NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
571 – Hà Thanh
PHẬT CA
Nữ ca sĩ tên thật Trần Thị Lục Hà sinh 1939 tại Huế. Sống ở Mỹ (2011).
Xuất thân từ gia đình Nho giáo đất thần kinh có nhiều con gái đẹp nổi tiếng xứ cố đô, mẹ giỏi ca Huế nhưng là người con duy nhất trong 10 anh chị em sau này theo nghề ca hát nổi tiếng.
Được trời phú cho giọng ca trong vắt thanh tao thanh thoát, năm 16 tuổi đoạt giải nhất thi hát của Đài phát thanh Pháp Á, đặc biệt nổi bật qua ca khúc “Dòng sông xanh” – nhạc ngoại “Blue Danube” của nhà soạn nhạc Aùo J. Strauss – nên từ đó lấy nghệ danh Hà Thanh theo nghĩa bài hát đó. Ngoài ra còn nổi tiếng với bài “Đêm tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước. Cũng từ đó từng được nhà văn Mai Thảo – nhà văn di cư hàng đầu miền Nam thời đó – từ Sài Gòn ra Huế chơi có dịp làm quen rồi đem lòng mến mộ tìm đến nhà xin… hỏi làm vợ… không thành!
Năm 1965 vào Sài Gòn theo nghề ca hát luôn trên đài phát thanh, các đại nhạc hội và thu đĩa. Trở thành giọng ca gần như “độc quyền” những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như “Chiều mưa biên giới”, “Mấy dặm sơn khê”, “Hàng hàng lớp lớp”…
Năm 1970 kết hôn với một sĩ quan chiến đoàn trưởng thiết giáp VNCH sinh được 2 con gái.
Sau 75, chồng đi cải tạo. Năm 1984 khi chồng vẫn còn nằm trại học tập đã cùng 2 con được gia đình bên ngoại bảo lãnh qua Mỹ.
Năm 1990 chồng ra trại đi H.O qua Mỹ đoàn tụ gia đình. Nhưng chỉ 2 năm sau thì đôi bên chia tay!
Trên đất Mỹ vẫn thường góp mặt trong các chương trình văn nghệ hải ngoại, thu đĩa.
Đến cuối thập niên 90 chuyển qua chỉ đi hát các lễ hội Phật giáo ở chùa nhiều tiểu bang khắp nước Mỹ, hát thu đĩa loạt ca khúc gọi là “Phật ca” – nhạc và lời đều do các tu sĩ, cư sĩ sáng tác - với nội dung nói về đạo pháp, ngợïi ca đức Phật, tụng ca Phật pháp. Đã ra 2 album Phật ca “Ngát hương đàm” 1999 và “Nhành dương cứu khổ” 2003.
Bên cạnh Trịnh Công Sơn, đây là đứa con nghệ sĩ Huế thời cận đại đã đưa nét bản sắêc văn hóa Huế – tính cách tinh thần hướng nội, thanh cao hướng thượng ảnh hưởng Phật giáo - vượt ranh giới địa phương bay ra khắp cả nước và thế giới.
572 - Thích Thiện Minh
PHẬT GIÁO “KHÔNG CỘNG SẢN”
Hòa thượng Phật giáo tên thật Đỗ Xuân Hàng sinh 1922 tại Quảng Trị – Mất 1978 ở Bình Thuận (57 tuổi).
Thuộc lớp lãnh đạo Phật giáo trẻ miền Nam năng nổ đang lên trong phong trào chống Thiệu - Kỳ ở Sài Gòn trước 1975. Năm 1966 từng bị ném lựu đạn ám sát nhưng chỉ bị thương nhẹ.
Từ đó từng được phía cộng sản liên hệ tiếp xúc “hợp tác” chống Mỹ – Thiệu nhưng đã từ chối vì quan niệm muốn giữ PG độc lập không để bị “Cộng sản hóa”!
Vì thế sau 75 bị chính quyền mới đưa vào diện “Sổ đen” theo dõi chặt chẽ, nhất là khi kiên quyết ở lại trong hàng ngũ Giáo hội PGVN Thống nhất cũ chống Giáo hội PGVN do chế độ mới lập ra. Đến đầu năm 1978 bị bắt giam ở Hàm Tân với lý do tình nghi tổ chức cho đồng đạo Thích Hộ Giác – cũng là một lãnh đạo trẻ của PG miền Nam trước 75 – vượt biên.
Chỉ vài tháng sau thì được chính quyền thông báo đã chết trong trại vì bệnh!
Một cái chết không thể xác minh rõ ràng được nên phía GH PGVN Thống nhất đối lập với chế độ cho là bị “mưu sát” hoặc “ép treo cổ tự tử” hoặc nhẹ nhất cũng là bệnh nặng không được quan tâm cứu chữa kịp thời (!?).
573 - Thích Thiện Siêu
ĐẠO PHẬT GIỮA 2 LÀN SÓNG THỜI CUỘC
Đại lão hòa thượng Phật Giáo tên thật Võ Trọng Tường sinh 1921 tại Thừa Thiên Huế – Mất 2001 ở Nha Trang (81 tuổi).
Là một lãnh đạo Phật giáo Huế từ “chiến lũy” chùa Từ Đàm nổi tiếng chống chế độ Thiệu – Kỳ trước 75, được Phật tử thương kính quen gọi là “Oân Từ Đàm”ï.
Sau 75 cũng cố đại lão hòa thượng Thích Trí Thủ là 2 vị lãnh đạo Giáo hội PGVN Thống nhất cũ chấp nhận tham gia hòa nhập với chế độ mới trong Giáo hội PGVN mới thành lập nhằm “xóa sổ” GH PGVN Thống nhất cũ nên bị phe giáo hội cũ chống đối. Thậm chí bản thân có lần còn bị người quá khích “rượt đánh”!
Nhưng ngược lại cũng vẫn bị chế độ cộng sản “lưu ý”, năm 1990 trả lời phỏng vấn của báo Sông Hương ở Huế in ra rồi rốt cuộc bị chính quyền… cấm phát hành!
Công lao còn để lại với đạo pháp là lập Phật học viện Nha Trang và trùng tu chùa Thuyền Tôn dòng Liễu Quán ở Huế.
574 - Thích Trí Quang
LÃNH TỤ PHẬT GIÁO GIŨ BỤI TRẦN
Đại lão hòa thượng PG tên thật Nguyễn Văn Bàng sinh 1924 tại Quảng Bình. Sống ở TPHCM (2011).
Xuất gia năm 12 tuổi. Gia đình có truyền thống cách mạng, anh em còn lại đều tham gia kháng chiến chống Pháp (một người liệt sĩ).
Tu học ở Huế nên sau 1954 ở lại Huế.
Sớm trở thành một lãnh tụ PG nổi tiếng trong cuộc tranh đấu chống lại chế độ Ngô Đình Diệm – vốn gia đình Công giáo nên nhen nhúm chủ trương đàn áp PG - nhờ trình độ kiến thức giáo lý thâm hậu và nhất là quan điểm hiện thực, nhãn quan chính trị cũng như tính quyết đoán mạnh mẽ. Lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, bản thân đã được báo Mỹ đưa ảnh lên trang bìa giật tít “Người làm rúng động nước Mỹ”!
Đến chế độ Thiệu Kỳ đã vào ở hẳn Sài Gòn đóng vai trò gần như một cố vấn tối cao về chính trị cho lực lượng PG tiến bộ – có khuynh hướng thiên tả nhưng không cộng sản – từ đó mở đường cho những nhóm chính trị gia đại diện PG hoạt động nghị trường chống Thiệu – Kỳ. Muốn tiến tới thành lập một chính phủ thân PG nhưng đã muộn khi chính phủ đó – chính phủ Dương Văn Minh – chỉ trụ được vài ngày thì đầu hàng cộng sản!
Cuối cùng bản thân cũng đành chấp nhận chịu thua thời cuộc, chấp nhận quyết định “bàn giao chính quyền” cho cộng sản của Tổng thống DV Minh như lời khuyên của một lãnh đạo PG khác – cố Hoà thượng Thích Trí Thủ – rằng “Chim cá còn mua mà phóng sinh thì lẽ nào đồng bào mà không hy sinh cấp cứu” (ý nói đừng ủng hộ phe nhóm chủ trương “tử thủ Sài Gòn”).
Chấp nhận “PGVN bước qua một giai đoạn khác”, từ sau 75 rút về ẩn trong chùa Ấn Quang ở TPHCM. Từ đó đến nay hoàn toàn không xuất đầu lộ diện bất cứ đâu, không luận bàn chuyện đời gì nữa, không màng thế sự mà chỉ chuyên tâm dịch kinh sách.
Ngoài ra còn bắt đầu viết hồi ký về quãng thời gian hoạt động đạo và đời trước 75, không phải nói về mình – “Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi” – mà “do có liên quan đến PGVN nay lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi” dù “chỉ là có còn hơn không mà thôi.”
Tuy nhiên qua đó cũng hé lộ đôi chút nỗi niềm cuối đời: “Tổng chi, tôi có tham vọng không? Có, mà có đến nỗi có người đã nói hơi chướng nữa (“chướng” tiếng Huế nghĩa là khó tính, khác người). Tham vọng của tôi không mơ mộng PG trở lại vị thế quốc giáo như thời xa xưa, cũng không muốn PG thành một Thiên Chúa giáo thứ hai. Tôi chỉ mong ước trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai nhìn vào PG cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy. PG của tôi và tôi đúng là “Ngựa phi dưới nước, thuyền trèo trên non”.
575 - Thiếu Mai
HÀNH TRÌNH NGƯỢC
Nhà văn, nhà báo nữ tên thật Nguyễn Thị Hoà sinh 1915 tại Hà Đông – Mất 2007 ở Hà Nội (92 tuổi).
Hành trình 1: Từ Bắc di cư vào Nam năm 1954; Hành trình 2: Vượt biên qua Úc đầu những năm 80; Hành trình 3: Khoảng năm 1994 trở về lại sốâng luôn ở Hà Nội cho đến ngày mất.
Trước 75 ngoài viết văn viết báo, còn là nhà hoạt động xã hội chăm sóc trẻ mồ côi ở Viện Dục anh.
Sau 75 khi vượt biên qua Úc bị bác đơn xin đi định cư ở Mỹ với chồng (đã đến Mỹ từ trước) do sau 75 bản thân mình từng có tiếp xúc với một số thân nhân trong giới văn nghệ từ miền Bắc vào (bà con với nhà thơ Tú Mỡõ)! Chồng lại không muốn qua Uùc đoàn tụ nên đành phải ở lại Uùc sống với con gái.
Trên đất Uùc hăng hái tham gia nhiều phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ cho VN, cứu giúp người vượt biên cũng như tiếp tục viết báo, viết văn (đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết “Vượt biên” chưa xuất bản).
Tuy nhiên cuối đời lại quyết định “lá rụng về cội” để lại con cháu ở Úc bất chấp những lời chỉ trích, dị nghị từ bên ngoài.
576 - Thiều Hoành Chí
LẤY VỢ PHẢI XIN THÀNH ỦY!
Bác sĩ quân y chế độ cũ. Sống ở TPHCM (2011).
Đại úy quân y VNCH nên phải đi cải tạo, ra trại nhờ có chuyên môn nên được đưa về lực lượng thanh niên xung phong TPHCM làm Trưởng trạm y tế Nông trường Đỗ Hòa.
Nhiệt tình công tác lo đủ mọi thứ ngành y cho TNXP lẫn người dân trong vùng, từ đó lấy được… con tim của nữ giám đốc nông trường nguyên sinh viên Văn khoa Sài Gòn chống Mỹ – Thiệu bị bắt giam tù Côn Đảo. Nhưng đám cưới năm 1983 phải được sự chấp thuận của Thành ủy bởi cô dâu là đảng viên thuộc cấp lãnh đạo (sau này còn làm tới giám đốc Sở Lao động – Thương binh - Xã hội TPHCM) trong khi chú rể lại là “sĩ quan Ngụy”!
May mà cuối cùng nhờ Bí thư Thành Uûy lúc đó là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có quan điểm chính trị thoáng nên được O.K. Đám cưới hỗn hợp “Ngụy + Cách mạng” được tổ chức ngay tại nông trường.
Hạnh phúc gia đình trọn vẹn lâu dài dù không con vì vợ bị di chứng ảnh hưởng tra tấn nhà tù.
577 - Tiffany Goodson
CON ĐI TÌM MẸ ĐÃ BỎ RƠI MÌNH
Việt kiều Mỹ tên cũ Dương Thị Mỹ Chi sinh 1974 tại VN. Sống ở Mỹ (2008).
Cuối năm 1974 mới sinh đã được mẹ cho lại bệnh viện Từ Dũ nuôi giùm vì hoàn cảnh mẹ quá khó khăn, sau đó lúc 4 tháng tuổi được đưa qua Mỹ trong chiến dịch “Giải phóng trẻ mồ côi” Babylift của Mỹ. Rồi được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi.
Lớn lên vẫn đau đáu về nguồn cội mình bởi may mắn cha mẹ nuôi giữ lại đủ hồ sơ giấy tờ liên quan như giấy khai sinh, giấy “cho” con, cả tên tuổi và địa chỉ của mẹ đẻ ở Sài Gòn. Vì thế năm 2005 đã cùng mẹ nuôi trở về VN đi tìm lại mẹ ruột song không kết quả bởi địa chỉ cũ đã bị giải tỏa làm công viên.
Không nản lòng, năm 2007 một mình trở lại lầøn thứ hai quyết chí đi tìm mẹ. Để có đủ thời gian và điều kiện theo đuổi giấc mơ tìm mẹ, bắùt đầu học nói bập bẹ tiếng Việt đồng thời xin làm tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho một trường đại học ở Hà Nội rồi tranh thủ đi đi về về Hà Nội – TPHCM để truy tìm tông tích mẹ: “Tất cả chỉ mới bắt đầu, sẽ cần có thời gian thôi. Con đang ở đây và con rất mong muốn gặp mẹ…”
Đếùn năm 2008 nhờ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV đã tìm thấy dấu vết của mẹ… đã qua đời rồi từ năm 1978 chỉ 4 năm sau khi cho con!
Bây giờ chỉ còn là hoài niệm cùng những giọt nước mắt tủi thân mà bi tráng: “Cám ơn mẹ đã cho con cuộc sống như bây giờ. Con tin rằng ngay cả khi mẹ không còn, mẹ vẫn tiếp tục yêu con…”
578 - Timon Thành Trần
NGÀY NÀO CŨNG GỌI ĐIỆN CHO MẸ… TỪ HAWAI!
Doanh nhân Việt kiều Mỹ tên cũ Trần Thành sinh tại Đà Nẵng. Sống ở Hawai (2006).
Mới 8 tuổi gia đình quá nghèo không nuôi nổi nên đã đem cho ngườøi khác làm con nuôi.
Đến 1975 theo mẹ nuôi vượt biên, tàu trôi dạt qua đảo Hawai thuộc Mỹ nên ở lại đây luôn làm dân Mỹ.
Mở quán ăn lấy vợ sinh con làm ăn khấm khá. Nhưng trong lòng vẫn không nguôi nhớ về gia đình gốc gác cũ. Bởi vậy năm 2002 quyết định quay lại quê hương đi tìm mẹ.
Cuộc tìm kiếm không đơn giản vì thời gian trôi qua đã quá lâu, hoàn cảnh sống thay đổi quá nhiều, bao nhiêu người thân mất mát hay lưu lạc nơi đâu quá khó kiếm ra. May mắn cuối cùng từ Đà Nẵng mới truy tầm ra tin tức mẹ bây giờ cuộc đời đưa đẩy trôi giạt xuống tận Cà Mau. Vậy nhưng khi gặp lại mẹ đã 93 tuổi vẫn nhận ra con ngay kêu lên “Thằøng Thành”!
Từ đó mỗi ngày từ Hawai vẫn đều đặn gọi điện thoại về thăm mẹ: “Ngày nào cũng khoảng 2 giờ chiều ở đây tôi đều gọi điện về Cà Mau lúc đó vào buổi sáng. Tôi muốn nghe thấy giọng mẹ mỗi buổi sớm để bà biết luôn có tôi ở bên bà.”
Để khuây khỏa nỗi buồn nhớ mẹ và quê cũ, đã tổ chức 2 lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt kiều sinh ra tại đây.
579 - Tony
HOMELESS 15 NĂM
Việt kiều Mỹ tên cũ Nguyễn Tống sinh 1959 tại VN. Sống ở Mỹ (2008).
Vượt biên đến Mỹ khoảng năm 1986 cùng với anh trai nhưng sau đó không biết rơi vào hoàn cảnh thế nào mà suốt 15 năm qua trở thành một người “vô gia cư” (homeless) sống bụi đời lang thang bất định trên những đường phố TP Columbia thuộc bang Nam Carolina.
Tóc tai râu ria dơ dáy vai vác bịch quần áo ngày đi vất vưởng đêm ngủ ghế đá công viên, tuy vậy sống rất hiền lành không hề quậy phá ai hay có hành vi trái pháp luật nên không bị cảnh sát làm khó dễ (ở Mỹ vẫn chấp nhận có những khu ăn ở “cách ly” riêng dành cho dân homeless). Rất ít nói gần như tránh giao tiếp với mọi người (khi nói không dám nhìn thẳng vào mắt người khác), luôn từ chối những ai có lòng cho tiền hoặc thức ăn.
Mãi đến cuối năm 2008, được một chương trình cứu trợ xã hội kết luận là thuộc hạng người mắc bệnh tâm thần nên giúp đỡ đưa vào trung tâm nuôi dưỡng đồng thời điều trị tâm lý có kết quả khả quan. Đã chịu giao tiếâp, nói năng nhiều hơn, sinh hoạt gần trở lại bình thường tuy thỉnh thoảng vẫn… bỏ đi lang thang đâu đó vài ngày mới quay về.
Nhưng còn về lý lịch, hoàn cảnh đưa đến Mỹ phải sống kiếp homeless một thời gian dài như vậy thì vẫn mù mờ như một đám sươmg mù bí ẩn bao phủ lên số phận con người tha hương này…
580 - Tony Trần
LÃNH ÁN OAN Ở ÚC
Thường dân tên thật Trần Văn Bình sống ở Úc (2008).
Đến Úc năm 1992 có visa hợp pháp vào Úc sinh sống. Sau đó lấy vợ người Hàn Quốc có một con trai.
Năm 1999 làm thủ tục xin visa cho người vợ nhập cảnh Úc thì bị cảnh sát cửa khẩu bắt giam vì cho visa của anh hết hạn. Vào tù còn bị bọn đại bàng đánh đậïp dã man đến chấn thương sọ não! Riêng cô vợ và con trai nghe tin sợ quá bỏ về Hàn Quốc cắt đứt luôn mọi liên lạc với chồng. Sau đó con trai bị gửi trả lại Uùc đưa vào trại trẻ mồ côi.
Xảy ra sự cố này do lúc đó ở Úc đang dấy lên phong trào chống dân nhập cư vào cướp mấùt công ăn việc làm của dân bản dịa.
Mãi đến năm 2005 chính quyền tiến hành chiến dịch tổng kiểm tra dân nhập cư mới phát hiện trường hợp này thừa nhận phía cảnh sát Úc đã sai giam oan một người vô tội nay trở thành thân tàn ma dại mất vợ mất con. Nhờ đó được phóng thích.
Sau khi được trả tự do đã tìm cách “chuộc” con ra khỏi trại mồ côi. Nhưng còn tìm vợ cùng những gì đã mất thì đoạn đường đời còn lại hẳn là thiên nan vạn nan lắm…
(Còn tiếp)
571 – Hà Thanh
PHẬT CA
Nữ ca sĩ tên thật Trần Thị Lục Hà sinh 1939 tại Huế. Sống ở Mỹ (2011).
Xuất thân từ gia đình Nho giáo đất thần kinh có nhiều con gái đẹp nổi tiếng xứ cố đô, mẹ giỏi ca Huế nhưng là người con duy nhất trong 10 anh chị em sau này theo nghề ca hát nổi tiếng.
Được trời phú cho giọng ca trong vắt thanh tao thanh thoát, năm 16 tuổi đoạt giải nhất thi hát của Đài phát thanh Pháp Á, đặc biệt nổi bật qua ca khúc “Dòng sông xanh” – nhạc ngoại “Blue Danube” của nhà soạn nhạc Aùo J. Strauss – nên từ đó lấy nghệ danh Hà Thanh theo nghĩa bài hát đó. Ngoài ra còn nổi tiếng với bài “Đêm tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước. Cũng từ đó từng được nhà văn Mai Thảo – nhà văn di cư hàng đầu miền Nam thời đó – từ Sài Gòn ra Huế chơi có dịp làm quen rồi đem lòng mến mộ tìm đến nhà xin… hỏi làm vợ… không thành!
Năm 1965 vào Sài Gòn theo nghề ca hát luôn trên đài phát thanh, các đại nhạc hội và thu đĩa. Trở thành giọng ca gần như “độc quyền” những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như “Chiều mưa biên giới”, “Mấy dặm sơn khê”, “Hàng hàng lớp lớp”…
Năm 1970 kết hôn với một sĩ quan chiến đoàn trưởng thiết giáp VNCH sinh được 2 con gái.
Sau 75, chồng đi cải tạo. Năm 1984 khi chồng vẫn còn nằm trại học tập đã cùng 2 con được gia đình bên ngoại bảo lãnh qua Mỹ.
Năm 1990 chồng ra trại đi H.O qua Mỹ đoàn tụ gia đình. Nhưng chỉ 2 năm sau thì đôi bên chia tay!
Trên đất Mỹ vẫn thường góp mặt trong các chương trình văn nghệ hải ngoại, thu đĩa.
Đến cuối thập niên 90 chuyển qua chỉ đi hát các lễ hội Phật giáo ở chùa nhiều tiểu bang khắp nước Mỹ, hát thu đĩa loạt ca khúc gọi là “Phật ca” – nhạc và lời đều do các tu sĩ, cư sĩ sáng tác - với nội dung nói về đạo pháp, ngợïi ca đức Phật, tụng ca Phật pháp. Đã ra 2 album Phật ca “Ngát hương đàm” 1999 và “Nhành dương cứu khổ” 2003.
Bên cạnh Trịnh Công Sơn, đây là đứa con nghệ sĩ Huế thời cận đại đã đưa nét bản sắêc văn hóa Huế – tính cách tinh thần hướng nội, thanh cao hướng thượng ảnh hưởng Phật giáo - vượt ranh giới địa phương bay ra khắp cả nước và thế giới.
572 - Thích Thiện Minh
PHẬT GIÁO “KHÔNG CỘNG SẢN”
Hòa thượng Phật giáo tên thật Đỗ Xuân Hàng sinh 1922 tại Quảng Trị – Mất 1978 ở Bình Thuận (57 tuổi).
Thuộc lớp lãnh đạo Phật giáo trẻ miền Nam năng nổ đang lên trong phong trào chống Thiệu - Kỳ ở Sài Gòn trước 1975. Năm 1966 từng bị ném lựu đạn ám sát nhưng chỉ bị thương nhẹ.
Từ đó từng được phía cộng sản liên hệ tiếp xúc “hợp tác” chống Mỹ – Thiệu nhưng đã từ chối vì quan niệm muốn giữ PG độc lập không để bị “Cộng sản hóa”!
Vì thế sau 75 bị chính quyền mới đưa vào diện “Sổ đen” theo dõi chặt chẽ, nhất là khi kiên quyết ở lại trong hàng ngũ Giáo hội PGVN Thống nhất cũ chống Giáo hội PGVN do chế độ mới lập ra. Đến đầu năm 1978 bị bắt giam ở Hàm Tân với lý do tình nghi tổ chức cho đồng đạo Thích Hộ Giác – cũng là một lãnh đạo trẻ của PG miền Nam trước 75 – vượt biên.
Chỉ vài tháng sau thì được chính quyền thông báo đã chết trong trại vì bệnh!
Một cái chết không thể xác minh rõ ràng được nên phía GH PGVN Thống nhất đối lập với chế độ cho là bị “mưu sát” hoặc “ép treo cổ tự tử” hoặc nhẹ nhất cũng là bệnh nặng không được quan tâm cứu chữa kịp thời (!?).
573 - Thích Thiện Siêu
ĐẠO PHẬT GIỮA 2 LÀN SÓNG THỜI CUỘC
Đại lão hòa thượng Phật Giáo tên thật Võ Trọng Tường sinh 1921 tại Thừa Thiên Huế – Mất 2001 ở Nha Trang (81 tuổi).
Là một lãnh đạo Phật giáo Huế từ “chiến lũy” chùa Từ Đàm nổi tiếng chống chế độ Thiệu – Kỳ trước 75, được Phật tử thương kính quen gọi là “Oân Từ Đàm”ï.
Sau 75 cũng cố đại lão hòa thượng Thích Trí Thủ là 2 vị lãnh đạo Giáo hội PGVN Thống nhất cũ chấp nhận tham gia hòa nhập với chế độ mới trong Giáo hội PGVN mới thành lập nhằm “xóa sổ” GH PGVN Thống nhất cũ nên bị phe giáo hội cũ chống đối. Thậm chí bản thân có lần còn bị người quá khích “rượt đánh”!
Nhưng ngược lại cũng vẫn bị chế độ cộng sản “lưu ý”, năm 1990 trả lời phỏng vấn của báo Sông Hương ở Huế in ra rồi rốt cuộc bị chính quyền… cấm phát hành!
Công lao còn để lại với đạo pháp là lập Phật học viện Nha Trang và trùng tu chùa Thuyền Tôn dòng Liễu Quán ở Huế.
574 - Thích Trí Quang
LÃNH TỤ PHẬT GIÁO GIŨ BỤI TRẦN
Đại lão hòa thượng PG tên thật Nguyễn Văn Bàng sinh 1924 tại Quảng Bình. Sống ở TPHCM (2011).
Xuất gia năm 12 tuổi. Gia đình có truyền thống cách mạng, anh em còn lại đều tham gia kháng chiến chống Pháp (một người liệt sĩ).
Tu học ở Huế nên sau 1954 ở lại Huế.
Sớm trở thành một lãnh tụ PG nổi tiếng trong cuộc tranh đấu chống lại chế độ Ngô Đình Diệm – vốn gia đình Công giáo nên nhen nhúm chủ trương đàn áp PG - nhờ trình độ kiến thức giáo lý thâm hậu và nhất là quan điểm hiện thực, nhãn quan chính trị cũng như tính quyết đoán mạnh mẽ. Lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, bản thân đã được báo Mỹ đưa ảnh lên trang bìa giật tít “Người làm rúng động nước Mỹ”!
Đến chế độ Thiệu Kỳ đã vào ở hẳn Sài Gòn đóng vai trò gần như một cố vấn tối cao về chính trị cho lực lượng PG tiến bộ – có khuynh hướng thiên tả nhưng không cộng sản – từ đó mở đường cho những nhóm chính trị gia đại diện PG hoạt động nghị trường chống Thiệu – Kỳ. Muốn tiến tới thành lập một chính phủ thân PG nhưng đã muộn khi chính phủ đó – chính phủ Dương Văn Minh – chỉ trụ được vài ngày thì đầu hàng cộng sản!
Cuối cùng bản thân cũng đành chấp nhận chịu thua thời cuộc, chấp nhận quyết định “bàn giao chính quyền” cho cộng sản của Tổng thống DV Minh như lời khuyên của một lãnh đạo PG khác – cố Hoà thượng Thích Trí Thủ – rằng “Chim cá còn mua mà phóng sinh thì lẽ nào đồng bào mà không hy sinh cấp cứu” (ý nói đừng ủng hộ phe nhóm chủ trương “tử thủ Sài Gòn”).
Chấp nhận “PGVN bước qua một giai đoạn khác”, từ sau 75 rút về ẩn trong chùa Ấn Quang ở TPHCM. Từ đó đến nay hoàn toàn không xuất đầu lộ diện bất cứ đâu, không luận bàn chuyện đời gì nữa, không màng thế sự mà chỉ chuyên tâm dịch kinh sách.
Ngoài ra còn bắt đầu viết hồi ký về quãng thời gian hoạt động đạo và đời trước 75, không phải nói về mình – “Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi” – mà “do có liên quan đến PGVN nay lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi” dù “chỉ là có còn hơn không mà thôi.”
Tuy nhiên qua đó cũng hé lộ đôi chút nỗi niềm cuối đời: “Tổng chi, tôi có tham vọng không? Có, mà có đến nỗi có người đã nói hơi chướng nữa (“chướng” tiếng Huế nghĩa là khó tính, khác người). Tham vọng của tôi không mơ mộng PG trở lại vị thế quốc giáo như thời xa xưa, cũng không muốn PG thành một Thiên Chúa giáo thứ hai. Tôi chỉ mong ước trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai nhìn vào PG cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy. PG của tôi và tôi đúng là “Ngựa phi dưới nước, thuyền trèo trên non”.
575 - Thiếu Mai
HÀNH TRÌNH NGƯỢC
Nhà văn, nhà báo nữ tên thật Nguyễn Thị Hoà sinh 1915 tại Hà Đông – Mất 2007 ở Hà Nội (92 tuổi).
Hành trình 1: Từ Bắc di cư vào Nam năm 1954; Hành trình 2: Vượt biên qua Úc đầu những năm 80; Hành trình 3: Khoảng năm 1994 trở về lại sốâng luôn ở Hà Nội cho đến ngày mất.
Trước 75 ngoài viết văn viết báo, còn là nhà hoạt động xã hội chăm sóc trẻ mồ côi ở Viện Dục anh.
Sau 75 khi vượt biên qua Úc bị bác đơn xin đi định cư ở Mỹ với chồng (đã đến Mỹ từ trước) do sau 75 bản thân mình từng có tiếp xúc với một số thân nhân trong giới văn nghệ từ miền Bắc vào (bà con với nhà thơ Tú Mỡõ)! Chồng lại không muốn qua Uùc đoàn tụ nên đành phải ở lại Uùc sống với con gái.
Trên đất Uùc hăng hái tham gia nhiều phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ cho VN, cứu giúp người vượt biên cũng như tiếp tục viết báo, viết văn (đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết “Vượt biên” chưa xuất bản).
Tuy nhiên cuối đời lại quyết định “lá rụng về cội” để lại con cháu ở Úc bất chấp những lời chỉ trích, dị nghị từ bên ngoài.
576 - Thiều Hoành Chí
LẤY VỢ PHẢI XIN THÀNH ỦY!
Bác sĩ quân y chế độ cũ. Sống ở TPHCM (2011).
Đại úy quân y VNCH nên phải đi cải tạo, ra trại nhờ có chuyên môn nên được đưa về lực lượng thanh niên xung phong TPHCM làm Trưởng trạm y tế Nông trường Đỗ Hòa.
Nhiệt tình công tác lo đủ mọi thứ ngành y cho TNXP lẫn người dân trong vùng, từ đó lấy được… con tim của nữ giám đốc nông trường nguyên sinh viên Văn khoa Sài Gòn chống Mỹ – Thiệu bị bắt giam tù Côn Đảo. Nhưng đám cưới năm 1983 phải được sự chấp thuận của Thành ủy bởi cô dâu là đảng viên thuộc cấp lãnh đạo (sau này còn làm tới giám đốc Sở Lao động – Thương binh - Xã hội TPHCM) trong khi chú rể lại là “sĩ quan Ngụy”!
May mà cuối cùng nhờ Bí thư Thành Uûy lúc đó là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có quan điểm chính trị thoáng nên được O.K. Đám cưới hỗn hợp “Ngụy + Cách mạng” được tổ chức ngay tại nông trường.
Hạnh phúc gia đình trọn vẹn lâu dài dù không con vì vợ bị di chứng ảnh hưởng tra tấn nhà tù.
577 - Tiffany Goodson
CON ĐI TÌM MẸ ĐÃ BỎ RƠI MÌNH
Việt kiều Mỹ tên cũ Dương Thị Mỹ Chi sinh 1974 tại VN. Sống ở Mỹ (2008).
Cuối năm 1974 mới sinh đã được mẹ cho lại bệnh viện Từ Dũ nuôi giùm vì hoàn cảnh mẹ quá khó khăn, sau đó lúc 4 tháng tuổi được đưa qua Mỹ trong chiến dịch “Giải phóng trẻ mồ côi” Babylift của Mỹ. Rồi được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi.
Lớn lên vẫn đau đáu về nguồn cội mình bởi may mắn cha mẹ nuôi giữ lại đủ hồ sơ giấy tờ liên quan như giấy khai sinh, giấy “cho” con, cả tên tuổi và địa chỉ của mẹ đẻ ở Sài Gòn. Vì thế năm 2005 đã cùng mẹ nuôi trở về VN đi tìm lại mẹ ruột song không kết quả bởi địa chỉ cũ đã bị giải tỏa làm công viên.
Không nản lòng, năm 2007 một mình trở lại lầøn thứ hai quyết chí đi tìm mẹ. Để có đủ thời gian và điều kiện theo đuổi giấc mơ tìm mẹ, bắùt đầu học nói bập bẹ tiếng Việt đồng thời xin làm tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho một trường đại học ở Hà Nội rồi tranh thủ đi đi về về Hà Nội – TPHCM để truy tìm tông tích mẹ: “Tất cả chỉ mới bắt đầu, sẽ cần có thời gian thôi. Con đang ở đây và con rất mong muốn gặp mẹ…”
Đếùn năm 2008 nhờ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV đã tìm thấy dấu vết của mẹ… đã qua đời rồi từ năm 1978 chỉ 4 năm sau khi cho con!
Bây giờ chỉ còn là hoài niệm cùng những giọt nước mắt tủi thân mà bi tráng: “Cám ơn mẹ đã cho con cuộc sống như bây giờ. Con tin rằng ngay cả khi mẹ không còn, mẹ vẫn tiếp tục yêu con…”
578 - Timon Thành Trần
NGÀY NÀO CŨNG GỌI ĐIỆN CHO MẸ… TỪ HAWAI!
Doanh nhân Việt kiều Mỹ tên cũ Trần Thành sinh tại Đà Nẵng. Sống ở Hawai (2006).
Mới 8 tuổi gia đình quá nghèo không nuôi nổi nên đã đem cho ngườøi khác làm con nuôi.
Đến 1975 theo mẹ nuôi vượt biên, tàu trôi dạt qua đảo Hawai thuộc Mỹ nên ở lại đây luôn làm dân Mỹ.
Mở quán ăn lấy vợ sinh con làm ăn khấm khá. Nhưng trong lòng vẫn không nguôi nhớ về gia đình gốc gác cũ. Bởi vậy năm 2002 quyết định quay lại quê hương đi tìm mẹ.
Cuộc tìm kiếm không đơn giản vì thời gian trôi qua đã quá lâu, hoàn cảnh sống thay đổi quá nhiều, bao nhiêu người thân mất mát hay lưu lạc nơi đâu quá khó kiếm ra. May mắn cuối cùng từ Đà Nẵng mới truy tầm ra tin tức mẹ bây giờ cuộc đời đưa đẩy trôi giạt xuống tận Cà Mau. Vậy nhưng khi gặp lại mẹ đã 93 tuổi vẫn nhận ra con ngay kêu lên “Thằøng Thành”!
Từ đó mỗi ngày từ Hawai vẫn đều đặn gọi điện thoại về thăm mẹ: “Ngày nào cũng khoảng 2 giờ chiều ở đây tôi đều gọi điện về Cà Mau lúc đó vào buổi sáng. Tôi muốn nghe thấy giọng mẹ mỗi buổi sớm để bà biết luôn có tôi ở bên bà.”
Để khuây khỏa nỗi buồn nhớ mẹ và quê cũ, đã tổ chức 2 lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt kiều sinh ra tại đây.
579 - Tony
HOMELESS 15 NĂM
Việt kiều Mỹ tên cũ Nguyễn Tống sinh 1959 tại VN. Sống ở Mỹ (2008).
Vượt biên đến Mỹ khoảng năm 1986 cùng với anh trai nhưng sau đó không biết rơi vào hoàn cảnh thế nào mà suốt 15 năm qua trở thành một người “vô gia cư” (homeless) sống bụi đời lang thang bất định trên những đường phố TP Columbia thuộc bang Nam Carolina.
Tóc tai râu ria dơ dáy vai vác bịch quần áo ngày đi vất vưởng đêm ngủ ghế đá công viên, tuy vậy sống rất hiền lành không hề quậy phá ai hay có hành vi trái pháp luật nên không bị cảnh sát làm khó dễ (ở Mỹ vẫn chấp nhận có những khu ăn ở “cách ly” riêng dành cho dân homeless). Rất ít nói gần như tránh giao tiếp với mọi người (khi nói không dám nhìn thẳng vào mắt người khác), luôn từ chối những ai có lòng cho tiền hoặc thức ăn.
Mãi đến cuối năm 2008, được một chương trình cứu trợ xã hội kết luận là thuộc hạng người mắc bệnh tâm thần nên giúp đỡ đưa vào trung tâm nuôi dưỡng đồng thời điều trị tâm lý có kết quả khả quan. Đã chịu giao tiếâp, nói năng nhiều hơn, sinh hoạt gần trở lại bình thường tuy thỉnh thoảng vẫn… bỏ đi lang thang đâu đó vài ngày mới quay về.
Nhưng còn về lý lịch, hoàn cảnh đưa đến Mỹ phải sống kiếp homeless một thời gian dài như vậy thì vẫn mù mờ như một đám sươmg mù bí ẩn bao phủ lên số phận con người tha hương này…
580 - Tony Trần
LÃNH ÁN OAN Ở ÚC
Thường dân tên thật Trần Văn Bình sống ở Úc (2008).
Đến Úc năm 1992 có visa hợp pháp vào Úc sinh sống. Sau đó lấy vợ người Hàn Quốc có một con trai.
Năm 1999 làm thủ tục xin visa cho người vợ nhập cảnh Úc thì bị cảnh sát cửa khẩu bắt giam vì cho visa của anh hết hạn. Vào tù còn bị bọn đại bàng đánh đậïp dã man đến chấn thương sọ não! Riêng cô vợ và con trai nghe tin sợ quá bỏ về Hàn Quốc cắt đứt luôn mọi liên lạc với chồng. Sau đó con trai bị gửi trả lại Uùc đưa vào trại trẻ mồ côi.
Xảy ra sự cố này do lúc đó ở Úc đang dấy lên phong trào chống dân nhập cư vào cướp mấùt công ăn việc làm của dân bản dịa.
Mãi đến năm 2005 chính quyền tiến hành chiến dịch tổng kiểm tra dân nhập cư mới phát hiện trường hợp này thừa nhận phía cảnh sát Úc đã sai giam oan một người vô tội nay trở thành thân tàn ma dại mất vợ mất con. Nhờ đó được phóng thích.
Sau khi được trả tự do đã tìm cách “chuộc” con ra khỏi trại mồ côi. Nhưng còn tìm vợ cùng những gì đã mất thì đoạn đường đời còn lại hẳn là thiên nan vạn nan lắm…
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét