Ngôn ngữ là để diễn đạt suy nghĩ. Nhiều bậc phụ huynh đang lo ngại vì thấy con dùng từ ngữ tiếng Việt không chuẩn. Chuyện này diễn ra hằng ngày và ngày càng phổ biến sẽ ảnh hưởng đến hành động giao tiếp của cả một thế hệ.
Trao đổi về vấn đề này, Nhà giáo Nhân dân, GS-TS Đinh Văn Đức - nguyên Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết:
- Chúng ta phải có cái nhìn rộng hơn về việc dùng những từ ngữ chưa từng có trong tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Trong giao tiếp ngôn ngữ, người nói tiếng mẹ đẻ khi có xu hướng theo nhau trong một lối nói nào đó thì đến một thời điểm lối nói ấy tự nhiên sẽ dần trở thành quy tắc tự nguyện của cộng đồng (nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”).
Ngôn ngữ của chúng ta luôn biến động. Về mặt tích cực, nó tạo ra lối nói mới phong phú và tốt hơn, nhưng mặt tiêu cực thì cũng có khi tạo ra những cách nói bị coi là không chuẩn mực, ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp. Đây là sự tất yếu của cộng đồng trong sử dụng ngôn từ; do đó phải quan tâm đến những can thiệp làm cho hành vi ngôn ngữ được tốt hơn, văn minh hơn.
Có nhiều lý do để một số bạn trẻ - vốn nhạy cảm, năng động, thích tạo ra từ ngữ mới cho nhóm xã hội của mình, từ ngữ ấy không chuẩn với tiếng mẹ đẻ. Một số muốn mình nổi trội hoặc muốn tạo ra dấu ấn riêng, tếu táo viết trên blog, nhắn tin mà chưa có đủ sự trang bị về văn hóa. Tuy nhiên, nếu xã hội không tìm cách điều chỉnh thì dần dần một số cách nói có thể được phổ biến trong cộng đồng.
Trong ngôn ngữ có nguyên tắc: Người bản ngữ luôn nói đúng. Tức nếu không thực hành giáo dục, can thiệp thì “mưa dầm thấm lâu”, một số biểu đạt phi chuẩn sẽ có cơ được cho qua. Tuy nhiên theo quy luật chọn lọc, những cái xấu sẽ tự bị đào thải khỏi ngôn ngữ.
Từ cách viết tắt 100 nghìn đồng thành 100k, dần dần bây giờ có nhiều cửa hàng treo biển giá 100k, 120k. Rõ ràng đây là sai với chuẩn tiếng Việt. Giáo sư có ý kiến gì?
- Đây là một trong số nhiều hiện tượng dùng không đúng hiện nay. Có thế thấy khắp các phố phường nước ta nhan nhản biển cửa hàng, biển hiệu, quảng cáo... bằng tiếng nước ngoài, gây phản cảm, bức xúc, bị bạn bè quốc tế chê cười. Điều này rất ít có ở các nước khác. Có 2 lý do dẫn đến tình trạng này là hạn chế về văn hóa ngôn ngữ và sự can thiệp còn quá yếu.
Như đã nói, trong ngôn ngữ mà cứ để tự phát thì mọi cái tiêu cực dễ có chỗ đứng, nên chúng ta phải có sự can thiệp kịp thời. Theo tôi, có mấy nhân tố cần tính tới: Thứ nhất, bản thân mỗi người phải có ý thức trau dồi văn minh, văn hóa ngôn từ qua nâng cao tầm hiểu biết, từ đó tự điều chỉnh cách dụng ngôn. Thứ hai, sự can thiệp của Nhà nước sẽ điều chỉnh hành vi ngôn ngữ theo luật pháp.
Năm 1997, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định không cho phép dùng tên nước ngoài trên các biển hiệu và quảng cáo, nhưng quyết định này không đi vào đời sống vì không được tích cực thực thi. Nếu làm như việc yêu cầu đội mũ bảo hiểm thì sẽ có chuyển biến ngay. Thứ ba, gia đình và nhà trường là những kênh giáo dục ngôn ngữ rất quan trọng. Nhà trường từ rất sớm cần dạy cho trẻ những chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ.
Trẻ em tới trường phải được học nghi thức lời nói, học viết đúng chính tả..., phải được học kỹ năng nói trước công chúng để không thiếu tự tin và lịch sự khi nói trước đám đông... Thứ tư, chính là lòng yêu tiếng mẹ đẻ. Điều này phải được phát huy qua sách báo, ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ văn học nghệ thuật...
Thưa Giáo sư, hiện tượng dùng từ lệch chuẩn tiếng Việt của giới trẻ ảnh hưởng như thế nào tới ngôn ngữ ở thời điểm hiện tại cũng như về lâu dài?
- Việc dùng từ ngữ lệch chuẩn tiếng Việt rất khó giảm nếu chỉ bằng biện pháp hành chính. Ngôn ngữ là thứ thiết chế xã hội tự nguyên của con người nên phải giúp các bạn trẻ tự giác hơn, vì nay xã hội ta đang trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Nhiều giá trị đang bị bung ra và ngôn ngữ cũng nằm trong xu hướng đó. Tiếng Việt đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố pha tạp. Nếu không có ý thức và biện pháp điều chỉnh sẽ dễ sinh ra những thứ lệch chuẩn. Lâu dần, tiếng Việt sẽ khó giữ được sự trong sáng và giàu đẹp mà cha ông để lại.
Do đó, Nhà nước ta cần sớm ban hành luật ngôn ngữ để làm cơ sở cho các văn bản quản lý. Quan trọng nữa chính là từ ngữ trong dụng ngôn của các cơ quan truyền thông cần nêu gương cho công chúng. Ngôn từ báo chí phải thật sự là tấm gương của sự chuẩn mực. Truyền thông là một kênh quan trọng ảnh hưởng rộng lớn tới cách dùng ngôn ngữ của công chúng, nhất là đối với những người trẻ tuổi.
Trên giảng đường, với tâm huyết và trách nhiệm, tôi thường xuyên nêu vấn đề nóng hổi trong việc dùng từ ngữ để sinh viên thảo luận. Qua đó họ tăng thêm hiểu biết, được tác động can thiệp và đã có những thay đổi trong hành vi giao tiếp theo hướng tích cực và duy trì bền vững.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Thu Trà thực hiện
( LAO ĐỘNG )
Trao đổi về vấn đề này, Nhà giáo Nhân dân, GS-TS Đinh Văn Đức - nguyên Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết:
- Chúng ta phải có cái nhìn rộng hơn về việc dùng những từ ngữ chưa từng có trong tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Trong giao tiếp ngôn ngữ, người nói tiếng mẹ đẻ khi có xu hướng theo nhau trong một lối nói nào đó thì đến một thời điểm lối nói ấy tự nhiên sẽ dần trở thành quy tắc tự nguyện của cộng đồng (nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”).
Ngôn ngữ của chúng ta luôn biến động. Về mặt tích cực, nó tạo ra lối nói mới phong phú và tốt hơn, nhưng mặt tiêu cực thì cũng có khi tạo ra những cách nói bị coi là không chuẩn mực, ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp. Đây là sự tất yếu của cộng đồng trong sử dụng ngôn từ; do đó phải quan tâm đến những can thiệp làm cho hành vi ngôn ngữ được tốt hơn, văn minh hơn.
Có nhiều lý do để một số bạn trẻ - vốn nhạy cảm, năng động, thích tạo ra từ ngữ mới cho nhóm xã hội của mình, từ ngữ ấy không chuẩn với tiếng mẹ đẻ. Một số muốn mình nổi trội hoặc muốn tạo ra dấu ấn riêng, tếu táo viết trên blog, nhắn tin mà chưa có đủ sự trang bị về văn hóa. Tuy nhiên, nếu xã hội không tìm cách điều chỉnh thì dần dần một số cách nói có thể được phổ biến trong cộng đồng.
Trong ngôn ngữ có nguyên tắc: Người bản ngữ luôn nói đúng. Tức nếu không thực hành giáo dục, can thiệp thì “mưa dầm thấm lâu”, một số biểu đạt phi chuẩn sẽ có cơ được cho qua. Tuy nhiên theo quy luật chọn lọc, những cái xấu sẽ tự bị đào thải khỏi ngôn ngữ.
Từ cách viết tắt 100 nghìn đồng thành 100k, dần dần bây giờ có nhiều cửa hàng treo biển giá 100k, 120k. Rõ ràng đây là sai với chuẩn tiếng Việt. Giáo sư có ý kiến gì?
- Đây là một trong số nhiều hiện tượng dùng không đúng hiện nay. Có thế thấy khắp các phố phường nước ta nhan nhản biển cửa hàng, biển hiệu, quảng cáo... bằng tiếng nước ngoài, gây phản cảm, bức xúc, bị bạn bè quốc tế chê cười. Điều này rất ít có ở các nước khác. Có 2 lý do dẫn đến tình trạng này là hạn chế về văn hóa ngôn ngữ và sự can thiệp còn quá yếu.
Như đã nói, trong ngôn ngữ mà cứ để tự phát thì mọi cái tiêu cực dễ có chỗ đứng, nên chúng ta phải có sự can thiệp kịp thời. Theo tôi, có mấy nhân tố cần tính tới: Thứ nhất, bản thân mỗi người phải có ý thức trau dồi văn minh, văn hóa ngôn từ qua nâng cao tầm hiểu biết, từ đó tự điều chỉnh cách dụng ngôn. Thứ hai, sự can thiệp của Nhà nước sẽ điều chỉnh hành vi ngôn ngữ theo luật pháp.
Năm 1997, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định không cho phép dùng tên nước ngoài trên các biển hiệu và quảng cáo, nhưng quyết định này không đi vào đời sống vì không được tích cực thực thi. Nếu làm như việc yêu cầu đội mũ bảo hiểm thì sẽ có chuyển biến ngay. Thứ ba, gia đình và nhà trường là những kênh giáo dục ngôn ngữ rất quan trọng. Nhà trường từ rất sớm cần dạy cho trẻ những chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ.
Trẻ em tới trường phải được học nghi thức lời nói, học viết đúng chính tả..., phải được học kỹ năng nói trước công chúng để không thiếu tự tin và lịch sự khi nói trước đám đông... Thứ tư, chính là lòng yêu tiếng mẹ đẻ. Điều này phải được phát huy qua sách báo, ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ văn học nghệ thuật...
Thưa Giáo sư, hiện tượng dùng từ lệch chuẩn tiếng Việt của giới trẻ ảnh hưởng như thế nào tới ngôn ngữ ở thời điểm hiện tại cũng như về lâu dài?
- Việc dùng từ ngữ lệch chuẩn tiếng Việt rất khó giảm nếu chỉ bằng biện pháp hành chính. Ngôn ngữ là thứ thiết chế xã hội tự nguyên của con người nên phải giúp các bạn trẻ tự giác hơn, vì nay xã hội ta đang trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Nhiều giá trị đang bị bung ra và ngôn ngữ cũng nằm trong xu hướng đó. Tiếng Việt đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố pha tạp. Nếu không có ý thức và biện pháp điều chỉnh sẽ dễ sinh ra những thứ lệch chuẩn. Lâu dần, tiếng Việt sẽ khó giữ được sự trong sáng và giàu đẹp mà cha ông để lại.
Do đó, Nhà nước ta cần sớm ban hành luật ngôn ngữ để làm cơ sở cho các văn bản quản lý. Quan trọng nữa chính là từ ngữ trong dụng ngôn của các cơ quan truyền thông cần nêu gương cho công chúng. Ngôn từ báo chí phải thật sự là tấm gương của sự chuẩn mực. Truyền thông là một kênh quan trọng ảnh hưởng rộng lớn tới cách dùng ngôn ngữ của công chúng, nhất là đối với những người trẻ tuổi.
Trên giảng đường, với tâm huyết và trách nhiệm, tôi thường xuyên nêu vấn đề nóng hổi trong việc dùng từ ngữ để sinh viên thảo luận. Qua đó họ tăng thêm hiểu biết, được tác động can thiệp và đã có những thay đổi trong hành vi giao tiếp theo hướng tích cực và duy trì bền vững.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Thu Trà thực hiện
( LAO ĐỘNG )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét