NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
491 - Nguyễn Duy Đạo
LỘI BỘ ĐƯA THƯ TRƯỜNG SƠN
Bưu tá sinh 1955 tại Thái Bình. Sống ở Quảng Bình (2005).
Nguyên là bộ đội vượt Trường Sơn vào chiến đấu trên chiến trường Lào rồi chuyển về miền đông và miền tây Nam bộ.
Sau 75 chuyển qua hải quân đi khắp đây đó từ Campuchia (một lần bị lãnh một quả B40 của Khmer Đỏ nằm thoi thóp một ngày mới hồi tỉnh) đến Lạng Sơn, Phú Quốc, Cà Mau chỉ vì nguyện vọng “Không làm nổi chuyện lớn, ngoài ra làm gì cũng được miễn sao có người cần mình và không phải ngồi bó gối một chỗ chán chết!”
Năm 1984 được cho ra quân bố trí về Quảng Bình làm Ban Dân tộc miền núi của huyện Bố Trạch. Thế rồi cũng vì sợ “ngồi một chỗ bó chân chán chết” liền tình nguyện làm bưu tá đi bộ đưa thư lên vùng núi cho đồng bào dân tộc.
Một nhiệm vụ cực kỳ gian khổ vì phải lội bộ đi xuyên qua rừng núi, sông thác gập ghềnh hiểm trở đến tận biên giới Lào, mỗi chuyến đi kéo dài ngắn thì 5 ngày còn dài có khi lên tới hơn nửa tháng trời. Đi đường còn dễ gặp thú dữ kể cả cọp, đụng đầu với cả bọn lâm tặc, thêm vào đó là bão rừng lũ núi khiến có lần bị nước cuốn tưởng chết mất xác nên bản làng đã làm đám ma khóc thương. Vậy mà lương hồi đầu chỉ 15.000 đồng/tháng nay mới được nâng lên 315.000 đồng chắt chiu đưa vợ nuôi ba con 2 trai 1 gái.
Thế nhưng người “bưu tá nông dân” có một không hai này vẫn vui vẻ lên đường trong tư thế như người chiến sĩ Trường Sơn năm nào bây giờ tái ngộ chinh phục một nhánh mở đầu đường Trường Sơn phía bắc. Lên đường với đống thư chất kín ba lô kèm đồ trang bị như bộ đội Trường Sơn thủa nào: Gạo, mì gói, đèn pin, đuốc, thuốc trị sốt rét rừng, thuốc lá, ca sắt nấu nước nấu ăn, con dao đi rừng, chỉ thiếu… khẩu AK!
Từ đó trở thành người quen, người thân của đồng bào dân tộc, bạn của già làng. Còn tranh thủ thời gian nghỉ lại đôi ngày bày vẻ kiến thức cho đồng bào ít người về chuyện học hành, hạn chế sinh đẻ, vệ sinh môi trường… Xem đó là niềm vui cuộc đời của riêng mình: “Có gì lớn lao đâu, chỉ cố làm sao để thư đến được với người nhận thôi. Thấy họ mừng là mình cũng vui lắm rồi.”
Cha đơn thân độc mã trèo đèo lội suối vượt rừng băng suối bất chấp trời đất mưa bão thú rừng rình rập vẫn không hề hấn gì như thế mà đứa con gái rượu - đứa giữa cũng là đứa “mê” nghề của cha – ở quê lại… trượt chân té trong nhà bị thương tổn thần kinh mê man!
Được tin khi đang ở tận vùng biên giới Lào, đã gần như tay cầm đuốc rọi đường chạy xuyên rừng núi cả 70km suốt đêm – bình thường đi phải hết hai ngày - về với con. May mắn là cuối cùng con qua khỏi song dù muốn cũng không thể kế nghiệp cha được nữa.
492 - Nguyễn Văn Phú
NGƯỜI BÁN MÁU “CHUYÊN NGHIỆP”
Lao động nghèo sinh 1912 tại Bình Định. Sống ở Hà Nam (2005).
Vào du kích tham gia cách mạng từ thời đánh Pháp, đến 1954 tập kết ra Bắc để lại vợ và một con gái mới một tuổi đầu.
Ở miền Bắc được chuyển làm công nhân thủy lợi lăn lộn khắp các công trường các tỉnh miền Bắc từ vùng biên giới đến trung du.
Sau chiến tranh, năm 1978 mới quay về quê cũ Bình Định tìm vợ con thì mới hay vợ đã sớm ôm cầm qua thuyền khác rồi. Đau buồn không muốn “làm phiền phức người ta” bèn trở lại miền Bắc sống nốt quảng đời lưu lạc.
Nhưng bây giờ đã cắt đứt biên chế không tiền sinh sống mà cũng chẳng biết xoay xở ra sao nên cuối cùng kiếm sống bằng nghề… bán máu cho bệnh viện. Nguyên trước kia đã mấy lần hưởng ứng cho máu ở đơn vị (hồi đó có bồi dưỡng) nên sau đó thỉnh thoảng khi túng ngặt cũng đã vài lần làm chuyện này lấy tiền. Nay thì đó trở thành là một “nghề” chính thức.
Để đủ tiền sống, phải bán máu “chui” tức là không chỉ cho một số bệnh viện ở Hà Nội mà còn cho bệnh viện nhiều tỉnh thành khác mình từng đi qua thời làm thủy lợi. Bán máu liên tục – từ 4-5 lần mỗi tháng - bất kể thời gian quy định nhằm bảo vệ sức khỏe người cho máu (chỉ được cho máu 2 tháng một lần với liều lượng tối đa 250cc = 160.000 đồng thời đó). Đã vậy còn bị bọn “cò” máu trực ở cổng bệnh viện bóc lột, ăn bớt ăn xén tiền trả công hiến máu.
Dành dụm tiền mua một con thuyền cũ kỹ làm nơi cư ngụ lênh đênh đây đó trên lộ trình từ Hà Nội đến các bệnh viện tỉnh.
Năm 1995 mới đưa thuyền về “định cư” tại “Làng bán máu” quy tụ khoảng 20 thuyền bạn “đồng nghiệp” bán máu tứ xứ quy tụ lại nơi ngả ba sông Nhuệ và sông Đáy thuộc huyện Phủ Lý, Hà Nam. Ban đầu “làng” này bị địa phương gán cho tội “tệ nạn”, may là sau đó nhờ được bệnh viện hết máu gọi cấp cứu cho máu nên mới được “giải oan” xóa tội đối xử bình đẳng như mọi người.
Đến năm 2005 do đã 90 tuổi nên tất cả các bệnh viện đều từ chối lấy máu mình nữa, thế là lâm vào cảnh trắng tay tứ cố vô thân một mình một con thuyền rệu rã. Đành chọn một mảnh đất hoang ven sông làm mảnh vườn nhỏ trồng chuối chờ ra trái bán chuối ở chợ đắp đổi qua ngày hai bữa.
Chấp nhận ngày nào nhắm mắt đã có “bạn thuyền” lo liệu. Và dù vẫn ứa nước mắt khi nhắc về quê cũ nhưng nhất quyết không về!
493 - Phạm Văn Diêu
NGƯỜI GHÉT… TIỀN
Nông dân sinh khoảng 1954 tại Quảng Nam. Sống ở Quảng Nam (2009).
Lúc nhỏ đi chăn bò trong làng bắt chước du kích đánh Mỹ lấy thân chuối làm súng nhắm bắn lính Mỹ mới bị đồn Mỹ cho một tràng đại liên trả đũa, một viên bắn trúng đầu! May không chết nhưng lớn lên thành ra người tâm thần tính khí khác người.
Dù vậy vẫn lấy vợ sinh con. Nhưng chẳng biết làm lụng gì, chỉ tiếp tục nghề chăn bò muôn năm song lại thường xuyên bỏ nhà đi lang thang không biết nơi đâu, có khi hàng tháng trời mới quay về.
Đặc biệt có tính lạ kỳ là rất ghét tiền vì “Hồi trước đâu có vậy, chừ cái chi cũng tiền. Dẹp hết, không tiền bạc chi hết!”. Hễ vợ hay con nói chuyện tiền là gạt đi, thậm chí nói không nghe còn… tát tai, vác gậy rượt đánh nữa. Có lần còn lục tiền vợ để dành đem ra… đốt hết!
Trong lúc đó 3 đứa con lớn lên học hành cũng khá – có đứa phải ra tới Đà Nẵng học cao đẳng - bao nhiêu thứ lo cho con đều phải có tiền trong khi chỉ có bà vợ làm ruộng rồi làm thuê làm mướn thêm đã đủ ăn đâu. Vậy mà một tay bà vợï chạy vạy đi vay nợ tứ tung làng nước cách sao mà cũng qua phà được mới hay, chấp nhận tiếng “nợ Chúa Chỗm nhất xứ” miễn là con học hành tới nơi như ý nguyện.
494 - Phạm Văn Đồng
NHÂN VẬT CỦA “CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG”
Cán bộ về hưu sinh 1919 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Năm 1959 tập kết ra Bắc để vợ con ở lại quê hương Gio Linh nên khi được bố trí làm việc sát bên bờ sông Hiền Lương thì mỗi chiều đều đi bộ ra đứng bên này sông dõi mắt nhìn về bên kia sông ngóng tìm hình bóng vợ con.
Từ đó đã gợi cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp – cũng là một cán bộ Nam bộ tập kết – sáng tác nên ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” tràn đầy xúc động vang vọng một thời.
Hiện nhân vật chính này dù đất nước đã thống nhất vẫn còn sống ở nhà cũ bên bờ Bắc từ thời chia xa, tuy tuổi già sức yếu nhưng thỉnh thoảng vẫn chống gậy lững thững ra đứng lại nơi bến cũ đưa mắt nhìn vời vợi về phương Nam kỷ niệm một thủa không bao giờ quên…
495 - Phạm Văn Mẫn
3 LẦN ĐÀO “TRỘM” MỘ ANH LIỆT SĨ
Doanh nhân sinh 1954 tại Nam Định. Sống ở Hà Nội (2007).
Sau 75 thương mẹ chiều nào cũng ra ngồi gốc cây đa đầu làng khóc thương nhớ anh trai đầu hy sinh trên chiến trường miền Trung nên một mình vào Nam đi tìm mộ anh trai.
Nhưng nhiều lần đi qua các nghĩa trang dò tìm vẫn không kết quả do thông tin có được rất mơ hồ, giấy báo tử chỉ ghi mất năm 1965.
Mãi đến năm 1990 tìm được một mộ liệt sĩ đề đúng tên anh (Phạm Văn Thành không quê quán cũng như ngày mất) trong một nghĩa trang liệt sĩ ở Bình Định. Cho rằng đúng là anh mình nên xin được bốc đem về quê song không được chấp nhận bởi chẳng có bằng chứng nào xác minh rõ ràng. Thế là tổ chức… đào trộm hài cốt ban đêm!
Lần đầu tự mình đào nhưng mới bắt tay vào thì trời nổi gió bão sấm chớp vang rền làm trời đất tối thui khiến phải bỏ dở nửa chừng. Đêm hôm sau bèn thuê người đào nhưng cũng chưa xong thì mưa gió lại nổi lên sét đánh ầm ầm làm mọi người hoảng hồn bỏ chạy tán loạn. Không bỏ cuộc, quyết tâm đang đêm lẻn vào nghĩa trang đào lần thứ ba và lần này thì bị quản trang… phát hiện đuổi chạy thục mạng!
Thấy cả 3 lần đào mộ như vậy đều không thành chắc đây là mộ một người khác không muốn mình nhầm lẫn nên thôi. Ôm nỗi thất vọng về quê báo tin buồn cho mẹ vẫn ngồi chờ tin mình ở gốc đa đầu làng.
Một thời gian sau theo lời chỉ dẫn của một nhân chứng liền lên Gia Lai tìm trong nghĩa trang có một ngôi mộ đề tên Trần Văn Thành quê miền Bắc hy sinh 1965 tức là quê và năm hy sinh đúng song tên lại khác họ.
Dù vậy vẫn quay về quay báo tin vui cho mẹ hy vọng đây chính là mộ anh trai rồi lên đường quay lại Gia Lai chuẩn bị… đào trộm mộ lần nữa. Tuy nhiên lên xe đò chạy được một buổi thì bỗng nhiên xe… chết máy ngay giữ đồng không mông quạnh. Thế là rút kinh nghiệm mấy lần trước đều bị “chặn” lại nửa chừng không biết vì sao mới ngẫm nghĩ lại chắc không phải mộ anh nên bỏ ý định quay về.
Rồi đến năm 2000 gặp được nhiều đồng đội cũ của anh mới thêm thông tin tương đối chính xác hơn về nơi chôn cất anh và đồng đội là gần suối Đắc Lốp thuộc huyện K’Bang ở Gia Lai, địa điểm trận đánh ở đồi K’Nak hồi đó. Lần này cầu viện thêm nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng đi theo và cuối cùng đã tìm thấy hài cốt anh chôn cùng 7 đồng đội đúng địa điểm trên.
Không chỉ thế, từ đó còn dấu hiệu cho biết gần 400 bộ đội, du kích, dân công khác đã bỏ mình trên dòng suối Đắc Lốp này mà hài cốt đến nay vẫn còn trôi dạt hay tấp vào bến bờ nào không biết…
496 - Phạm Văn Năm
CHỐNG NẠN ĐI TÌM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI
Thương binh sinh tại Hà Đông. Sống ở Hà Đông (2008).
Từng chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên thời đánh Mỹ, sau 75 xuất ngũ trở về quê với thương tật một chân đi cà thọt phải chống 2 nạng tay, thêm bệnh đau đầu do vết thương thường tái phát cộng với sốt rét.
Nhưng do mất hết giấy tờ chứng nhận nên không được hưởng chế độ trợ cấp. Lấy vợ được 2 con, phải sống qua ngày nhờ vợ bán quán nước chè.
Tuy nhiên trong lòng vẫn không ngưng bị ám ảnh với lời hứa xưa kia với đồng đội rằng sau này ai còn sống phải lo đi tìm bạn bè đã hy sinh đem về quê giùm. Vì thế đến năm 1990 khi cuộc sống tương đối ổn định mới bắt đầu cuộc hành trình vào Nam tìm mộ và hài cốt đồng đội.
Cuộc hành trình rất khó khăn vì bản thân chân đã đi khập khiễng không vững lại lộ phí mang theo không bao nhiêu nên phải tìm cách đi nhờ xe, gặp đâu ngủ đó (kể cả trong rừng), gặp gì ăn nấy (thường xuyên là mì gói đem theo, có khi phải vào nhà dân ăn nhờ như thời bộ đội). Lặn lội nhiều ngày nhiều tuần có lúc cả tháng trời trong vùng rừng núi hẻo lánh (làm phát lại bệnh sốt rét rừng), thậm chí còn qua tới đất Campuchia.
Cứ thế tẩn mẩn tỉ mỉ như con kiến tha lâu đầy tổ, trong 15 năm qua đã đi cà thọt lập cập tìm và mang về hơn 200 bộ hài cốt cho gia đình, thân nhân ở miền Bắc. Đến công đọan cuối là mang hài cốt về cũng không đơn giản, có lần đi tàu lửa bị nhân viên phát hiện vì mê tín nên đang đêm đã đuổi xuống giữa đường một mình ngơ ngáo ôm trong lòng nắm xương tàn của bạn!
Dù vậy vẫn thề “Chừng nào còn sống tôi còn đi.”
497 - Phạm Văn Thịnh
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 22
Thường dân sinh khoảng 1950 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2008).
Năm 1968 vào bộ đội chiến đấu trên mặt trận Châu Đốc.
Năm 1969 trong một trận đánh ở vùng này bị lạc đơn vị, một mình quanh quẩn trong rừng hơn một tháng trời thì bị địch bắt đưa về Cần Thơ giam giữ hỏi cung. Bắt đầu phát tác bệnh sốt rét.
Đến 1975 giải phóng mới ra khỏi tù. Tìm đường về đơn vị cũ thì đơn vị chuẩn bị lên đường về Bắc mà bản thân lại bị sốt rét hành hạ nằm một chỗ nên chấp nhận ở lại chờ về sau. Nhưng bệnh tật kéo dài mà không có tiền bạc, phương tiện để về quê nên cuối cùng theo ngưòi quen giúp đỡ lên Biên Hòa làm ăn tạm bợ nơi đây mai đó sống qua ngày.
Thời gian cứ trôi qua trong lặng lẽ như thế trong khi ở quê nhà không nhận được tin tức gì xem như mất tích nên năm 1981 có giấy báo tử chính thức đưa vào diện liệt sĩ xã.
Nhưng bản thân “liệt sĩ” thì năm 1988 đã lấy vợ trong Nam lại là một cô gái gốc Nam Định sinh được 2 con. Nhân đó người vợ mới báo tin về gia đình ở Nam Định mình đã lấy chồng dân Thái Bình, thế là nhà vợ mới qua Thái Bình tìm nhà sui gia ra mắt. Lúc đó nhà sui gia mới “ớ” ra là con trai mình chưa phải là liệt sĩ!
Thế là năm 1990 người con liệt sĩ “nhầm” đó mới khăn gói về quê tạ tội bố mẹ sở dĩ chưa về vì sợ mình bệnh tật làm phiền gia đình. Nay chỉ có mong ước “được chết ở quê”.
Nhưng một lần nữa vẫn chưa chết, chỉ có điều giấy tờ mất hết nên chẳng làm được hồ sơ hưởng chế độ, đành phải tiếp tục sống trong cảnh bần hàn kham khổ.
498 - Phạm Văn Yên
ROBINSON THỜI CHIẾN TRANH
Nông dân sinh 1922 tại Kiên Giang – Mất 2006 (85 tuổi).
Trước 75 ở quê không nghề nghiệp cố định mà lại vợ con đùm đìa, có đến 9 con thì mất đến 7 đứa một phần do nhà quá nghèo không nuôi đủ khi bệnh tật không tiền bạc lo thuốc thang và phần khác có đứa bị bom rơi đạn lạc thời chiến tranh. Mặt khác do thời trẻ từng có liên hệ với cộng sản nên đã bị bắt giam, sau đó thả ra thì lại bị truy lùng bắt đi lính.
Cùng đường quá mới tính quẫn… bỏ đất liền trốn ra một hoang đảo nào đó ngoài biển - xứ này vốn có nhiều mở mắt ra nhìn ra biển xa xa là thấy – sống cho yên thân!
Thế là một ngày năm 1964 một mình quá giang thuyền đánh cá ra khơi nhắm một hòn đảo hoang ghé bỏ mình xuống, đó là đảo dân nơi đây gọi là đảo Mây Rút có diện tích khoảng hơn 10 hecta. Tại đây bắt đầu cuộc sống hoang dã như Robinson dựng lều kiếm cái ăn bằng nghề hái luợm, săn bắt cá và thú rừng không khác gì người tiền sử. Sau một năm cuộc sống qua ngày tương đối “ổn định” mới vào lại đấùt liền đưa vợ và 2 con ra sống luôn trên đảo.
Từ đó cả gia đình chăm lo lao động cật lực khai khẩn cả hòn đảo, trồng cây (nhiều nhất là loại cây dứa rất tốt), làm than, đánh cá… lấy sản vật làm được đổi gạo, dầu hỏa từ những thuyền cá ghé ngang. Rồi sinh thêm 5 con nữa trên đảo, tất cả đều mạnh khoẻ không như thời còn ở trong đất liền.
Cả nhà hầu như không hề đặt chân trở lại đất liền. Chỉ đến Giải phóng 1975, bản thân mới về trình báo với chính quyền và nhờ có lý lịch từng tham gia Cách mạng nên xem như được chấp nhận làm “Chúa đảo” Mây Rút! Lúc đó có ai mà quan tâm tới mấy cái đảo nhỏ xa xôi kia.
Các con lớn lên 4 trai lấy vợ 2 gái lấy chồng đều sống luôn tại đây góp phần tăng nhân khẩu lên thêm 32 cháu nội ngoại tất cả. Các con chia nhau ra cai quản cả hòn đảo rồi sau đó có con còn “bành trướng” chủ quyền ra khai thác các hòn đảo nhỏ không người khác ở gần đó.
Đầu những năm 2000 vào thời Đổi mới, đảo Mây Rút được phát hiện là một hòn đảo vào hàng đẹp nhất biển Phú Quốc với nhiều khu rừng dừa độc đáo hiếm có nên có nhà đầu tư gợi ý mua lại tiền tỉ nhưng vào lúc đó chưa chịu bán.
Tuy nhiên sau này thì không biết thế nào, nhất là sau khi ông mất (bà vợ 84 tuổi vẫn còn sống) và các con cháu cũng dần dời nhà qua hòn đảo khác gần đất liền hơn để cho con cái có điều kiện học hành.
Rốt cuộc thì “ánh sáng văn minh” thời hòa bình cũng phải chiếu đến nơi đây dù chậm chăng nữa để biến đảo Mây Rút thành một địa điểm du lịch có gắn bảng ghi công người khai thiên lập địa ra nó - Bảy Yên ông già “Robinson thời loạn lạc”.
499 - Phan Duy Bình
MANG TỘI “TÌNH BÁO ĐỊCH”
Thường dân sinh 1927 tại Bình Định. Sống ở Bình Định (2008).
Từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau 75 làm cán bộ cấp xã ở Bình Định.
Năm 1981 đứng ra tố cáo một số cán bộ chủ chốt ở xã có việc làm tiêu cực, thế là bị cấp trên tiến hành một loạt hành động trù dập có tổ chức nhằm trả thù.
Ban đầu lấy lý lịch ra soi cho rằng “không rõ ràng” nghi làm tình báo cho địch nên bắt giam, đánh đập. Nhưng cuối cùng không tìm ra chứng cớ cụ thể nên quay qua gán tội tày đình “cưỡng dâm con dâu”! Tuy nhiên vẫn không có bằng chứng không đưa ra tòa được nên bắt đi cải tạo tập trung 3 năm tại địa phương từ 1984 – 87 dù không có lý do xác đáng.
Ở trại cải tạo đã làm đơn kêu oan không ai nghe, sau khi được thả về khiếu kiện đủ mọi nơi, mọi cấp song đều không ai trả lời. Vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục khiếu nại đòi lại sự trong sạch.
Mãi đến năm 2008 lúc đã 81 tuổi mới được chính quyền ra quyết định công nhận hoàn toàn vô tội trong vụ án oan khiên này, cấp huyện đã chính thức công khai xin lỗi. Nhưng chỉ chừng đó thôi, chuyện bồi thường không đề cập tới.
Mà bồi thường – danh dự cá nhân và gia đình cộng 21 năm chịu hàm oan - bao nhiêu cho đủ?
500 - Phan Đức Giáp
14 TUỔI NUÔI CẢ NHÀ!
Học sinh sinh 1994 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2008).
Ông ngoại là bộ đội chiến đấu ở miền Nam đã mất năm 2004.
Mẹ lấy chồng sinh 2 con rồi phát tác bệnh tâm thần do di chứng CĐDC từ bố để lại (tức ông ngoại), suốt ngày ngồi hoặc nằm một chỗ lơ ngơ như người mất hồn. Em gái mình cũng có dấu hiệu mắc bệnh như mẹ. Còn phần mình lại dính bệnh đau đầu và chảy máu cam kinh niên nhất là lúc trời nắng nóng nên lúc nào cũng thủ sẵn bông gòn trong túi để chùi mũi.
Đã vậy gần đây bố phải xin nghỉ làm công nhân đường sắt để nhập viện vì mắc bệnh còn trầm kha hơn là ung thư xương!
Thế là bây giờ mọi công việc gia đình – săn sóc mẹ và em, đi thăm cha nằm bệnh viện, lo cơm nước giặt giũ ở nhà… -- đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của chú bé ốm tong teo. Nhưng vẫn ráng gồng gánh bám theo sách vở với niềm hy vọng để tồn tại cuối cùng: “Nhà cháu không được như nhà các bạn khác nên phải cố học để sau này kiếm tiền nuôi bố mẹ…”
(Còn tiếp)
491 - Nguyễn Duy Đạo
LỘI BỘ ĐƯA THƯ TRƯỜNG SƠN
Bưu tá sinh 1955 tại Thái Bình. Sống ở Quảng Bình (2005).
Nguyên là bộ đội vượt Trường Sơn vào chiến đấu trên chiến trường Lào rồi chuyển về miền đông và miền tây Nam bộ.
Sau 75 chuyển qua hải quân đi khắp đây đó từ Campuchia (một lần bị lãnh một quả B40 của Khmer Đỏ nằm thoi thóp một ngày mới hồi tỉnh) đến Lạng Sơn, Phú Quốc, Cà Mau chỉ vì nguyện vọng “Không làm nổi chuyện lớn, ngoài ra làm gì cũng được miễn sao có người cần mình và không phải ngồi bó gối một chỗ chán chết!”
Năm 1984 được cho ra quân bố trí về Quảng Bình làm Ban Dân tộc miền núi của huyện Bố Trạch. Thế rồi cũng vì sợ “ngồi một chỗ bó chân chán chết” liền tình nguyện làm bưu tá đi bộ đưa thư lên vùng núi cho đồng bào dân tộc.
Một nhiệm vụ cực kỳ gian khổ vì phải lội bộ đi xuyên qua rừng núi, sông thác gập ghềnh hiểm trở đến tận biên giới Lào, mỗi chuyến đi kéo dài ngắn thì 5 ngày còn dài có khi lên tới hơn nửa tháng trời. Đi đường còn dễ gặp thú dữ kể cả cọp, đụng đầu với cả bọn lâm tặc, thêm vào đó là bão rừng lũ núi khiến có lần bị nước cuốn tưởng chết mất xác nên bản làng đã làm đám ma khóc thương. Vậy mà lương hồi đầu chỉ 15.000 đồng/tháng nay mới được nâng lên 315.000 đồng chắt chiu đưa vợ nuôi ba con 2 trai 1 gái.
Thế nhưng người “bưu tá nông dân” có một không hai này vẫn vui vẻ lên đường trong tư thế như người chiến sĩ Trường Sơn năm nào bây giờ tái ngộ chinh phục một nhánh mở đầu đường Trường Sơn phía bắc. Lên đường với đống thư chất kín ba lô kèm đồ trang bị như bộ đội Trường Sơn thủa nào: Gạo, mì gói, đèn pin, đuốc, thuốc trị sốt rét rừng, thuốc lá, ca sắt nấu nước nấu ăn, con dao đi rừng, chỉ thiếu… khẩu AK!
Từ đó trở thành người quen, người thân của đồng bào dân tộc, bạn của già làng. Còn tranh thủ thời gian nghỉ lại đôi ngày bày vẻ kiến thức cho đồng bào ít người về chuyện học hành, hạn chế sinh đẻ, vệ sinh môi trường… Xem đó là niềm vui cuộc đời của riêng mình: “Có gì lớn lao đâu, chỉ cố làm sao để thư đến được với người nhận thôi. Thấy họ mừng là mình cũng vui lắm rồi.”
Cha đơn thân độc mã trèo đèo lội suối vượt rừng băng suối bất chấp trời đất mưa bão thú rừng rình rập vẫn không hề hấn gì như thế mà đứa con gái rượu - đứa giữa cũng là đứa “mê” nghề của cha – ở quê lại… trượt chân té trong nhà bị thương tổn thần kinh mê man!
Được tin khi đang ở tận vùng biên giới Lào, đã gần như tay cầm đuốc rọi đường chạy xuyên rừng núi cả 70km suốt đêm – bình thường đi phải hết hai ngày - về với con. May mắn là cuối cùng con qua khỏi song dù muốn cũng không thể kế nghiệp cha được nữa.
492 - Nguyễn Văn Phú
NGƯỜI BÁN MÁU “CHUYÊN NGHIỆP”
Lao động nghèo sinh 1912 tại Bình Định. Sống ở Hà Nam (2005).
Vào du kích tham gia cách mạng từ thời đánh Pháp, đến 1954 tập kết ra Bắc để lại vợ và một con gái mới một tuổi đầu.
Ở miền Bắc được chuyển làm công nhân thủy lợi lăn lộn khắp các công trường các tỉnh miền Bắc từ vùng biên giới đến trung du.
Sau chiến tranh, năm 1978 mới quay về quê cũ Bình Định tìm vợ con thì mới hay vợ đã sớm ôm cầm qua thuyền khác rồi. Đau buồn không muốn “làm phiền phức người ta” bèn trở lại miền Bắc sống nốt quảng đời lưu lạc.
Nhưng bây giờ đã cắt đứt biên chế không tiền sinh sống mà cũng chẳng biết xoay xở ra sao nên cuối cùng kiếm sống bằng nghề… bán máu cho bệnh viện. Nguyên trước kia đã mấy lần hưởng ứng cho máu ở đơn vị (hồi đó có bồi dưỡng) nên sau đó thỉnh thoảng khi túng ngặt cũng đã vài lần làm chuyện này lấy tiền. Nay thì đó trở thành là một “nghề” chính thức.
Để đủ tiền sống, phải bán máu “chui” tức là không chỉ cho một số bệnh viện ở Hà Nội mà còn cho bệnh viện nhiều tỉnh thành khác mình từng đi qua thời làm thủy lợi. Bán máu liên tục – từ 4-5 lần mỗi tháng - bất kể thời gian quy định nhằm bảo vệ sức khỏe người cho máu (chỉ được cho máu 2 tháng một lần với liều lượng tối đa 250cc = 160.000 đồng thời đó). Đã vậy còn bị bọn “cò” máu trực ở cổng bệnh viện bóc lột, ăn bớt ăn xén tiền trả công hiến máu.
Dành dụm tiền mua một con thuyền cũ kỹ làm nơi cư ngụ lênh đênh đây đó trên lộ trình từ Hà Nội đến các bệnh viện tỉnh.
Năm 1995 mới đưa thuyền về “định cư” tại “Làng bán máu” quy tụ khoảng 20 thuyền bạn “đồng nghiệp” bán máu tứ xứ quy tụ lại nơi ngả ba sông Nhuệ và sông Đáy thuộc huyện Phủ Lý, Hà Nam. Ban đầu “làng” này bị địa phương gán cho tội “tệ nạn”, may là sau đó nhờ được bệnh viện hết máu gọi cấp cứu cho máu nên mới được “giải oan” xóa tội đối xử bình đẳng như mọi người.
Đến năm 2005 do đã 90 tuổi nên tất cả các bệnh viện đều từ chối lấy máu mình nữa, thế là lâm vào cảnh trắng tay tứ cố vô thân một mình một con thuyền rệu rã. Đành chọn một mảnh đất hoang ven sông làm mảnh vườn nhỏ trồng chuối chờ ra trái bán chuối ở chợ đắp đổi qua ngày hai bữa.
Chấp nhận ngày nào nhắm mắt đã có “bạn thuyền” lo liệu. Và dù vẫn ứa nước mắt khi nhắc về quê cũ nhưng nhất quyết không về!
493 - Phạm Văn Diêu
NGƯỜI GHÉT… TIỀN
Nông dân sinh khoảng 1954 tại Quảng Nam. Sống ở Quảng Nam (2009).
Lúc nhỏ đi chăn bò trong làng bắt chước du kích đánh Mỹ lấy thân chuối làm súng nhắm bắn lính Mỹ mới bị đồn Mỹ cho một tràng đại liên trả đũa, một viên bắn trúng đầu! May không chết nhưng lớn lên thành ra người tâm thần tính khí khác người.
Dù vậy vẫn lấy vợ sinh con. Nhưng chẳng biết làm lụng gì, chỉ tiếp tục nghề chăn bò muôn năm song lại thường xuyên bỏ nhà đi lang thang không biết nơi đâu, có khi hàng tháng trời mới quay về.
Đặc biệt có tính lạ kỳ là rất ghét tiền vì “Hồi trước đâu có vậy, chừ cái chi cũng tiền. Dẹp hết, không tiền bạc chi hết!”. Hễ vợ hay con nói chuyện tiền là gạt đi, thậm chí nói không nghe còn… tát tai, vác gậy rượt đánh nữa. Có lần còn lục tiền vợ để dành đem ra… đốt hết!
Trong lúc đó 3 đứa con lớn lên học hành cũng khá – có đứa phải ra tới Đà Nẵng học cao đẳng - bao nhiêu thứ lo cho con đều phải có tiền trong khi chỉ có bà vợ làm ruộng rồi làm thuê làm mướn thêm đã đủ ăn đâu. Vậy mà một tay bà vợï chạy vạy đi vay nợ tứ tung làng nước cách sao mà cũng qua phà được mới hay, chấp nhận tiếng “nợ Chúa Chỗm nhất xứ” miễn là con học hành tới nơi như ý nguyện.
494 - Phạm Văn Đồng
NHÂN VẬT CỦA “CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG”
Cán bộ về hưu sinh 1919 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Năm 1959 tập kết ra Bắc để vợ con ở lại quê hương Gio Linh nên khi được bố trí làm việc sát bên bờ sông Hiền Lương thì mỗi chiều đều đi bộ ra đứng bên này sông dõi mắt nhìn về bên kia sông ngóng tìm hình bóng vợ con.
Từ đó đã gợi cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp – cũng là một cán bộ Nam bộ tập kết – sáng tác nên ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” tràn đầy xúc động vang vọng một thời.
Hiện nhân vật chính này dù đất nước đã thống nhất vẫn còn sống ở nhà cũ bên bờ Bắc từ thời chia xa, tuy tuổi già sức yếu nhưng thỉnh thoảng vẫn chống gậy lững thững ra đứng lại nơi bến cũ đưa mắt nhìn vời vợi về phương Nam kỷ niệm một thủa không bao giờ quên…
495 - Phạm Văn Mẫn
3 LẦN ĐÀO “TRỘM” MỘ ANH LIỆT SĨ
Doanh nhân sinh 1954 tại Nam Định. Sống ở Hà Nội (2007).
Sau 75 thương mẹ chiều nào cũng ra ngồi gốc cây đa đầu làng khóc thương nhớ anh trai đầu hy sinh trên chiến trường miền Trung nên một mình vào Nam đi tìm mộ anh trai.
Nhưng nhiều lần đi qua các nghĩa trang dò tìm vẫn không kết quả do thông tin có được rất mơ hồ, giấy báo tử chỉ ghi mất năm 1965.
Mãi đến năm 1990 tìm được một mộ liệt sĩ đề đúng tên anh (Phạm Văn Thành không quê quán cũng như ngày mất) trong một nghĩa trang liệt sĩ ở Bình Định. Cho rằng đúng là anh mình nên xin được bốc đem về quê song không được chấp nhận bởi chẳng có bằng chứng nào xác minh rõ ràng. Thế là tổ chức… đào trộm hài cốt ban đêm!
Lần đầu tự mình đào nhưng mới bắt tay vào thì trời nổi gió bão sấm chớp vang rền làm trời đất tối thui khiến phải bỏ dở nửa chừng. Đêm hôm sau bèn thuê người đào nhưng cũng chưa xong thì mưa gió lại nổi lên sét đánh ầm ầm làm mọi người hoảng hồn bỏ chạy tán loạn. Không bỏ cuộc, quyết tâm đang đêm lẻn vào nghĩa trang đào lần thứ ba và lần này thì bị quản trang… phát hiện đuổi chạy thục mạng!
Thấy cả 3 lần đào mộ như vậy đều không thành chắc đây là mộ một người khác không muốn mình nhầm lẫn nên thôi. Ôm nỗi thất vọng về quê báo tin buồn cho mẹ vẫn ngồi chờ tin mình ở gốc đa đầu làng.
Một thời gian sau theo lời chỉ dẫn của một nhân chứng liền lên Gia Lai tìm trong nghĩa trang có một ngôi mộ đề tên Trần Văn Thành quê miền Bắc hy sinh 1965 tức là quê và năm hy sinh đúng song tên lại khác họ.
Dù vậy vẫn quay về quay báo tin vui cho mẹ hy vọng đây chính là mộ anh trai rồi lên đường quay lại Gia Lai chuẩn bị… đào trộm mộ lần nữa. Tuy nhiên lên xe đò chạy được một buổi thì bỗng nhiên xe… chết máy ngay giữ đồng không mông quạnh. Thế là rút kinh nghiệm mấy lần trước đều bị “chặn” lại nửa chừng không biết vì sao mới ngẫm nghĩ lại chắc không phải mộ anh nên bỏ ý định quay về.
Rồi đến năm 2000 gặp được nhiều đồng đội cũ của anh mới thêm thông tin tương đối chính xác hơn về nơi chôn cất anh và đồng đội là gần suối Đắc Lốp thuộc huyện K’Bang ở Gia Lai, địa điểm trận đánh ở đồi K’Nak hồi đó. Lần này cầu viện thêm nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng đi theo và cuối cùng đã tìm thấy hài cốt anh chôn cùng 7 đồng đội đúng địa điểm trên.
Không chỉ thế, từ đó còn dấu hiệu cho biết gần 400 bộ đội, du kích, dân công khác đã bỏ mình trên dòng suối Đắc Lốp này mà hài cốt đến nay vẫn còn trôi dạt hay tấp vào bến bờ nào không biết…
496 - Phạm Văn Năm
CHỐNG NẠN ĐI TÌM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI
Thương binh sinh tại Hà Đông. Sống ở Hà Đông (2008).
Từng chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên thời đánh Mỹ, sau 75 xuất ngũ trở về quê với thương tật một chân đi cà thọt phải chống 2 nạng tay, thêm bệnh đau đầu do vết thương thường tái phát cộng với sốt rét.
Nhưng do mất hết giấy tờ chứng nhận nên không được hưởng chế độ trợ cấp. Lấy vợ được 2 con, phải sống qua ngày nhờ vợ bán quán nước chè.
Tuy nhiên trong lòng vẫn không ngưng bị ám ảnh với lời hứa xưa kia với đồng đội rằng sau này ai còn sống phải lo đi tìm bạn bè đã hy sinh đem về quê giùm. Vì thế đến năm 1990 khi cuộc sống tương đối ổn định mới bắt đầu cuộc hành trình vào Nam tìm mộ và hài cốt đồng đội.
Cuộc hành trình rất khó khăn vì bản thân chân đã đi khập khiễng không vững lại lộ phí mang theo không bao nhiêu nên phải tìm cách đi nhờ xe, gặp đâu ngủ đó (kể cả trong rừng), gặp gì ăn nấy (thường xuyên là mì gói đem theo, có khi phải vào nhà dân ăn nhờ như thời bộ đội). Lặn lội nhiều ngày nhiều tuần có lúc cả tháng trời trong vùng rừng núi hẻo lánh (làm phát lại bệnh sốt rét rừng), thậm chí còn qua tới đất Campuchia.
Cứ thế tẩn mẩn tỉ mỉ như con kiến tha lâu đầy tổ, trong 15 năm qua đã đi cà thọt lập cập tìm và mang về hơn 200 bộ hài cốt cho gia đình, thân nhân ở miền Bắc. Đến công đọan cuối là mang hài cốt về cũng không đơn giản, có lần đi tàu lửa bị nhân viên phát hiện vì mê tín nên đang đêm đã đuổi xuống giữa đường một mình ngơ ngáo ôm trong lòng nắm xương tàn của bạn!
Dù vậy vẫn thề “Chừng nào còn sống tôi còn đi.”
497 - Phạm Văn Thịnh
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 22
Thường dân sinh khoảng 1950 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2008).
Năm 1968 vào bộ đội chiến đấu trên mặt trận Châu Đốc.
Năm 1969 trong một trận đánh ở vùng này bị lạc đơn vị, một mình quanh quẩn trong rừng hơn một tháng trời thì bị địch bắt đưa về Cần Thơ giam giữ hỏi cung. Bắt đầu phát tác bệnh sốt rét.
Đến 1975 giải phóng mới ra khỏi tù. Tìm đường về đơn vị cũ thì đơn vị chuẩn bị lên đường về Bắc mà bản thân lại bị sốt rét hành hạ nằm một chỗ nên chấp nhận ở lại chờ về sau. Nhưng bệnh tật kéo dài mà không có tiền bạc, phương tiện để về quê nên cuối cùng theo ngưòi quen giúp đỡ lên Biên Hòa làm ăn tạm bợ nơi đây mai đó sống qua ngày.
Thời gian cứ trôi qua trong lặng lẽ như thế trong khi ở quê nhà không nhận được tin tức gì xem như mất tích nên năm 1981 có giấy báo tử chính thức đưa vào diện liệt sĩ xã.
Nhưng bản thân “liệt sĩ” thì năm 1988 đã lấy vợ trong Nam lại là một cô gái gốc Nam Định sinh được 2 con. Nhân đó người vợ mới báo tin về gia đình ở Nam Định mình đã lấy chồng dân Thái Bình, thế là nhà vợ mới qua Thái Bình tìm nhà sui gia ra mắt. Lúc đó nhà sui gia mới “ớ” ra là con trai mình chưa phải là liệt sĩ!
Thế là năm 1990 người con liệt sĩ “nhầm” đó mới khăn gói về quê tạ tội bố mẹ sở dĩ chưa về vì sợ mình bệnh tật làm phiền gia đình. Nay chỉ có mong ước “được chết ở quê”.
Nhưng một lần nữa vẫn chưa chết, chỉ có điều giấy tờ mất hết nên chẳng làm được hồ sơ hưởng chế độ, đành phải tiếp tục sống trong cảnh bần hàn kham khổ.
498 - Phạm Văn Yên
ROBINSON THỜI CHIẾN TRANH
Nông dân sinh 1922 tại Kiên Giang – Mất 2006 (85 tuổi).
Trước 75 ở quê không nghề nghiệp cố định mà lại vợ con đùm đìa, có đến 9 con thì mất đến 7 đứa một phần do nhà quá nghèo không nuôi đủ khi bệnh tật không tiền bạc lo thuốc thang và phần khác có đứa bị bom rơi đạn lạc thời chiến tranh. Mặt khác do thời trẻ từng có liên hệ với cộng sản nên đã bị bắt giam, sau đó thả ra thì lại bị truy lùng bắt đi lính.
Cùng đường quá mới tính quẫn… bỏ đất liền trốn ra một hoang đảo nào đó ngoài biển - xứ này vốn có nhiều mở mắt ra nhìn ra biển xa xa là thấy – sống cho yên thân!
Thế là một ngày năm 1964 một mình quá giang thuyền đánh cá ra khơi nhắm một hòn đảo hoang ghé bỏ mình xuống, đó là đảo dân nơi đây gọi là đảo Mây Rút có diện tích khoảng hơn 10 hecta. Tại đây bắt đầu cuộc sống hoang dã như Robinson dựng lều kiếm cái ăn bằng nghề hái luợm, săn bắt cá và thú rừng không khác gì người tiền sử. Sau một năm cuộc sống qua ngày tương đối “ổn định” mới vào lại đấùt liền đưa vợ và 2 con ra sống luôn trên đảo.
Từ đó cả gia đình chăm lo lao động cật lực khai khẩn cả hòn đảo, trồng cây (nhiều nhất là loại cây dứa rất tốt), làm than, đánh cá… lấy sản vật làm được đổi gạo, dầu hỏa từ những thuyền cá ghé ngang. Rồi sinh thêm 5 con nữa trên đảo, tất cả đều mạnh khoẻ không như thời còn ở trong đất liền.
Cả nhà hầu như không hề đặt chân trở lại đất liền. Chỉ đến Giải phóng 1975, bản thân mới về trình báo với chính quyền và nhờ có lý lịch từng tham gia Cách mạng nên xem như được chấp nhận làm “Chúa đảo” Mây Rút! Lúc đó có ai mà quan tâm tới mấy cái đảo nhỏ xa xôi kia.
Các con lớn lên 4 trai lấy vợ 2 gái lấy chồng đều sống luôn tại đây góp phần tăng nhân khẩu lên thêm 32 cháu nội ngoại tất cả. Các con chia nhau ra cai quản cả hòn đảo rồi sau đó có con còn “bành trướng” chủ quyền ra khai thác các hòn đảo nhỏ không người khác ở gần đó.
Đầu những năm 2000 vào thời Đổi mới, đảo Mây Rút được phát hiện là một hòn đảo vào hàng đẹp nhất biển Phú Quốc với nhiều khu rừng dừa độc đáo hiếm có nên có nhà đầu tư gợi ý mua lại tiền tỉ nhưng vào lúc đó chưa chịu bán.
Tuy nhiên sau này thì không biết thế nào, nhất là sau khi ông mất (bà vợ 84 tuổi vẫn còn sống) và các con cháu cũng dần dời nhà qua hòn đảo khác gần đất liền hơn để cho con cái có điều kiện học hành.
Rốt cuộc thì “ánh sáng văn minh” thời hòa bình cũng phải chiếu đến nơi đây dù chậm chăng nữa để biến đảo Mây Rút thành một địa điểm du lịch có gắn bảng ghi công người khai thiên lập địa ra nó - Bảy Yên ông già “Robinson thời loạn lạc”.
499 - Phan Duy Bình
MANG TỘI “TÌNH BÁO ĐỊCH”
Thường dân sinh 1927 tại Bình Định. Sống ở Bình Định (2008).
Từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau 75 làm cán bộ cấp xã ở Bình Định.
Năm 1981 đứng ra tố cáo một số cán bộ chủ chốt ở xã có việc làm tiêu cực, thế là bị cấp trên tiến hành một loạt hành động trù dập có tổ chức nhằm trả thù.
Ban đầu lấy lý lịch ra soi cho rằng “không rõ ràng” nghi làm tình báo cho địch nên bắt giam, đánh đập. Nhưng cuối cùng không tìm ra chứng cớ cụ thể nên quay qua gán tội tày đình “cưỡng dâm con dâu”! Tuy nhiên vẫn không có bằng chứng không đưa ra tòa được nên bắt đi cải tạo tập trung 3 năm tại địa phương từ 1984 – 87 dù không có lý do xác đáng.
Ở trại cải tạo đã làm đơn kêu oan không ai nghe, sau khi được thả về khiếu kiện đủ mọi nơi, mọi cấp song đều không ai trả lời. Vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục khiếu nại đòi lại sự trong sạch.
Mãi đến năm 2008 lúc đã 81 tuổi mới được chính quyền ra quyết định công nhận hoàn toàn vô tội trong vụ án oan khiên này, cấp huyện đã chính thức công khai xin lỗi. Nhưng chỉ chừng đó thôi, chuyện bồi thường không đề cập tới.
Mà bồi thường – danh dự cá nhân và gia đình cộng 21 năm chịu hàm oan - bao nhiêu cho đủ?
500 - Phan Đức Giáp
14 TUỔI NUÔI CẢ NHÀ!
Học sinh sinh 1994 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2008).
Ông ngoại là bộ đội chiến đấu ở miền Nam đã mất năm 2004.
Mẹ lấy chồng sinh 2 con rồi phát tác bệnh tâm thần do di chứng CĐDC từ bố để lại (tức ông ngoại), suốt ngày ngồi hoặc nằm một chỗ lơ ngơ như người mất hồn. Em gái mình cũng có dấu hiệu mắc bệnh như mẹ. Còn phần mình lại dính bệnh đau đầu và chảy máu cam kinh niên nhất là lúc trời nắng nóng nên lúc nào cũng thủ sẵn bông gòn trong túi để chùi mũi.
Đã vậy gần đây bố phải xin nghỉ làm công nhân đường sắt để nhập viện vì mắc bệnh còn trầm kha hơn là ung thư xương!
Thế là bây giờ mọi công việc gia đình – săn sóc mẹ và em, đi thăm cha nằm bệnh viện, lo cơm nước giặt giũ ở nhà… -- đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của chú bé ốm tong teo. Nhưng vẫn ráng gồng gánh bám theo sách vở với niềm hy vọng để tồn tại cuối cùng: “Nhà cháu không được như nhà các bạn khác nên phải cố học để sau này kiếm tiền nuôi bố mẹ…”
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét