NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
751- Vương Văn Nô
“CLB ÔNG BÀ CHÁU”
Thường dân sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2002).
Thương binh chống nạng với một chân giả về già vẫn chưa yên, thấy trẻ em nghèo thất học lang thang hư đốn không đành lòng bèn lập ra “CLB Ông bà cháu” nhằm tập trung chúng lại đưa về nhà dạy chữ và dạy đạo lý làm người.
Tất cả được chừng 100 em gọi ông bằng “ông Tư” như người ông ruột thịt trong gia đình.
Đó là niềm vui tuổi già của mình: “Trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt, giờ không nỗi đau nào bằng nhìn trẻ em nghèo không được học hành. Tôi không thể nào ngồi yên như vậy được.”
752 - Vương Văn Trung
NGƯỜI CÙNG KHỔ CƯU MANG NGƯỜI CÙNG KHỔ
Thường dân sinh 1953 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2006).
Bộ đội có mặt trong trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 1972.
Thương binh xuất ngũ vừa nhiễm CĐDC vừa còn mang một mảnh bom trong tim và trong phổi trái. Sinh 2 con đều bị thiểu năng trí tuệ, mắt lác, viêm đa khớp không đi lại được. Năm 2004 còn phải mổ ung thư dạ dày. Chỉ trông mong vào lương hưu 2 vợ chồng (vợ công nhân) để trang trải mọi thứ.
Vậy mà vì lòng thương nguời nên trong nhà còn nuôi thêm một cụ già neo đơn không ai chăm sóc lại bị mù 2 mắt cộng thêm bệnh tiểu đường trong hơn 20 năm cho đến đến ngày cụ mất (từ 1983 – 2005).
753 - Xuân Đức
NHÀ VĂN CUỐC ĐẤT
Nhà văn tên thật Nguyễn Xuân Đức sinh 1947 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2011).
Năm 1965 vừa tốt nghiệp phổ thông xung phong đi bộ đội chiến đấu trên chiến trường quê hương quen thuộc Cam Lộ.
Sau 75 có thời gian xin tạm ra quân về quê nhà khai khoản đấùt hoang trồng trọt nuôi mẹ già và đàn con nhỏ. Năm 1979 được quan tâm cho đi dự trại sáng tác rồi học Trường Viết văn Nguyễn Du thì không có đủ tiền tàu xe, sinh hoạt và nuôi vợ con nữa nên phải tận dụng… đi buôn lẻ!
Năm 1982 tốt nghiệp ra trường thuộc đơn vị ở Hà Nội (Nhà hát kịch Quân đội) nhưng vẫn xin về Quảng Trị vừa sáng tác vừa tranh thủ… cày cuốc! Vậïy mà vẫn không thoát được kiếp nạn: Cháy nhà cháy sạch tất tần tật kể cả áo quần con cái khiến con phải mặc quần đùi đến lớp bị cô giáo đuổi về khóc nức nở!
Vẫn cặm cụi vượt lên tất cả vừa tiếp tục làm vườn vừa làm nhiệm vụ ở đoàn kịch vừa tranh thủ viết lách.
Bù lại sau đó là thành công gây tiếng vang của những cuốn tiểu thuyết “Cửa gió” (2 tập, 1980-84), “Người không mang họ” 1984; kịch “Tổ quốc” (viết chung với Đào Hồng Cẩm), “Người mất tích”, “Cái chết chẳng thể dễ dàng gì”, “Aùm ảnh”… Đặc biệt viết kịch rất nhiều đủ thể loại từ kịch nói, kịch thơ, kịch hát và cả kịch bản phim truyền hình.
Năm 1990 chuyển ngành – hàm trung tá – về Sở Văn hóa – Thể thao Quảng Bình. Và cuối cùng năm 1995 lên tới chức…giám đốc sở đến 2006 nghỉ hưu. Tiếp tục viết kịch “Chuyến tàu tốc hành trong đêm”…
754 - Xuân Vũ
VIẾT SÁCH CHỐNG CỘNG NHIỀU NHẤT
Nhà văn tên thật Bùi Quang Triết sinh 1930 tại Bến Tre – Mất 2004 ở Mỹ (75 tuổi).
Tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền tây Nam bộ cùng thời với Sơn Nam, làm phóng viên chiến trường.
Năm 1954 tập kết ra Bắc chuyển qua viết văn được kết nạp Hội Nhà văn VN, bạn của các nhà văn Nam bộ tập kết như Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng.
Năm 1963 trở lại chiến trường miền Nam, hoạt động ở miền đông rồi miền tây Nam bộ ngay tại quê hương Bến Tre.
Bất ngờ năm 1971 ra đầu thú chính quyền Sài Gòn tại Bến Tre với lý do thất vọng về chủ nghĩa cộng sản thực tế không như lý tưởng từng ấp ủ thời trẻ. Được chế độ Sài Gòn tin dùng cử làm làm quan chức cao cấp Nha Chiêu hồi (chiêu hồi Việt cộng) rồi sau chuyển về Đài Mẹ VN do Mỹ lập ra.
Trong thời gian này bắt đầu cho xuất bản các cuốn hồi ký chống Cộng kể về khoảng thời gian vượt đường Trường Sơn vào Nam như “Đường đi không đến”, “Xương trắng Trường Sơn”, “Đến mà không đến” có hiệu quả khá thuyết phục vì kể chuyện người thật việc thật bản thân mình từng trải qua. “Đường đi không đến” được tặng giải thưởng văn học nghệ thuật của chế độ cũ 1973.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu chạy qua Hong Kong rồi đến Mỹ.
Tại Mỹ sau thời gian đầu làm nghề khác để nuôi 5 con đồng thời vẫn dành thời gian để viết tiếp. Đến 1989 nghỉ làm ngoài hẳn để bắt đầu tập trung sáng tác. Với sức viết khủng khiếp trong khoảng 27 năm đã viết đến gần 80 tác phẩm trong đó in 74 cuốn qua 10 nhà xuất bản hải ngoại (riêng “Đường đi không đến” tái bản 8 lần).
Tất cả đều chuyên chú vào chủ đề chống Cộng dù là hồi ký (mảng sáng tác thành công nhất: “Mạng người lá rụng”, “Kẻ sống sót”, “Đỏ và Vàng”, “Khúc ruột người Nam”, “Trả ta sông núi”, “2.000 ngày đêm trấn thủ Củ Chi”, “Văn nghệ sĩ miền Bắc mà tôi biết”…), truyện ngắn (6 tập), tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết “đồng quê”, truyện dã sử, khảo luận… Cả viết báo cũng rất nhiều nữa
Về già mắc bệnh vẫn cố giấu bệnh để viết xem như là một thiên chức cao cả theo gương nhà văn Liên Xô ly khai cộng sản A. Soljenitsyne (1918-2008) Nobel Văn học 1970: “Viết văn đối với tôi là một việc cao quý mà gian khổ và đau khổ, lắm khi đầy đe dọa nữa.”
Mất đúng ngày đầu năm mới 1.1.2004.
HẾT ĐỢT I – KỲ TỚI BỔ SUNG ĐỢT II
751- Vương Văn Nô
“CLB ÔNG BÀ CHÁU”
Thường dân sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2002).
Thương binh chống nạng với một chân giả về già vẫn chưa yên, thấy trẻ em nghèo thất học lang thang hư đốn không đành lòng bèn lập ra “CLB Ông bà cháu” nhằm tập trung chúng lại đưa về nhà dạy chữ và dạy đạo lý làm người.
Tất cả được chừng 100 em gọi ông bằng “ông Tư” như người ông ruột thịt trong gia đình.
Đó là niềm vui tuổi già của mình: “Trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt, giờ không nỗi đau nào bằng nhìn trẻ em nghèo không được học hành. Tôi không thể nào ngồi yên như vậy được.”
752 - Vương Văn Trung
NGƯỜI CÙNG KHỔ CƯU MANG NGƯỜI CÙNG KHỔ
Thường dân sinh 1953 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2006).
Bộ đội có mặt trong trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 1972.
Thương binh xuất ngũ vừa nhiễm CĐDC vừa còn mang một mảnh bom trong tim và trong phổi trái. Sinh 2 con đều bị thiểu năng trí tuệ, mắt lác, viêm đa khớp không đi lại được. Năm 2004 còn phải mổ ung thư dạ dày. Chỉ trông mong vào lương hưu 2 vợ chồng (vợ công nhân) để trang trải mọi thứ.
Vậy mà vì lòng thương nguời nên trong nhà còn nuôi thêm một cụ già neo đơn không ai chăm sóc lại bị mù 2 mắt cộng thêm bệnh tiểu đường trong hơn 20 năm cho đến đến ngày cụ mất (từ 1983 – 2005).
753 - Xuân Đức
NHÀ VĂN CUỐC ĐẤT
Nhà văn tên thật Nguyễn Xuân Đức sinh 1947 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2011).
Năm 1965 vừa tốt nghiệp phổ thông xung phong đi bộ đội chiến đấu trên chiến trường quê hương quen thuộc Cam Lộ.
Sau 75 có thời gian xin tạm ra quân về quê nhà khai khoản đấùt hoang trồng trọt nuôi mẹ già và đàn con nhỏ. Năm 1979 được quan tâm cho đi dự trại sáng tác rồi học Trường Viết văn Nguyễn Du thì không có đủ tiền tàu xe, sinh hoạt và nuôi vợ con nữa nên phải tận dụng… đi buôn lẻ!
Năm 1982 tốt nghiệp ra trường thuộc đơn vị ở Hà Nội (Nhà hát kịch Quân đội) nhưng vẫn xin về Quảng Trị vừa sáng tác vừa tranh thủ… cày cuốc! Vậïy mà vẫn không thoát được kiếp nạn: Cháy nhà cháy sạch tất tần tật kể cả áo quần con cái khiến con phải mặc quần đùi đến lớp bị cô giáo đuổi về khóc nức nở!
Vẫn cặm cụi vượt lên tất cả vừa tiếp tục làm vườn vừa làm nhiệm vụ ở đoàn kịch vừa tranh thủ viết lách.
Bù lại sau đó là thành công gây tiếng vang của những cuốn tiểu thuyết “Cửa gió” (2 tập, 1980-84), “Người không mang họ” 1984; kịch “Tổ quốc” (viết chung với Đào Hồng Cẩm), “Người mất tích”, “Cái chết chẳng thể dễ dàng gì”, “Aùm ảnh”… Đặc biệt viết kịch rất nhiều đủ thể loại từ kịch nói, kịch thơ, kịch hát và cả kịch bản phim truyền hình.
Năm 1990 chuyển ngành – hàm trung tá – về Sở Văn hóa – Thể thao Quảng Bình. Và cuối cùng năm 1995 lên tới chức…giám đốc sở đến 2006 nghỉ hưu. Tiếp tục viết kịch “Chuyến tàu tốc hành trong đêm”…
754 - Xuân Vũ
VIẾT SÁCH CHỐNG CỘNG NHIỀU NHẤT
Nhà văn tên thật Bùi Quang Triết sinh 1930 tại Bến Tre – Mất 2004 ở Mỹ (75 tuổi).
Tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền tây Nam bộ cùng thời với Sơn Nam, làm phóng viên chiến trường.
Năm 1954 tập kết ra Bắc chuyển qua viết văn được kết nạp Hội Nhà văn VN, bạn của các nhà văn Nam bộ tập kết như Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng.
Năm 1963 trở lại chiến trường miền Nam, hoạt động ở miền đông rồi miền tây Nam bộ ngay tại quê hương Bến Tre.
Bất ngờ năm 1971 ra đầu thú chính quyền Sài Gòn tại Bến Tre với lý do thất vọng về chủ nghĩa cộng sản thực tế không như lý tưởng từng ấp ủ thời trẻ. Được chế độ Sài Gòn tin dùng cử làm làm quan chức cao cấp Nha Chiêu hồi (chiêu hồi Việt cộng) rồi sau chuyển về Đài Mẹ VN do Mỹ lập ra.
Trong thời gian này bắt đầu cho xuất bản các cuốn hồi ký chống Cộng kể về khoảng thời gian vượt đường Trường Sơn vào Nam như “Đường đi không đến”, “Xương trắng Trường Sơn”, “Đến mà không đến” có hiệu quả khá thuyết phục vì kể chuyện người thật việc thật bản thân mình từng trải qua. “Đường đi không đến” được tặng giải thưởng văn học nghệ thuật của chế độ cũ 1973.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu chạy qua Hong Kong rồi đến Mỹ.
Tại Mỹ sau thời gian đầu làm nghề khác để nuôi 5 con đồng thời vẫn dành thời gian để viết tiếp. Đến 1989 nghỉ làm ngoài hẳn để bắt đầu tập trung sáng tác. Với sức viết khủng khiếp trong khoảng 27 năm đã viết đến gần 80 tác phẩm trong đó in 74 cuốn qua 10 nhà xuất bản hải ngoại (riêng “Đường đi không đến” tái bản 8 lần).
Tất cả đều chuyên chú vào chủ đề chống Cộng dù là hồi ký (mảng sáng tác thành công nhất: “Mạng người lá rụng”, “Kẻ sống sót”, “Đỏ và Vàng”, “Khúc ruột người Nam”, “Trả ta sông núi”, “2.000 ngày đêm trấn thủ Củ Chi”, “Văn nghệ sĩ miền Bắc mà tôi biết”…), truyện ngắn (6 tập), tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết “đồng quê”, truyện dã sử, khảo luận… Cả viết báo cũng rất nhiều nữa
Về già mắc bệnh vẫn cố giấu bệnh để viết xem như là một thiên chức cao cả theo gương nhà văn Liên Xô ly khai cộng sản A. Soljenitsyne (1918-2008) Nobel Văn học 1970: “Viết văn đối với tôi là một việc cao quý mà gian khổ và đau khổ, lắm khi đầy đe dọa nữa.”
Mất đúng ngày đầu năm mới 1.1.2004.
HẾT ĐỢT I – KỲ TỚI BỔ SUNG ĐỢT II
0 nhận xét:
Đăng nhận xét