NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
871 - Đoàn Văn Líu
“NGƯỜI TIẾP SÓNG” TIN MỘ LIỆT SĨ
Công chức về hưu sinh tại Hà Nội – Mất 2007 ở Hà Nội (72 tuổi).
Kỹ sư đóng tàu làm ở Bộ Giao thông – Vận tải tại Hà Nội.
Năm 1993 cùng vợ vào Quảng Trị tìm mộ liệt sĩ em vợ nhưng không có kết quả.
Tuy vậy qua chuyến đi này lại đọc được trên báo Quảng Trị thông tin về 7 ngôi mộ liệt sĩ khác quê miền Bắc mới nghĩ rằng chắc gia đình không biết nên về nhà tìm cách viết thư thông báo cho các gia đình liệt sĩ kể trên. Bởi thông tin chính thức từ đơn vị báo tử về gia đình trước đây có lẽ do yêu cầu giữ bí mật quân sự nên chỉ vắn tắt không rõ ràng địa điểm, ngày tháng.
Kết quả quá tốt cả 7 gia đình đều có thư hồi đáp cám ơn, cho biết nhờ đó đã vào Quảng Trị tìm được mộ người thân.
Thế là từ đó nảy sinh ý nghĩ tiếp tục công việc “đưa tin” mộ liệt sĩ như vậy. Bằng cách đi sưu tầm loại thông tin này từ các báo đài về tổng hợp rà soát lại chi tiết, địa chỉ rồi làm cầu nối gửi đến gia đình liệt sĩ. Báo thì đi mượn hoặc đọc ké, đài thì đều đặn nghe các chương trình thông tin liệt sĩ của Đài Tiếng nói VN qua chiếc đài cũ kỹ. Sau được Chủ tịch Nước tặng cho chiếc đài radio-cassette xịn vừa nghe vừa ghi lại, rồi tiến lên hiện đại hơn là thu băng, sau nữa được đài cung cấp luôn bản danh sách đã đọc trên đài.
Ghi lại đầy đủ tất cả thông tin tìm được (có hôm làm đến 2-3 giờ sáng) kèm photocopy bài báo hoặc ghi chú kỹ thông tin đài phát ngày giờ nào làm 2 bản một bản gửi đi đến gia đình liệt sĩ và một bản lưu lại. Trước khi gửi đã xác minh địa chỉ thông qua Ban Thương binh – Liệt sĩ địa phương, bì thư tự làm để tiết kiệm tiền, ngoài đề “Thư biếu thông tin mộ liệt sĩ” (sau này bưu điện biết được mới cho miễn dán tem).
Cứ cần cú làm kiểu “kiến tha lâu đầy tổ” như thế hơn 10 năm trời đã gửi hàng vạn lá thư với phần lớn được hồi âm kèm lời cảm tạ thiết tha “xin vái ông một lạy”. Trong số này gần 700 gia đình đi theo thông tin đó đã tìm ra một liệt sĩ thân yêu. Được tặng cho biệt danh “Người tiếp sóng” tin tức mộ liệt sĩ, “Người nghe đài giùm” thân nhân liệt sĩ…
Bản thân chỉ khiêm tốn tự nhận: “Công việc của tôi không có gì đáng kể. Tôi về hưu thời gian rỗi rãi nên còn sức làm… Làm chẳng có lý do gì cả, chỉ là sự đồng cảm giữa các gia đình đồng cảnh ngộ với nhau thôi… Gia đình nào chưa biết tin mình cũng mừng lây cho họ, mừng như chính mình tìm thấy phần mộ của người thân vậy.”
Nhưng bao gia đình người nhờ mình giúp tìm được mộ liệt sĩ còn gia đình mình có người em vợ liệt sĩ thì đến giờ vẫn chưa biết mộ chí hay hài cốt lạc loài nơi đâu!
872 - Jonathan Hanh Nguyen
NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU VN – PHILIPPINES
Doanh nhân Việt kiều Philippines tên cũ Nguyễn Hạnh sinh 1951 tại Nha Trang. Sống ở VN - Philippines (2011).
Năm 1974 theo gia đình “trốn” chiến tranh qua Philippines định cư rồi ở luôn kể cả sau khi chiến tranh kết thúc.
Tại đây được đi du học Mỹ . Tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế học ra làm cho Hãng sản xuất máy bay Boeing một thời gian rồi xin chuyển về làm việc cho Hãng Hàng không Philippines, quê hương thứ hai vừa ở gần gia đình vừa thấy “gần gũi với VN hơn”. Bởi trong lòng vẫn không quên bao kỷ niệm thời học trò ở Nha Trang nhớ lớp học trong ngôi trường nằm sát biển, “nơi tôi hay ngồi nhìn ra biển thả hồn ước mơ…”
Vì thế năm 1984 khi VN vừa Đổi mới mở cửa đã bay về quê nhà thăm viếng bạn bè người thân. Từ đó nhận ra những cơ hội xây dựng, kinh doanh mới cho mình vừa thỏa ước mơ tìm lại quê hương vừa góp phần giúp đỡ đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống thời hậu chiến.
Trong các việc làm này nổi bật nhất là giúp mở đường bay thẳng TPHCM – Manila Thủ đô Philippines năm 1985. Ngoài ra còn thành lập công ty, lập cơ sở sản xuất tại quê nhà Nha Trang, góp vốn hình thành chuỗi siêu thị ở TPHCM, xây nhà máy lắp ráp ô tô ở Hà Nội… Đồng thời tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội.
Được xem là một “Đại sứ thiện chí” không chính thức của VN – Philippines. Gần đây nhất vào giữa năm 2011 đã tình nguyện vận động hỗ trợ 122 ngư dân VN bị Philippnes bắt đưa ra tòa vì tội theo tàu đánh cá vô tình vi phạm lãnh hải nước bạn, lo cho số người này nơi ăn ở khi được thả ra rồi bỏ tiền mua vé máy bay cho họ về nước.
Rất tâm đắc với câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Mỹ J. F. Kennedy lấy làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc”.Áp dụng vào thực tế thành lời dạy cho con cái: “Tôi luôn nói với các con ba là người VN, cái gốc của các con là VN nên các con là người VN, đi đâu làm gì cũng không được quên VN, phải nghĩ cho VN.”
873 – Hnơch
2 LẦN THEO FULRO
Nông dân người dân tộc Banah sinh 1959 tại Gia Lai. Sống ở Gia Lai (2008).
Sinh ra lớn lên trong vùng căn cứ địa cộng sản nên ông nội, mẹ và em gái chết vì bị bom Mỹ đánh trúng, cha cũng bị biệt kích Mỹ bắn chết.
Vậy nhưng năm 1986 khi vợ mới sinh đứa con thứ hai lại nghe lời tàn quân Fulro dụ dỗ theo chúng qua Campuchia lập căn cứ chống phá VN.
Năm 1992 chịu khổ không nổi mới bỏ trốn theo đường rừng đi suốt một tuần lễ mới về lại buôn sóc cũ. Được chính quyền địa phương tha tội cho về làm ăn sản xuất nuôi vợ con.
Nhưng năm 2000 bọn Fulro cũ lại tìm gặp nói ngon ngọt kéo đi theo qua Campuchia “hoạt động” một lần nữa để lại vợ một mình nuôi 7 con thơ nheo nhóc.
Tuy nhiên lúc này Campuchia sau thời Pol Pot đã giao hảo trở lại với VN không bao che cho Fulro nữa nên dẹp bọn này. Vì vậy bị bắt giữ trao trả lại cho phía VN năm 2001. Lần này tái phạm nên phải ra tòa lãnh án 5 năm 6 tháng tù.
May mắn ở tù 4 năm thì được xét giảm án cho ra tù sớm về với gia đình. Từ đó thôi hết mộng Fulro nữa để lo chăm chỉ cuốc đất trồng cà phê cố gắng làm lại cuộc đời khi đã về chiều.
874, 875 - Họa Mi – Lê Tấn Quốc
RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CHỮA BỆNH CHO CHỒNG
Nữ ca sĩ Việt kiều Pháp tên thật Trương Thị Mỹ sinh 1955 tại Sài Gòn. Sống ở Pháp (2011) – Nghệ sĩ kèn saxophone sinh 1953 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Nữ ca sĩ được cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dìu dắt bắt đầu nổi tiếng vài năm trước ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ. Còn nghệ sĩ saxophone học nghề từ năm 11 tuổi, đến 15 tuổi đã đi thổi phòng trà Sài Gòn.
Sau 1975 cả hai gặp nhau trong khi cùng đi trình diễn theo Đoàn Kim Cương hoặc các tụ điểm văn nghệ, nàng hát chàng đệm kèn da diết. Từ đó yêu nhau.
Năm 1976 làm lễ cưới trở thành một đôi uyên ương văn nghệ tài sắc vẹn toàn. Sinh được hai con trai một gái.
Bất ngờ năm 1988 vợ theo đoàn văn nghệ nhà nước qua Pháp biểu diễn rồi… bỏ đoàn ở lại luôn! Chồng con ở nhà hoàn toàn không hay biết gì hết.
Scandal bỏ nước ra đi này sau đó được người vợ giải thích ra đi không phải vì lý do chính trị hay kinh tế mà muốn ra nước ngoài tìm chuyên gia chữa trị cho chồng mắc bệnh khiếm thị bẩm sinh sắp mù cả 2 mắt. Tuy nhiên không rõ có ý định từ trước hay qua đến Pháp mới nảy sinh ý đó hay có người gợi ý?
Dù vậy quả là năm 1990 đã đón chồng và 3 con qua Pháp (nhà nước vẫn cho phép đi chữa bệnh có thời hạn) đưa đến bác sĩ chuyên gia Pháp chẩn đoán chuẩn bị điều trị. Nhưng cuối cùng cả giáo sư Pháp cũng bó tay không thể chữa được chứng bệnh nan y này!
Thế là 2 vợ chồng lâm vào thế tiến thối lưỡng nan trên xứ người, đi không xong ở không được. Vợ không thể về nước sợ bị ghép tội “phản bội tổ quốc” (!), còn chồng lại không chịu ở lại làm gánh nặng cho vợ con mà lại không có điều kiện được tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc đã ăn sâu vào máu thịt. Cũng không chấp nhận xin ở lại theo chế độ “tỵ nạn chính trị” mang tiếng với quê nhà.
Cuối cùng chồng chọn giải pháp một mình quay về quê hương, để 3 con ở lại vợ nuôi có điều kiện ăn học tốt hơn quê nhà còn nghèo khó. Một quyết định mà “đến bây giờ không bao giờ ân hận”.
Từ đó vợ ở lại nước ngoài đi hát nhà hàng nuôi con (tránh xa chính trị nên từ chối qua Mỹ hát), chồng lại về thổi kèn sân khấu và thu đĩa.
Rồi thời gian trôi qua dù không muốn thì vẫn xa mặt cách lòng mỗi người phải tự lo toan cho cuộc đời riêng của mình nên rốt cuộc ai cũng chắp nối bước đi bước nữa. Vợ lấy chồng mới kỹ sư Việt kiều gốc Sa Đéc năm 1995 sinh thêm một con gái rồi nghỉ hát cùng chồng mở xưởng nhỏ làm bánh ngọt ở ngoại ô Thủ đô Paris.
Nhưng dù vậy mối tình nghệ sĩ đẹp trong thời hậu chiến vô vàn gian nan trắc trở ấy đã để lại vết thương lòng quá sâu đậm không dễ gì quên được.
Với người chồng cũ nó biến thành “Tiếng kèn tôi là tiếng kèn tâm sự. Bởi khi thổi tôi đặt hết tâm hồn mình vào giai điệu. Đôi mắt mập mờ thì đôi tai phải choàng hết phần việc còn lại. Cuộc đời tôi vướng nhiều nỗi buồn nên tiếng kèn cũng mang theo số phận…”
Còn với người vợ cũ thì “Tôi muốn giữ mãi những phút giây quý giá của hạnh phúc để quên đi những chuỗi ngày buồn đau, những vết thương lòng đã chôn chặt từ lâu…”
Bởi vậy năm 2009 đã trở về làm album “Một thời yêu nhau” tìm lại cảm xúc mối tình đầu, vẫn mình hát với chồng cũ đệm kèn như ngày ấy bên nhau…
876 – Hoài Linh
VUA TẤU HÀI THẾ HỆ MỚI
Nam diễn viên sân khấu Việt kiều Mỹ tên thật Võ Nguyễn Hoài Linh sinh 1969 tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Sống ở VN – Mỹ (2011).
Cha là đại úy VNCH (gốc Quảng Nam) đi cải tạo sau 1975 nên mẹ phải “bỏ của chạy lấy người” bỏ nhà cửa cơ nghiệp ở Cam Ranh dẫn 6 con (bản thân là con thứ ba nhưng là con trai đầu) chạy vào “tỵ nạn” ở Dầu Giây (Đồng Nai). Ở đây cả nhà làm rẩy và buôn bán lẻ sống qua ngày vẫn dễ thở hơn ở quê cũ đã lỡ mang tiếng gia đình “Ngụy quân” khó ngóc đầu nổi!
Lớn lên muốn theo ngành sư phạm song bị bác… lý lịch! May mà có năng khiếu múa và nhờ còn bạn bè ở Nha Trang giới thiệu nên được nhận vào Đoàn múa Ponaga của Khánh Hòa. Từ đó học thêm nghề hát cộng diễn xuất rồi phát triển qua tấu hài.
Năm 1992 chuyển vào hoạt động sân khấu ở TPHCM bắt đầu nổi tiếng thành công rực rỡ đặc biệt trong thể loại tấu hài mang phong cách dân gian kiểu mới đúng thị hiếu quần chúng bình dân.
Năm 1993 theo gia đình đi Mỹ theo diện H.O sau khi cha cải tạo về năm 1982.
Tại Mỹ tiếp tục diễn show hài gặt ăn khách.
Nhưng từ 1996 quay về lại TPHCM biểu diễn mới thành công tột đỉnh đoạt nhiều giải thưởng danh hài, còn được mời tham gia nhiều bộ phim hài ăn khách.
Đã có vợ Việt đưa qua Mỹ năm 1997, sinh được một con gái đầu lòng.
877 – Lê Nguyễn
TỪ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ MỸ ĐẾN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ VN
Cầu thủ bóng đá Việt kiều Mỹ tên Việt là Nguyễn Thế Anh sinh 1986 tại Mỹ. Sống ở VN – Mỹ (2011).
Cha mẹ qua Mỹ sau 1975 (cha quê Bến Tre).
Lớn lên dù thể hình nhỏ bé so với dân Mỹ song đã sớm bộc lộ năng khiếu chơi bóng đá nên được tuyển vào đá chân tiền vệ cánh cho CLB Dallas ở quê Texas. Rồi vào Đội tuyển Trẻ Mỹ U.16 và U.18 dự giải Trẻ Vô địch thế giới 2005.
Tốt nghiệp trung học từ chối vào các CLB chuyên nghiệp giải Mỹ để theo đuổi con đường đại học vừa học vừa chơi cho đội bóng sinh viên.
Nhưng chỉ thời gian ngắn sau chấp nhận qua Hà Lan đá cho đội trẻ CLB Ajax Orlando vào năm 2005. Một năm sau được HLV Hà Lan Guus Hiddink nổi tiếng chú ý lấy về đá cho PSV Eindhoven. Qua 2008 chuyển đến CLB Randers ở Đan Mạch.
Trong thời gian này, năm 2007 được triệu tập vào Đội tuyển U.23 Mỹ đá ba trận và cả ĐT Mỹ cũng đá 3 trận ở Cúùp Nam Mỹ.
Năm 2009 theo gợi ý của cha đã về lại quê hương VN đầu quân cho đội Hoàng Anh – Gia Lai dự giải V-League. Trong mùa giải đầu tiên đã ghi 13 bàn cộng 16 đường chuyền ăn bàn giúp đội đoạt Cúp Quốc gia và xếp hạng 6 V-League.
Năm 2011 chuyển về đội Bình Dương đương kim Á quân V–League.
Năm 2010 đã xin nhập nhập quốc tịch VN song đến tháng 9.2011 mới đượïc duyệt (đồng thời vẫn giữ quốc tịch Mỹ), từ đó có khả năng có thể khoác áo thi đấu cho Đội tuyển VN.
878 – Lê Văn Nhạc
NGƯỜI ĐÀN ÔNG LỚN TUỔI NHẤT
Lao động nghèo sinh 1900 tại Đồng Nai. Sống ở Đồng Nai (2011).
Nhà nghèo “không có nổi cục đất chọi chim” lớn lên đành chịu phận đi làm mướn cày thuê. Dù vậy năm 1940 cũng lấy được vợ là cô thôn nữ gặp gỡ qua những lần hò đối đáp trong khi cùng đi cấy lúa.
Năm 1943 theo tiếng gọi yêu nước để vợ ở nhà còn mình lên đường theo Việt Minh đi kháng chiến chống Pháp.
Sau 1954 tiếp tục ở lại hoạt động bí mật chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Không may cuối năm 1957 bịï bắt giam ở nhà tù Phú Lợi tại Bình Dương.
Mãi 4 năm sau mới được thả với trong người bệnh tật triền miên. Trở về nhà mất liên lạc với cơ sở lại bị mật vụ theo dõi nên cả 2 vợ chồng đành phải bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Vì bệnh nên không con.
Đến 1975 hòa bình tái lập mới dẫn vợ về quê cũ nương náu qua ngày, tự tìm việc làm chân tay đắp đổi kiếm sống chứ không được hưởng chế độ gì do đã ngưng hoạt động, quan hệ với tổ chức lâu rồi.
Đến năm 2011 vợ mới 88 tuổi nhưng chồng tính ra đã 111 tuổi hơn kỷ lục “Người đàn ông lớn tuổi nhất” mới được ghi nhận trước đó vài tháng là cụ ông Huỳnh Văn Lạc hiện ở quận 12 TPHCM sinh năm 1901 tức 110 tuổi.
Cuộc sống neo đơn chỉ 2 vợ chồng “quá” già lủi thủi lụ khụ không con cháu thân thích giúp đỡ nên cảnh nhà rất nghèo không có đường điện nước, không có cả nhà vệ sinh. Dù v?y 2 vợ chồng vẫn còn sức khỏe sinh hoạt bình thường, đặc biệt luôn giữ tinh thần lạc quan vui sống như ông cụ thường khoe: “Hồi xưa nghèo quanh năm toàn ăn cơm với muối, giờ bữa ăn có cá có thịt là sướng lắm rồi!”.
Gần đây mới được địa phương xây cho Nhà Tình thuơng, bắt đườøng điện nước, tặng áo quần vật dụng đem lại chút niềm vui an ủi tuổi già đã quá cổ lai hy.
879 – Lê Vị
3 ĐỜI ĐI TÌM MỘ LIỆT SĨ
Nông dân sinh tại Quảng Ngãi (đã mất).
Ở trong vùng căn cứ cộng sản thời chống Mỹ bên cạnh sông Trà Khúc ở huyện Tư Nghĩa nên năm 1966 đã tự tay chôn xác con nuôi là một chiến sĩ du kích bị địch phục kích bắn chết. Sau một thời gian do bom đạn tàn phá quê nhà quá dữ đành phải bỏ quê ra tỉnh ở.
Sau hòa bình quay về quê cũ tìm mộ con nuôi thì thời gian qua quang cảnh đã đổi khác, đất đai bị san bằng không sao tìm được dấu tích ngôi mộ. Thế là từ đó đau đáu nỗi lòng thương nhớ con nuôi muốn làm sao tìm cho ra mộ. Đến khi qua đời đã trăng trối lại cho con trai hãy tiếp tục thực hiện nguyện vọng đó cho kỳ được.
Nhưng đến đời con bao nỗ lực tìm kiếm cũng đều vô hiệu.
Rồi đến cả đời cháu thì may sao nhờ người cháu này làm nghề tìm phế liệu chiến tranh đem bán nên qua máy rà trên mặt đất mới phát hiện ra di vật chiếc hộp quẹt và chiếc lược nhôm của liệt sĩ người chú con nuôi. Từ đó khai quật đưa hài cốt về quy tập nghĩa trang liệt sĩ theo đúng di huấn ông nội để lại.
880 – Lệ Thu
NGƯỜI HÁT “HÀ NỘI NIỀM TIN YÊU VÀ HY VỌNG” HAY NHẤT
Nữ ca sĩ tên thật Bùi Thị Oanh sinh 1943 tại Hải Phòng. Sống ở Mỹ (2011).
Cùng mẹ di cư vào Nam từ 1953. Trở thành nữ danh ca tên tuổi hàng đầu miền Nam trước 1975 với giọng trầm khàn độc đáo đặc biệt thành công qua những ca khúc tình cảm chiều sâu lắng đọng.
Ngày 28.4.1975 trước khi chế độ Sài Gòn đầu hàng cộng sản đã cùng 3 con gái lên đường ra sân bay định di tản, đã đến dưới chân cầu thang máy bay song nhớ thương còn lại mẹ già nên quyết định quay về nhà chấp nhận ở lại.
Sau đó vẫn được đi hát bình tthường ở các tụ điểm văn nghệ quần chúng. Tất nhiên bấy giờ là dẹp nhạc vàng chỉ hát nhạc cách mạng trong đó thể hiện rất đạt ca khúc để đời “Hà Nội niềm tin yêu và hy vọng” của nhạc sĩ Phan Nhân. Bài hát sáng tác năm 1972 dưới mưa bom Mỹ nhưng chính tác giả phải công nhận sau ngày Giải phóng vào Sài Gòn mới nghe bài này “chưa ai hát hay bằng” Lệ Thu.
Áy thế mà nữ ca sĩ hát nhạc cách mạng thành công này – hơn cả ca sĩ cách mạng chính cống - đến cuối năm 1979 lại dẫn con gái út… vượt biên đến đảo Malaysia!
Sau đó qua Mỹ năm 1980. Hai năm sau 2 con gái lớn cũng vượt biên qua theo.
Trên đất Mỹ tiếp tục trình diễn, thu đĩa sống khỏe. Nhưng đời sống riêng khá buồn, qua 2 đời chồng đều ly dị nên khi con cái lớn khôn ra đời chỉ còn lại một mình sống cô quạnh.
Năm 2007 về nước “vì nhiều người trong nước muốn nghe tôi hát, nếu về chậm hơn một chút sợ sẽ là quá muộn”.
Và thực tế quả là trở về cố hương trên sân khấu hát lại những tình khúc một thời thành danh vẫn được khán giả ái mộ chào đón nồng nhiệt.
(Còn tiếp)
871 - Đoàn Văn Líu
“NGƯỜI TIẾP SÓNG” TIN MỘ LIỆT SĨ
Công chức về hưu sinh tại Hà Nội – Mất 2007 ở Hà Nội (72 tuổi).
Kỹ sư đóng tàu làm ở Bộ Giao thông – Vận tải tại Hà Nội.
Năm 1993 cùng vợ vào Quảng Trị tìm mộ liệt sĩ em vợ nhưng không có kết quả.
Tuy vậy qua chuyến đi này lại đọc được trên báo Quảng Trị thông tin về 7 ngôi mộ liệt sĩ khác quê miền Bắc mới nghĩ rằng chắc gia đình không biết nên về nhà tìm cách viết thư thông báo cho các gia đình liệt sĩ kể trên. Bởi thông tin chính thức từ đơn vị báo tử về gia đình trước đây có lẽ do yêu cầu giữ bí mật quân sự nên chỉ vắn tắt không rõ ràng địa điểm, ngày tháng.
Kết quả quá tốt cả 7 gia đình đều có thư hồi đáp cám ơn, cho biết nhờ đó đã vào Quảng Trị tìm được mộ người thân.
Thế là từ đó nảy sinh ý nghĩ tiếp tục công việc “đưa tin” mộ liệt sĩ như vậy. Bằng cách đi sưu tầm loại thông tin này từ các báo đài về tổng hợp rà soát lại chi tiết, địa chỉ rồi làm cầu nối gửi đến gia đình liệt sĩ. Báo thì đi mượn hoặc đọc ké, đài thì đều đặn nghe các chương trình thông tin liệt sĩ của Đài Tiếng nói VN qua chiếc đài cũ kỹ. Sau được Chủ tịch Nước tặng cho chiếc đài radio-cassette xịn vừa nghe vừa ghi lại, rồi tiến lên hiện đại hơn là thu băng, sau nữa được đài cung cấp luôn bản danh sách đã đọc trên đài.
Ghi lại đầy đủ tất cả thông tin tìm được (có hôm làm đến 2-3 giờ sáng) kèm photocopy bài báo hoặc ghi chú kỹ thông tin đài phát ngày giờ nào làm 2 bản một bản gửi đi đến gia đình liệt sĩ và một bản lưu lại. Trước khi gửi đã xác minh địa chỉ thông qua Ban Thương binh – Liệt sĩ địa phương, bì thư tự làm để tiết kiệm tiền, ngoài đề “Thư biếu thông tin mộ liệt sĩ” (sau này bưu điện biết được mới cho miễn dán tem).
Cứ cần cú làm kiểu “kiến tha lâu đầy tổ” như thế hơn 10 năm trời đã gửi hàng vạn lá thư với phần lớn được hồi âm kèm lời cảm tạ thiết tha “xin vái ông một lạy”. Trong số này gần 700 gia đình đi theo thông tin đó đã tìm ra một liệt sĩ thân yêu. Được tặng cho biệt danh “Người tiếp sóng” tin tức mộ liệt sĩ, “Người nghe đài giùm” thân nhân liệt sĩ…
Bản thân chỉ khiêm tốn tự nhận: “Công việc của tôi không có gì đáng kể. Tôi về hưu thời gian rỗi rãi nên còn sức làm… Làm chẳng có lý do gì cả, chỉ là sự đồng cảm giữa các gia đình đồng cảnh ngộ với nhau thôi… Gia đình nào chưa biết tin mình cũng mừng lây cho họ, mừng như chính mình tìm thấy phần mộ của người thân vậy.”
Nhưng bao gia đình người nhờ mình giúp tìm được mộ liệt sĩ còn gia đình mình có người em vợ liệt sĩ thì đến giờ vẫn chưa biết mộ chí hay hài cốt lạc loài nơi đâu!
872 - Jonathan Hanh Nguyen
NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU VN – PHILIPPINES
Doanh nhân Việt kiều Philippines tên cũ Nguyễn Hạnh sinh 1951 tại Nha Trang. Sống ở VN - Philippines (2011).
Năm 1974 theo gia đình “trốn” chiến tranh qua Philippines định cư rồi ở luôn kể cả sau khi chiến tranh kết thúc.
Tại đây được đi du học Mỹ . Tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế học ra làm cho Hãng sản xuất máy bay Boeing một thời gian rồi xin chuyển về làm việc cho Hãng Hàng không Philippines, quê hương thứ hai vừa ở gần gia đình vừa thấy “gần gũi với VN hơn”. Bởi trong lòng vẫn không quên bao kỷ niệm thời học trò ở Nha Trang nhớ lớp học trong ngôi trường nằm sát biển, “nơi tôi hay ngồi nhìn ra biển thả hồn ước mơ…”
Vì thế năm 1984 khi VN vừa Đổi mới mở cửa đã bay về quê nhà thăm viếng bạn bè người thân. Từ đó nhận ra những cơ hội xây dựng, kinh doanh mới cho mình vừa thỏa ước mơ tìm lại quê hương vừa góp phần giúp đỡ đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống thời hậu chiến.
Trong các việc làm này nổi bật nhất là giúp mở đường bay thẳng TPHCM – Manila Thủ đô Philippines năm 1985. Ngoài ra còn thành lập công ty, lập cơ sở sản xuất tại quê nhà Nha Trang, góp vốn hình thành chuỗi siêu thị ở TPHCM, xây nhà máy lắp ráp ô tô ở Hà Nội… Đồng thời tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội.
Được xem là một “Đại sứ thiện chí” không chính thức của VN – Philippines. Gần đây nhất vào giữa năm 2011 đã tình nguyện vận động hỗ trợ 122 ngư dân VN bị Philippnes bắt đưa ra tòa vì tội theo tàu đánh cá vô tình vi phạm lãnh hải nước bạn, lo cho số người này nơi ăn ở khi được thả ra rồi bỏ tiền mua vé máy bay cho họ về nước.
Rất tâm đắc với câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Mỹ J. F. Kennedy lấy làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc”.Áp dụng vào thực tế thành lời dạy cho con cái: “Tôi luôn nói với các con ba là người VN, cái gốc của các con là VN nên các con là người VN, đi đâu làm gì cũng không được quên VN, phải nghĩ cho VN.”
873 – Hnơch
2 LẦN THEO FULRO
Nông dân người dân tộc Banah sinh 1959 tại Gia Lai. Sống ở Gia Lai (2008).
Sinh ra lớn lên trong vùng căn cứ địa cộng sản nên ông nội, mẹ và em gái chết vì bị bom Mỹ đánh trúng, cha cũng bị biệt kích Mỹ bắn chết.
Vậy nhưng năm 1986 khi vợ mới sinh đứa con thứ hai lại nghe lời tàn quân Fulro dụ dỗ theo chúng qua Campuchia lập căn cứ chống phá VN.
Năm 1992 chịu khổ không nổi mới bỏ trốn theo đường rừng đi suốt một tuần lễ mới về lại buôn sóc cũ. Được chính quyền địa phương tha tội cho về làm ăn sản xuất nuôi vợ con.
Nhưng năm 2000 bọn Fulro cũ lại tìm gặp nói ngon ngọt kéo đi theo qua Campuchia “hoạt động” một lần nữa để lại vợ một mình nuôi 7 con thơ nheo nhóc.
Tuy nhiên lúc này Campuchia sau thời Pol Pot đã giao hảo trở lại với VN không bao che cho Fulro nữa nên dẹp bọn này. Vì vậy bị bắt giữ trao trả lại cho phía VN năm 2001. Lần này tái phạm nên phải ra tòa lãnh án 5 năm 6 tháng tù.
May mắn ở tù 4 năm thì được xét giảm án cho ra tù sớm về với gia đình. Từ đó thôi hết mộng Fulro nữa để lo chăm chỉ cuốc đất trồng cà phê cố gắng làm lại cuộc đời khi đã về chiều.
874, 875 - Họa Mi – Lê Tấn Quốc
RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CHỮA BỆNH CHO CHỒNG
Nữ ca sĩ Việt kiều Pháp tên thật Trương Thị Mỹ sinh 1955 tại Sài Gòn. Sống ở Pháp (2011) – Nghệ sĩ kèn saxophone sinh 1953 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Nữ ca sĩ được cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dìu dắt bắt đầu nổi tiếng vài năm trước ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ. Còn nghệ sĩ saxophone học nghề từ năm 11 tuổi, đến 15 tuổi đã đi thổi phòng trà Sài Gòn.
Sau 1975 cả hai gặp nhau trong khi cùng đi trình diễn theo Đoàn Kim Cương hoặc các tụ điểm văn nghệ, nàng hát chàng đệm kèn da diết. Từ đó yêu nhau.
Năm 1976 làm lễ cưới trở thành một đôi uyên ương văn nghệ tài sắc vẹn toàn. Sinh được hai con trai một gái.
Bất ngờ năm 1988 vợ theo đoàn văn nghệ nhà nước qua Pháp biểu diễn rồi… bỏ đoàn ở lại luôn! Chồng con ở nhà hoàn toàn không hay biết gì hết.
Scandal bỏ nước ra đi này sau đó được người vợ giải thích ra đi không phải vì lý do chính trị hay kinh tế mà muốn ra nước ngoài tìm chuyên gia chữa trị cho chồng mắc bệnh khiếm thị bẩm sinh sắp mù cả 2 mắt. Tuy nhiên không rõ có ý định từ trước hay qua đến Pháp mới nảy sinh ý đó hay có người gợi ý?
Dù vậy quả là năm 1990 đã đón chồng và 3 con qua Pháp (nhà nước vẫn cho phép đi chữa bệnh có thời hạn) đưa đến bác sĩ chuyên gia Pháp chẩn đoán chuẩn bị điều trị. Nhưng cuối cùng cả giáo sư Pháp cũng bó tay không thể chữa được chứng bệnh nan y này!
Thế là 2 vợ chồng lâm vào thế tiến thối lưỡng nan trên xứ người, đi không xong ở không được. Vợ không thể về nước sợ bị ghép tội “phản bội tổ quốc” (!), còn chồng lại không chịu ở lại làm gánh nặng cho vợ con mà lại không có điều kiện được tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc đã ăn sâu vào máu thịt. Cũng không chấp nhận xin ở lại theo chế độ “tỵ nạn chính trị” mang tiếng với quê nhà.
Cuối cùng chồng chọn giải pháp một mình quay về quê hương, để 3 con ở lại vợ nuôi có điều kiện ăn học tốt hơn quê nhà còn nghèo khó. Một quyết định mà “đến bây giờ không bao giờ ân hận”.
Từ đó vợ ở lại nước ngoài đi hát nhà hàng nuôi con (tránh xa chính trị nên từ chối qua Mỹ hát), chồng lại về thổi kèn sân khấu và thu đĩa.
Rồi thời gian trôi qua dù không muốn thì vẫn xa mặt cách lòng mỗi người phải tự lo toan cho cuộc đời riêng của mình nên rốt cuộc ai cũng chắp nối bước đi bước nữa. Vợ lấy chồng mới kỹ sư Việt kiều gốc Sa Đéc năm 1995 sinh thêm một con gái rồi nghỉ hát cùng chồng mở xưởng nhỏ làm bánh ngọt ở ngoại ô Thủ đô Paris.
Nhưng dù vậy mối tình nghệ sĩ đẹp trong thời hậu chiến vô vàn gian nan trắc trở ấy đã để lại vết thương lòng quá sâu đậm không dễ gì quên được.
Với người chồng cũ nó biến thành “Tiếng kèn tôi là tiếng kèn tâm sự. Bởi khi thổi tôi đặt hết tâm hồn mình vào giai điệu. Đôi mắt mập mờ thì đôi tai phải choàng hết phần việc còn lại. Cuộc đời tôi vướng nhiều nỗi buồn nên tiếng kèn cũng mang theo số phận…”
Còn với người vợ cũ thì “Tôi muốn giữ mãi những phút giây quý giá của hạnh phúc để quên đi những chuỗi ngày buồn đau, những vết thương lòng đã chôn chặt từ lâu…”
Bởi vậy năm 2009 đã trở về làm album “Một thời yêu nhau” tìm lại cảm xúc mối tình đầu, vẫn mình hát với chồng cũ đệm kèn như ngày ấy bên nhau…
876 – Hoài Linh
VUA TẤU HÀI THẾ HỆ MỚI
Nam diễn viên sân khấu Việt kiều Mỹ tên thật Võ Nguyễn Hoài Linh sinh 1969 tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Sống ở VN – Mỹ (2011).
Cha là đại úy VNCH (gốc Quảng Nam) đi cải tạo sau 1975 nên mẹ phải “bỏ của chạy lấy người” bỏ nhà cửa cơ nghiệp ở Cam Ranh dẫn 6 con (bản thân là con thứ ba nhưng là con trai đầu) chạy vào “tỵ nạn” ở Dầu Giây (Đồng Nai). Ở đây cả nhà làm rẩy và buôn bán lẻ sống qua ngày vẫn dễ thở hơn ở quê cũ đã lỡ mang tiếng gia đình “Ngụy quân” khó ngóc đầu nổi!
Lớn lên muốn theo ngành sư phạm song bị bác… lý lịch! May mà có năng khiếu múa và nhờ còn bạn bè ở Nha Trang giới thiệu nên được nhận vào Đoàn múa Ponaga của Khánh Hòa. Từ đó học thêm nghề hát cộng diễn xuất rồi phát triển qua tấu hài.
Năm 1992 chuyển vào hoạt động sân khấu ở TPHCM bắt đầu nổi tiếng thành công rực rỡ đặc biệt trong thể loại tấu hài mang phong cách dân gian kiểu mới đúng thị hiếu quần chúng bình dân.
Năm 1993 theo gia đình đi Mỹ theo diện H.O sau khi cha cải tạo về năm 1982.
Tại Mỹ tiếp tục diễn show hài gặt ăn khách.
Nhưng từ 1996 quay về lại TPHCM biểu diễn mới thành công tột đỉnh đoạt nhiều giải thưởng danh hài, còn được mời tham gia nhiều bộ phim hài ăn khách.
Đã có vợ Việt đưa qua Mỹ năm 1997, sinh được một con gái đầu lòng.
877 – Lê Nguyễn
TỪ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ MỸ ĐẾN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ VN
Cầu thủ bóng đá Việt kiều Mỹ tên Việt là Nguyễn Thế Anh sinh 1986 tại Mỹ. Sống ở VN – Mỹ (2011).
Cha mẹ qua Mỹ sau 1975 (cha quê Bến Tre).
Lớn lên dù thể hình nhỏ bé so với dân Mỹ song đã sớm bộc lộ năng khiếu chơi bóng đá nên được tuyển vào đá chân tiền vệ cánh cho CLB Dallas ở quê Texas. Rồi vào Đội tuyển Trẻ Mỹ U.16 và U.18 dự giải Trẻ Vô địch thế giới 2005.
Tốt nghiệp trung học từ chối vào các CLB chuyên nghiệp giải Mỹ để theo đuổi con đường đại học vừa học vừa chơi cho đội bóng sinh viên.
Nhưng chỉ thời gian ngắn sau chấp nhận qua Hà Lan đá cho đội trẻ CLB Ajax Orlando vào năm 2005. Một năm sau được HLV Hà Lan Guus Hiddink nổi tiếng chú ý lấy về đá cho PSV Eindhoven. Qua 2008 chuyển đến CLB Randers ở Đan Mạch.
Trong thời gian này, năm 2007 được triệu tập vào Đội tuyển U.23 Mỹ đá ba trận và cả ĐT Mỹ cũng đá 3 trận ở Cúùp Nam Mỹ.
Năm 2009 theo gợi ý của cha đã về lại quê hương VN đầu quân cho đội Hoàng Anh – Gia Lai dự giải V-League. Trong mùa giải đầu tiên đã ghi 13 bàn cộng 16 đường chuyền ăn bàn giúp đội đoạt Cúp Quốc gia và xếp hạng 6 V-League.
Năm 2011 chuyển về đội Bình Dương đương kim Á quân V–League.
Năm 2010 đã xin nhập nhập quốc tịch VN song đến tháng 9.2011 mới đượïc duyệt (đồng thời vẫn giữ quốc tịch Mỹ), từ đó có khả năng có thể khoác áo thi đấu cho Đội tuyển VN.
878 – Lê Văn Nhạc
NGƯỜI ĐÀN ÔNG LỚN TUỔI NHẤT
Lao động nghèo sinh 1900 tại Đồng Nai. Sống ở Đồng Nai (2011).
Nhà nghèo “không có nổi cục đất chọi chim” lớn lên đành chịu phận đi làm mướn cày thuê. Dù vậy năm 1940 cũng lấy được vợ là cô thôn nữ gặp gỡ qua những lần hò đối đáp trong khi cùng đi cấy lúa.
Năm 1943 theo tiếng gọi yêu nước để vợ ở nhà còn mình lên đường theo Việt Minh đi kháng chiến chống Pháp.
Sau 1954 tiếp tục ở lại hoạt động bí mật chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Không may cuối năm 1957 bịï bắt giam ở nhà tù Phú Lợi tại Bình Dương.
Mãi 4 năm sau mới được thả với trong người bệnh tật triền miên. Trở về nhà mất liên lạc với cơ sở lại bị mật vụ theo dõi nên cả 2 vợ chồng đành phải bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Vì bệnh nên không con.
Đến 1975 hòa bình tái lập mới dẫn vợ về quê cũ nương náu qua ngày, tự tìm việc làm chân tay đắp đổi kiếm sống chứ không được hưởng chế độ gì do đã ngưng hoạt động, quan hệ với tổ chức lâu rồi.
Đến năm 2011 vợ mới 88 tuổi nhưng chồng tính ra đã 111 tuổi hơn kỷ lục “Người đàn ông lớn tuổi nhất” mới được ghi nhận trước đó vài tháng là cụ ông Huỳnh Văn Lạc hiện ở quận 12 TPHCM sinh năm 1901 tức 110 tuổi.
Cuộc sống neo đơn chỉ 2 vợ chồng “quá” già lủi thủi lụ khụ không con cháu thân thích giúp đỡ nên cảnh nhà rất nghèo không có đường điện nước, không có cả nhà vệ sinh. Dù v?y 2 vợ chồng vẫn còn sức khỏe sinh hoạt bình thường, đặc biệt luôn giữ tinh thần lạc quan vui sống như ông cụ thường khoe: “Hồi xưa nghèo quanh năm toàn ăn cơm với muối, giờ bữa ăn có cá có thịt là sướng lắm rồi!”.
Gần đây mới được địa phương xây cho Nhà Tình thuơng, bắt đườøng điện nước, tặng áo quần vật dụng đem lại chút niềm vui an ủi tuổi già đã quá cổ lai hy.
879 – Lê Vị
3 ĐỜI ĐI TÌM MỘ LIỆT SĨ
Nông dân sinh tại Quảng Ngãi (đã mất).
Ở trong vùng căn cứ cộng sản thời chống Mỹ bên cạnh sông Trà Khúc ở huyện Tư Nghĩa nên năm 1966 đã tự tay chôn xác con nuôi là một chiến sĩ du kích bị địch phục kích bắn chết. Sau một thời gian do bom đạn tàn phá quê nhà quá dữ đành phải bỏ quê ra tỉnh ở.
Sau hòa bình quay về quê cũ tìm mộ con nuôi thì thời gian qua quang cảnh đã đổi khác, đất đai bị san bằng không sao tìm được dấu tích ngôi mộ. Thế là từ đó đau đáu nỗi lòng thương nhớ con nuôi muốn làm sao tìm cho ra mộ. Đến khi qua đời đã trăng trối lại cho con trai hãy tiếp tục thực hiện nguyện vọng đó cho kỳ được.
Nhưng đến đời con bao nỗ lực tìm kiếm cũng đều vô hiệu.
Rồi đến cả đời cháu thì may sao nhờ người cháu này làm nghề tìm phế liệu chiến tranh đem bán nên qua máy rà trên mặt đất mới phát hiện ra di vật chiếc hộp quẹt và chiếc lược nhôm của liệt sĩ người chú con nuôi. Từ đó khai quật đưa hài cốt về quy tập nghĩa trang liệt sĩ theo đúng di huấn ông nội để lại.
880 – Lệ Thu
NGƯỜI HÁT “HÀ NỘI NIỀM TIN YÊU VÀ HY VỌNG” HAY NHẤT
Nữ ca sĩ tên thật Bùi Thị Oanh sinh 1943 tại Hải Phòng. Sống ở Mỹ (2011).
Cùng mẹ di cư vào Nam từ 1953. Trở thành nữ danh ca tên tuổi hàng đầu miền Nam trước 1975 với giọng trầm khàn độc đáo đặc biệt thành công qua những ca khúc tình cảm chiều sâu lắng đọng.
Ngày 28.4.1975 trước khi chế độ Sài Gòn đầu hàng cộng sản đã cùng 3 con gái lên đường ra sân bay định di tản, đã đến dưới chân cầu thang máy bay song nhớ thương còn lại mẹ già nên quyết định quay về nhà chấp nhận ở lại.
Sau đó vẫn được đi hát bình tthường ở các tụ điểm văn nghệ quần chúng. Tất nhiên bấy giờ là dẹp nhạc vàng chỉ hát nhạc cách mạng trong đó thể hiện rất đạt ca khúc để đời “Hà Nội niềm tin yêu và hy vọng” của nhạc sĩ Phan Nhân. Bài hát sáng tác năm 1972 dưới mưa bom Mỹ nhưng chính tác giả phải công nhận sau ngày Giải phóng vào Sài Gòn mới nghe bài này “chưa ai hát hay bằng” Lệ Thu.
Áy thế mà nữ ca sĩ hát nhạc cách mạng thành công này – hơn cả ca sĩ cách mạng chính cống - đến cuối năm 1979 lại dẫn con gái út… vượt biên đến đảo Malaysia!
Sau đó qua Mỹ năm 1980. Hai năm sau 2 con gái lớn cũng vượt biên qua theo.
Trên đất Mỹ tiếp tục trình diễn, thu đĩa sống khỏe. Nhưng đời sống riêng khá buồn, qua 2 đời chồng đều ly dị nên khi con cái lớn khôn ra đời chỉ còn lại một mình sống cô quạnh.
Năm 2007 về nước “vì nhiều người trong nước muốn nghe tôi hát, nếu về chậm hơn một chút sợ sẽ là quá muộn”.
Và thực tế quả là trở về cố hương trên sân khấu hát lại những tình khúc một thời thành danh vẫn được khán giả ái mộ chào đón nồng nhiệt.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét