn các cháu.
Hòa bình trở lại vẫn sống như người mất trí nhớ, ban đêm đi thơ thẩn ngoài bờ ruộng rồi nằm xuống áp chặt tai vào nền đất bảo là để “nói chuyện với mẹ, vợ, các em, các con”. Còn ban ngày thì cũng đi lang thang suốt làng như người mộng du. Trở về nhà chỉ biết ôm các kỷ vật vào ngực giậm chân bình bịch khóc.
Kiên quyết không chịu nhận Nhà Tình nghĩa mà vẫn ở trong căn nhà cũ cấp 4 xơ xác rộng 4m2 vì “Mẹ tui, vợ tui, các em, các con cháu tui muốn tui sống ở đây để thờ cúng họ. Đây là nơi quy tụ của gia dình tui mà”!
406 - Nguyễn Văn Quến
HÀM OAN “GIÁN ĐIỆP”
Thương binh sinh 1940 tại Sóc Trăng. Sống ở Sóc Trăng (2009).
Thuộc gia đình cách mạng “gộc” cả bên mình lẫn bên vợ, 15 tuổi đã tham gia hoạt động trong ngành an ninh, từng làm Phó ban an ninh huyện ở Sóc Trăng.
Sau 75 được biệt phái qua làm Phó phòng Lương thực huyện Kế Sách lúc ấy thuộc tỉnh Hậu Giang nhưng làm được 2 năm thì bất ngờ giữa năm 1977 bị công an tỉnh bắt giam 2 năm tình nghi tội làm “gián điệp” (do có thời gian bị địch bắt giam). Nhưng cuối cùng do không có chứng cứ gì rõ ràng nên hơn 2 năm sau thả ra mà không qua một phiên tòa nào!
Từ đó đến nay liên tục làm đơn khiếu nại yêu cầu phục hồi danh dự song đơn bị đá qua đá lại giữa các cơ quan chức năng kể từ cấp Trung ương xuống địa phương. Lý do chính do thời gian quá lâu, hồ sơ vụ án thất lạc trong tình hình tỉnh Hậu Giang hồi đó nay đã chia làm… 3 tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng nên giấy tờ hành chánh lẫn lộn rối tinh rối mù! Đến năm 2009 vẫn chưa ai giải quyết.
Trong lúc đó mỉa mai thay cuốn sách “Điệp vụ và điệp viên” do Nxb Công an Nhân dân phát hành năm 2005 đã kể chuyện nêu ông như là một… anh hùng điệp báo của cách mạng!
407 - Nguyễn Văn Quý
NẠN NHÂN CĐDC ĐẦU TIÊN KIỆN MỸ
Thương binh sinh 1955 tại Hải Dương – Mất 2007 ở Hải Phòng (52 tuổi).
Trong chiến tranh chống Mỹ là bộ đội thông tin vượt đường Trường Sơn vào chiến trường Kon Tum, Quảng Nam.
Sau 75 xuất ngũ lập gia đình. Đến khi vợ mang bầu năm 1986 thì sinh ra một bào thai dị dạng chết ngay do di chứng CĐDC khiến người vợ sợ quá xin ly dị. Qua năm 1987 lấy vợ lần nữa nhưng sinh được 2 con cũng đều chịu hậu quả CĐDC. Người con trai bị hư cột sống không đi được mà phải ngồi xe lăn, không nói được, không tự ăn được phải có người đút, còn người con giá thì câm điếc bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ.
Bản thân cũng 10 năm bị ung thư dạ dày di căn qua gan (khối u gan có đường kính tới 12cm) và phổi, tuyến tụy, phải mổ cắt bỏ 3/4 dạ dày nên mỗi bữa chỉ húp được vài muỗng cháo, người chỉ còn cân nặng 37kg. Đôi khi đau quá phải trốn vợ con đi chỗ khác nằm rên tránh làm vợ con thêm lo buồn: “Có những lúc nhìn vợ ôm mặt khóc, tôi cố kìm dòng nước mắt. Lúc ấy tôi phẫn nộ muốn hét lên với số phận, muốn phá tung tất cả vì không chịu đựng nổi”.
Dù vậy vẫn cố sống lạc quan, hài hước hóa mọi chuyện để tìm quên và an ủi người thân dù từ năm 1990 đã phải bán nhà để chạy chữa thuốc men, thuê lại căn phòng 18m2 khác để ở cả gia đình.
Năm 2004 là một trong 3 nạn nhân CĐDC đầøu tiên của VN ký đơn khởi kiện các công ty Mỹ sản xuất CĐDC cho quân đội Mỹ rải xuống VN trong thời kỳ chiến tranh (trong 2 người còn lại có bà Dương Quỳnh Hoa nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, đã mấùt năm 2006).
Cũng với tinh thần đó năm 2007 đã có mặt trong đoàn VN qua Mỹ dự phiên toà kiện các công ty hoá chất Mỹ kể trên: “Tôi đem bản thân tôi và các con tôi ra để làm chứng cho vụ kiện này.” Tình trạng sức khoẻ quá yếu (chân lại sưng phù) khiến hãng máy bay ban đầu từ chối tiếp nhận buộc cấp trên phải can thiệp và phải ký giấy cam kết không đòi bồi thường nhân mạng nếu chết trên máy bay mới được bay với ống truyền dưỡng khí đeo thường trực trên người.
Trở về từ Mỹ chỉ một tuần sau thì qua đời. Trước khi chết chỉ có nguyện vọng mình được Nhà nước công nhận liệt sĩ để vợ con còn được hưởng chút quyền lợi đỡ đần cho cuộc sống một gia đình đã mất đi người chồng người cha trụ cột.
408 - Nguyễn Văn Rị
ĐỨC GIÁO HOÀNG TẶNG HUÂN CHƯƠNG
Thường dân Việt kiều. Sống ở Đức (2005).
Vượt biên đến Đức năm 1981. Là tín đồ đạo Thiên Chúa thuần thành đã tham gia hoạt động tôn giáo và xã hội rất tích cực nên năm 2002 đã được Đức Giáo hoàng Paul II tặng Huân chương Hiệp sĩ vì các hoạt động tôn giáo liên tục 34 năm qua kể cả từ thời còn ở trong nước.
Chưa hết, đến năm 2005 còn được đích thân Tổng thống Đức trao tặng Huân chương và Bằng tưởng lục về các hoạt động xã hội thiện nguyện ròng rã 23 năm trên đất Đức.
409 - Nguyễn Văn Soạn
NUÔI 3 EM VÀ 3 CHÁU NHIỄM CĐDC
Nông dân sinh khoảng 1967 tại Hà Tây. Sống ở Hà Tây (2008).
Bố là bộ đội từng chiến đấu trên chiến trường Hạ Lào từ năm 1965. Sau 75 ra quân về quê lấy vợ sinh được 5 con 4 trai 1 gái thì chỉ có mình đứa con đầu lòng là bình thường, còn 4 em sau đều lâm vào tình trạng tâm thần và thiểu năng trí tuệ (sau đó con trai út mất sớm).
Sau đó người con trai kế lớn lên vẫn lấy được vợ sinh 3 con cũng đều rơi vào tình trạng bệnh tật như bố, không học hành gì được mà chỉ phá phách nhà cửa. Riêng bản thân mình may mắn tiếp tục có vợ sinh con lành mạnh như mọi người.
Tất cả các bệnh nhân nhà này đều không làm thủ thục được để hưởng chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân CĐDC (bố thì được) chỉ vì lý do đơn giản bao nhiều giấy tờ chứng minh cần thiếùt đều bị đám dân tâm thần trong nhà… xé mấùt tiêu hết rồi! Uûy ban xã cố giúp đỡ song không đủù tiền nên cũng chỉ cấp được 2 suất trợ cấp tháng mỗi suất 120.000 đồng.
Năm 2005 bố mất rồi đến năm 2008 mẹ cũng qua đời nên từ đó cả cái tiểu gia đình riêng của mình phải nai lưng ra làm ruộng gồng gánh lo cho cái đại gia đình 6 con người bất lực kia, cả con mình cũng phải bỏ học sớm để phụ giúp bố mẹ. Lo đem gạo từng ngày cho các em nấu ăn chứ không thể đưa một lúc chúng… nấu hết một lần rồi… vứt! Vài ngày thì đem chén bát, nồi niêu mới qua thay cho đồ cũ bị chúng… đập dẹp hay ném vỡ hết.
Cả 2 vợ chồng không trách móc gì mà nhẫn nhịn chấp nhận hết như một nghiệp chuớng đã mang vào thân, chỉ biếùt thở dài thương cho mấy “đứa em dại”.
410 - Nguyễn Văn Tập
NGƯỜI LÁI XE TĂNG HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP
Công nhân sinh tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2010).
Ngày 30.4.1975 là trung sẽ lái xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ở Sài Gòn (dinh Tổng thống chế độ VNCH, nay là dinh Thống Nhất). Nhưng sau đó công lao lịch sử này của Tổ lái tăng 390 đã bị người khác – Tổ lái tăng 843 khác đến sau - “cướp công”! Vì thế suốt 20 năm dài sau đó cùng 3 đồng đội khác trong tổ bị rơi vào quên lãng, trở về đời sống thường dân vất vả mưu sinh.
Bản thân năm 1976 xuất ngũ về quê Hải Dương làm ruộng chuyên nghề đánh rậm. Trước đó đã kể cho gia đình, hàng xóm nghe chuyện húc cổng dinh Độc Lập khiến ủy ban xã hào hứng quá… vẽ ngay hình đem dựng trước trụ sở ủy ban khoe công trạng, đến sau này thấy báo chí viết khác hẳn (cho chiến công đó của người khác) làm bẽ mặt đương sự, còn bị gán cho tội bốc phét. Vì chuyện này mà con trai từng đánh lộn với bạn do tức khí nghe bạn bảo bố mình phịa chuyện.
Bố tức quá mà đành chịu “nỗi oan Thị Kính” chẳng biếùt kêu ai kêu vào đâu, nhất là khi vị sĩ quan “cướp công” kia sau này làm lớn cũng trong binh chủng Tăng – Thiết giáp!
Mãi đến năm 1995 nhà báo nữ người Pháp Francoise Demulder từng chứng kiến và chụp ảnh cảnh xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập được mời qua TPHCM dự lễ kỷ niệm 20 năm chiến thắng giải phóng miền Nam mới biết được vụ việc bóp méo lịch sử này liền cất công ra tận miền Bắc đi tìm tổ lái tăng 390 ngày xưa. Từ đó giúp lật lại hồ sơ chiến công này phục hồi sự thật trả lại vinh quang cho họ (bà qua đời vì bệnh năm 2008)ï.
Nhờ vậy sau đó cuộc sốâng mới dễ thở hơn, được một công ty nhận vào làm lái xe nâng kiêm thủ kho tại chi nhánh ở Hải Dương. Bản thân vẫn khiêm tốn cho rằng mình và các đồng đội vẫn là những người “may mắn” mới có được ngày hôm nay.
Cùng chung số phận hẩm hiu là 3 đồng đội cùng tổ Tăng 390:
+ Vũ Đăng Toàn: Lúc đó là trung úy trưởng xe , sau 75 còn điều qua chiến trường Campuchia đến 1985 mới ra quân về quê Hải Dương cùng vợ con làm nghề bánh đa rồi đào ao nuôi cá… Cuối cùng sau khi được phục hồi công trạng mới được một công ty sản xuất sơn giao công việc phụ trách một phân xưởng.
+ Lê Văn Phượng: Lớn tuổi nhất sinh 1945, là pháo thủ số 2, sau 75 cũng đều qua Campuchia, đến 1986 xuất ngũ về nhà ở Sơn Tây. Mắc bệnh tim nên đành làm nghề hớt tóc dạo bờ hồ mà cũng không yên thân, có khi còn bị công an… dẹp! Sau này được một công ty giao cho làm đại lý bán hàng ở Sơn Tây.
+ Ngô Sĩ Nguyên: Sinh 1952, trung sĩ pháo thủ số 1. Năm 1982 xuất ngũ về Hà Nội làm công nhân bốc xếùp ở cảng Phà Đen, sau đó bị tinh giảm biên chế phải quay qua làm đủ thứ nghề bán trứng vịt lộn, chở thồ hàng, bỏ hàng lặt vặt cho các cửa hàng bán lẻ lề đường… Rồi cùng vợ cắc cóp tiềøn mua một chiếc xe lam cũ để chở khách không được bao lâu thì xe bị cấm chạy, lý do chỉnh trang đô thị! May sao cuối cùng nhờ “vụ 390” được đính chính ngườøi ta biết tiếng mới được công ty xe bus kéo về cho làm lái xe rồi lên chức quản lý…
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét