NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
901, 902 - Bé Ký & Hồ Thành Đức
TÌNH THƯƠNG CHO TRẺ MỒ CÔI
Vợ chồng họa sĩ Việt kiều Mỹ: Vợ sinh 1938 tại miền Bắc; chồng sinh 1940 tại Đà Nẵng. Sống ở Mỹ (2011).
Lấy nhau năm 1964, cả 2 là họa sĩ nổi tiếng miền Nam trước 1975.
Vợ chuyên vẽ lụa với phong cách ký họa đơn giản nhưng độc đáo đầy tính dân tộc bán thị trường rất đắt khách. Chồng chuyên sơn dầu mang phong cách hội họa Tây phương hiện đại.
Sau 1975 không chấp nhận tiếp tục vẽ theo yêu cầu của chế độ: “Tôi không thể vẽ theo lối đó vì như thế là không trung thực… Chúng tôi có thể làm mọi thứ để mà sống còn nhưng khi vẽ tranh thì chúng tôi cần thể hiện cảm nghĩ của riêng mình.” (Bé Ký).
Bởi vậy năm 1977 vượt biên bị bắt, chồng nằm tù 2 năm còn vợ được cho về nhà nuôi con (4 con).
Sau khi chồng ra tù cả 2 vẫn kiên quyết không cầm cọ vẽ nữa, tìm cách khác kiếm sống qua ngày.
Đến năm 1989 mới được bảo lãnh theo diện ODP đi Mỹ.
Trên đất Mỹ 2 vợ chồng bắt đầu vẽ lại, triển lãm nhiều ở Mỹ lẫn các nước ngoài như Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, An Độ…
Vợ vẫn vẽ về đề tài con người, đất nước quê hương mộc mạc: “Vì thời thế tôi phải giã từ nơi chốn thân yêu nên lòng tôi vẫn luôn nhớ quê hương. Từ trước tới nay tôi vẫn vẽ tất cả hình ảnh mang bóng dáng sinh hoạt quê hương…”
Riêng chồng bây giờ còn vẽ nhiều về thân phận trẻ mồ côi trong chiến tranh như chính cảnh ngộ cả 2 vợ chồng từ thủa nhỏ.
Cũng vì thế thường xuyên góp tranh góp tiền tặng các quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo, khuyết tật. Từ đóng góp đó năm 2010 cả 2 được một tổ chức từ thiện vì trẻ em ở Mỹ trao tặng Giải thưởng “Cảm thông” cống hiến cho sự nghiệp săn sóc trẻ thơ bất hạnh.
903 – “Chà Và” Hương
TRÙM DU ĐÃNG THÀNH VÕ SƯ
Võ sư võ dân tộc tên thật Ngô Văn Hương sinh 1940 tại Long An. Sống ở TPHCM (2011).
Trước 1975 là trùm du đãng Sài Gòn cùng thời với những Đại “Cathay”, Tín Mã Nàm, Sơn “Đảo”, Minh “Cầu Muối” từng tiếng tăm lừng lẫy một cõi. Biệt danh “Chà Và” Hương do lai Aán Độ, có ngón tuyệt chiêu là đòn đánh cùi chỏ chết người.
Lấy vợ người Huế gốc hoàng tộc nên gia đình vợ không bằng lòng. Vì vậy trước 30.4.1975 nhân tình hình lộn xộn gia đình vợ đã ép người vợ di tản đi Mỹ một mình. Sau đó cắt đứt liên lạc luôn giữa đôi bên, nói với chồng là vợ mất tích và nói với vợ là chồng đã chết.
Còn lại một mình sau 75 trong tình hình chế độ mới bài trừ tệ nạn xã hội nên đành tìm cách trốn tránh, rút lui quay về nhà mẹ ở Hóc Môn mở lớp dạy võ. Một thời gian sau chuyển qua Củ Chi làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, nghề học được từ hồi luyện võ.
Bây giờ đã toàn tâm toàn ý quyết tâm rời bỏ chốn giang hồ mưa máu gió tanh trở về làm người lương thiện nên khi băng nhóm tội phạm Năm Cam biết danh mời gia nhập làm ăn đã thẳng thắn từ chối.
Khi Liên đoàn Võ Cổ truyền VN được thành lập đã được mời nhận chức võ sư cố vấn.
Bất ngờ năm 2005 mới biết được sự thật về cuộc chia tay với vợ ngày xưa liền tìm cách liên lạc. Và năm 2005 đôi vợ chồng cũ đã được trùng phùng khi cả 2 đều đã gần thất thập cổ lai hy.
904 – Dương Thiệu Tước
VĨNH BIỆT “NGỌC LAN”
Nhạc sĩ sinh 1915 tại Hà Đông – Mất 1995 ở TPHCM (81 tuổi).
Thuộc dòng dõi danh gia văn nghệ đất Bắc từ 2 nhà thơ cổ điển Dương Khuê, Dương Lâm đến Dương Quảng Hàm, Dương Tường, Dương Thiệu Tống, Dương Thu Hương, Dương Thụ sau này…
Có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, học cả đàn nguyệt, đàn tranh lẫn đàn dương cầm, ghitar, ghitar hawai. Từ đó đã sớm nổi danh từ những ca khúc vang vọng âm hưởng dân tộc theo ý hướng kết hợp âm nhạc cổ truyền với tân nhạc phương Tây như “Tiếng xưa”, “Chiều”, “Thuyền mơ”…
Năm mới 19 tuổi đã lấy vợ con nhà quyền quý, sinh 3 trai 2 gái.
Nhưng năm 1951 mới gặp mối tình “sét đánh” Minh Trang tại Hà Nội để đến 1954 di cư vào Nam lấy làm người vợ thứ hai hợp thành một đôi uyên ương văn nghệ tài danh một thời.
Đây là một mối tình gần như “tiền định’ bởi trước khi gặp nhau, nhạc sĩ từng làm nên bài “Đêm tàn Bến Ngự” 100% chất Huế trong khi Minh Trang lại xuất thân con nhà quý tộc đất thần kinh. Đã có một đời chồng cũng dòng hoàng tộc nhà giáo địa vị cao quý xứ cố đô, sinh được 2 con. Sau khi chồng mất mới vào Sài Gòn trở thành ca sĩ Minh Trang vang danh miền Nam sánh ngang hàng với 2 “Minh” khác ở 2 miền lúc đó là Minh Đỗ (miền Bắc) và Minh Diệu (miền Trung).
Từ mối tình định mệnh đó đã khai sinh ra 2 bài hát để đời nữa là “Ngọc Lan” (ám chỉ tên thật của vợ là Ngọc Trâm, nghệ danh Minh Trang là ghép tên 2 con đời chồng quá cố) và “Bóng chiều xưa”.
Vợ chồng DT Tước - Minh Trang sinh được 1 trai 4 gái, chồng đàn vợ hát đài phát thanh (đến đầu thập niên 60 vợ nghỉ hát do mắc bệnh suyễn). Con gái Quỳnh Dao đời chồng trước của vợ lớn lên hợp cùng 3 em gái đời chồng sau thành một ban tứ ca nữ rất trình độ, duyên dáng được khán giả yêu thích thời này.
Đến 30.4.1975 vì có người con trai duy nhất sĩ quan VNCH đã bị bắt làm tù binh ở Chu Lai (Quảng Nam) nên 2 vợ chồng phải ở lại chờ tin con.
Sau đó chồng bị cho nghỉ việc đài phát thanh khiến cả nhà lâm vào cảnh khốn khó như bao gia đình “Ngụy quyền” khác thời này chạy ăn từng ngày, bán đồ đạc trong nhà để đong gạo, hết đồ bán thì ra ngồi chợ trời.
Năm 1978 con trai (chịu chế độ tù binh chứ không phải chế độ cải tạo) được thả về. Khi đó vợ mới quyết tâm đưa con đi vượt biên nhưng chồng lại không muốn đi. Năm 1979 vợ cùng các con – cả 2 con đời trước – vượt biên đến Thái Lan sau đó nhập cư Mỹ.
Bản thân ở lại một mình, may mà được 2 con đời vợ trước vẫn lui tới chăm sóc (bà vợ trước cũng vào Nam từ 1954 vẫn ở vậy nay cũng qua Đức sống với con trai).
Năm 1980 có thêm mối tình an ủi cuối đời với một cô học trò trường nhạc, thêm được một con trai nữa.
Còn người tình Ngọc Lan thì mãi đến 15 năm sau khi tác giả của nó mất mới qua đời trên đất khách quê người mà không còn thấy đâu “dòng suối tơ vương mắt thu hồ dịu ánh vàng… nhành liễu nghiêng nghiêng tà mây cánh phong nắng thơm ngoài sân…”
905 - Đan Thọ
CHIẾC KÈN LƯU VONG
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đan Đình Thọ sinh 1924 tại Nam Định. Sống ở Mỹ (2011).
Di cư 1954 vào Nam trở thành nhạc sĩ có tiếng với ca khúc được nhớ nhiều “Tình quê hương” (phổ thơ Phan Lạc Tuyên), “Chiều tím” bên cạnh khá nhiều bài hát nhớ Hà Nội như “Vọng cố đô”, “Bóng quê xưa”, “Xa quê hương”…
Với 2 nhạc cụ ruột vĩ cầm và kèn saxophone mang từ Hà Nội vào đã chơi nhạc tại đài phát thanh và phòng trà. Là người đầu tiên biểu diễn saxophone ở các nhà hàng, vũ trường Sài Gòn.
Sau 75 vẫn ở lại TPHCM, gặp lại bạn cũ nhà thơ Phan Lạc Tuyên từ miền Bắc vào.
Đến năm 1985 mới đi Mỹ, không quên đem theo 2 bạn tri âm violon và saxophone.
Trên quê người trở lại chơi nhạc ở California. Đến năm 1994 tổ chức buổi diễn cuối cùng chia tay bạn bè và người đồng điệu để chuyển về sống ở TP New Orleans thuộc bang Lousiana gần con cái.
Năm 2005 xảy ra trận bão dữ Katrina càn quét New Orleans khiến cả 2 vợ chồng phải chạy nạn. Trong cơn bão cả 2 nhạc cụ thiết thân – đàn vĩ cầm và kèn saxophone – không may bị… rơi xuống nước bị sóng nước cuốn đi. Cây saxophone trôi mất dạng, còn cây vĩ cầm may vớt lên được song về sau không chữa được, âm thanh kéo lên vẫn rè không ra tiếng!
Cuối cùng đành treo cây vĩ cầm lên tường phòng ngắm cho đỡ nhớ xem như một kỷ vật lịch sử 2 lần tha hương may mà còn sống sót như chính chủ nhân nó.
906 – Đinh Cường
HỘI HỌA CỨU RỖI
Họa sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đinh Văn Cường sinh 1939 tại Bình Dương. Sống ở Mỹ (2011).
Tự xem là một “người con của Huế” tuy sinh ở miền Nam nhưng ông nội người Nam bộ từng ra làm việc ở Huế thời nhà Nguyễn lấy vợ Huế. Vì vậy năm 1959 đã ra Huế học trường Cao đẳng Mỹ thuật rồi ở lại Huế dạy vẽ và lấy vợ Huế.
Tại đây gia nhập nhóm văn nghệ sĩ Huế nổi tiếng thời này gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Trịnh Cung, Lê Thành Nhơn, Đỗ Long Vân… Bản thân trở thành họa sĩ tiếng tăm (sơn dầu) nhiều lần triển lãm trong nước và quốc tế, đoạt giải thưởng quốc gia.
Sau trận chiến Mậu Thân 1968 ở Huế, nhóm này xem như tan rã khi HP Ngọc Tường ly khai vào chiến khu theo cộng sản, Ngô Kha bị mật vụ Huế thủ tiêu, Trịnh Công Sơn bỏ vào Sài Gòn. Nhưng bản thân vẫn ở lại gắn bó với Huế chứng kiến những biến cố lịch sử tang thương của Huế từ Mậu Thân 68 đến Mùa hè đỏ lửa 1972 lẫn làn sóng chạy nạn vào Đà Nẵng tháng 3.1975.
Và sau 30.4.1975 lại có dịp chứng kiến sự xuất hiện của chế độ mới – chế độ cộng sản kiểu sơ khai mang danh Cách mạng – trên đất cố đô.
Tuy bạn thân HP Ngọc Tường trở về song mình vẫn bị chế độ mới nghi kỵ – cũng như Trịnh Công Sơn – bắt “kiểm điểm” tội “hợp tác với chế độ Ngụy” và đưa đi tham gia lao động sản xuất để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng cũng nhờ vậy cùng TC Sơn quen biết với giới văn nghệ sĩ trí thức tiến bộ miền Bắc đồng cảm như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán, Thái Bá Vân, Hoàng Ngọc Hiến…
Vài năm sau đưa gia đình vào TPHCM – cũng là lúc Trịnh Công Sơn “trốn” vào đây - bản thân làm báo Tin Sáng phụ trách khâu trình bày, còn vợ nguyên cô giáo nay ngồi bán thuốc lá lề đường nuôi con ăn học.
Tuy nhiên cuộc sống chưa khá được thì báo Tin Sáng bị đóng cửa phải quay qua làm đủ thứ nghề tạm bợ đại khái để kiếm sống. Nhưng vẫn cố gắng không bỏ cọ vẽ: “Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Có những lúc gần như tuyệt vọng nhưng tôi vẫn tiếp tục vẽ…”
Năm 1989 mới cùng gia đình đi Mỹ định cư.
Bấy giờ mới có nhiều thời gian, điều kiện tiếp tục sự nghiệp hội họa, vẽ nhiều, triển lãm nhiều vẫn hướng về mảng đề tài quen thuộc người phụ nữ Huế trang nhã trên nền phong cảnh lãng mạn sương mù gió sớm Huế.
May mắn thay bao nhiêu gió bụi cuộc đời trần ai khổ ải, bao nhiêu cảnh vật đổi sao dời, bao nhiêu người qua đây rồi bỏ đi mất hút vẫn không làm mờ phai đi bản chất người nghệ sĩ trầm lặng giàu nội tâm luôn gắn bó thiết tha với Huế với quê hương, bạn bè. Dù phải trải qua, trả giá cho một phần đời mất mát.
Kỷ niệm quê hương bạn bè đậm đà thúc giục thường xuyên về nước. Về TPHCM, ra Huế thăm bạn bè, triển lãm (thêm mảng chân dung Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn) như một lời cảm ơn cuộc đời cho mình ân sủng còn được “tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm để thấy mình được cứu rỗi.”
Đó cũng là con đường cứu vớt dành cho người nghệ sĩ & nhân chứng thời đại – một nhân chứng thầm lặng sống qua cả thời chiến tranh đến hòa bình, cả 2 chế độ từ bao cấp đến bắt đầu Đổi Mới - tồn tại bằng cách tự mình tìm kiếm một cách cân bằng giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai, giữa thực tế và mộng mơ, giữa cuộc đời và ảo tưởng… Tất cả dựa trên niềm tin vào tình người – bắt đầu từ bản thân biết cảm thông, bao dung tha thứ -- để tránh khỏi bị rơi vào vòng xoáy của chính trị lạnh lùng tàn nhẫn.
Như chiêm nghiệm của Paul Klee ứng vào chính bản thân mình: “Lạ lùng thay cho phần số tôi: Quân bình giữa cuộc đời này và một cõi đời khác, giữa ranh giới những gì đã qua và những cái nhãn tiền”.
907 – Đỗ Lễ
“SANG NGANG” BẾ TẮT
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đỗ Hữu Lễ sinh năm 1941 tại Hà Nội – Mất 1997 ở TPHCM (57 tuổi).
Di cư 1954 vào Nam trở thành nhạc sĩ có tiếng trong trào lưu nhạc tình ủy mị, được biết nhiều qua ca khúc não nùng “Sang ngang” sáng tác 1956.
Là một con người nhiều mâu thuẫn nội tâm, từng đi thi đoạt giải… Lực sĩ Đẹp năm 1965 song bản chất lại yếu đuối bi lụy dễ chán nản buông xuôi khi gặp nghịch cảnh. Như thất tình một nữ ca sĩ tài danh thời đó mới làm nên bài “Sang ngang”.
Sau đó lấy vợ cũng là một nữ ca sĩ, có 3 con. Bắt tay làm sô ca nhạc truyền hình ăn khách “Thời trang nhạc tuyển”.
Nhưng gặp biến cố 30.4 gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, vợ bỏ đi lấy chồng khác vượt viên qua Mỹ.
Còn một mình ở lại mở lớp dạy nhạc tại nhà đắp đổi sống qua ngày. Rồi lấy vợ mới.
Năm 1994 được anh trai bảo lãnh cả 2 vợ chồng đi Mỹ định cư tại Philadelphia.
Đột ngột năm 1997 một mình quay về nước thuê nhà trọ ở trong hẻm TPHCM rồi đang đêm… uống thuốc ngủ tự tử để lại 2 lá thư tuyệt mạng cho vợ và người bạn thân!
Một trường hợp nghệ sĩ tâm hồn quá nhạy cảm không chịu đựng nổi sức ép thực tế cuộc đời phũ phàng khi bị đẩy đến hoàn cảnh sống không mong đợi không thích nghi – kể cả đã qua Mỹ – về không được ở không xong.
908 – Hà Nguyên Thạch
“CHẠY QUANH ĐỜI”
Nhà thơ tên thật NguyễnVăn Đồng sinh 1942 tại Đà Nẵng. Sống ở Vũng Tàu (2011).
Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế môn văn ra đi dạy ở Quảng Ngãi.
Tại đây lấy vợ mở ra con đường hoạn lộ thênh thang thăng chức phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh. Song song làm thơ đã in một tập “Chân cầu sóng vỗ” được đánh giá cao.
Nhưng là tập thơ có một tựa đề mang tính chất định mệnh bởi đến 30.4.75 thuộc diện quan chức “Ngụy quyền” phải đi cải tạo đến 7 năm. Trở về thì vợ đã ôm con vượt biên cắt đứt luôn liên lạc. Đúng là chỉ mới đây thôi mà bao nhiêu nước đã chảy qua cầu!
Muốn vượt biên tìm vợ con thì không có tiền, có được cho đi cũng bất thành. Thế nên một thân một mình bơ vơ 2 bàn tay trắng đành bỏ vào TPHCM sống nhờ bạn bè.
Làm đủ thứ lao động chân tay phụ bán cà phê, bán bún bò, đi bỏ mối hàng lặt vặt… Suốt ngày đạp chiếc xe đạp ọp ẹp cọc cạch chạy loanh quanh thành phố hang cùng ngỏ hẹp, tối về ngủ ké nhà bạn bè, có khi ngủ lang vỉa hè cù bơ cù bất như dân bụi đời chính cống.
Từ đó tức cảnh sinh tình:
“Còn chén rượu sầu lòng chưa uống cạn
Nên làm thơ còn có nghĩa chờ say.
Khi say khướt sẽ quay cuồng hoài vọng
Chạy quanh đời nghe hồn nhẹ như mây…”
May sao cuối cùng trời cũng ngó lại khi lưu lạc xuống Vũng Tàu tìm được mối tình cưu mang từ đó nâng mình đứng dậy vượt qua khó khăn tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm cuộc đời. Được mời dạy đại học nghề ruột môn văn ngày nào sống cũng tạm ổn còn có dịp vui vầy với bạn bè qua thời cùng khổ…
909 – Hoài Linh
CHẾT ĐÚNG NGÀY 30.4
Nhạc sĩ tên thật Lê Văn Linh sinh 1925 tại miền Bắc – Mất 1995 ở TPHCM (71 tuổi).
Năm 1954 di cư vào Nam.
Trở thành nhạc sĩ tên tuổi trong làng nhạc tình ướt át – “nhạc sến” – với các ca khúc ăn khách ”Quán nửa khuya”, “Nỗi buồn gác trọ”… Có biệt tài đặt lời nhạc nên còn đặt lời cho nhiều bài hát khác của bạn bè.
Nhờ khả năng sáng tác nhạc nên được nhận vào đoàn văn nghệ cảnh sát quốc gia đóng lon trung úy.
Cũng vì vậy mà sau 1975 đương nhiên phải đi cải tạo.
Sau khi được trả tự do, trở về sống với gia đình trong cảnh nghèo khó mặc cảm. Từ đó sinh ra bệnh nặng tai biến nằm liệt giường một thời gian mà không tiền chạy chữa thuốc thang.
Cuối cùng ra đi đúng ngày lịch sử 30.4… đúng 20 năm sau!
910 – Hoàng Ngọc Biên
MƠ LÀM “NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM”
Nhà văn, họa sĩ Việt kiều Mỹ sinh 1938 tại Quảng Trị. Sống ở Mỹ (2011).
Thuộc dòng họ Hoàng nổi tiếng ở Quảng Trị (Hoàng Thi Thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường…).
Tài hoa, đa năng, vào Sài Gòn làm Bộ Giáo dục vừa viết văn, dịch truyện dịch thơ, vẽ tranh, trình bày báo… Tất cả đều theo khuynh hướng cấp tiến hiện đại kể cả trong quan điểm sống và hành động cảm tình thiên tả (trong ban biên tập tạp chí Trình Bầy có xu hướng chống chế độ Sài Gòn).
Bởi thế sau 1975 vẫn ở lại TPHCM thể hiện ý hướng hợp tác hòa hợp dân tộc xây dựng lại tất cả sau chiến tranh. Cộng tác với nhật báo Tin Sáng (phụ trách trình bày) của nhóm trí thức nhân sĩ tiến bộ miền Nam được Nhà nước cho phép xem như tạo một đầu mối trung gian với chế độ mới cộng sản với lớp thị dân chưa “quen” với cộng sản.
Nhưng được vài năm thì Tin Sáng bị đóng cửa “hoàn thành nhiệm vụ” buổi giao thời cộng sản.
Dù vậy vẫn cố tiếp tục có những đóng góp về mặt cải tiến trình bày báo, sách, cộng tác với báo Thanh Niên, báo Tuyến Đầu của lực lượng Thanh nhiên Xung phong TPHCM… Giúp đỡ, hướng dẫn cho thế hệ văn nghệ trẻ miền Nam, là thầy của Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân vừa trở về từ TNXP…
Tuy nhiên, cuối cùng cũng hết trụ nổi với niềm tin xã hội chủ nghĩa nên năm 1991 đành dứt áo ra đi qua Mỹ theo diện bảo lãnh (còn để lo cho tương lai 2 con trai).
Tại Mỹ càng tiếp thêm sức sáng tạo, tiếp tục viết, dịch, vẽ rất nhiều, phong phú đa dạng… Vẫn theo chủ trương cấp tiến với hoài bão đem lại cái mới, nét mới cho văn chương nghệ thuật. Lập lại Nxb Trình Bày như một lưu niệm thời trẻ tuổi nhiệt tình cống hiến cho đất nước, dân tộc đi lên.
Đã về nước 2009 thăm bạn bè, học trò vẫn với một tâm tư nặng lòng với quê nhà nhưng cảm thấy dằn vặt bất lực trước thực tế không như mong đợi. Như một câu chuyện viết khi trở về:
“CHUYỆN MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM”
Tôi đứng trên cầu, thơ thẩn nhìn ra phía sông nước cuối dòng. Chân trời nhuộm một màu đỏ chói chang. Mây không tím không hồng.
Tôi bỗng nghe một tiếng động nhỏ sau lưng, tưởng có người bạn loanh quanh đâu đó nhìn thấy mình, tò mò ghé lại thăm. Tôi quay người và nhận một cú đấm long trời lở đất vào ngực, bất thần, ngay trái tim.
Bàn tay xuyên vào bên trong ngực, đẩy trái tim tôi ra khỏi lưng, rơi xuống sông, Trước sau tôi chỉ nghe một tiếng nước bắn tung toé, tiếng nhỏ và ngọt như tiếng một hòn sỏi rơi, từ dưới sâu vọng lên.
Mọi việc tiếp tục như không có gì xảy ra. Bàn tay biến mất. Tôi rảo bước qua bên kia cầu, trong người nhẹ nhõm, vì không còn ôm trái tim trước ngực, để lúc nào cũng phải thấy lòng nặng trĩu.
Saigon, 4.2009”
Chỉ một người có trái tim lớn đầy thương yêu thiết tha quá nhạy cảm mới có thể viết nên câu chuyện như vậy.
(Còn tiếp)
901, 902 - Bé Ký & Hồ Thành Đức
TÌNH THƯƠNG CHO TRẺ MỒ CÔI
Vợ chồng họa sĩ Việt kiều Mỹ: Vợ sinh 1938 tại miền Bắc; chồng sinh 1940 tại Đà Nẵng. Sống ở Mỹ (2011).
Lấy nhau năm 1964, cả 2 là họa sĩ nổi tiếng miền Nam trước 1975.
Vợ chuyên vẽ lụa với phong cách ký họa đơn giản nhưng độc đáo đầy tính dân tộc bán thị trường rất đắt khách. Chồng chuyên sơn dầu mang phong cách hội họa Tây phương hiện đại.
Sau 1975 không chấp nhận tiếp tục vẽ theo yêu cầu của chế độ: “Tôi không thể vẽ theo lối đó vì như thế là không trung thực… Chúng tôi có thể làm mọi thứ để mà sống còn nhưng khi vẽ tranh thì chúng tôi cần thể hiện cảm nghĩ của riêng mình.” (Bé Ký).
Bởi vậy năm 1977 vượt biên bị bắt, chồng nằm tù 2 năm còn vợ được cho về nhà nuôi con (4 con).
Sau khi chồng ra tù cả 2 vẫn kiên quyết không cầm cọ vẽ nữa, tìm cách khác kiếm sống qua ngày.
Đến năm 1989 mới được bảo lãnh theo diện ODP đi Mỹ.
Trên đất Mỹ 2 vợ chồng bắt đầu vẽ lại, triển lãm nhiều ở Mỹ lẫn các nước ngoài như Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, An Độ…
Vợ vẫn vẽ về đề tài con người, đất nước quê hương mộc mạc: “Vì thời thế tôi phải giã từ nơi chốn thân yêu nên lòng tôi vẫn luôn nhớ quê hương. Từ trước tới nay tôi vẫn vẽ tất cả hình ảnh mang bóng dáng sinh hoạt quê hương…”
Riêng chồng bây giờ còn vẽ nhiều về thân phận trẻ mồ côi trong chiến tranh như chính cảnh ngộ cả 2 vợ chồng từ thủa nhỏ.
Cũng vì thế thường xuyên góp tranh góp tiền tặng các quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo, khuyết tật. Từ đóng góp đó năm 2010 cả 2 được một tổ chức từ thiện vì trẻ em ở Mỹ trao tặng Giải thưởng “Cảm thông” cống hiến cho sự nghiệp săn sóc trẻ thơ bất hạnh.
903 – “Chà Và” Hương
TRÙM DU ĐÃNG THÀNH VÕ SƯ
Võ sư võ dân tộc tên thật Ngô Văn Hương sinh 1940 tại Long An. Sống ở TPHCM (2011).
Trước 1975 là trùm du đãng Sài Gòn cùng thời với những Đại “Cathay”, Tín Mã Nàm, Sơn “Đảo”, Minh “Cầu Muối” từng tiếng tăm lừng lẫy một cõi. Biệt danh “Chà Và” Hương do lai Aán Độ, có ngón tuyệt chiêu là đòn đánh cùi chỏ chết người.
Lấy vợ người Huế gốc hoàng tộc nên gia đình vợ không bằng lòng. Vì vậy trước 30.4.1975 nhân tình hình lộn xộn gia đình vợ đã ép người vợ di tản đi Mỹ một mình. Sau đó cắt đứt liên lạc luôn giữa đôi bên, nói với chồng là vợ mất tích và nói với vợ là chồng đã chết.
Còn lại một mình sau 75 trong tình hình chế độ mới bài trừ tệ nạn xã hội nên đành tìm cách trốn tránh, rút lui quay về nhà mẹ ở Hóc Môn mở lớp dạy võ. Một thời gian sau chuyển qua Củ Chi làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, nghề học được từ hồi luyện võ.
Bây giờ đã toàn tâm toàn ý quyết tâm rời bỏ chốn giang hồ mưa máu gió tanh trở về làm người lương thiện nên khi băng nhóm tội phạm Năm Cam biết danh mời gia nhập làm ăn đã thẳng thắn từ chối.
Khi Liên đoàn Võ Cổ truyền VN được thành lập đã được mời nhận chức võ sư cố vấn.
Bất ngờ năm 2005 mới biết được sự thật về cuộc chia tay với vợ ngày xưa liền tìm cách liên lạc. Và năm 2005 đôi vợ chồng cũ đã được trùng phùng khi cả 2 đều đã gần thất thập cổ lai hy.
904 – Dương Thiệu Tước
VĨNH BIỆT “NGỌC LAN”
Nhạc sĩ sinh 1915 tại Hà Đông – Mất 1995 ở TPHCM (81 tuổi).
Thuộc dòng dõi danh gia văn nghệ đất Bắc từ 2 nhà thơ cổ điển Dương Khuê, Dương Lâm đến Dương Quảng Hàm, Dương Tường, Dương Thiệu Tống, Dương Thu Hương, Dương Thụ sau này…
Có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, học cả đàn nguyệt, đàn tranh lẫn đàn dương cầm, ghitar, ghitar hawai. Từ đó đã sớm nổi danh từ những ca khúc vang vọng âm hưởng dân tộc theo ý hướng kết hợp âm nhạc cổ truyền với tân nhạc phương Tây như “Tiếng xưa”, “Chiều”, “Thuyền mơ”…
Năm mới 19 tuổi đã lấy vợ con nhà quyền quý, sinh 3 trai 2 gái.
Nhưng năm 1951 mới gặp mối tình “sét đánh” Minh Trang tại Hà Nội để đến 1954 di cư vào Nam lấy làm người vợ thứ hai hợp thành một đôi uyên ương văn nghệ tài danh một thời.
Đây là một mối tình gần như “tiền định’ bởi trước khi gặp nhau, nhạc sĩ từng làm nên bài “Đêm tàn Bến Ngự” 100% chất Huế trong khi Minh Trang lại xuất thân con nhà quý tộc đất thần kinh. Đã có một đời chồng cũng dòng hoàng tộc nhà giáo địa vị cao quý xứ cố đô, sinh được 2 con. Sau khi chồng mất mới vào Sài Gòn trở thành ca sĩ Minh Trang vang danh miền Nam sánh ngang hàng với 2 “Minh” khác ở 2 miền lúc đó là Minh Đỗ (miền Bắc) và Minh Diệu (miền Trung).
Từ mối tình định mệnh đó đã khai sinh ra 2 bài hát để đời nữa là “Ngọc Lan” (ám chỉ tên thật của vợ là Ngọc Trâm, nghệ danh Minh Trang là ghép tên 2 con đời chồng quá cố) và “Bóng chiều xưa”.
Vợ chồng DT Tước - Minh Trang sinh được 1 trai 4 gái, chồng đàn vợ hát đài phát thanh (đến đầu thập niên 60 vợ nghỉ hát do mắc bệnh suyễn). Con gái Quỳnh Dao đời chồng trước của vợ lớn lên hợp cùng 3 em gái đời chồng sau thành một ban tứ ca nữ rất trình độ, duyên dáng được khán giả yêu thích thời này.
Đến 30.4.1975 vì có người con trai duy nhất sĩ quan VNCH đã bị bắt làm tù binh ở Chu Lai (Quảng Nam) nên 2 vợ chồng phải ở lại chờ tin con.
Sau đó chồng bị cho nghỉ việc đài phát thanh khiến cả nhà lâm vào cảnh khốn khó như bao gia đình “Ngụy quyền” khác thời này chạy ăn từng ngày, bán đồ đạc trong nhà để đong gạo, hết đồ bán thì ra ngồi chợ trời.
Năm 1978 con trai (chịu chế độ tù binh chứ không phải chế độ cải tạo) được thả về. Khi đó vợ mới quyết tâm đưa con đi vượt biên nhưng chồng lại không muốn đi. Năm 1979 vợ cùng các con – cả 2 con đời trước – vượt biên đến Thái Lan sau đó nhập cư Mỹ.
Bản thân ở lại một mình, may mà được 2 con đời vợ trước vẫn lui tới chăm sóc (bà vợ trước cũng vào Nam từ 1954 vẫn ở vậy nay cũng qua Đức sống với con trai).
Năm 1980 có thêm mối tình an ủi cuối đời với một cô học trò trường nhạc, thêm được một con trai nữa.
Còn người tình Ngọc Lan thì mãi đến 15 năm sau khi tác giả của nó mất mới qua đời trên đất khách quê người mà không còn thấy đâu “dòng suối tơ vương mắt thu hồ dịu ánh vàng… nhành liễu nghiêng nghiêng tà mây cánh phong nắng thơm ngoài sân…”
905 - Đan Thọ
CHIẾC KÈN LƯU VONG
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đan Đình Thọ sinh 1924 tại Nam Định. Sống ở Mỹ (2011).
Di cư 1954 vào Nam trở thành nhạc sĩ có tiếng với ca khúc được nhớ nhiều “Tình quê hương” (phổ thơ Phan Lạc Tuyên), “Chiều tím” bên cạnh khá nhiều bài hát nhớ Hà Nội như “Vọng cố đô”, “Bóng quê xưa”, “Xa quê hương”…
Với 2 nhạc cụ ruột vĩ cầm và kèn saxophone mang từ Hà Nội vào đã chơi nhạc tại đài phát thanh và phòng trà. Là người đầu tiên biểu diễn saxophone ở các nhà hàng, vũ trường Sài Gòn.
Sau 75 vẫn ở lại TPHCM, gặp lại bạn cũ nhà thơ Phan Lạc Tuyên từ miền Bắc vào.
Đến năm 1985 mới đi Mỹ, không quên đem theo 2 bạn tri âm violon và saxophone.
Trên quê người trở lại chơi nhạc ở California. Đến năm 1994 tổ chức buổi diễn cuối cùng chia tay bạn bè và người đồng điệu để chuyển về sống ở TP New Orleans thuộc bang Lousiana gần con cái.
Năm 2005 xảy ra trận bão dữ Katrina càn quét New Orleans khiến cả 2 vợ chồng phải chạy nạn. Trong cơn bão cả 2 nhạc cụ thiết thân – đàn vĩ cầm và kèn saxophone – không may bị… rơi xuống nước bị sóng nước cuốn đi. Cây saxophone trôi mất dạng, còn cây vĩ cầm may vớt lên được song về sau không chữa được, âm thanh kéo lên vẫn rè không ra tiếng!
Cuối cùng đành treo cây vĩ cầm lên tường phòng ngắm cho đỡ nhớ xem như một kỷ vật lịch sử 2 lần tha hương may mà còn sống sót như chính chủ nhân nó.
906 – Đinh Cường
HỘI HỌA CỨU RỖI
Họa sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đinh Văn Cường sinh 1939 tại Bình Dương. Sống ở Mỹ (2011).
Tự xem là một “người con của Huế” tuy sinh ở miền Nam nhưng ông nội người Nam bộ từng ra làm việc ở Huế thời nhà Nguyễn lấy vợ Huế. Vì vậy năm 1959 đã ra Huế học trường Cao đẳng Mỹ thuật rồi ở lại Huế dạy vẽ và lấy vợ Huế.
Tại đây gia nhập nhóm văn nghệ sĩ Huế nổi tiếng thời này gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Trịnh Cung, Lê Thành Nhơn, Đỗ Long Vân… Bản thân trở thành họa sĩ tiếng tăm (sơn dầu) nhiều lần triển lãm trong nước và quốc tế, đoạt giải thưởng quốc gia.
Sau trận chiến Mậu Thân 1968 ở Huế, nhóm này xem như tan rã khi HP Ngọc Tường ly khai vào chiến khu theo cộng sản, Ngô Kha bị mật vụ Huế thủ tiêu, Trịnh Công Sơn bỏ vào Sài Gòn. Nhưng bản thân vẫn ở lại gắn bó với Huế chứng kiến những biến cố lịch sử tang thương của Huế từ Mậu Thân 68 đến Mùa hè đỏ lửa 1972 lẫn làn sóng chạy nạn vào Đà Nẵng tháng 3.1975.
Và sau 30.4.1975 lại có dịp chứng kiến sự xuất hiện của chế độ mới – chế độ cộng sản kiểu sơ khai mang danh Cách mạng – trên đất cố đô.
Tuy bạn thân HP Ngọc Tường trở về song mình vẫn bị chế độ mới nghi kỵ – cũng như Trịnh Công Sơn – bắt “kiểm điểm” tội “hợp tác với chế độ Ngụy” và đưa đi tham gia lao động sản xuất để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng cũng nhờ vậy cùng TC Sơn quen biết với giới văn nghệ sĩ trí thức tiến bộ miền Bắc đồng cảm như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán, Thái Bá Vân, Hoàng Ngọc Hiến…
Vài năm sau đưa gia đình vào TPHCM – cũng là lúc Trịnh Công Sơn “trốn” vào đây - bản thân làm báo Tin Sáng phụ trách khâu trình bày, còn vợ nguyên cô giáo nay ngồi bán thuốc lá lề đường nuôi con ăn học.
Tuy nhiên cuộc sống chưa khá được thì báo Tin Sáng bị đóng cửa phải quay qua làm đủ thứ nghề tạm bợ đại khái để kiếm sống. Nhưng vẫn cố gắng không bỏ cọ vẽ: “Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Có những lúc gần như tuyệt vọng nhưng tôi vẫn tiếp tục vẽ…”
Năm 1989 mới cùng gia đình đi Mỹ định cư.
Bấy giờ mới có nhiều thời gian, điều kiện tiếp tục sự nghiệp hội họa, vẽ nhiều, triển lãm nhiều vẫn hướng về mảng đề tài quen thuộc người phụ nữ Huế trang nhã trên nền phong cảnh lãng mạn sương mù gió sớm Huế.
May mắn thay bao nhiêu gió bụi cuộc đời trần ai khổ ải, bao nhiêu cảnh vật đổi sao dời, bao nhiêu người qua đây rồi bỏ đi mất hút vẫn không làm mờ phai đi bản chất người nghệ sĩ trầm lặng giàu nội tâm luôn gắn bó thiết tha với Huế với quê hương, bạn bè. Dù phải trải qua, trả giá cho một phần đời mất mát.
Kỷ niệm quê hương bạn bè đậm đà thúc giục thường xuyên về nước. Về TPHCM, ra Huế thăm bạn bè, triển lãm (thêm mảng chân dung Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn) như một lời cảm ơn cuộc đời cho mình ân sủng còn được “tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm để thấy mình được cứu rỗi.”
Đó cũng là con đường cứu vớt dành cho người nghệ sĩ & nhân chứng thời đại – một nhân chứng thầm lặng sống qua cả thời chiến tranh đến hòa bình, cả 2 chế độ từ bao cấp đến bắt đầu Đổi Mới - tồn tại bằng cách tự mình tìm kiếm một cách cân bằng giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai, giữa thực tế và mộng mơ, giữa cuộc đời và ảo tưởng… Tất cả dựa trên niềm tin vào tình người – bắt đầu từ bản thân biết cảm thông, bao dung tha thứ -- để tránh khỏi bị rơi vào vòng xoáy của chính trị lạnh lùng tàn nhẫn.
Như chiêm nghiệm của Paul Klee ứng vào chính bản thân mình: “Lạ lùng thay cho phần số tôi: Quân bình giữa cuộc đời này và một cõi đời khác, giữa ranh giới những gì đã qua và những cái nhãn tiền”.
907 – Đỗ Lễ
“SANG NGANG” BẾ TẮT
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đỗ Hữu Lễ sinh năm 1941 tại Hà Nội – Mất 1997 ở TPHCM (57 tuổi).
Di cư 1954 vào Nam trở thành nhạc sĩ có tiếng trong trào lưu nhạc tình ủy mị, được biết nhiều qua ca khúc não nùng “Sang ngang” sáng tác 1956.
Là một con người nhiều mâu thuẫn nội tâm, từng đi thi đoạt giải… Lực sĩ Đẹp năm 1965 song bản chất lại yếu đuối bi lụy dễ chán nản buông xuôi khi gặp nghịch cảnh. Như thất tình một nữ ca sĩ tài danh thời đó mới làm nên bài “Sang ngang”.
Sau đó lấy vợ cũng là một nữ ca sĩ, có 3 con. Bắt tay làm sô ca nhạc truyền hình ăn khách “Thời trang nhạc tuyển”.
Nhưng gặp biến cố 30.4 gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, vợ bỏ đi lấy chồng khác vượt viên qua Mỹ.
Còn một mình ở lại mở lớp dạy nhạc tại nhà đắp đổi sống qua ngày. Rồi lấy vợ mới.
Năm 1994 được anh trai bảo lãnh cả 2 vợ chồng đi Mỹ định cư tại Philadelphia.
Đột ngột năm 1997 một mình quay về nước thuê nhà trọ ở trong hẻm TPHCM rồi đang đêm… uống thuốc ngủ tự tử để lại 2 lá thư tuyệt mạng cho vợ và người bạn thân!
Một trường hợp nghệ sĩ tâm hồn quá nhạy cảm không chịu đựng nổi sức ép thực tế cuộc đời phũ phàng khi bị đẩy đến hoàn cảnh sống không mong đợi không thích nghi – kể cả đã qua Mỹ – về không được ở không xong.
908 – Hà Nguyên Thạch
“CHẠY QUANH ĐỜI”
Nhà thơ tên thật NguyễnVăn Đồng sinh 1942 tại Đà Nẵng. Sống ở Vũng Tàu (2011).
Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế môn văn ra đi dạy ở Quảng Ngãi.
Tại đây lấy vợ mở ra con đường hoạn lộ thênh thang thăng chức phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh. Song song làm thơ đã in một tập “Chân cầu sóng vỗ” được đánh giá cao.
Nhưng là tập thơ có một tựa đề mang tính chất định mệnh bởi đến 30.4.75 thuộc diện quan chức “Ngụy quyền” phải đi cải tạo đến 7 năm. Trở về thì vợ đã ôm con vượt biên cắt đứt luôn liên lạc. Đúng là chỉ mới đây thôi mà bao nhiêu nước đã chảy qua cầu!
Muốn vượt biên tìm vợ con thì không có tiền, có được cho đi cũng bất thành. Thế nên một thân một mình bơ vơ 2 bàn tay trắng đành bỏ vào TPHCM sống nhờ bạn bè.
Làm đủ thứ lao động chân tay phụ bán cà phê, bán bún bò, đi bỏ mối hàng lặt vặt… Suốt ngày đạp chiếc xe đạp ọp ẹp cọc cạch chạy loanh quanh thành phố hang cùng ngỏ hẹp, tối về ngủ ké nhà bạn bè, có khi ngủ lang vỉa hè cù bơ cù bất như dân bụi đời chính cống.
Từ đó tức cảnh sinh tình:
“Còn chén rượu sầu lòng chưa uống cạn
Nên làm thơ còn có nghĩa chờ say.
Khi say khướt sẽ quay cuồng hoài vọng
Chạy quanh đời nghe hồn nhẹ như mây…”
May sao cuối cùng trời cũng ngó lại khi lưu lạc xuống Vũng Tàu tìm được mối tình cưu mang từ đó nâng mình đứng dậy vượt qua khó khăn tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm cuộc đời. Được mời dạy đại học nghề ruột môn văn ngày nào sống cũng tạm ổn còn có dịp vui vầy với bạn bè qua thời cùng khổ…
909 – Hoài Linh
CHẾT ĐÚNG NGÀY 30.4
Nhạc sĩ tên thật Lê Văn Linh sinh 1925 tại miền Bắc – Mất 1995 ở TPHCM (71 tuổi).
Năm 1954 di cư vào Nam.
Trở thành nhạc sĩ tên tuổi trong làng nhạc tình ướt át – “nhạc sến” – với các ca khúc ăn khách ”Quán nửa khuya”, “Nỗi buồn gác trọ”… Có biệt tài đặt lời nhạc nên còn đặt lời cho nhiều bài hát khác của bạn bè.
Nhờ khả năng sáng tác nhạc nên được nhận vào đoàn văn nghệ cảnh sát quốc gia đóng lon trung úy.
Cũng vì vậy mà sau 1975 đương nhiên phải đi cải tạo.
Sau khi được trả tự do, trở về sống với gia đình trong cảnh nghèo khó mặc cảm. Từ đó sinh ra bệnh nặng tai biến nằm liệt giường một thời gian mà không tiền chạy chữa thuốc thang.
Cuối cùng ra đi đúng ngày lịch sử 30.4… đúng 20 năm sau!
910 – Hoàng Ngọc Biên
MƠ LÀM “NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM”
Nhà văn, họa sĩ Việt kiều Mỹ sinh 1938 tại Quảng Trị. Sống ở Mỹ (2011).
Thuộc dòng họ Hoàng nổi tiếng ở Quảng Trị (Hoàng Thi Thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường…).
Tài hoa, đa năng, vào Sài Gòn làm Bộ Giáo dục vừa viết văn, dịch truyện dịch thơ, vẽ tranh, trình bày báo… Tất cả đều theo khuynh hướng cấp tiến hiện đại kể cả trong quan điểm sống và hành động cảm tình thiên tả (trong ban biên tập tạp chí Trình Bầy có xu hướng chống chế độ Sài Gòn).
Bởi thế sau 1975 vẫn ở lại TPHCM thể hiện ý hướng hợp tác hòa hợp dân tộc xây dựng lại tất cả sau chiến tranh. Cộng tác với nhật báo Tin Sáng (phụ trách trình bày) của nhóm trí thức nhân sĩ tiến bộ miền Nam được Nhà nước cho phép xem như tạo một đầu mối trung gian với chế độ mới cộng sản với lớp thị dân chưa “quen” với cộng sản.
Nhưng được vài năm thì Tin Sáng bị đóng cửa “hoàn thành nhiệm vụ” buổi giao thời cộng sản.
Dù vậy vẫn cố tiếp tục có những đóng góp về mặt cải tiến trình bày báo, sách, cộng tác với báo Thanh Niên, báo Tuyến Đầu của lực lượng Thanh nhiên Xung phong TPHCM… Giúp đỡ, hướng dẫn cho thế hệ văn nghệ trẻ miền Nam, là thầy của Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân vừa trở về từ TNXP…
Tuy nhiên, cuối cùng cũng hết trụ nổi với niềm tin xã hội chủ nghĩa nên năm 1991 đành dứt áo ra đi qua Mỹ theo diện bảo lãnh (còn để lo cho tương lai 2 con trai).
Tại Mỹ càng tiếp thêm sức sáng tạo, tiếp tục viết, dịch, vẽ rất nhiều, phong phú đa dạng… Vẫn theo chủ trương cấp tiến với hoài bão đem lại cái mới, nét mới cho văn chương nghệ thuật. Lập lại Nxb Trình Bày như một lưu niệm thời trẻ tuổi nhiệt tình cống hiến cho đất nước, dân tộc đi lên.
Đã về nước 2009 thăm bạn bè, học trò vẫn với một tâm tư nặng lòng với quê nhà nhưng cảm thấy dằn vặt bất lực trước thực tế không như mong đợi. Như một câu chuyện viết khi trở về:
“CHUYỆN MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM”
Tôi đứng trên cầu, thơ thẩn nhìn ra phía sông nước cuối dòng. Chân trời nhuộm một màu đỏ chói chang. Mây không tím không hồng.
Tôi bỗng nghe một tiếng động nhỏ sau lưng, tưởng có người bạn loanh quanh đâu đó nhìn thấy mình, tò mò ghé lại thăm. Tôi quay người và nhận một cú đấm long trời lở đất vào ngực, bất thần, ngay trái tim.
Bàn tay xuyên vào bên trong ngực, đẩy trái tim tôi ra khỏi lưng, rơi xuống sông, Trước sau tôi chỉ nghe một tiếng nước bắn tung toé, tiếng nhỏ và ngọt như tiếng một hòn sỏi rơi, từ dưới sâu vọng lên.
Mọi việc tiếp tục như không có gì xảy ra. Bàn tay biến mất. Tôi rảo bước qua bên kia cầu, trong người nhẹ nhõm, vì không còn ôm trái tim trước ngực, để lúc nào cũng phải thấy lòng nặng trĩu.
Saigon, 4.2009”
Chỉ một người có trái tim lớn đầy thương yêu thiết tha quá nhạy cảm mới có thể viết nên câu chuyện như vậy.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét