Tôi quê miền Trung, trước đây mỗi dịp về quê tôi thường chọn tàu hỏa làm phương tiện đi lại. Những năm gần đây, kinh tế khá hơn tôi hay đi lại bằng máy bay. Tết Tân Mão vừa qua, để tìm lại không khí của ngày xưa tôi quyết định chọn đường sắt làm phương tiện về quê
Nước uống trong phòng vệ sinh trên tàu
Sau một thời gian nhờ cậy chỗ quen biết, tôi cũng có được cặp vé tàu TN6 với giá 700.000 đồng/vé (giá chính thức 460.000 đồng/vé), khởi hành ngày 28-1-2011(25-12 âm lịch).
Theo quy định của ngành đường sắt, chỉ những người có vé trùng với tên và số CMND mới được vào ga lên tàu. Tuy nhiên theo tôi quan sát thấy được không ít hành khách lên tàu mà không cần có vé.
Những người này được nhân viên trên mỗi toa tàu bố trí ngồi trong phòng nhân viên, hoặc trên các ghế nhựa ở điểm nối hai toa tàu. Đổi lại những hành khách này phải trả bằng tiền mặt số tiền không hề thua kém vé chính thức cho nhân viên trên mỗi toa.
Trước đây, ngành đường sắt có phục vụ ăn uống trên tàu (kèm theo giá vé). Tuy nhiên từ năm 2008, ngành đường sắt đã bỏ chuyện phục vụ ăn, tuy nhiên vẫn còn phát nước uống cho hành khách đi tàu.
Điều đáng nói trên chuyến tàu hôm ấy, nước uống cho hành khách được chứa trong các bình nhựa 20 lít không nhãn mác kèm theo một chiếc cốc nhựa cho mọi người dùng chung. Trên một số toa tàu các bình nước này lại được đặt trong nhà vệ sinh, nhìn thấy mà hãi hùng.
Trước đây trên các đôi tàu Thống Nhất, ngành đường sắt cấm triệt để hàng rong lên tàu, việc làm này nhằm tránh gây mất trật tự trên tàu cũng như để bảo vệ tài sản cho người đi tàu.
Tuy nhiên trên chuyến tàu TN6 hôm ấy, khi đến Phan Rang thì có người bán nho, thanh long; đến Nha Trang thì mực, xôi; đến đèo Hải Vân thuộc địa phận Thừa Thiên - Huế thì bánh lọc, đồ trang sức bằng đá...
Họ đua nhau trèo qua cửa sổ, ngang nhiên lên tàu buôn bán ngày trước mặt các nhân viên đường sắt. Có trường hợp xảy ra cãi cọ giữa hành khách và người buôn bán.
Sau kỳ nghỉ tết trở vào Nam, dù có vé đi tàu Thống Nhất ngày 8-2-2011 nhưng tôi cũng quyết định bỏ vé và chọn phương tiện hàng không để đi lại.
Thiết nghĩ, lãnh đạo ngành đường sắt cần xem lại thái độ phục vụ và những gì đang xảy ra trong ngành mình.
TUY SON
ĐƯỜNG SẮT BẨN THỈU
Tưởng gì chứ tôi đi tàu 11 năm nay , càng ngày càng xuống cấp. Cơm nước thì ôi thôi tệ hại hơn hồi trước nhiều. Có lần tôi ăn chả cá có nguyên cọng kẽm trong đó. Tôi hay đi SE1-4 nhưng tàu này giờ tệ hơn hồi mới xuất xưởng nhiều vừa ồn vừa bẩn thỉu. Tôi đi tuyến Bình Định Huế Đà nẵng nên đi tàu cho tiện chứ không phải vì không có tiền mà không đi máy bay, nếu đi máy bay tiện lợi tôi sẽ đi máy bay chứ không đi tàu.
Do đó tôi phản đối dự án tàu cao tốc không phải vì vấn đề dự án này mà vì vấn đề thiếu lòng tin trầm trọng vào ngành đường sắt VN. Tôi thiết nghĩ chính phủ hãy xem lại vấn đề độc tài của ngành đường sắt, tại sao hàng không làm rất tốt, cũng là dịch vụ mà đường sắt lại quá tệ như vậy, hãy xem ngành đường sắt Nhật đã làm thế nào. Cần phải cải tổ gấp. Ghế ngồi cho đến nhà vệ sinh đều bẩn thỉu. Vậy thì đang kinh doanh cái gì đây.
MINH NG
( TTO)
Theo quy định của ngành đường sắt, chỉ những người có vé trùng với tên và số CMND mới được vào ga lên tàu. Tuy nhiên theo tôi quan sát thấy được không ít hành khách lên tàu mà không cần có vé.
Những người này được nhân viên trên mỗi toa tàu bố trí ngồi trong phòng nhân viên, hoặc trên các ghế nhựa ở điểm nối hai toa tàu. Đổi lại những hành khách này phải trả bằng tiền mặt số tiền không hề thua kém vé chính thức cho nhân viên trên mỗi toa.
Trước đây, ngành đường sắt có phục vụ ăn uống trên tàu (kèm theo giá vé). Tuy nhiên từ năm 2008, ngành đường sắt đã bỏ chuyện phục vụ ăn, tuy nhiên vẫn còn phát nước uống cho hành khách đi tàu.
Điều đáng nói trên chuyến tàu hôm ấy, nước uống cho hành khách được chứa trong các bình nhựa 20 lít không nhãn mác kèm theo một chiếc cốc nhựa cho mọi người dùng chung. Trên một số toa tàu các bình nước này lại được đặt trong nhà vệ sinh, nhìn thấy mà hãi hùng.
Trước đây trên các đôi tàu Thống Nhất, ngành đường sắt cấm triệt để hàng rong lên tàu, việc làm này nhằm tránh gây mất trật tự trên tàu cũng như để bảo vệ tài sản cho người đi tàu.
Tuy nhiên trên chuyến tàu TN6 hôm ấy, khi đến Phan Rang thì có người bán nho, thanh long; đến Nha Trang thì mực, xôi; đến đèo Hải Vân thuộc địa phận Thừa Thiên - Huế thì bánh lọc, đồ trang sức bằng đá...
Họ đua nhau trèo qua cửa sổ, ngang nhiên lên tàu buôn bán ngày trước mặt các nhân viên đường sắt. Có trường hợp xảy ra cãi cọ giữa hành khách và người buôn bán.
Sau kỳ nghỉ tết trở vào Nam, dù có vé đi tàu Thống Nhất ngày 8-2-2011 nhưng tôi cũng quyết định bỏ vé và chọn phương tiện hàng không để đi lại.
Thiết nghĩ, lãnh đạo ngành đường sắt cần xem lại thái độ phục vụ và những gì đang xảy ra trong ngành mình.
TUY SON
ĐƯỜNG SẮT BẨN THỈU
Tưởng gì chứ tôi đi tàu 11 năm nay , càng ngày càng xuống cấp. Cơm nước thì ôi thôi tệ hại hơn hồi trước nhiều. Có lần tôi ăn chả cá có nguyên cọng kẽm trong đó. Tôi hay đi SE1-4 nhưng tàu này giờ tệ hơn hồi mới xuất xưởng nhiều vừa ồn vừa bẩn thỉu. Tôi đi tuyến Bình Định Huế Đà nẵng nên đi tàu cho tiện chứ không phải vì không có tiền mà không đi máy bay, nếu đi máy bay tiện lợi tôi sẽ đi máy bay chứ không đi tàu.
Do đó tôi phản đối dự án tàu cao tốc không phải vì vấn đề dự án này mà vì vấn đề thiếu lòng tin trầm trọng vào ngành đường sắt VN. Tôi thiết nghĩ chính phủ hãy xem lại vấn đề độc tài của ngành đường sắt, tại sao hàng không làm rất tốt, cũng là dịch vụ mà đường sắt lại quá tệ như vậy, hãy xem ngành đường sắt Nhật đã làm thế nào. Cần phải cải tổ gấp. Ghế ngồi cho đến nhà vệ sinh đều bẩn thỉu. Vậy thì đang kinh doanh cái gì đây.
MINH NG
( TTO)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét