841 – Đặng Thị Xơ
NGƯỜI VỢ 7 NGÀY
Công chức về hưu sinh khoảng 1952 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2011).
Năm 20 tuổi lấy chồng là một sinh viên năm thứ ba ĐH Xây Dựng Hà Nội được gọi nhập ngũ trong đợt tổng động viên khẩn cấp năm 1972 huy động khoảng hơn 20.000 sinh viên thủ đô cấp tốc vào phục vụ chiến trường Quảng Trị nóng bỏng.
Vì thế đôi vợ chồng trẻ chỉ sống với nhau được một tuần lễ thì người chồng sinh viên phải lên đường vào chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972.
Trên chiến trường khốc liệt này, người lính thư sinh của thế hệ “những chàng trai binh nhì” linh cảm thấy cái chết gần kề khó tránh khỏi nên đã viết thư về dặn ngườøi vợ mới cưới rằng nếu mình có mệnh hệ gì thì “Em hãy gạt nước mắt cho đời được trẻ lâu. Nếu có điều kiện, hãy đi bước nữa. Và hãy nhớ đến anh để hồn anh được bay cao ôm ấp hạnh phúc mới của em.”
Và quả đúng như lời tiên tri, người chồng đã sớm bỏ mình trên trận địa máu lửa dữ dằn vào loại bậc nhất cuộc chiến, thành một trong trên 10.000 liệt sĩ binh nhì thanh niên mầm non trí thức của Hà Nội.
Chỉ có điều người vợ ngắn ngủi kia không nghe không làm theo lời anh nhắn nhủ mà vẫn ở vậy 40 năm thờ chồng để cho hồn anh được trọn vẹn bay cao.
842 - Lại Anh Tuấn
KHI NGƯỜI CÂM ĐI LẠC
Nông dân sinh 1972 tại Tây Ninh. Sống ở Tây Ninh (2009).
Cha mẹ sống trong vùng chiến khu Tây Ninh nên bị dính CĐDC, sinh ra con trai câm điếc từ nhỏ.
Còn nhỏ lại bệnh tật ngờ nghệch nên một ngày nọ bị kẻ xấu dụ theo mình lưu lạc xuống tận Đồng Tháp Mười một thân một mình bơ vơ đói khát. Cuối cùng được một gia đình nọ thương tình cưu mang.
Cha mẹ nuôi muốn giúp đỡ con nuôi tìm lại gia đình song đành chịu vì không hiểu người câm “nói” gì! Đành cho đi chăn vịt sống qua ngày.
Bà mẹ bỏ hàng chục năm lặn lội khắp nơi tìm con không ra.
May mà mãi đến năm 2009 nhờ chương trình tìm người thân của VTV đưa xuống tận Đồng Tháp mới thấy lại mặt con, khi đó con (câm) đã gần 40 tuổi chỉ còn biết mếu máo ú ớ nhìn mẹ òa khóc mà thôi.
843 - Lâm Văn Phát
ĐẢO CHÁNH CHẾ ĐỘ CŨ VẪN ĐI CẢI TẠO
Thiếu tướng VNCH sinh 1927 tại Cần Thơ – Mất 1998 ở Mỹ (72 tuổi).
Thuộc gia đình đại địa chủ nhưng giác ngộ cách mạng sớm có tư tưởng tiến bộ bậc nhất miền tây Nam bộ từ người cha là nhà giáo hiệu trưởûng trường Pháp Taberd Cần Thơ (nay là trường Châu Văn Liêm) nhưng lại là đảng viên cộng sản chống Pháp, thầy của các tên tuổi cộng sản Nam bộ sau này Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Hưởng. Và người chị đầu vừa nhan sắc vừa trí thức (tốt nghiệp tú tài Tây) tham gia hoạt động tình báo từ thời trẻ.
Vì thế bản thân mình lúc trẻ từng có thời gian được chị dẫn dắt theo cộng sản. Tuy nhiên thời cuộc xoay chuyển hướng cuộc đời theo con đường khác: Năm 1946 bị Pháp bắt đi lính liền đào nhiệm bỏ vào chiến khu chống Pháp; năm 1948 về Cần Thơ ở với chị hoạt động thân Cộng được một thời gian thì chị bị lộ bỏ trốn còn mình bị bắt may được người quen bảo lãnh cho thoát tội đưa qua Pháp học lớp sĩ quan thiết giáp.
Năm 1949 về nước mất liên lạc nên chấp nhận ở lại trong quân đội Pháp rồi 1954 chuyển vào Nam phục vụ chế độ Ngô Đình Diệm trong khi cha và chị tập kết ra Bắc (cha qua đời tại đây).
Nhưng bản thân dù xuất thân sĩ quan Pháp cộm cán vẫn không được chế độ miền Nam tin dùng do quá khứ có liên quan cộng sản. Vì vậy sinh bất mãn liên tục tham gia 4 cuộc đảo chính nhằm lật đổ các chế độ quân nhân cầm quyền ở Sài Gòn thời này.
Đầu tiên năm 1963 theo tướng Dương Văn Minh lật đổ chế độ Diệm. Tiếp đó đầu năm 1964 lại theo tướng Nguyễn Khánh đảo chính Dương Văn Minh nên được phong chức tư lệnh quân đoàn rồi ra làm bộ trưởng chính phủ Nguyễn Khánh. Cuối năm 1964 lại theo tướng Dương Văn Đức âm mưu đảo chính Nguyễn Khánh bất thành. Qua năm 1965 theo Phạm Ngọc Thảo (đại tá cộng sản nằm vùng, em cố bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nhân vật chính Nguyễn Thành Luân trong thiên truyện “Ván bài lật ngửa” của nhà văn chính trị Trần Bạch Đằng) giật dây đã đứng ra tổ chức đảo chính Nguyễn Khánh lần nữa. Lần này tuy đánh đổ được Nguyễn Khánh nhưng bị nhóm “tướng trẻ” Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ cướp quyền và bắt đưa ra tòa tước quân hàm buộc xuất ngũ (riêng PN Thảo bỏ trốn rồi bị ám sát chết).
Đến trước 30.4.75 được “tổng thống một ngày” Dương Văn Minh gọi ra giao chức tư lệnh biệt khu thủ đô Sài Gòn vừa nhận nhiệm vụ thì được lệnh… đầu hàng! Trước đó đã được bà chị thiếu tá quân báo cộng sản (năm 1962 bí mật trở lại miền Nam hoạt động binh vận) vận động nên có thể cũng vì thế mà sẵn sàng thi hành lệnh “bàn giao” cho cộng sản bất chấp phản đối của thuộc cấp (đại tá tư lệnh phó đòi đánh không được đã rút súng tự sát). Cũng không lên máy bay trực thăng chờ sẵn để di tản vì “Tôi có chí hướng của tôi”.
Không biết “chí hướng” đó rõ ràng thế nào song sau đó phải trả giá bằng hơn 10 năm đi cải tạo dù có bà chị cách mạng sau này được phong Anh hùng, trở thành nhân vật tiểu thuyết và phim truyện tôn vinh là “người đẹp Tây Đô” đánh Pháp đánh Mỹ chiến công lẫy lừng (mất 2010 thọ 93 tuổi)!
Sau khi được tự do đi H.O qua Mỹ và qua đời trên đất khách quê người.
844 - Lê Cung Bắc
GIỮA 2 BỜ GIỚI TUYẾN
Đạo diễn điện ảnh tên thật Lê Hữu Ty sinh 1947 tại Quảng Trị. Sống ở TPHCM (2011).
Sinh ra và lớn lên ngay bên dòng sông Thạch Hãn chia đôi bờ Bắc – Nam cũng là biểu tượng chia đôi gia đình anh em cùng cha khác mẹ nửa tập kết ra Bắc nửa ở lại làm quan chức miền Nam.
Từ cấp 3 trung học vào Huế học trường Quốc Học, sau đó lên Đà Lạt học đại học tốt nghiệp cử nhân chính trị kinh doanh. Trong thời gian này phát huy năng khiếu bẩm sinh đóng kịch rất nghề trong ban kịch “Thụ Nhân” của ĐH Đà Lạt.
Năm 1971 xuống Sài Gòn tham gia làm báo trong đó có tờ Sóng Thần của Chu Tử theo khuynh hướng chống Cộng cực đoan đồng thời được mời đóng kịch trên đài truyền hình Sài Gòn. Được chế độ Sài Gòn ưu ái cho đi theo đoàn đại biểu dự liên hoan, hội thảo văn hóa giáo dục ở Pháp và Canada.
Rồi bị động viên đi lính trường bộ binh Thủ Đức. Ra trường chuyển về làm ở đơn vị hậu cứ đóng tại Thủ Đức.
Vì thế sau 1975 bị đi cải tạo 3 năm, trở về phải chạy lên Đồng Nai kiếm đất làm rẩy đại khái để tránh bị đi kinh tế mới. Nhưng không đi vượt biên vì nhận mình bản chất “thuộc dạng người sống với quá khứ và nặng tình hoài hương”.
May sao đến lúc đó anh em từ miền Bắc trở về (làm khá lớn) mới kịp làm hồ sơ chứng nhận thuộc “gia đình cách mạng” tạo điều kiện cho trở lại TPHCM năm 1981 đượïc bạn bè cũ đưa đi đóng phim. Bắt đầu từ đó nổi lên là một diễn viên có trình độ trí thức nghiêm túc, diễn xuất có chiều sâu, nổi nhất là vai diễn trong phim “Con thú tật nguyền”.
Từ đó qua kinh nghiệm diễn xuất và tự học phát triển lên làm đạo diễn với bộ phim đầu tay “Nhịp đập trái tim” năm 1994. Tiếp theo là một loạt phim điện ảnh (“Dòng đời”, “Cõi tình”, “Dấu ấn của quỷ”…) lẫn truyền hình được đánh giá cao (“Người đẹp Tây đô”, “Không thể rẽ trái”, “Vó ngựa trời Nam”)…
Là nghệ sĩ - sĩ quan Ngụy hiếm có (duy nhất?) được chế độ mới phong Nghệ sĩ Ưu tú.
845 – Lê Dân
TỪ PHIM XÃ HỘI ĐẾN PHIM CỘNG SẢN
Đạo diễn điện ảnh tên thật Lê Hữu Phước sinh 1928 tại Tây Ninh. Sống ở TPHCM (2011).
Năm 1946 đi du học Pháp trở về Sài Gòn bắt đầu làm phim truyện đầu tay nổi tiếng “Hồi chuông Thiên Mụ” năm 1957 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của nữ diễn viên Kiều Chinh sau này được xem là ngôi sao điện ảnh trình độ nhất miền Nam (hiện vẫn còn hoạt động điện ảnh ở Mỹ).
Sau đó là một loạt tác phẩm điện ảnh khác khá thành công điển hình là “Loan mắt nhung” (phỏng theo tiểu thuyết của Duyên Anh), “Xóm tôi”, “Sau giờ giờ giới nghiêm”… Hầu hết đều tập trung vào mảnh đề tài xã hội miền Nam thời chiến tranh phát sinh nhiều tệ nạn.
Đáng ngạc nhiên sau 1975 là đạo diễn hiếm hoi chế độ cũ được chế độ mới tin dùng tiếp tục thực hiện nhiều bộ phim truyện nhựa khác nhiều hơn cả… đạo diễn cách mạng chính cống! Như các phim tiếp tục đề tài xã hội dưới cái nhìn lạc quan của chế độ mới “Trang giấy mới”, “Cánh đồng mơ ước” “Con mèo nhung”, “Pho tượng”, “Xương rồng đen”…
Đặc biệt một số phim khắc họa hình tượng chiến sĩ cộng sản anh hùng như “Người con gái đất đỏ” (cuộc đời liệt sĩ Võ Thị Sáu), bộ phim truyền hình “Ông Cố vấn” (theo truyện tình báo cộng sản của Hữu Ma). Và gần đây nhất năm 2010 là “Những bức thư từ Sơn Mỹ” lấy cảm hứng từ vụ lính Mỹ thảm sát ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi) có dự Liên hoan phim Cannes tại Pháp.
Thì ra đạo diễn thời học ở Pháp từng gia nhập Đảng Cộng sản Pháp nên 1952 bị trục xuất về nước, sau đó có bị bắt ở tù vì tội thân Cộng!
846– Lê Đình Chiến
TRẢ NGHĨA ĐỒNG ĐỘI RỪNG SÁT
Quản trang sinh 1948 tại Trà Vinh. Sống ở TPHCM (2007).
Năm mới 16 tuổi đã đi du kích đánh Mỹ ở quê nhà Trà Vinh.
Năm 1966 chuyển về làm lính đặc công thủy Đoàn 10 chuyên đánh giặc trên sông Lòng Tàu trong đặc khu Rừng Sát thuộc huyện Cần Giờ TPHCM ngày nay.
Sau 75 còn làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh cho chiến trường Campuchia. Đến 1978 mới xuất ngũ thiếu úy thương binh 4/4 về quê Trà Vinh lập gia đình, được cấp đất cấp nhà ổn định cuộc sống.
Nhưng khi đời sống đã tạm ổn vẫn thấy lòng day dứt không yên khi nhớ về bao đồng đội cũ đã bỏ mình mất xác không biết nơi đâu, cả gia đình thân nhân cũng bặt tin. Nhớ lại hồi đó anh em thường dặn nhau, hứa với nhau rằng sau này ai còn sống có bổn phận phải lo cho người đã chết.
Vì thế năm 1989 bỏ lại tất cả cơ nghiệp xây dựng dắt díu vợ con về lại chiến trường cũ Rừng Sát xin vào làm quản trang nghĩa trang Rừng Sát mới thành lập còn tiêu điều xơ xác.
Từ đó suốt ngày chăm lo cho từng ngôi mộ đồng đội, còn đi khắp nơi tìm kiếm hài cốt đưa về nghĩa trang nâng số mộ từ 800 lên hơn 1.000 mộ trong đó gần đủ 810 mộ liệt sĩ Rừng Sát bạn mình ngày nào. Lương quản trang không đủ sống khiến các con sau giờ học phải ra biển cào nghêu đem bán kiếm thêm tiền lo việc học hành.
Dù vậy vẫn miệt mài bên cạnh các ngôi mộ thân quen săn sóc “trò chuyện” hàng ngày tuy còn 5 vết thương trong người trái gió trở trời luôn gây đau nhức toàn thân: “Nghĩa tử là nghĩa tận đây là việc phải làm vì mình may mắn hơn anh em được hưởng cuộc sống hòa bình…”
Càng về già càng ráng làm chăm lo mộ phần không ngơi tay vì sợ không còn sống được bao lâu nữa!
847 - Lê Hoàng Hoa
LÀM PHIM ĂN KHÁCH CẢ 2 CHẾ ĐỘ
Đạo diễn điện ảnh tên thật Đoàn Lê Hoa sinh 1933 tại Nha Trang. Sống ở Ba Lan (2011).
Lớn lên ra Huế học trường Khải Định rồi được học bổng đi Mỹ học đạo diễn điện ảnh 7 năm nắm vững bí quyết làm phim thành công hiện đại 30% nghệ thuật + 70% thị trường.
Từ đó về Sài Gòn nhanh chóng trở thành tác giả nhiều bộ phim rất ăn khách (nhờ pha thể loại trinh thám, hành động, kinh dị) trước 75 ở miền Nam như “11 giờ 30 phút”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Điệu ru nước mắt”, “Chân trời tím”, “Con ma nhà họ Hứa”, “Gác chuông nhà thờ”, Bẫy ngầm”…
Sau 1975 cùng vợ một nữ ca sĩ và 2 con vượt biên nhưng nửa chừng vợ con mất tích trên biển còn mình bị bắt giam hơn 9 tháng.
Khi được thả ra may mắn được một quan chức chế độ là nhà văn Trần Bạch Đằng mở đường mời thực hiện bộ phim truyền hình “Ván bài lật ngửa” phỏng theo tiểu thuyết của ông (cùng lúc bảo lãnh cho diễn viên Nguyễn Chánh Tính cũng đang ở tù vượt biên về đóng vai chính phim này). Làm trong 5 năm hoàn thành 8 tập phim được đông đảo khán giả theo dõi khen ngợi.
Nhờ đó vượt qua được cuộc khủng hoảng tinh thần nỗi đau mất mát gia đình ruột thịt. Cũng vì thế lấy nghệ danh mới Khôi Nguyên ghép tên lưu niệm 2 đứa con xem như đã vùi thây trên biển cả.
Tiếp đó làm đạo diễn một loạt phim ăn khách khác gồm “Lệnh truy nã”, “Cao nguyên F-101”, “Xác chết trên cao nguyên”, “Aùn mạng trong ốùng kính”…
Rồi lấy vợ mới nhỏ hơn… 30 tuổi (có tiếng đào hoa, người vợ trước cũng nhỏ hơn 20 tuổi!).
Năm 1995 qua định cư ở Ba Lan theo nhà vợ vì muốn lo cho con gái duy nhất còn lại.
Năm 2007 con đã trưởng thành mới quay về nước ấp ủ dự định mở hãng phim bởi đi xa vẫn nhớ nghề nhớ quê hương sự nghiệp một đời thành đạt hiếm có giữa cơn biến động lịch sử vùi dập bao con người trong đó có vợ con mình: “Tôi hài lòng cả 2 giai đoạn làm phim trước và sau 75. Tôi rất hạnh phúc được khán giả mến mộ mặc dù tôi chẳng giỏi gì về chính trị hay về cái gì khác… Tôi cũng rất hạnh phục được chứng kiến cả 2 giai đoạn lịch sử. Tôi được sống cả 2 giai đoạn và được quần chúng thương mến, đó là cái mà tôi xem quý hơn tất cả các giải thưởng điện ảnh.”
848 - Lê Hồng Sơn
LÀM THỢ MỘC BẰNG… CHÂN!
Lao động sinh tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2010).
Chịu di chứng CĐDC từ bố bộ đội đánh Mỹ ở miền Nam nên từ khi sinh ra đã bị liệt 2 tay, còn 2 chân đi được nhưng khỏng kheo với 2 bàn chân to bè ra dính các ngón vào nhau như màng chân vịt.
Nhưng vẫn không nản lòng, cố gắng học hành đàng hoàng rồi lớn lên ra thành phố học nghề thợ mộc. Do 2 tay xem như vô dụng nên tập luyện sử dụng 2 chân thay thế có thể làm đượïc bất cứ việc gì mà người khác làm bằng 2 tay, đã vậy đây lại là những việc khó trong nghề mộc như cưa, bào, khoét lỗ, đóng mộng, đóng đinh…
Sau khi thành nghề rồi quay về làng nghèo xã Phú Gia làm nghề, mở cơ sở sản xuất đồ gỗ riêng sống được. Lấy vợ sinh con bình thường.
Không chỉ thế, còn mở lớp dạy nghề miễn phí giúp kiếm công ăn việc làm cho những nạn nhân CĐDC đồng cảnh ngộ như mình. Với chí hướng rành rẽ: “Mình sống không phải chỉ để cho riêng mình mà phải biết chia sẻ với ngườøi khác, những người cùng có số phận không may như mình.”
849 – Lê Hồng Thủy
KỲ TÍCH NGƯỜI MÙ
Dịch giả sinh năm 1929 tại Nghệ Tĩnh. Sống ở Hà Nội (2009).
Năm 1964 vào miền Nam chiến đấu. Tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 rồi chuyển qua công tác quân báo.
Năm 1969 trong một trận chống càn ở Củ Chi (Sài Gòn) bị thương mù cả 2 mắt. Được chuyển về Bắc chữa trị rồi xuất ngũ thương binh mù.
Trở về đời thường không cam chịu sống đời vô vị nên đã kiên trì tập đọc chữ nổi Braille dành cho người mù (đọc bằng cách sờ lên mặt chữ). Trước hết là chữ Braille tiếng Việt rồi nhờ có sẵn kiến thức ngoại ngữ mới chuyển qua học chữ Braille tiếng Pháp và tiếng Anh.
Không chỉ tập đọc, viết chữ nổi mà còn tập đánh máy chữ Braille nữa. Tất cả nhằm thực hiện ý định dịch sách từ chữ Braille Anh, Pháp qua chữ Braille tiếng Việt nhằm quảng bá kiến thức cho những người đồng cảnh ngộ mùa lòa như mình. Đòi hỏi nỗ lực quá lớn đối với một thương binh tàn tật đã khá lớn tuổi với trong người còn vết thương chiến tranh, cần rất nhiều ý chí, nỗ lực cần cù, chịu đựng, nhẫn nại, tỉ mỉ …
Cuối cùng tác phẩm dịch từ chữ nổi tiếng Pháp ra chữ nổi tiếng Việt đầu tiên hoàn thành dày 300 trang sau ròng rã 4 tháng trời “đánh vật” với chiếc máy chữ Braille mỗi ngày 12-14 tiếng đồng hồ.
Cứ thế tiếp tục dịch hàng ngàn trang sách chữ nổi tiếng Anh, Pháp. Bên cạnh đó còn chép lại hơn 50 cuốân sách giáo khoa cấp 1-2, sách truyện cổ tích – danh nhân VN ra chữ nổi để phổ biến trong giới người mù trình độ thấp.
Không chỉ thế, từ kinh nghiệm làm việc của riêng mình còn góp ý cải tiến hệ thống chữ nổi và bảng viết chữ nổi tiếng Việt.
Từ năm 2000 còn lên kế hoạch làm Tủ sách “Người mù đó đây” với chỉ tiêu tự đặt cho mình là mỗi tháng dịch và đánh máy xong một tập sách chữ nổi tiếng Việt cỡ 80-100 trang phổ biến kiến thức đại chúng cho người mù.
850 - Lê Huỳnh
NGƯỜI CHA ĐỘC THÂN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT
Cán bộ về hưu tên thật Huỳnh Văn Cam sinh 1940 tại Bến Tre. Sống ở Bến Tre (2011).
Xuất thân con nhà nghèo mồ côi được bạn của cha giúp đỡ nuôi ăn học. Lớn lên làm nghề dạy học ở Bến Tre được 3 năm rồi thoát ly đi kháng chiến năm 1960 vào chiến khu Giồng Trôm.
Làm văn công viết tuồng cải lương lấy nghệ danh Lê Huỳnh ghép họ nội và họ người mình xem như cha nuôi. Năm 1970 bị bom ném trúng hầm làm chấn thương cột sống may mà sống sót.
Sau chiến tranh ra quân thương binh 3/4, mất sức lao động 45% chuyển qua làm cán bộ chính quyền. Năm 1987 làm Phó chủ tịch Bến Tre, qua năm 1996 lên chủ tịch tỉnh đến năm 2000 về hưu.
Từ khi còn tại chức đến cả sau khi về hưu luôn tập trung chăm lo cho trẻ em khuyết tật, bệnh hoạn trong tỉnh (một số là nạn nhân CĐDC)ø thông qua vận động các tổ chức nhân đạo quốc tế đặc biệt nhiều nhất là từ Nhật Bản. Giúp xây bệnh viện, mở phòng khám bệnh miễn phí, mở trường nuôi dạy trẻ, tổ chức phẫu thuật hở môi – hàm ếch và mổ tim cho trẻ em nghèo, cấp học bổng... Thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và người tàn tật Bến Tre năm 2003.
Do những đóng góp đó năm 2002 được Nhật trao tặng giải thưởng Kazuo Itoga vì sự nghiệp cống hiến cho trẻ thơ bất hạnh, tàn tật. Được viết sách và dựng phim chân dung tại Nhật.
Bản thân vì hậu quả trận bom năm xưa nên mắc bệnh cột sống lẫn bệnh tim kéo dài hơn 40 năm. Vì thế không dám lấy vợ, trở thành ông già độc thân không vợ con nhưng đi đâu gặp trẻ em khuyết tật Bến Tre đều trìu mến gọi “Ba Năm”!
Xem như là phần thưởng an ủi một đời người tận hiến cho hạnh phúc trẻ thơ bất hạnh: “Đó không phải chỉ là trách nhiệm của tôi đối với xã hội mà qua đó tôi còn tìm thấy niềm vui và học hỏi được nhiều điều từ người tàn tật và trẻ em mồ côi như ý chí vươn lên, tinh thần lạc quan yêu đời…”
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét