Cán bộ kỹ thuật của CT TNHH NN1TV xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên - Huế đang lấy mẫu nước đỏ ngầu ngay dưới chân đập thủy điện Bình Điền.Ảnh :TCN
Chất lượng nguồn nước sông Hương đang bị suy giảm nghiêm trọng. Viễn cảnh về một dòng sông Hương bị “đầu độc” và 400.000 dân TP Huế và khu vực phụ cận có nguy cơ sẽ không còn được dùng nước sạch an toàn là điều có thể nhìn thấy trước.
Báo cáo Tác động của hồ chứa thủy lợi, thủy điện đối với cộng đồng hạ lưu hệ thống sông Hương của nhóm nghiên cứu Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN) và Nguyễn Bắc Giang, Nguyễn Tiến Hoàng và Nguyễn Thị Hồng (khoa Môi trường- ĐHKH Huế) tại hội thảo Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả các hồ chứa nước ở Bắc Trung Bộ (diễn ra tại TP Huế, đầu tháng 11.2010) cho thấy, chất lượng nước của hệ thống sông Hương (giai đoạn 2008-2010) đang suy giảm mạnh so với trước đây.
Hệ lụy này khiến Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên - Huế (Công ty cấp nước Thừa Thiên - Huế) nhận được đơn, thư phản ánh chất lượng nước máy sinh hoạt tại địa bàn TP Huế và các vùng phụ cận bị nhiễm đục, hôi tanh. Trong đó có trường hợp một người nước ngoài sau khi tắm ở bể bơi của một khách sạn trong TP đã hoảng loạn vì tóc từ màu vàng chuyển sang... màu đỏ. Đáng nói, chất lượng nguồn nước suy giảm này diễn ra ngay sau thời điểm Công ty cấp nước Thừa Thiên - Huế vừa công bố đã cấp nước an toàn trên toàn tỉnh (Tổ chức Y tế thế giới công nhận là đơn vị điển hình cấp nước an toàn đầu tiên ở VN).
Ngoài suy giảm chất lượng nguồn nước, các báo cáo khoa học còn đưa ra dẫn chứng các hồ chứa thủy điện và thủy lợi sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy, suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật vùng hạ lưu. Ngoài ra, khi các dự án thủy lợi, thủy điện ở thượng nguồn sông Hương, Bồ được xây dựng xong, lượng cát sỏi bổ sung từ thượng nguồn về hạ du sẽ không còn... dẫn đến tình trạng khủng hoảng nguồn tài nguyên này. Ông Trương Công Nam - Giám đốc công ty cho biết, nguyên nhân làm nguồn nước sông Hương xấu đi là do thủy điện Bình Điền. “Sau khi đưa vào vận hành (tháng 5.2009) nhà máy này đã không làm sạch thảm thực vật ở lòng hồ và thiết kế thiếu van xả đáy làm cho nước thiếu ô-xy nghiêm trọng, dẫn đến nguồn nước sông Hương không thể tự thanh lọc và oxy hóa sắt, mangan như trước đây”. Theo ông Nam, để đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân, hai năm qua, công ty ông đã phải chi hơn 12 tỉ đồng để súc rửa đường ống, đổi mới công nghệ... Và đến thời điểm này, sau gần 18 tháng xử lý, hàm lượng sắt và mangan trong nước tuy đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, nhưng vẫn còn rất cao so với thời điểm năm 2008 (lượng mangan năm 2010 tăng 19 lần so với 2008; lượng sắt năm 2010 tăng 2,6 lần so với năm 2008), dẫn đến việc nước dễ đóng cặn, thỉnh thoảng gây ra tình trạng nước đục đen và vàng trên mạng phân phối.
Hiện ở thượng nguồn sông Hương còn có thêm công trình hồ chứa nước Tả Trạch vừa chặn dòng. Viễn cảnh về một dòng sông Hương bị “đầu độc” và 400.000 dân TP Huế và khu vực phụ cận có nguy cơ sẽ không còn được dùng nước sạch an toàn là điều có thể nhìn thấy trước.
B N L( TNO)
Báo cáo Tác động của hồ chứa thủy lợi, thủy điện đối với cộng đồng hạ lưu hệ thống sông Hương của nhóm nghiên cứu Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN) và Nguyễn Bắc Giang, Nguyễn Tiến Hoàng và Nguyễn Thị Hồng (khoa Môi trường- ĐHKH Huế) tại hội thảo Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả các hồ chứa nước ở Bắc Trung Bộ (diễn ra tại TP Huế, đầu tháng 11.2010) cho thấy, chất lượng nước của hệ thống sông Hương (giai đoạn 2008-2010) đang suy giảm mạnh so với trước đây.
Hệ lụy này khiến Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên - Huế (Công ty cấp nước Thừa Thiên - Huế) nhận được đơn, thư phản ánh chất lượng nước máy sinh hoạt tại địa bàn TP Huế và các vùng phụ cận bị nhiễm đục, hôi tanh. Trong đó có trường hợp một người nước ngoài sau khi tắm ở bể bơi của một khách sạn trong TP đã hoảng loạn vì tóc từ màu vàng chuyển sang... màu đỏ. Đáng nói, chất lượng nguồn nước suy giảm này diễn ra ngay sau thời điểm Công ty cấp nước Thừa Thiên - Huế vừa công bố đã cấp nước an toàn trên toàn tỉnh (Tổ chức Y tế thế giới công nhận là đơn vị điển hình cấp nước an toàn đầu tiên ở VN).
Ngoài suy giảm chất lượng nguồn nước, các báo cáo khoa học còn đưa ra dẫn chứng các hồ chứa thủy điện và thủy lợi sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy, suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật vùng hạ lưu. Ngoài ra, khi các dự án thủy lợi, thủy điện ở thượng nguồn sông Hương, Bồ được xây dựng xong, lượng cát sỏi bổ sung từ thượng nguồn về hạ du sẽ không còn... dẫn đến tình trạng khủng hoảng nguồn tài nguyên này. Ông Trương Công Nam - Giám đốc công ty cho biết, nguyên nhân làm nguồn nước sông Hương xấu đi là do thủy điện Bình Điền. “Sau khi đưa vào vận hành (tháng 5.2009) nhà máy này đã không làm sạch thảm thực vật ở lòng hồ và thiết kế thiếu van xả đáy làm cho nước thiếu ô-xy nghiêm trọng, dẫn đến nguồn nước sông Hương không thể tự thanh lọc và oxy hóa sắt, mangan như trước đây”. Theo ông Nam, để đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân, hai năm qua, công ty ông đã phải chi hơn 12 tỉ đồng để súc rửa đường ống, đổi mới công nghệ... Và đến thời điểm này, sau gần 18 tháng xử lý, hàm lượng sắt và mangan trong nước tuy đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, nhưng vẫn còn rất cao so với thời điểm năm 2008 (lượng mangan năm 2010 tăng 19 lần so với 2008; lượng sắt năm 2010 tăng 2,6 lần so với năm 2008), dẫn đến việc nước dễ đóng cặn, thỉnh thoảng gây ra tình trạng nước đục đen và vàng trên mạng phân phối.
Hiện ở thượng nguồn sông Hương còn có thêm công trình hồ chứa nước Tả Trạch vừa chặn dòng. Viễn cảnh về một dòng sông Hương bị “đầu độc” và 400.000 dân TP Huế và khu vực phụ cận có nguy cơ sẽ không còn được dùng nước sạch an toàn là điều có thể nhìn thấy trước.
B N L( TNO)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét