NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
601 - Ngô Pang Thu Thái
TÌM CHA HÀN QUỐC
Thường dân sinh 1975 tại Khánh Hòa. Sống ở Khánh Hòa (2011).
Trước 75 mẹ làm thông dịch viên cho hãng đóng tàu Vinnel của Hàn Quốc do Mỹ đặt hàng ở Cam Ranh qua đó gặp và chung sống từ năm 1970 với một kỹ sư Hàn Quốc làm cho hãng này mà không biết ông ta đã có vợ bản xứ và 2 con rồi. Sinh được 3 con gái (mình là con út) thì đầu năm 1975 ông này về nước rồi mất tin tức luôn.
Ba cô con gái lớn lên tìm mọi cách truy tìm tông tích cha qua những nhóm cựu chiến binh Hàn Quốc trở lại đi du lịch VN đến Khánh Hòa nơi trong thời chiến tranh họ từng lưu lại một thời gian. Nhưng tất cả đều không kết quả.
Đến năm 2004 một công ty do một người con lai Hàn Quốc thành lập ở TPHCM chuyên hỗ trợ công việc tìm thân nhân Việt – Hàn đã nhận thông tin từ 3 chị em để tiến hành tìm kiếm. Mãi đến năm 2007 mới dò ra tin tức về người cha mới gọi 3 chị em vào TPHCM chờ nghe điện thoại qua Hàn Quốc nhưng rốt cuộc liên lạc không gặp được người cha. Thất vọng, 2 người chị ra về, riêng bản thân mình vẫn linh cảm một niềm tin trực giác mơ hồ nên vẫn ở lại một mình chờ tin tức.
Và may mắn là hôm sau thì bắt liên lạc được với người cha bấy giờ đang ở Uùc làm ăn. Nhưng khi đã nhận ra nhau rồi thì cả 2 cha con đều khóc nghẹn ngào không nói nên lời đến nỗi phải…. ngưng lại hẹn ngày mai gặp lại, bình tĩnh rồi mới nói chuyện được!
Sau đó người cha và cả bà vợ đầu cùng 2 con trai bay qua VN nhận lại “một nửa gia đình” của mình. Cả bà vợ đầu cùng 2 anh trai đều đối xử với 3 cô con gái đời sau này rất tốt đúng theo lễ giáo đạo Nho mà Hàn Quốc cũng như VN đều chịu ảnh hưởng sâu đậm. Người cha kể “Tối nào cha cũng cầu nguyện mong tìm gặp được 3 con”, còn người anh cả nói “Một đại gia đình thì không thể chia lìa nhau được.”
602 - Nguyễn Hữu Khi
GIÁO VIÊN CHĂN TRÂU DẠY HỌC MIỄN PHÍ
Bộ đội về hưu sinh 1931 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2011).
Nhà nghèo quá nên mới lên lớp 5 phải bỏ học đi chăn trâu rồi xin đi làm công nhân. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào bộ đội chiến đấu.
Năm 1954 được phục viên về làm công nhân mới bắt đầu học lại, tự học lên cấp 2 rồi cấp 3 song lại không được cho đi thi vì thiếu giấy tờ học bạ.
Năm 1965 khởi phát chiến tranh chống Mỹ liền đầu quân tái ngũ được đưa vào chiến trường Quảng Trị điểm nóng thời đó. Tại đây 2 lần bị thương nên được chuyển về hậu phương miền Bắc làm công tác hành chính.
Có thời gian rảnh rỗi hơn mới tiếp tục đeo đuổi việc học bổ túc văn hóa từ năm 1970 nhưng mãi đến năm 1974 mới được thi tốt nghiệp trung học phổ thông lúc đã 40 tuổi. Từ đó bắt đầu làm thêm nghề dạy kèm miễn phí cho công nhân quen biết ở chung quanh.
Sau 75 về hưu về quê nhà sinh sống tiếp tục đi tìm đối tượng để mình dạy miễn phí từ học sinh nghèo đến dân quê, bên cạnh đó rảnh rỗi lại quay về nghề cũ chăn trâu thời thơ ấu gọi là làm cho… đỡ buồn! Nhưng nhờ đó đã rủ rê được vô số trẻ chăn trâu – kể cả thanh niên trai tráng trong làng – theo học mình miễn phí. Thậm chí học trò còn tình nguyện sẵn sàng chăn trâu…. giùm để thầy có thì giờ dạy chữ cho mình!
Cứ thế gần 40 năm nay đã hành nghề giáo viên cấp 2- cấp 3 (môn chính toán lý hóa) miễn phí ngoài biên chế. Với lịch dạy kín cả tuần, dạy ở nhà không đủ chỗ phải mượn nhà hàng xóm. Còn lấy tiền hưu ra mua tặng học sinh nghèo tập vở, bút mực.
Đã 80 tuổi mà vẫn đều đặn học thêm chuyên môn từ VTV2 để cho học trò mình “không lạc hậu”…
603 - Nguyễn Sỹ Hồ
NGƯỜI CHỤP ẢNH BIA MỘ NHIỀU NHẤT
Giáo viên. Sống ở Bình Dương (2011).
Mất mẹ năm 1972 trong một trận bom Mỹ, anh trai đi kháng chiến hy sinh không tin tức.
Sau 75 làm giáo viên toán ở huyện Tân Uyên, Bình Dương. Trong lòng vẫn đau đáu nỗi lòng chưa tìm được hài cốt anh nên đã nhiều lần ra Quảng Trị chiến trường cũ của anh để tìm mộ hoặc dấu tích nhưng không kết quả. Thế nhưng may thay cuối cùng nhờ đồng đội cũ của anh giúp đỡ mới tìm được mộ anh thì ra đã được quy tập trong một nghĩa trang liệt sĩ ở Long An.
Qua hành trình đi tìm mộ anh quá gian nan vất vả mới thấy thực tế có rất nhiều mộ liệt sĩ đã được đưa về nghĩa trang miền Nam có tên tuổi đàng hoàng vậy mà vẫn không có người thăm viếng chẳng qua vì thân nhân – hầu hết ở miền Bắc - không biết, không có thông tin. Từ đó mới nảy sinh ra ý tưởng đi chụp ảnh những bia mộ “cô đơn” đó làm bằng chứng thuyết phục rồi tìm cách đưa lên mạng để phổ biến rộng rãi khắp cả nước cho mọi người được biết, hy vọng qua đó thông tin sẽ đến với thân nhân liệt sĩ.
Thế là từ năm 2008 tận dụng thì giờ rảnh xách xe máy đi khắp các nghĩa trang ở tỉnh nhà Bình Dương rồi qua các tỉnh lân cận – Bình Phước, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh… - chụp hàng ngàn bức ảnh về hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ chưa được thân nhân nhận biết. Làm việc này một cách không công, không đòi hỏi gì dù hoàn cảnh sống giáo viên quèn của mình cũng chẳng khấm khá gì.
Sau đó lập một blog trên mạng để đưa tất cả ảnh bia mộ đó lên nhờ Internet chuyển tải đi khắp nước và cả thế giới – địa chỉ:nguyensyho.wordpress.com hoặc teacherho.vnweblogs.com.
Không chỉ thế, dựa trên địa chỉ quê quán trên bia mộ còn chịu khó cặm cụi gửi thư cho thân nhân thông báo riêng.
Nhờ đó đã có hàng trăm gia đình, thân nhân liệt sĩ có thông tin để lần đầu khăn gói vào Nam thăm mộ, một số có điều kiện thì làm thủ tục xin đưa di hài về quê.
Đạt được kết quả như thế là thỏa mãn tấc lòng lắm rồi nên mỗi lần có thân nhân tìm đến nhờ đưa đi tìm mộ đều hăng hái tháp tùng chỉ dẫn rồi cũng quỳ vái trước mộ. Lầm rầm khấn vái như lời cảm tác triết lý ghi trên giao diện blog “Bia mộ” bên cạnh hàng hàng lớp lớp ảnh mộ bia: “Cuộc đời vốn thế, một khi tiếng đập trống rỗng của những chiếc dạ dày tạm lắng xuống thì tiếng động thì thầm của những giá trị nguồn cội lại vang lên.”
604 - Phạm Ngọc Mỹ
CON NUÔI “HOÀNG ĐẾ ĐĨA NHỰA”
Việt kiều Mỹ sinh 1970 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2011).
Con lai Mỹ nên vừa sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi ở bệnh viện. Tình cờ may mắn lại gặp được một người cha nuôi tốt bụng cưu mang.
Đó là diễn viên cải lương Tấn Tài rất nổi tiếng ở miền Nam thập niên 60-70, được mệnh danh là “Hoàng đế đĩa nhựa” với thành tích ca cải lương, vọng cổ thu đĩa nhiều nhất với hơn 400 đĩa (có ngày thu liên tục 5-6 đĩa) nhờ giọng ca luyến láy ngọt ngào. Còn trên sân khấu thì ăn khách qua loạt vở tuồng viết theo truyện chưởng Kim Dung (vai Trương Vô Kỵ).
Tấn Tài trước đó từng đi dạy học ở quê rồi bị kêu đi lính nên bỏ trốn lên Sài Gòn bắt đầu theo nghiệp kép hát cải lương (bởi vậy dù mang họ Lê song sinh con đều đặt theo họ mẹ - họ Phạm - để tránh bị truy tông tích).Tuy chán ghét chiến tranh nhưng khi vợ sinh con cùng bệnh viện biết tình cảnh đáng thương của cô bé lai Mỹ bị mẹ bỏ rơi, ông vẫn sẵn lòng xin nhận làm con nuôi xem như mình có con… sinh đôi vậy. Và đặt tên Mỹ như muốn nhắc nhở cho con nuôi biết nguồn cội của mình.
Nhưng cũng vì chuyện nhận con nuôi kể trên mà sau đó gia đình cha nuôi từng bị nhiều người ghen ghét xoi mói cho rằng vợ ông sinh đứa con lai này là do… lấy Mỹ! Tuy vậy cô gái lớn lên vẫn được cha mẹ nuôi yêu thương, dạy dỗ hết lòng như con ruột (3 con ruột).
Năm 1990 khi có chính sách cho con lai Mỹ đi Mỹ, cha mẹ nuôi đã đứng ra lo liệu thủ tục cho con gái nuôi qua Mỹ sinh sống để bảo đảm tương lai hơn chứ ở lại trong nước thời gian này cuộc sống rất khó khăn, nhất là đối với giới nghệ sĩ “cũ” như Tấn Tài.
Nhờ hưởng chế độ con lai nên cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, lấy chồng sinh được 3 con. Và đã dùng những đĩa hát của “Hoàng đế” cha nuôi để dạy con… học tiếng Việt.
Không bao giờ dám quên công ơn dưỡng dục của vợ chồng “Hoàng đế đĩa nhựa”, 20 năm ra đi đã hơn 11 lần trở về thăm cha mẹ anh chị em nuôi. Kể cả khi “Hoàng đế” bệnh già sau giải phẫu bị nhiễm trùng “băng hà” đầu năm 2011, để lại cho đứa con nuôi bài học cuộc sống: “Cha tôi vượt qua biết bao thăng trầm của nghề hát nhưng vẫn sống thanh thản, đó là gia sản quý giá mà ông để lại cho chúng tôi trong cuộc sống này.”
605 - Thanh Tuyền
VƯỢT BIÊN TÌM CHỒNG
Nữ ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Phạm Như Mai sinh 1949 tại Đà Lạt. Sống ở Mỹ (2011).
Trước 75 được xem là một giọng ca nữ cực kỳ ăn khách trong loại ca khúc bị gọi là “nhạc sến”, đơn ca các bài hát nổi tiếng như “Nỗi buồn hoa phượng”, “Lối về xóm nhỏ”, “Chuyến tàu hoàng hôn” hoặc song ca cùng Chế Linh.
Khi xảy ra biến cố lịch sử 30.4.75, chồng đã một mình đi di tản bỏ lại vợ và 3 con nhỏ dại (6 tuổi, 3 tuổi và mới 1 tháng tuổi), sau đó không thấy có tin tức gì cả. Một mình nuôi 3 con nhờ đi hát theo đoàn kịch Kim Cương vốn được chế độ mới chấp nhận ưu ái.
Đến năm 1979 quyết định ôm 3 con vượt biên qua Mỹ để “tìm cha cho các con”. Qua Mỹ quả là tìm được chồng – cha của các con – nhưng than ôi sự đời thay đổi bể dâu quá biết đâu mà ngờ, đến lúc này mới thấy sự rạn vỡ gia đình đã hiện hình rõ ràng khi người chồng cũ quay lưng bội bạc. Thế là đôi bên chia tay!
Trên xứ người một lần nữa lại phải làm người mẹ đơn thân nuôi con bằng nghề… công nhân đứng máy in. Buồn đau, chán nản chuyện gia đình cộng thêm mệt mỏi công việc lao động chân tay khiến rơi vào khủng hoảng tâm lý tới mức có lần suýt tự tử!
May thay từ cuộc đi tìm người cha “thật” của các con cuối cùng kết quả tìm được mà đoàn tụ lại không thành ấy thì trong chuyến vượt biên ấy có tháp tùng một người bạn cũ sau đó lại trở thành người… cha kế của các con! Tình yêu trở lại cùng niềm tin yêu cuộc đời cộng thêm lời mời đi hát sô hải ngoại giúp dần dà ổn định cuộc sống.
Sinh thêm một con trai nữa. Nuôi dạy các con nên người trong đó con trai đầu làm sĩ quan không quân Mỹ lấy vợ là nữ diễn viên cải lương Ngọc Huyền Nghệ sĩ Ưu tú đã chuyển qua Mỹ định cư luôn và một con gái Shayla theo nghề mẹ.
Năm 1995 trở về quê hương lần đầu tiên thọ tang mẹ (gia đình vẫn còn ở Đà Lạt), sau đó nhiều lần về cùng các đồng nghiệp cũ đi làm từ thiện chứ chưa chịu hát lại như bao bạn cũ có lẽ vì còn e ngại và sợ tuổi tác không giữ được nét xưa.
Đến cuối năm 2009 mới chịu xuất hiện trở lại trên sân khấu, diễn ngay cả ở Hà Nội trong những chương trình ca nhạc có mục đích quyên góp từ thiện đúng như tâm nguyện của mình: “Khi mình có bát cơm đầy thức ăn thì nên nghĩ đến những người vẫn đang ăn bát cơm chỉ có vài cọng rau muống. Chỉ cần làm bằng tất cả tấm lòng chân thành thì mọi khổ đau sẽ được đẩy lùi thôi.”
606 - Trần Hữu Thanh
TỪ BỎ CHÍNH TRỊ QUAY VỀ VỚI CHÚA
Tu sĩ đạo Thiên Chúa sinh 1915 tại Quảng Trị – Mất ở Hà Nội 2007 (93 tuổi).
Thời trẻ từng ra Hà Nội tu học, 1954 vào Sài Gòn làm linh mục.
Trước 75 đã nổi lên trong phong trào Công giáo chống tham nhũng chế độ Thiệu – Kỳ. Nhắm mục tiêu làm “trong sạch hóa chế độ” để chống Cộng hữu hiệu hơn, vì thế tham gia bộ phận tuyên úy quân đội, giảng đạo cho sĩ quan binh lính VNCH.
Bởi vậy sau 75 bị bắt giam 3 năm ở nhà tù Chí Hòa rồi đưa ra Hà Nội, sau đó chuyển về quản chế 9 năm tại Hải Dương.
Năm 1988 trong thời Đổi mới được trả tự do nhưng bấy giờ sau thời gian sống ở Hải Dương nhận thấy tình hình đạo kém phát triển ở đây nên đã tình nguyện… ở lại luôn để góp phần giúp giáo phận Hải Dương tinh tiến mục vụ.
Uy tín trong giáo dân ngày càng cao nên năm 1993 còn được giáo phận Hà Nội cử kiêm luôn chức bề trên tu viện dòng Chúa Cứu thế giúp đào tạo thế hệ tu sĩ trẻ của Hà Nội.
Năm 2001 mắc bệnh nên được đưa về Hà Nội chữa bệnh song vẫn ngồi xe lăn đi giảng đạo.
Mất vì bệnh già với ý nguyện được chôn tại Hải Dương, nơi bản thân đã trải qua bao năm tháng mang thân phận tù đày biệt xứ.
607 - Trần Lâm
NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH “KIỆN TƯỚNG XIN TIỀN”
Cán bộ về hưu sinh 1941 tại Kiên Giang. Sống ở Kiên Giang (2011).
Tham gia hoạt động chống Mỹ ở quê nhà nên sau 75 giữ nhiều chức vụ chính quyền quan trọng tại Kiên Giang.
Năm 1995 đang làm Phó Chủ tịch tỉnh thì bị mắc căn bệnh nặng buộc phải xin nghỉ hưu non để điều trị. Bệnh viêm gan siêu vi C được bác sĩ chẩn đoán rất nặng giỏi lắm chỉ sống được một năm.
Trong thời gian chữa bệnh đã tìm thú vui giúp giải khuây đồng thời tiếp thêm nghị lực sống là tập tành chụp ảnh nghệ thuật. Chụp ảnh về bạn bè đồng đội, về đất nước quê hương, nhất là Kiên Giang nơi chôn nhau cắt rốn. Chụp ảnh như một niềm an ủi gửi gắm tâm tình trước khi ra đi.
Không ngờ cái nghề tay trái này đã giúp lành bệnh như một phép lạ cả bác sĩ cũng không ngờ. Thế là từ đó càng hăng say chụp ảnh “Coi như sống thêm được ngày nào là lời ngày ấy!”. Và lại không ngờ thú vui đó lại đạt bước thành công lớn về chuyên môn giành nhiều giải thưởng trong nước lẫn nước ngoài, được phong nghệ sĩ nhiếp ảnh VN và quốc tế.
Năm 2000 bác sĩ lại phát hiện trong phổi có 2 khối u nghi ung thư. Thế là lại vừa chữa bệnh vừa lao vào chụp ảnh tiếp tục. May sao rồi cơn bệnh ngặt nghèo cũng qua đi.
Năm 2007 thực hiện bức ảnh “Mặt trời trong lăng sáng tỏ” đạt thành tựu nổi tiếng rồi qua năm sau gây tiếng vang cả nước khi ảnh được bán đấu giá đạt 1 triệu USD thành kỷ lục “Bức ảnh đắt giá nhất”.
Số tiền trên cũng như toàn bộ tiền bán ảnh qua triển lãm của mình đều được góp hết cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang – làm theo mô hình hội của TP HCM do cố Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Vĩnh Nghiệp sáng lập - do chính mình đứng ra vận động thành lập năm 2003.
Không chỉ góp tiền bán ảnh mà bản thân còn không ngại khó khăn vất vả đi xin tiền khắp nơi – doanh nghiệp, mạnh thường quân, cơ quan ban ngành… - ủng hộ tính đến nay hơn 300 tỉ đồng. Dù chuyện xin tiền không đơn giản: “Lắm lúc cũng buồn, vừa mở miệng xin tiền đã bị từ chối, có người còn dè bỉu “trốn” luôn… Nhưng vì người nghèo, nghĩ đến bà con tôi thấy mình như người cùng trong cảnh ngộ nên gạt qua mặc cảm mà làm thôi… Vì không ai có thể nghĩ được đến thế kỷ này rồi mà người dân còn khổ đến như thế…”.
Bởi vậy đã đặt ra một nguyên tắc rặt chất Nam bộ là ai vào hội tham gia làm việc này đều phải “thề độc” không được lợi dụng làm chuyện bậy bạ.
Từ nguồn tiền trên, cùng hội đã tiến hành nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào nghèo cả tỉnh nhà đến khắp đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, ra miền Bắc, qua nước bạn Campuchia như xóa mù (mắt), mổ tim, điều trị bệnh u xơ cho phụ nữ, tặng xe lăn, xây cầu xây trường, xây trung tâm y học cổ truyền xây bệnh viện khám chữa bệnh miễn phí, xây nhà tình thương, đào giếng giùm, cấp học bổng và tặng xe đạp cho học sinh nghèo…
Từ đó được người dân tặng cho biệt danh “Ong Bảy từ thiện” và phong danh hiệu không chính thức “Kiện tướng xin tiền”!
Năm 2008 trên thân thể lại nổi một số cục u gây đau nhức. Nhưng vẫn không chịu nghỉ làm vì “Mình luôn xác định mình là người mắc nợ nhân dân, mình làm việc để mong được trả hết nợ mà thôi… Nếu ngừng làm việc tôi chết ngay”!
608 - Trần Lý
LIỆT SĨ TÊN SAI CHÍNH TẢ!
Bộ đội sinh tại Hà Tĩnh, hy sinh ở Quảng Trị trước 1975.
Sau 75 gia đình không biết tin tức gì hết thì năm 2000 may thay nghe được Đài Tiếng nói VN thông tin mộ đã được đưa vào Nghĩa trang Liệt sĩ ỡ xã Vĩnh Giang, Quảng Trị. Thế là người anh trai tức tốc chạy xe 200km vào Quảng Trị tìm mộ em.
Nhưng đến nơi mới được người đưa tin đính chính rằng tên liệt sĩ là Trần Ly song phát thanh viên đọc sai thành Trần Lý!
Tuy nhiên như có linh cảm gì đó mà người anh vẫn cất công đến tận nghĩa trang xin xác minh kỹ. Và sau cả ngày trời lần dò tra cứu bao nhiêu sổ sách ố vàng gần mục nát rồi mới phát hiện tên trên danh sách gửi ra cho nhà đài đã bị đánh máy… thiếu dấu sắc nên đúng là Trần Lý thì danh sach ghi là Trần Ly, còn phát thanh viên thay vì đọc Trần Ly thì đọc chệch thành Trần Lý… té ra mới là đúng thật!
Nhờ đó mà cuối cùng liệt sĩ cũng đã tìm được đường về quê.
609 - Trần Minh Thuận
KHÔNG CÒN NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI MÙ
Thương binh sinh 1947 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2009).
Bộ đội chiến đấu trên chiền trường miền Trung năm 1969.
Năm 1971 trúng mìn ở Quảng Trị, bác sĩ chữa trị tại chỗ phải mổ lấy cả đôi mắt ra mới cứu sống được. Trong thời gian nằm viện đã viết thư về quê cho người yêu biết và khuyên cô hãy quên mình mà đi lấy chồng khác.
Nhưng người con gái son sắt kia vẫn một lòng chung thủy không chịu, cuối cùng vẫn quyết làm đám cưới năm 1973. Từ đó vợ đi làm hợp tác xã còn chồng ở nhà mày mò tách những sợi gai đan võng cho vợ sắp sinh con đầu lòng.
Vậy mà tai uơng vẫn chưa dứt, đứa con trai đầu ra đời dị dạng – tóc vàng, da trắng lốp, mắt lồi ra, mũi đỏ hoe, mình đầy lông lá… - vì bố nhiễm CĐDC, được vài ngày thì mất. Đứa con trai thứ hai cũng vậy may mà sống được tuy thường xuyên ốm đau. Đến đứa con thứ ba – con gái – sinh năm 1983 bình thường như bao đứa trẻ sơ sinh khác song hai vợ chồng vui mừng chỉ được một thời gian bởi sau đó khi lớn lên em lại mắc chứng động kinh nặng thỉnh thoảng ngã lăn ra sùi bọt mép, mắt trợn trắng, còn không thì hay la hét khóc cười bất chợt như kẻ tâm thần. May mà đứa con trai út tình trạng sức khoẻ và trí tuệ đỡ hơn một chút.
Không biết làm gì hơn là đành chấp nhận định mệnh tàn khốc, ngày ngày ở nhà lọ mọ chăm sóc con gái, nấu cơm nước phụ vợ. Nỗi buồn đau giữ kín trong lòng, chỉ thố lộ qua tiếng sáo trúc tự mình thổi lên ai oán những khi rảnh rỗi.
Hỡi ôi trời cũng chưa buông tha, một ngày nọ vợ bị phát hiện… ung thư!
Năm 2004 vợ mất nhưng trước khi mất, người phụ nữ đáng phong làm “Thánh” này đã có một hành động cuối cùng nhằm cứu vớt gia đình là năn nỉ người em gái góa chồng đang làm ăn ở xa trở về thay mình lo… cáng đáng giùm chồng con mình! Thế mà người em gái kia chấp nhận, nhờ đó mái ấm gia đình bốn cha con tật nguyền được giữ cho khỏi đổ vỡ.
Đến đó có thể nói Thần May mắn mới chịu mỉm cười với họ: Thêm 2 người phụ nữ lành lặn khác chịu đến làm dâu nhà này dù hai người con trai mang dị tật không làm lụng gì được. Hai đám cưới đều bị nhà gái phản đối nhưng rốt cuộc đành bó tay, lễ cưới chỉ làm giấy đăng ký kết hôn mà không có tiền để làm cỗ mời bà con họ hàng làng xóm.
Và nay thì đã có đứa cháu nội đích tôn mạnh khoẻ như một sự đền bù dẫu muộn màng cho số phận bi đát không còn nước mắt để khóc nữa trên đôi mắt mù.
610 - Trần Ngọc Giao
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 26
Cựu chiến binh sinh 1925 tại Quảng Ngãi. Sống ở Quảng Ngãi (2009).
Tham gia đánh Mỹ nên năm 1954 tập kết ra Bắc để lại quê nhà vợ và con trai còn nhỏ.
Năm 1966 trở lại chiến trường miền Trung bí mật về thăm gia đình rồi đưa con theo vào chiến khu vì ở nhà luôn bị địch tìm đủ mọi cách truy bức 2 mẹ con. Vài ngày sau mới viết một lá thư cho vợ báo tin 2 cha con về lại căn cứ an toàn.
Lá thư giao cho một ngưòi giao liên đem đi phải 6-7 ngày mới có thể đến tay vợ được. Không ngờ trên đường đi ngươì giao liên bị lộ, bị quân Mỹ bắn chết. Một người lính Mỹ lục tìm thấy lá thư mới giữ lại xem như một kỷ vật chiến tranh rồi khi mãn hạn đi lính mang theo về Mỹ. Sau đó tặng lại lá thư cho thư viện trường ĐH Massachussets để trường này trưng bày như một tài liệu về cuộc chiến tranh Việt – Mỹ đã qua.
Năm 1989 nhà văn Nguyễn Quang Sáng được trường đại học trên mời qua Mỹ giao lưu nghiên cứu hậu quả chiến tranh Việt - Mỹ mới thấy được lá thư trên trong thư viện – dài 6 trang được phóng to kèm theo lời dịch ra tiếng Anh, có ghi tên tuổi người viết thư đàng hoàng (lấy trong nội dung thư) -- liền xin bản photo đem về nước.
Đinh ninh rằng tác giả lá thư đã hy sinh nên nhà văn viết một bài báo cảm động – “Xin đưa hồn anh về Tổ quốc” – với hy vọng tìm được người vợ nhắc đến trong thư để “trao lại” lá thư của người chồng liệt sĩ sau 22 năm 6 tháng lưu lạc qua tới đất Mỹ.
Không ngờ “liệt sĩ” đó là một đại tá đang nằm dưỡng bệnh ở Đà Nẵng với vợ bên cạnh chăm sóc! Thế là diễn ra một cuộc trùng phùng cười ra nước mắt giữa ba bên: Lá thư – 2 vợ chồng – nhà văn.
(Còn tiếp)
601 - Ngô Pang Thu Thái
TÌM CHA HÀN QUỐC
Thường dân sinh 1975 tại Khánh Hòa. Sống ở Khánh Hòa (2011).
Trước 75 mẹ làm thông dịch viên cho hãng đóng tàu Vinnel của Hàn Quốc do Mỹ đặt hàng ở Cam Ranh qua đó gặp và chung sống từ năm 1970 với một kỹ sư Hàn Quốc làm cho hãng này mà không biết ông ta đã có vợ bản xứ và 2 con rồi. Sinh được 3 con gái (mình là con út) thì đầu năm 1975 ông này về nước rồi mất tin tức luôn.
Ba cô con gái lớn lên tìm mọi cách truy tìm tông tích cha qua những nhóm cựu chiến binh Hàn Quốc trở lại đi du lịch VN đến Khánh Hòa nơi trong thời chiến tranh họ từng lưu lại một thời gian. Nhưng tất cả đều không kết quả.
Đến năm 2004 một công ty do một người con lai Hàn Quốc thành lập ở TPHCM chuyên hỗ trợ công việc tìm thân nhân Việt – Hàn đã nhận thông tin từ 3 chị em để tiến hành tìm kiếm. Mãi đến năm 2007 mới dò ra tin tức về người cha mới gọi 3 chị em vào TPHCM chờ nghe điện thoại qua Hàn Quốc nhưng rốt cuộc liên lạc không gặp được người cha. Thất vọng, 2 người chị ra về, riêng bản thân mình vẫn linh cảm một niềm tin trực giác mơ hồ nên vẫn ở lại một mình chờ tin tức.
Và may mắn là hôm sau thì bắt liên lạc được với người cha bấy giờ đang ở Uùc làm ăn. Nhưng khi đã nhận ra nhau rồi thì cả 2 cha con đều khóc nghẹn ngào không nói nên lời đến nỗi phải…. ngưng lại hẹn ngày mai gặp lại, bình tĩnh rồi mới nói chuyện được!
Sau đó người cha và cả bà vợ đầu cùng 2 con trai bay qua VN nhận lại “một nửa gia đình” của mình. Cả bà vợ đầu cùng 2 anh trai đều đối xử với 3 cô con gái đời sau này rất tốt đúng theo lễ giáo đạo Nho mà Hàn Quốc cũng như VN đều chịu ảnh hưởng sâu đậm. Người cha kể “Tối nào cha cũng cầu nguyện mong tìm gặp được 3 con”, còn người anh cả nói “Một đại gia đình thì không thể chia lìa nhau được.”
602 - Nguyễn Hữu Khi
GIÁO VIÊN CHĂN TRÂU DẠY HỌC MIỄN PHÍ
Bộ đội về hưu sinh 1931 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2011).
Nhà nghèo quá nên mới lên lớp 5 phải bỏ học đi chăn trâu rồi xin đi làm công nhân. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào bộ đội chiến đấu.
Năm 1954 được phục viên về làm công nhân mới bắt đầu học lại, tự học lên cấp 2 rồi cấp 3 song lại không được cho đi thi vì thiếu giấy tờ học bạ.
Năm 1965 khởi phát chiến tranh chống Mỹ liền đầu quân tái ngũ được đưa vào chiến trường Quảng Trị điểm nóng thời đó. Tại đây 2 lần bị thương nên được chuyển về hậu phương miền Bắc làm công tác hành chính.
Có thời gian rảnh rỗi hơn mới tiếp tục đeo đuổi việc học bổ túc văn hóa từ năm 1970 nhưng mãi đến năm 1974 mới được thi tốt nghiệp trung học phổ thông lúc đã 40 tuổi. Từ đó bắt đầu làm thêm nghề dạy kèm miễn phí cho công nhân quen biết ở chung quanh.
Sau 75 về hưu về quê nhà sinh sống tiếp tục đi tìm đối tượng để mình dạy miễn phí từ học sinh nghèo đến dân quê, bên cạnh đó rảnh rỗi lại quay về nghề cũ chăn trâu thời thơ ấu gọi là làm cho… đỡ buồn! Nhưng nhờ đó đã rủ rê được vô số trẻ chăn trâu – kể cả thanh niên trai tráng trong làng – theo học mình miễn phí. Thậm chí học trò còn tình nguyện sẵn sàng chăn trâu…. giùm để thầy có thì giờ dạy chữ cho mình!
Cứ thế gần 40 năm nay đã hành nghề giáo viên cấp 2- cấp 3 (môn chính toán lý hóa) miễn phí ngoài biên chế. Với lịch dạy kín cả tuần, dạy ở nhà không đủ chỗ phải mượn nhà hàng xóm. Còn lấy tiền hưu ra mua tặng học sinh nghèo tập vở, bút mực.
Đã 80 tuổi mà vẫn đều đặn học thêm chuyên môn từ VTV2 để cho học trò mình “không lạc hậu”…
603 - Nguyễn Sỹ Hồ
NGƯỜI CHỤP ẢNH BIA MỘ NHIỀU NHẤT
Giáo viên. Sống ở Bình Dương (2011).
Mất mẹ năm 1972 trong một trận bom Mỹ, anh trai đi kháng chiến hy sinh không tin tức.
Sau 75 làm giáo viên toán ở huyện Tân Uyên, Bình Dương. Trong lòng vẫn đau đáu nỗi lòng chưa tìm được hài cốt anh nên đã nhiều lần ra Quảng Trị chiến trường cũ của anh để tìm mộ hoặc dấu tích nhưng không kết quả. Thế nhưng may thay cuối cùng nhờ đồng đội cũ của anh giúp đỡ mới tìm được mộ anh thì ra đã được quy tập trong một nghĩa trang liệt sĩ ở Long An.
Qua hành trình đi tìm mộ anh quá gian nan vất vả mới thấy thực tế có rất nhiều mộ liệt sĩ đã được đưa về nghĩa trang miền Nam có tên tuổi đàng hoàng vậy mà vẫn không có người thăm viếng chẳng qua vì thân nhân – hầu hết ở miền Bắc - không biết, không có thông tin. Từ đó mới nảy sinh ra ý tưởng đi chụp ảnh những bia mộ “cô đơn” đó làm bằng chứng thuyết phục rồi tìm cách đưa lên mạng để phổ biến rộng rãi khắp cả nước cho mọi người được biết, hy vọng qua đó thông tin sẽ đến với thân nhân liệt sĩ.
Thế là từ năm 2008 tận dụng thì giờ rảnh xách xe máy đi khắp các nghĩa trang ở tỉnh nhà Bình Dương rồi qua các tỉnh lân cận – Bình Phước, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh… - chụp hàng ngàn bức ảnh về hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ chưa được thân nhân nhận biết. Làm việc này một cách không công, không đòi hỏi gì dù hoàn cảnh sống giáo viên quèn của mình cũng chẳng khấm khá gì.
Sau đó lập một blog trên mạng để đưa tất cả ảnh bia mộ đó lên nhờ Internet chuyển tải đi khắp nước và cả thế giới – địa chỉ:nguyensyho.wordpress.com hoặc teacherho.vnweblogs.com.
Không chỉ thế, dựa trên địa chỉ quê quán trên bia mộ còn chịu khó cặm cụi gửi thư cho thân nhân thông báo riêng.
Nhờ đó đã có hàng trăm gia đình, thân nhân liệt sĩ có thông tin để lần đầu khăn gói vào Nam thăm mộ, một số có điều kiện thì làm thủ tục xin đưa di hài về quê.
Đạt được kết quả như thế là thỏa mãn tấc lòng lắm rồi nên mỗi lần có thân nhân tìm đến nhờ đưa đi tìm mộ đều hăng hái tháp tùng chỉ dẫn rồi cũng quỳ vái trước mộ. Lầm rầm khấn vái như lời cảm tác triết lý ghi trên giao diện blog “Bia mộ” bên cạnh hàng hàng lớp lớp ảnh mộ bia: “Cuộc đời vốn thế, một khi tiếng đập trống rỗng của những chiếc dạ dày tạm lắng xuống thì tiếng động thì thầm của những giá trị nguồn cội lại vang lên.”
604 - Phạm Ngọc Mỹ
CON NUÔI “HOÀNG ĐẾ ĐĨA NHỰA”
Việt kiều Mỹ sinh 1970 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2011).
Con lai Mỹ nên vừa sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi ở bệnh viện. Tình cờ may mắn lại gặp được một người cha nuôi tốt bụng cưu mang.
Đó là diễn viên cải lương Tấn Tài rất nổi tiếng ở miền Nam thập niên 60-70, được mệnh danh là “Hoàng đế đĩa nhựa” với thành tích ca cải lương, vọng cổ thu đĩa nhiều nhất với hơn 400 đĩa (có ngày thu liên tục 5-6 đĩa) nhờ giọng ca luyến láy ngọt ngào. Còn trên sân khấu thì ăn khách qua loạt vở tuồng viết theo truyện chưởng Kim Dung (vai Trương Vô Kỵ).
Tấn Tài trước đó từng đi dạy học ở quê rồi bị kêu đi lính nên bỏ trốn lên Sài Gòn bắt đầu theo nghiệp kép hát cải lương (bởi vậy dù mang họ Lê song sinh con đều đặt theo họ mẹ - họ Phạm - để tránh bị truy tông tích).Tuy chán ghét chiến tranh nhưng khi vợ sinh con cùng bệnh viện biết tình cảnh đáng thương của cô bé lai Mỹ bị mẹ bỏ rơi, ông vẫn sẵn lòng xin nhận làm con nuôi xem như mình có con… sinh đôi vậy. Và đặt tên Mỹ như muốn nhắc nhở cho con nuôi biết nguồn cội của mình.
Nhưng cũng vì chuyện nhận con nuôi kể trên mà sau đó gia đình cha nuôi từng bị nhiều người ghen ghét xoi mói cho rằng vợ ông sinh đứa con lai này là do… lấy Mỹ! Tuy vậy cô gái lớn lên vẫn được cha mẹ nuôi yêu thương, dạy dỗ hết lòng như con ruột (3 con ruột).
Năm 1990 khi có chính sách cho con lai Mỹ đi Mỹ, cha mẹ nuôi đã đứng ra lo liệu thủ tục cho con gái nuôi qua Mỹ sinh sống để bảo đảm tương lai hơn chứ ở lại trong nước thời gian này cuộc sống rất khó khăn, nhất là đối với giới nghệ sĩ “cũ” như Tấn Tài.
Nhờ hưởng chế độ con lai nên cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, lấy chồng sinh được 3 con. Và đã dùng những đĩa hát của “Hoàng đế” cha nuôi để dạy con… học tiếng Việt.
Không bao giờ dám quên công ơn dưỡng dục của vợ chồng “Hoàng đế đĩa nhựa”, 20 năm ra đi đã hơn 11 lần trở về thăm cha mẹ anh chị em nuôi. Kể cả khi “Hoàng đế” bệnh già sau giải phẫu bị nhiễm trùng “băng hà” đầu năm 2011, để lại cho đứa con nuôi bài học cuộc sống: “Cha tôi vượt qua biết bao thăng trầm của nghề hát nhưng vẫn sống thanh thản, đó là gia sản quý giá mà ông để lại cho chúng tôi trong cuộc sống này.”
605 - Thanh Tuyền
VƯỢT BIÊN TÌM CHỒNG
Nữ ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Phạm Như Mai sinh 1949 tại Đà Lạt. Sống ở Mỹ (2011).
Trước 75 được xem là một giọng ca nữ cực kỳ ăn khách trong loại ca khúc bị gọi là “nhạc sến”, đơn ca các bài hát nổi tiếng như “Nỗi buồn hoa phượng”, “Lối về xóm nhỏ”, “Chuyến tàu hoàng hôn” hoặc song ca cùng Chế Linh.
Khi xảy ra biến cố lịch sử 30.4.75, chồng đã một mình đi di tản bỏ lại vợ và 3 con nhỏ dại (6 tuổi, 3 tuổi và mới 1 tháng tuổi), sau đó không thấy có tin tức gì cả. Một mình nuôi 3 con nhờ đi hát theo đoàn kịch Kim Cương vốn được chế độ mới chấp nhận ưu ái.
Đến năm 1979 quyết định ôm 3 con vượt biên qua Mỹ để “tìm cha cho các con”. Qua Mỹ quả là tìm được chồng – cha của các con – nhưng than ôi sự đời thay đổi bể dâu quá biết đâu mà ngờ, đến lúc này mới thấy sự rạn vỡ gia đình đã hiện hình rõ ràng khi người chồng cũ quay lưng bội bạc. Thế là đôi bên chia tay!
Trên xứ người một lần nữa lại phải làm người mẹ đơn thân nuôi con bằng nghề… công nhân đứng máy in. Buồn đau, chán nản chuyện gia đình cộng thêm mệt mỏi công việc lao động chân tay khiến rơi vào khủng hoảng tâm lý tới mức có lần suýt tự tử!
May thay từ cuộc đi tìm người cha “thật” của các con cuối cùng kết quả tìm được mà đoàn tụ lại không thành ấy thì trong chuyến vượt biên ấy có tháp tùng một người bạn cũ sau đó lại trở thành người… cha kế của các con! Tình yêu trở lại cùng niềm tin yêu cuộc đời cộng thêm lời mời đi hát sô hải ngoại giúp dần dà ổn định cuộc sống.
Sinh thêm một con trai nữa. Nuôi dạy các con nên người trong đó con trai đầu làm sĩ quan không quân Mỹ lấy vợ là nữ diễn viên cải lương Ngọc Huyền Nghệ sĩ Ưu tú đã chuyển qua Mỹ định cư luôn và một con gái Shayla theo nghề mẹ.
Năm 1995 trở về quê hương lần đầu tiên thọ tang mẹ (gia đình vẫn còn ở Đà Lạt), sau đó nhiều lần về cùng các đồng nghiệp cũ đi làm từ thiện chứ chưa chịu hát lại như bao bạn cũ có lẽ vì còn e ngại và sợ tuổi tác không giữ được nét xưa.
Đến cuối năm 2009 mới chịu xuất hiện trở lại trên sân khấu, diễn ngay cả ở Hà Nội trong những chương trình ca nhạc có mục đích quyên góp từ thiện đúng như tâm nguyện của mình: “Khi mình có bát cơm đầy thức ăn thì nên nghĩ đến những người vẫn đang ăn bát cơm chỉ có vài cọng rau muống. Chỉ cần làm bằng tất cả tấm lòng chân thành thì mọi khổ đau sẽ được đẩy lùi thôi.”
606 - Trần Hữu Thanh
TỪ BỎ CHÍNH TRỊ QUAY VỀ VỚI CHÚA
Tu sĩ đạo Thiên Chúa sinh 1915 tại Quảng Trị – Mất ở Hà Nội 2007 (93 tuổi).
Thời trẻ từng ra Hà Nội tu học, 1954 vào Sài Gòn làm linh mục.
Trước 75 đã nổi lên trong phong trào Công giáo chống tham nhũng chế độ Thiệu – Kỳ. Nhắm mục tiêu làm “trong sạch hóa chế độ” để chống Cộng hữu hiệu hơn, vì thế tham gia bộ phận tuyên úy quân đội, giảng đạo cho sĩ quan binh lính VNCH.
Bởi vậy sau 75 bị bắt giam 3 năm ở nhà tù Chí Hòa rồi đưa ra Hà Nội, sau đó chuyển về quản chế 9 năm tại Hải Dương.
Năm 1988 trong thời Đổi mới được trả tự do nhưng bấy giờ sau thời gian sống ở Hải Dương nhận thấy tình hình đạo kém phát triển ở đây nên đã tình nguyện… ở lại luôn để góp phần giúp giáo phận Hải Dương tinh tiến mục vụ.
Uy tín trong giáo dân ngày càng cao nên năm 1993 còn được giáo phận Hà Nội cử kiêm luôn chức bề trên tu viện dòng Chúa Cứu thế giúp đào tạo thế hệ tu sĩ trẻ của Hà Nội.
Năm 2001 mắc bệnh nên được đưa về Hà Nội chữa bệnh song vẫn ngồi xe lăn đi giảng đạo.
Mất vì bệnh già với ý nguyện được chôn tại Hải Dương, nơi bản thân đã trải qua bao năm tháng mang thân phận tù đày biệt xứ.
607 - Trần Lâm
NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH “KIỆN TƯỚNG XIN TIỀN”
Cán bộ về hưu sinh 1941 tại Kiên Giang. Sống ở Kiên Giang (2011).
Tham gia hoạt động chống Mỹ ở quê nhà nên sau 75 giữ nhiều chức vụ chính quyền quan trọng tại Kiên Giang.
Năm 1995 đang làm Phó Chủ tịch tỉnh thì bị mắc căn bệnh nặng buộc phải xin nghỉ hưu non để điều trị. Bệnh viêm gan siêu vi C được bác sĩ chẩn đoán rất nặng giỏi lắm chỉ sống được một năm.
Trong thời gian chữa bệnh đã tìm thú vui giúp giải khuây đồng thời tiếp thêm nghị lực sống là tập tành chụp ảnh nghệ thuật. Chụp ảnh về bạn bè đồng đội, về đất nước quê hương, nhất là Kiên Giang nơi chôn nhau cắt rốn. Chụp ảnh như một niềm an ủi gửi gắm tâm tình trước khi ra đi.
Không ngờ cái nghề tay trái này đã giúp lành bệnh như một phép lạ cả bác sĩ cũng không ngờ. Thế là từ đó càng hăng say chụp ảnh “Coi như sống thêm được ngày nào là lời ngày ấy!”. Và lại không ngờ thú vui đó lại đạt bước thành công lớn về chuyên môn giành nhiều giải thưởng trong nước lẫn nước ngoài, được phong nghệ sĩ nhiếp ảnh VN và quốc tế.
Năm 2000 bác sĩ lại phát hiện trong phổi có 2 khối u nghi ung thư. Thế là lại vừa chữa bệnh vừa lao vào chụp ảnh tiếp tục. May sao rồi cơn bệnh ngặt nghèo cũng qua đi.
Năm 2007 thực hiện bức ảnh “Mặt trời trong lăng sáng tỏ” đạt thành tựu nổi tiếng rồi qua năm sau gây tiếng vang cả nước khi ảnh được bán đấu giá đạt 1 triệu USD thành kỷ lục “Bức ảnh đắt giá nhất”.
Số tiền trên cũng như toàn bộ tiền bán ảnh qua triển lãm của mình đều được góp hết cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang – làm theo mô hình hội của TP HCM do cố Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Vĩnh Nghiệp sáng lập - do chính mình đứng ra vận động thành lập năm 2003.
Không chỉ góp tiền bán ảnh mà bản thân còn không ngại khó khăn vất vả đi xin tiền khắp nơi – doanh nghiệp, mạnh thường quân, cơ quan ban ngành… - ủng hộ tính đến nay hơn 300 tỉ đồng. Dù chuyện xin tiền không đơn giản: “Lắm lúc cũng buồn, vừa mở miệng xin tiền đã bị từ chối, có người còn dè bỉu “trốn” luôn… Nhưng vì người nghèo, nghĩ đến bà con tôi thấy mình như người cùng trong cảnh ngộ nên gạt qua mặc cảm mà làm thôi… Vì không ai có thể nghĩ được đến thế kỷ này rồi mà người dân còn khổ đến như thế…”.
Bởi vậy đã đặt ra một nguyên tắc rặt chất Nam bộ là ai vào hội tham gia làm việc này đều phải “thề độc” không được lợi dụng làm chuyện bậy bạ.
Từ nguồn tiền trên, cùng hội đã tiến hành nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào nghèo cả tỉnh nhà đến khắp đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, ra miền Bắc, qua nước bạn Campuchia như xóa mù (mắt), mổ tim, điều trị bệnh u xơ cho phụ nữ, tặng xe lăn, xây cầu xây trường, xây trung tâm y học cổ truyền xây bệnh viện khám chữa bệnh miễn phí, xây nhà tình thương, đào giếng giùm, cấp học bổng và tặng xe đạp cho học sinh nghèo…
Từ đó được người dân tặng cho biệt danh “Ong Bảy từ thiện” và phong danh hiệu không chính thức “Kiện tướng xin tiền”!
Năm 2008 trên thân thể lại nổi một số cục u gây đau nhức. Nhưng vẫn không chịu nghỉ làm vì “Mình luôn xác định mình là người mắc nợ nhân dân, mình làm việc để mong được trả hết nợ mà thôi… Nếu ngừng làm việc tôi chết ngay”!
608 - Trần Lý
LIỆT SĨ TÊN SAI CHÍNH TẢ!
Bộ đội sinh tại Hà Tĩnh, hy sinh ở Quảng Trị trước 1975.
Sau 75 gia đình không biết tin tức gì hết thì năm 2000 may thay nghe được Đài Tiếng nói VN thông tin mộ đã được đưa vào Nghĩa trang Liệt sĩ ỡ xã Vĩnh Giang, Quảng Trị. Thế là người anh trai tức tốc chạy xe 200km vào Quảng Trị tìm mộ em.
Nhưng đến nơi mới được người đưa tin đính chính rằng tên liệt sĩ là Trần Ly song phát thanh viên đọc sai thành Trần Lý!
Tuy nhiên như có linh cảm gì đó mà người anh vẫn cất công đến tận nghĩa trang xin xác minh kỹ. Và sau cả ngày trời lần dò tra cứu bao nhiêu sổ sách ố vàng gần mục nát rồi mới phát hiện tên trên danh sách gửi ra cho nhà đài đã bị đánh máy… thiếu dấu sắc nên đúng là Trần Lý thì danh sach ghi là Trần Ly, còn phát thanh viên thay vì đọc Trần Ly thì đọc chệch thành Trần Lý… té ra mới là đúng thật!
Nhờ đó mà cuối cùng liệt sĩ cũng đã tìm được đường về quê.
609 - Trần Minh Thuận
KHÔNG CÒN NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI MÙ
Thương binh sinh 1947 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2009).
Bộ đội chiến đấu trên chiền trường miền Trung năm 1969.
Năm 1971 trúng mìn ở Quảng Trị, bác sĩ chữa trị tại chỗ phải mổ lấy cả đôi mắt ra mới cứu sống được. Trong thời gian nằm viện đã viết thư về quê cho người yêu biết và khuyên cô hãy quên mình mà đi lấy chồng khác.
Nhưng người con gái son sắt kia vẫn một lòng chung thủy không chịu, cuối cùng vẫn quyết làm đám cưới năm 1973. Từ đó vợ đi làm hợp tác xã còn chồng ở nhà mày mò tách những sợi gai đan võng cho vợ sắp sinh con đầu lòng.
Vậy mà tai uơng vẫn chưa dứt, đứa con trai đầu ra đời dị dạng – tóc vàng, da trắng lốp, mắt lồi ra, mũi đỏ hoe, mình đầy lông lá… - vì bố nhiễm CĐDC, được vài ngày thì mất. Đứa con trai thứ hai cũng vậy may mà sống được tuy thường xuyên ốm đau. Đến đứa con thứ ba – con gái – sinh năm 1983 bình thường như bao đứa trẻ sơ sinh khác song hai vợ chồng vui mừng chỉ được một thời gian bởi sau đó khi lớn lên em lại mắc chứng động kinh nặng thỉnh thoảng ngã lăn ra sùi bọt mép, mắt trợn trắng, còn không thì hay la hét khóc cười bất chợt như kẻ tâm thần. May mà đứa con trai út tình trạng sức khoẻ và trí tuệ đỡ hơn một chút.
Không biết làm gì hơn là đành chấp nhận định mệnh tàn khốc, ngày ngày ở nhà lọ mọ chăm sóc con gái, nấu cơm nước phụ vợ. Nỗi buồn đau giữ kín trong lòng, chỉ thố lộ qua tiếng sáo trúc tự mình thổi lên ai oán những khi rảnh rỗi.
Hỡi ôi trời cũng chưa buông tha, một ngày nọ vợ bị phát hiện… ung thư!
Năm 2004 vợ mất nhưng trước khi mất, người phụ nữ đáng phong làm “Thánh” này đã có một hành động cuối cùng nhằm cứu vớt gia đình là năn nỉ người em gái góa chồng đang làm ăn ở xa trở về thay mình lo… cáng đáng giùm chồng con mình! Thế mà người em gái kia chấp nhận, nhờ đó mái ấm gia đình bốn cha con tật nguyền được giữ cho khỏi đổ vỡ.
Đến đó có thể nói Thần May mắn mới chịu mỉm cười với họ: Thêm 2 người phụ nữ lành lặn khác chịu đến làm dâu nhà này dù hai người con trai mang dị tật không làm lụng gì được. Hai đám cưới đều bị nhà gái phản đối nhưng rốt cuộc đành bó tay, lễ cưới chỉ làm giấy đăng ký kết hôn mà không có tiền để làm cỗ mời bà con họ hàng làng xóm.
Và nay thì đã có đứa cháu nội đích tôn mạnh khoẻ như một sự đền bù dẫu muộn màng cho số phận bi đát không còn nước mắt để khóc nữa trên đôi mắt mù.
610 - Trần Ngọc Giao
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 26
Cựu chiến binh sinh 1925 tại Quảng Ngãi. Sống ở Quảng Ngãi (2009).
Tham gia đánh Mỹ nên năm 1954 tập kết ra Bắc để lại quê nhà vợ và con trai còn nhỏ.
Năm 1966 trở lại chiến trường miền Trung bí mật về thăm gia đình rồi đưa con theo vào chiến khu vì ở nhà luôn bị địch tìm đủ mọi cách truy bức 2 mẹ con. Vài ngày sau mới viết một lá thư cho vợ báo tin 2 cha con về lại căn cứ an toàn.
Lá thư giao cho một ngưòi giao liên đem đi phải 6-7 ngày mới có thể đến tay vợ được. Không ngờ trên đường đi ngươì giao liên bị lộ, bị quân Mỹ bắn chết. Một người lính Mỹ lục tìm thấy lá thư mới giữ lại xem như một kỷ vật chiến tranh rồi khi mãn hạn đi lính mang theo về Mỹ. Sau đó tặng lại lá thư cho thư viện trường ĐH Massachussets để trường này trưng bày như một tài liệu về cuộc chiến tranh Việt – Mỹ đã qua.
Năm 1989 nhà văn Nguyễn Quang Sáng được trường đại học trên mời qua Mỹ giao lưu nghiên cứu hậu quả chiến tranh Việt - Mỹ mới thấy được lá thư trên trong thư viện – dài 6 trang được phóng to kèm theo lời dịch ra tiếng Anh, có ghi tên tuổi người viết thư đàng hoàng (lấy trong nội dung thư) -- liền xin bản photo đem về nước.
Đinh ninh rằng tác giả lá thư đã hy sinh nên nhà văn viết một bài báo cảm động – “Xin đưa hồn anh về Tổ quốc” – với hy vọng tìm được người vợ nhắc đến trong thư để “trao lại” lá thư của người chồng liệt sĩ sau 22 năm 6 tháng lưu lạc qua tới đất Mỹ.
Không ngờ “liệt sĩ” đó là một đại tá đang nằm dưỡng bệnh ở Đà Nẵng với vợ bên cạnh chăm sóc! Thế là diễn ra một cuộc trùng phùng cười ra nước mắt giữa ba bên: Lá thư – 2 vợ chồng – nhà văn.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét