NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
521 - Dương Lệ Chi
THÂN CÂY “LIỆT SĨ”
Nhà giáo nữ sinh 1946 tại miền Nam – Mất 1970 ở Campuchia.
Tham gia cách mạng được phân công dạy học cho con em trên đất Campuchia.
Năm 1970 lúc mới 24 tuổi đã hy sinh cùng một số học trò do bị pháo địch bắn sang trúng trường học. Người thân chôn xác tại chỗ rồi dùng lưỡi lê súng khắc tên “Chi” lên thân một cây dầu gần đó để làm dấu.
Sau chiến tranh, mãi đến năm 2004 người thân và học trò cũ mới có điều kiện sang Campuchia truy tìm hài cốt đem về. Nhưng đến chốn cũ thấy nay đã khác xưa quá nhiều, rừng cây dầu cũ đều bị đốn hạ làm gỗ gần hết khiến không tìm ra cây có khắc tên cô giáo để từ đó suy ra nơi chôn cất nằm ngay địa điểm trường xưa.
Phải đi đến lần thứ năm mới phát hiện ra khu rừng cũ chỉ còn sót lại 2 cây cổ thụ cao ngất và một trong 2 cây chính là cây dầu còn lưu vết khắc tên liệt sĩ ngày xưa mà ban đầu không ai ngờ tới vì khi khắc tên cây chỉ mới lưng chừng thắt lưng còn nay đã cao vút 12m. Thêm điều lạ ngươì dân địa phương cho biết là sở dĩ còn lại 2 cây này do dân đi rừng, làm củi nói sợ cây “linh thiêng” nên không dám đốn!
Bây giờ thì cây đốn được rồi để mang mảnh thân cây khắc tên theo cùng di hài liệt sĩ về quê.
522 - Liên Khui Thìn
VỤ ÁN KINH TẾ LỚN ĐẦU TIÊN
Doanh nhân sinh 1953 tại Nha Trang. Sống ở TPHCM (2010).
Vào Sài Gòn học ĐH Khoa học (tốt nghiệp nghành hóa) tham gia phong trào sinh viên trí thức đô thị chống chế độ Mỹ – Thiệu nên sau 75 được Thành đoàn TPHCM bố trí về làm trưởng phòng ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.
Năm 1982 ra ngoài làm kinh doanh bắt đầu khởi nghiệp từ một hợp tác xã chế biến mực tươi xuất khẩu nhờ quê Nha Trang nên có mối làm ăn mặt hàng này. Bước đầu thành công nên từ đó mở rộng kinh doanh kết hợp với Quận 3 TPHCM thành lập Cty EPCO năm 1992 chuyên sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất khẩu.
Tiếp tục phát triển ngày càng thành công nhờ có vốn kiến thức học hành đàng hoàng cộng với một niềm đam mê kinh doanh “sôi nổi, năng động” mạnh mẽ tới mức bị mô tả là bỏ bê cả việc gia đình đưa đến hậu quả chia tay ngươì vợ đầu. Bản thân không hề sa vào thói ăn chơi sa đọa như các “đai gia” thông thường mà tối ngày chỉ chúi đầu vào chuyện làm ăn, “đêm cũng nằm mơ kinh doanh”!
Việc kinh doanh đưa đến một bước ngoặc là kết hợp làm ăn với Cty Minh Phụng ở Chợ Lớn, công ty chuyên ngành may công nghiệp lớn nhất lúc đó. Chủ Minh Phụng phất lên nhờ đầu tư mua bán vàng nên với khiếu đánh hơi thị trường cực kỳ nhạy cảm đã đẩy cả hai chung vốn vào đầu tư mua đất đai, bất động sản với số lượng rất lớn.
Không may công việc đang thuận buồm xuôi gió thì đến năm 1996 bất thần xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan qua Châu Á nên đất đai và bất động sản không bán được khiến vốn bị ứ đọng trong lúc nợ ngân hàng ngày càng cao đáo hạn không trả nổi. Vì thế năm 1997 nổ ra vụ án “EPCO – Minh Phụng”, vụ án kinh tế đầu tiên lớn nhất thời này.
Cả hai bị truy tố tội “lừa đảo” với món nợ ngân hàng mất khả năng chi trả (tiền mặt) gần 6.000 tỉ đồng và 32,6 triệu USD. Cả hai lãnh án tử hình cùng một giám đốc ngân hàng liên quan.
Minh Phụng bị thi hành án năm 2003, riêng bản thân vài tháng sau may mắn được giảm xuống án chung thân nhờ chiếu cố nhân thân có cống hiến cách mạng.
Ở tù nhưng vẫn không yên, vừa sợ vừa lo nên mắc nhiều bệnh tim, huyết áp. Thêm đó còn giận vì trước khi vào tù đã đưa một “chiến hữu” đồng nghiệp tại Nhà VHTN về làm phụ tá ở EPCO, không ngờ sau khi mình bị bắt thì người đó lại “phản bội” nhảy lên chiếm đoạt công ty, chiếm đoạt tài sản còn lại của công ty (tổng số tài sản vật chất của công ty rất lớn dù một phần đã bị toà án đem bán phát mãi đủ để trả nợ ngân hàng). Bởi thế trong tù đã làm đơn kiện về vụ này song do còn ở tù nên nội vụ chưa giải quyết ï
Thêm vào đó là nỗi buồn gia đình riêng, khi bị tuyên án tử hình đã chủ động viết đơn ly dị người vợ thứ hai do “không muốn vợ mang tiếng, ảnh hưởng thăng tiến sự nghiệp”.
Cuối năm 2009 được đặc xá sau 12 năm 6 tháng ở tù.
Ra tù trong cảnh “2 bàn tay trắng, không nhà, không xe” phải ở nhờ nhà bạn. Vì lúc bị bắt chỉ có một căn nhà nhỏ đương nhiên bị tịch thu, lục soát trong nhà tiền mặt chỉ vỏn vẹn… 5 triệu đồng.
Tuy nhiên có nghi vấn trước đó đã chia tài sản cho 2 bà vợ ly dị bởi 2 bà nay sau đó đột nhiên trở thành 2 nữ “đại gia” – bà sau còn đi thi nước ngoài đoạt giải “Hoa hậu Quý bà” quốc tế - có tiếng trên thương trường hiện nay mới lạ!
Phần mình dù vậy vẫn cùng bạn bè ngoài đời lẫn các bạn tù vào hàng “đại gia” cũng đã mãn án thành lập Quỹ Hoàn lương nhằm giúp giới tù nhân ra trại có điều kiện học nghề, tìm việc làm để sớm tái hoà nhập xã hội. Đồng thời tiếp tục vụ kiện đòi lại tài sản công ty do công sức mình làm nên đang bị người đồng chí cũ ngang nhiên cướp mất.
523 - Nguyễn Thị Đỡ
101 TUỔI MỚI NHẬN ĐƯỢC HÀI CỐT CON
Nông dân sinh 1910 tại Quảng Ninh. Sống ở Quảng Ninh (2010).
Có con đi bộ đội vào chiến trường miền Nam, chiến đấu vùng biên giới Campuchia và hy sinh tại đây năm 1972 không tìm thấy xác.
Sau chiến tranh không có điều kiện qua tận Campuchia tìm mộ hoặc hài cốt liệt sĩ.
Mãi đến tháng 10.2010 nhờ một cựu chiến binh từng chiến đấu ở Campuchia dẫn theo 2 người cháu liệt sĩ qua tận Campuchia truy tầm dấu tích mới tìm ra hài cốt đưa về quê.
Và người mẹ già đã quá 100 tuổi vẫn còn nước mắt để ứa ra trên gương mặt nhăn nheo, cứ thế mà ngồi ôm di ảnh con bên chiếc quách đựng di hài không muốn rời khỏi nữa. Là nỗi đau tận cùng hay niềm an ủi cuối đời đây?
524 - Phan Văn Lương
TUYỆT TỰ TRÊN ĐỒNG THÁP MƯỜI
Nông dân sinh tại miền Nam. Sống ở Long An (2010).
Năm 1980 theo phòng trào nông dân tiến vào khai hoang vùng Đồng Tháp Mười đã đem vợ con đến sống ở huyện Long Hưng – Long An bắt đầu khai khẩn đất hoang làm ruộng.
Nhưng vùng đất rộng lớn này (gần 700.000 hecta bao gồm cả 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang) trong thời chiến tranh là một chiến trường trọng điểm nên bấy giờ còn vô số bom mìn vùi lấp khắp nơi. Từ đó mới thường xuyên xảy ra nhiều vụ người đi khai khẩn, đốn cây, cày cuốc, làm cỏ đạp phải bom mìn – hoặc vô tình gây nổ – thiệt mạng đương nhiên không được hưởng được chế độ bồi thường gì hết.
Bản thân có 3 con trai thì một ngày nọ 2 người con đầu cùng với mình đi khai hoang ruộng rẫy không may đã đạp mìn nổ làm một người chết tại chỗ, một bị thương nặng. Người cha ôm đứa con còn thoi thóp chạy bộ băng đồng cả chục cây số ra tời kênh rạch mới mướn được ghe chở ra bệnh viện huyện nhưng đến nơi thì con do mất máu quá nhiều đã trút hơi thở cuối cùng.
Còn một con trai út sợ gặp nạn nữa gia đình sẽ không người nối dõi nên ép con lấy vợ sớm. Tuy nhiên chưa hết tuần trăng mật, chú rể đi làm đồng cũng lại trúng mìn nổ chết ngay tại chỗ!
525 - Phùng Thị Huệ
36 NĂM ĐỂ TANG CHỒNG CHƯA CƯỚI
Nông dân sinh 1950 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2009).
Năm 1968 đi thanh niên xung phong gặp người yêu cùng quê trên tuyến lửa Quảng Bình. Năm 1970 người yêu trước khi lên đường vào chiến trường miền Nam đã ngỏ ý muốn làm đám cưới nhưng cuối cùng cả hai đồng ý hoãn lại đến ngày kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước.
Nhưng năm 1973 người yêu tử trận, đồng đội trở về báo tin buồn và chuyển giao lại những kỷ vật của người yêu… chuẩn bị cho lễ cưới như chiếc vòng đeo cổ, đôi gối cưới, chiếc vỏ chăn…
Từ đó quyết ở vậy thờ chồng dù chưa làm đám cưới, với những kỷ vật đó đặt trên bàn thờ. Và kèm theo mảnh băng tang đen nhỏ găm lên chiếc nón, cứ mỗi năm một mảnh, đến nay đã 36 mảnh tất cả trong đó có nhiều mảnh qua thời gian đã bạc màu. Thề rằng chỉ khi nào tìm được mộ hay hài cốt người yêu đưa về quê nhà thì mới chịu mãn tang!
Vì thế từ năm 1981 một mình đã lên đường vào miền Nam đi đến bao nhiêu nghĩa trang từ Quảng Trị, Nha Trang đến Đắc Lắc, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh… song vẫn chưa tìm được tông tích người thương.
Cũng vì kiên quyết không lấy chồng mà gây bất hòa với bố mẹ, có lúc phải “trốn” qua nhà bạn bè để tránh mặt những người đến nhà dạm hỏi!
Đối với nhà bố mẹ người yêu thì tình nguyện đóng vai người con dâu chưa hề cưới để hết lòng chăm sóc. Khi ông bà cụ mất đi, nhà cửa tiêu điều không ai chăm sóc nhang khói, đã chuyển bàn thờ bát hương về nhà mình để lo việc thờ cúng.
Đã có dấu hiệu đau tim nhưng vẫn giữ tâm nguyện “Suốt quãng đời còn lại, tôi phải tìm cho được mộ chồng rồi rước anh ấy về quê yên nghỉ…”
526 - Phùng Văn Chánh
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 23
Dân thường sinh 1952 tại Vĩnh Phú. Sống ở Gia Lai (2006).
Bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên từ sau năm 1966.
Sau Giải phóng không về quê vì mặc cảm không công danh sự nghiệp mà tình nguyện ra quân ở lại Gia Lai lấy vợ người dân tộc đi buôn sống đắp đổi qua ngày.
Ở quê nhà, gia đình tưởng đã hy sinh nên làm lễ truy điệu nhưng phải làm đơn khiếu nại mới được phong liệt sĩ và xây mộ tượng trưng trong Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh (do mất liên lạc đơn vị cũ, không có giấy báo tử).
Trong lúc đó vẫn sống nghèo khổ ở buôn làng Gia Lai, còn bị tàn quân Fulro săn đuổi.
Mãi đến năm 2005 – tức 34 năm sau – mới đem vợ về làng khi mẹ già thương nhớ con lâu ngày thành bệnh đã qua đời (còn 2 con trai một con rể đã hy sinh trên chiến trường miền Nam).
Một câu chuyện đời “như một câu chuyện cổ tích” – lời của chính ông – với mong mỏi thiết tha: “Chiến tranh, mỗi con người một số phận. Chiến tranh thì có biết bao chuyện cổ tích nhưng nó đã lùi xa 30 năm nay rồi. Bởi thế tôi hy vọng chuyện về tôi sẽ là câu chuyện cổ tích cuối cùng.”
527 - Phương Bích Ngân
VIẾT THƯ ĐỀU ĐẶN CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Cán bộ về hưu sinh 1935 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2009).
Cha hy sinh thời chống Pháp nên từng lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến làm y tá. Kháng chiến thành công, về lại Hà Nội và năm 1956 kết hôn với người bạn thủa ấu thơ nay làm phóng viên thông tấn xã sinh được 3 con.
Năm 1966 người chồng tình nguyện vào Nam làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường (tuy anh là con trai duy nhất) và chỉ một năm sau thì hy sinh tại mặt trận Trị – Thiên.
Cuộc tình giữa 2 người ngay từ xưa đã có một “truyền thống” đặc biệt là khi xa nhau đôi bên đều thường xuyên viết thư gửi cho nhau, cả từ thời kháng Pháp đến thời đánh Mỹ, riêng từ chiến trường miền Nam trước khi mất người chồng đã gửi về cho vợ hơn 200 lá thư như vậy. Và truyền thống đó vẫn tiếp tục được người vợ duy trì cả sau khi chồng ra đi vĩnh viễn.
Đều đặn hàng ngày hàng tuần bà vẫn viết thư gửi ông khi ngắn khi dài rồi cất đi. Riêng những ngày đặc biệt như ngày giỗ, ngày sinh ông hay ngày kỷ niệm đám cưới, ngày sinh con thì lá thư được đặt lên bàn thờ khấn vái rồi đốt đi với lời cầu nguyện ông sẽ đọc được tâm tình mình đã làm đúng lời dặn của ông ở vậy nuôi con và mẹ già. Tất cả các bức thư sau đó đều được đánh máy lại đóng thành từng “tuyển tập”.
Còn một ước nguyện ray rứt là chưa biết mộ chồng nơi đâu để lo chăm sóc tử tế. Mãi đến năm 1995 mới được báo tin mộ nằm trong nghĩa trang liệt sĩ Thừa Thiên – Huế, qua năm 1996 mới nhờ đồng đội cũ tổ chức di dời về mai táng ở quê nhà.
Kể từ đó những lá thư viết cho chồng không đem đốt nữa, cháu có hỏi tại sao thì trả lời “Ông đã ở gần bà rồi, bà sẽ đọc thư cho ông nghe”.
528 - Phương Thảo
CA SĨ 2 DÒNG MÁU
Ca sĩ tên thật Nguyễn Thị Phương Thảo sinh 1968 tại Sa Đéc. Sống ở Mỹ (2010).
Kết quả của mối tình qua đường của cô gái xứ Đồng Tháp với một cố vấn Mỹ (về y tế) gặp gỡ ở Sa Đéc năm 1967, qua năm sau về Mỹ mà không biết mình đã để lại một giọt máu rơi (trước đó ở Mỹ đã lấy vợ nhưng không có con).
Thủa nhỏ ở với ông bà ngoại (mẹ đi lấy chồng khác) bị mặc cảm “Mỹ lai” nên cả sau 1975 bà mẹ từng 2 lần làm thủ tục đi Mỹ theo diện ODP nhưng không chịu đi vì sợ không quen nơi đất khách quê người, nhất là với mặc cảm “con lai”. Một phần nữa có lẽ do lúc đó mình đang theo đuổi nghề ca hát đang lên.
Thực tế đúng như ý nguyện, nhanh chóng trở thành một “sao” ca nhạc nổi tiếng khắp miền Nam: “Với nghề ca hát, tôi cảm thấy mình được tự do, được làm người bình thường.”
Năm 1992 người bố Mỹ nhờ một nhà báo Mỹ đến VN viết bài bấy giờ mới bắt liên lạc công nhận đứa con rơi. Đến 1996 ông bay qua TPHCM cha con lần đầu hội ngộ sau 28 năm không biết nhau trước một đám đông fan của Phương Thảo cùng chờ đón ở sân bay!
Người cha thuyết phục con ra đi nhưng chưa chịu vì còn sự nghiệp nữa.
Mãi nhiều năm sau mới quyết định đồng ý khi sự nghiệp sắp hoàn tất, đã có chồng thứ hai – một nhạc sĩ mới nổi có tiếng - một con gái gia đình hạnh phúc: Ra đi năm 2004 để “sẽ cho mọi người thấy một đứa con lai có thể làm được gì…”
529 - Phương Ngô
TÙ NHÂN TỰ NHẬN BẤT HIẾU
Nhà hoạt động chính trị Việt kiều Úc sinh 1959 tại miền Nam. Đang ở tù tại Úc (2008). Sau khi vượt biên qua Úc năm 1982 đã tham gia hoạt động chính trị được bầu làm nghị viên bang.
Năm 1994 bị tình nghi tổ chức ám sát một nghị viên đối thủ nên bị kêu án tù chung thân. Liên tục chống án đến năm 2001 thì tuyên bố bỏ cuộc vì đau buồn khi nghe tin mẹ già còn ở VN vừa qua đời mà mình không về viếng mẹ được: Nỗi buồn tù tội không có nghĩa lý gì so với nỗi đau mất mẹ khi mình như mang tội bất hiếu.
Tuy nhiên vụ án vẫn sẽ được xem xét xử lại do phát sinh tình tiết và nhân chứng mới.
530 - Quả Cao Khai
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 24
Thương binh sinh tại Thanh Hóa. Không biết còn sống hay không.
Từng là bộ đội chiến đấu ở Lộc Ninh (Bình Phước), bị thương nặng rồi mất tích từ đó.
Sau 75 được xem như liệt sĩ, ở quê địa phương và gia đình đã làm lễ truy điệu đàng hoàng.
Không ngờ đến năm 1999 tình cờ người quen mới nhìn thấy hiện còn sống vẫn còn nằm an dưỡng trong một trung tâm xã hội ở TPHCM trong tình trạng lúc tỉnh lúc mê không nhớ gì cả! Gia đình mới tìm vào nhận đúng vậy, lúc đó mới hỏi lại kỹ thì ra địa phương ở quê Thanh Hóa cũng có một liệt sĩ trùng tên - dù tên rất lạ, hiếm có! – nên mới có sự nhầm lẫn quá oái oăm như vậy.
Đến đây thì không biết đoạn kết thế nào.
(Còn tiếp)
521 - Dương Lệ Chi
THÂN CÂY “LIỆT SĨ”
Nhà giáo nữ sinh 1946 tại miền Nam – Mất 1970 ở Campuchia.
Tham gia cách mạng được phân công dạy học cho con em trên đất Campuchia.
Năm 1970 lúc mới 24 tuổi đã hy sinh cùng một số học trò do bị pháo địch bắn sang trúng trường học. Người thân chôn xác tại chỗ rồi dùng lưỡi lê súng khắc tên “Chi” lên thân một cây dầu gần đó để làm dấu.
Sau chiến tranh, mãi đến năm 2004 người thân và học trò cũ mới có điều kiện sang Campuchia truy tìm hài cốt đem về. Nhưng đến chốn cũ thấy nay đã khác xưa quá nhiều, rừng cây dầu cũ đều bị đốn hạ làm gỗ gần hết khiến không tìm ra cây có khắc tên cô giáo để từ đó suy ra nơi chôn cất nằm ngay địa điểm trường xưa.
Phải đi đến lần thứ năm mới phát hiện ra khu rừng cũ chỉ còn sót lại 2 cây cổ thụ cao ngất và một trong 2 cây chính là cây dầu còn lưu vết khắc tên liệt sĩ ngày xưa mà ban đầu không ai ngờ tới vì khi khắc tên cây chỉ mới lưng chừng thắt lưng còn nay đã cao vút 12m. Thêm điều lạ ngươì dân địa phương cho biết là sở dĩ còn lại 2 cây này do dân đi rừng, làm củi nói sợ cây “linh thiêng” nên không dám đốn!
Bây giờ thì cây đốn được rồi để mang mảnh thân cây khắc tên theo cùng di hài liệt sĩ về quê.
522 - Liên Khui Thìn
VỤ ÁN KINH TẾ LỚN ĐẦU TIÊN
Doanh nhân sinh 1953 tại Nha Trang. Sống ở TPHCM (2010).
Vào Sài Gòn học ĐH Khoa học (tốt nghiệp nghành hóa) tham gia phong trào sinh viên trí thức đô thị chống chế độ Mỹ – Thiệu nên sau 75 được Thành đoàn TPHCM bố trí về làm trưởng phòng ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.
Năm 1982 ra ngoài làm kinh doanh bắt đầu khởi nghiệp từ một hợp tác xã chế biến mực tươi xuất khẩu nhờ quê Nha Trang nên có mối làm ăn mặt hàng này. Bước đầu thành công nên từ đó mở rộng kinh doanh kết hợp với Quận 3 TPHCM thành lập Cty EPCO năm 1992 chuyên sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất khẩu.
Tiếp tục phát triển ngày càng thành công nhờ có vốn kiến thức học hành đàng hoàng cộng với một niềm đam mê kinh doanh “sôi nổi, năng động” mạnh mẽ tới mức bị mô tả là bỏ bê cả việc gia đình đưa đến hậu quả chia tay ngươì vợ đầu. Bản thân không hề sa vào thói ăn chơi sa đọa như các “đai gia” thông thường mà tối ngày chỉ chúi đầu vào chuyện làm ăn, “đêm cũng nằm mơ kinh doanh”!
Việc kinh doanh đưa đến một bước ngoặc là kết hợp làm ăn với Cty Minh Phụng ở Chợ Lớn, công ty chuyên ngành may công nghiệp lớn nhất lúc đó. Chủ Minh Phụng phất lên nhờ đầu tư mua bán vàng nên với khiếu đánh hơi thị trường cực kỳ nhạy cảm đã đẩy cả hai chung vốn vào đầu tư mua đất đai, bất động sản với số lượng rất lớn.
Không may công việc đang thuận buồm xuôi gió thì đến năm 1996 bất thần xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan qua Châu Á nên đất đai và bất động sản không bán được khiến vốn bị ứ đọng trong lúc nợ ngân hàng ngày càng cao đáo hạn không trả nổi. Vì thế năm 1997 nổ ra vụ án “EPCO – Minh Phụng”, vụ án kinh tế đầu tiên lớn nhất thời này.
Cả hai bị truy tố tội “lừa đảo” với món nợ ngân hàng mất khả năng chi trả (tiền mặt) gần 6.000 tỉ đồng và 32,6 triệu USD. Cả hai lãnh án tử hình cùng một giám đốc ngân hàng liên quan.
Minh Phụng bị thi hành án năm 2003, riêng bản thân vài tháng sau may mắn được giảm xuống án chung thân nhờ chiếu cố nhân thân có cống hiến cách mạng.
Ở tù nhưng vẫn không yên, vừa sợ vừa lo nên mắc nhiều bệnh tim, huyết áp. Thêm đó còn giận vì trước khi vào tù đã đưa một “chiến hữu” đồng nghiệp tại Nhà VHTN về làm phụ tá ở EPCO, không ngờ sau khi mình bị bắt thì người đó lại “phản bội” nhảy lên chiếm đoạt công ty, chiếm đoạt tài sản còn lại của công ty (tổng số tài sản vật chất của công ty rất lớn dù một phần đã bị toà án đem bán phát mãi đủ để trả nợ ngân hàng). Bởi thế trong tù đã làm đơn kiện về vụ này song do còn ở tù nên nội vụ chưa giải quyết ï
Thêm vào đó là nỗi buồn gia đình riêng, khi bị tuyên án tử hình đã chủ động viết đơn ly dị người vợ thứ hai do “không muốn vợ mang tiếng, ảnh hưởng thăng tiến sự nghiệp”.
Cuối năm 2009 được đặc xá sau 12 năm 6 tháng ở tù.
Ra tù trong cảnh “2 bàn tay trắng, không nhà, không xe” phải ở nhờ nhà bạn. Vì lúc bị bắt chỉ có một căn nhà nhỏ đương nhiên bị tịch thu, lục soát trong nhà tiền mặt chỉ vỏn vẹn… 5 triệu đồng.
Tuy nhiên có nghi vấn trước đó đã chia tài sản cho 2 bà vợ ly dị bởi 2 bà nay sau đó đột nhiên trở thành 2 nữ “đại gia” – bà sau còn đi thi nước ngoài đoạt giải “Hoa hậu Quý bà” quốc tế - có tiếng trên thương trường hiện nay mới lạ!
Phần mình dù vậy vẫn cùng bạn bè ngoài đời lẫn các bạn tù vào hàng “đại gia” cũng đã mãn án thành lập Quỹ Hoàn lương nhằm giúp giới tù nhân ra trại có điều kiện học nghề, tìm việc làm để sớm tái hoà nhập xã hội. Đồng thời tiếp tục vụ kiện đòi lại tài sản công ty do công sức mình làm nên đang bị người đồng chí cũ ngang nhiên cướp mất.
523 - Nguyễn Thị Đỡ
101 TUỔI MỚI NHẬN ĐƯỢC HÀI CỐT CON
Nông dân sinh 1910 tại Quảng Ninh. Sống ở Quảng Ninh (2010).
Có con đi bộ đội vào chiến trường miền Nam, chiến đấu vùng biên giới Campuchia và hy sinh tại đây năm 1972 không tìm thấy xác.
Sau chiến tranh không có điều kiện qua tận Campuchia tìm mộ hoặc hài cốt liệt sĩ.
Mãi đến tháng 10.2010 nhờ một cựu chiến binh từng chiến đấu ở Campuchia dẫn theo 2 người cháu liệt sĩ qua tận Campuchia truy tầm dấu tích mới tìm ra hài cốt đưa về quê.
Và người mẹ già đã quá 100 tuổi vẫn còn nước mắt để ứa ra trên gương mặt nhăn nheo, cứ thế mà ngồi ôm di ảnh con bên chiếc quách đựng di hài không muốn rời khỏi nữa. Là nỗi đau tận cùng hay niềm an ủi cuối đời đây?
524 - Phan Văn Lương
TUYỆT TỰ TRÊN ĐỒNG THÁP MƯỜI
Nông dân sinh tại miền Nam. Sống ở Long An (2010).
Năm 1980 theo phòng trào nông dân tiến vào khai hoang vùng Đồng Tháp Mười đã đem vợ con đến sống ở huyện Long Hưng – Long An bắt đầu khai khẩn đất hoang làm ruộng.
Nhưng vùng đất rộng lớn này (gần 700.000 hecta bao gồm cả 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang) trong thời chiến tranh là một chiến trường trọng điểm nên bấy giờ còn vô số bom mìn vùi lấp khắp nơi. Từ đó mới thường xuyên xảy ra nhiều vụ người đi khai khẩn, đốn cây, cày cuốc, làm cỏ đạp phải bom mìn – hoặc vô tình gây nổ – thiệt mạng đương nhiên không được hưởng được chế độ bồi thường gì hết.
Bản thân có 3 con trai thì một ngày nọ 2 người con đầu cùng với mình đi khai hoang ruộng rẫy không may đã đạp mìn nổ làm một người chết tại chỗ, một bị thương nặng. Người cha ôm đứa con còn thoi thóp chạy bộ băng đồng cả chục cây số ra tời kênh rạch mới mướn được ghe chở ra bệnh viện huyện nhưng đến nơi thì con do mất máu quá nhiều đã trút hơi thở cuối cùng.
Còn một con trai út sợ gặp nạn nữa gia đình sẽ không người nối dõi nên ép con lấy vợ sớm. Tuy nhiên chưa hết tuần trăng mật, chú rể đi làm đồng cũng lại trúng mìn nổ chết ngay tại chỗ!
525 - Phùng Thị Huệ
36 NĂM ĐỂ TANG CHỒNG CHƯA CƯỚI
Nông dân sinh 1950 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2009).
Năm 1968 đi thanh niên xung phong gặp người yêu cùng quê trên tuyến lửa Quảng Bình. Năm 1970 người yêu trước khi lên đường vào chiến trường miền Nam đã ngỏ ý muốn làm đám cưới nhưng cuối cùng cả hai đồng ý hoãn lại đến ngày kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước.
Nhưng năm 1973 người yêu tử trận, đồng đội trở về báo tin buồn và chuyển giao lại những kỷ vật của người yêu… chuẩn bị cho lễ cưới như chiếc vòng đeo cổ, đôi gối cưới, chiếc vỏ chăn…
Từ đó quyết ở vậy thờ chồng dù chưa làm đám cưới, với những kỷ vật đó đặt trên bàn thờ. Và kèm theo mảnh băng tang đen nhỏ găm lên chiếc nón, cứ mỗi năm một mảnh, đến nay đã 36 mảnh tất cả trong đó có nhiều mảnh qua thời gian đã bạc màu. Thề rằng chỉ khi nào tìm được mộ hay hài cốt người yêu đưa về quê nhà thì mới chịu mãn tang!
Vì thế từ năm 1981 một mình đã lên đường vào miền Nam đi đến bao nhiêu nghĩa trang từ Quảng Trị, Nha Trang đến Đắc Lắc, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh… song vẫn chưa tìm được tông tích người thương.
Cũng vì kiên quyết không lấy chồng mà gây bất hòa với bố mẹ, có lúc phải “trốn” qua nhà bạn bè để tránh mặt những người đến nhà dạm hỏi!
Đối với nhà bố mẹ người yêu thì tình nguyện đóng vai người con dâu chưa hề cưới để hết lòng chăm sóc. Khi ông bà cụ mất đi, nhà cửa tiêu điều không ai chăm sóc nhang khói, đã chuyển bàn thờ bát hương về nhà mình để lo việc thờ cúng.
Đã có dấu hiệu đau tim nhưng vẫn giữ tâm nguyện “Suốt quãng đời còn lại, tôi phải tìm cho được mộ chồng rồi rước anh ấy về quê yên nghỉ…”
526 - Phùng Văn Chánh
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 23
Dân thường sinh 1952 tại Vĩnh Phú. Sống ở Gia Lai (2006).
Bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên từ sau năm 1966.
Sau Giải phóng không về quê vì mặc cảm không công danh sự nghiệp mà tình nguyện ra quân ở lại Gia Lai lấy vợ người dân tộc đi buôn sống đắp đổi qua ngày.
Ở quê nhà, gia đình tưởng đã hy sinh nên làm lễ truy điệu nhưng phải làm đơn khiếu nại mới được phong liệt sĩ và xây mộ tượng trưng trong Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh (do mất liên lạc đơn vị cũ, không có giấy báo tử).
Trong lúc đó vẫn sống nghèo khổ ở buôn làng Gia Lai, còn bị tàn quân Fulro săn đuổi.
Mãi đến năm 2005 – tức 34 năm sau – mới đem vợ về làng khi mẹ già thương nhớ con lâu ngày thành bệnh đã qua đời (còn 2 con trai một con rể đã hy sinh trên chiến trường miền Nam).
Một câu chuyện đời “như một câu chuyện cổ tích” – lời của chính ông – với mong mỏi thiết tha: “Chiến tranh, mỗi con người một số phận. Chiến tranh thì có biết bao chuyện cổ tích nhưng nó đã lùi xa 30 năm nay rồi. Bởi thế tôi hy vọng chuyện về tôi sẽ là câu chuyện cổ tích cuối cùng.”
527 - Phương Bích Ngân
VIẾT THƯ ĐỀU ĐẶN CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Cán bộ về hưu sinh 1935 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2009).
Cha hy sinh thời chống Pháp nên từng lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến làm y tá. Kháng chiến thành công, về lại Hà Nội và năm 1956 kết hôn với người bạn thủa ấu thơ nay làm phóng viên thông tấn xã sinh được 3 con.
Năm 1966 người chồng tình nguyện vào Nam làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường (tuy anh là con trai duy nhất) và chỉ một năm sau thì hy sinh tại mặt trận Trị – Thiên.
Cuộc tình giữa 2 người ngay từ xưa đã có một “truyền thống” đặc biệt là khi xa nhau đôi bên đều thường xuyên viết thư gửi cho nhau, cả từ thời kháng Pháp đến thời đánh Mỹ, riêng từ chiến trường miền Nam trước khi mất người chồng đã gửi về cho vợ hơn 200 lá thư như vậy. Và truyền thống đó vẫn tiếp tục được người vợ duy trì cả sau khi chồng ra đi vĩnh viễn.
Đều đặn hàng ngày hàng tuần bà vẫn viết thư gửi ông khi ngắn khi dài rồi cất đi. Riêng những ngày đặc biệt như ngày giỗ, ngày sinh ông hay ngày kỷ niệm đám cưới, ngày sinh con thì lá thư được đặt lên bàn thờ khấn vái rồi đốt đi với lời cầu nguyện ông sẽ đọc được tâm tình mình đã làm đúng lời dặn của ông ở vậy nuôi con và mẹ già. Tất cả các bức thư sau đó đều được đánh máy lại đóng thành từng “tuyển tập”.
Còn một ước nguyện ray rứt là chưa biết mộ chồng nơi đâu để lo chăm sóc tử tế. Mãi đến năm 1995 mới được báo tin mộ nằm trong nghĩa trang liệt sĩ Thừa Thiên – Huế, qua năm 1996 mới nhờ đồng đội cũ tổ chức di dời về mai táng ở quê nhà.
Kể từ đó những lá thư viết cho chồng không đem đốt nữa, cháu có hỏi tại sao thì trả lời “Ông đã ở gần bà rồi, bà sẽ đọc thư cho ông nghe”.
528 - Phương Thảo
CA SĨ 2 DÒNG MÁU
Ca sĩ tên thật Nguyễn Thị Phương Thảo sinh 1968 tại Sa Đéc. Sống ở Mỹ (2010).
Kết quả của mối tình qua đường của cô gái xứ Đồng Tháp với một cố vấn Mỹ (về y tế) gặp gỡ ở Sa Đéc năm 1967, qua năm sau về Mỹ mà không biết mình đã để lại một giọt máu rơi (trước đó ở Mỹ đã lấy vợ nhưng không có con).
Thủa nhỏ ở với ông bà ngoại (mẹ đi lấy chồng khác) bị mặc cảm “Mỹ lai” nên cả sau 1975 bà mẹ từng 2 lần làm thủ tục đi Mỹ theo diện ODP nhưng không chịu đi vì sợ không quen nơi đất khách quê người, nhất là với mặc cảm “con lai”. Một phần nữa có lẽ do lúc đó mình đang theo đuổi nghề ca hát đang lên.
Thực tế đúng như ý nguyện, nhanh chóng trở thành một “sao” ca nhạc nổi tiếng khắp miền Nam: “Với nghề ca hát, tôi cảm thấy mình được tự do, được làm người bình thường.”
Năm 1992 người bố Mỹ nhờ một nhà báo Mỹ đến VN viết bài bấy giờ mới bắt liên lạc công nhận đứa con rơi. Đến 1996 ông bay qua TPHCM cha con lần đầu hội ngộ sau 28 năm không biết nhau trước một đám đông fan của Phương Thảo cùng chờ đón ở sân bay!
Người cha thuyết phục con ra đi nhưng chưa chịu vì còn sự nghiệp nữa.
Mãi nhiều năm sau mới quyết định đồng ý khi sự nghiệp sắp hoàn tất, đã có chồng thứ hai – một nhạc sĩ mới nổi có tiếng - một con gái gia đình hạnh phúc: Ra đi năm 2004 để “sẽ cho mọi người thấy một đứa con lai có thể làm được gì…”
529 - Phương Ngô
TÙ NHÂN TỰ NHẬN BẤT HIẾU
Nhà hoạt động chính trị Việt kiều Úc sinh 1959 tại miền Nam. Đang ở tù tại Úc (2008). Sau khi vượt biên qua Úc năm 1982 đã tham gia hoạt động chính trị được bầu làm nghị viên bang.
Năm 1994 bị tình nghi tổ chức ám sát một nghị viên đối thủ nên bị kêu án tù chung thân. Liên tục chống án đến năm 2001 thì tuyên bố bỏ cuộc vì đau buồn khi nghe tin mẹ già còn ở VN vừa qua đời mà mình không về viếng mẹ được: Nỗi buồn tù tội không có nghĩa lý gì so với nỗi đau mất mẹ khi mình như mang tội bất hiếu.
Tuy nhiên vụ án vẫn sẽ được xem xét xử lại do phát sinh tình tiết và nhân chứng mới.
530 - Quả Cao Khai
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 24
Thương binh sinh tại Thanh Hóa. Không biết còn sống hay không.
Từng là bộ đội chiến đấu ở Lộc Ninh (Bình Phước), bị thương nặng rồi mất tích từ đó.
Sau 75 được xem như liệt sĩ, ở quê địa phương và gia đình đã làm lễ truy điệu đàng hoàng.
Không ngờ đến năm 1999 tình cờ người quen mới nhìn thấy hiện còn sống vẫn còn nằm an dưỡng trong một trung tâm xã hội ở TPHCM trong tình trạng lúc tỉnh lúc mê không nhớ gì cả! Gia đình mới tìm vào nhận đúng vậy, lúc đó mới hỏi lại kỹ thì ra địa phương ở quê Thanh Hóa cũng có một liệt sĩ trùng tên - dù tên rất lạ, hiếm có! – nên mới có sự nhầm lẫn quá oái oăm như vậy.
Đến đây thì không biết đoạn kết thế nào.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét