Ra mắt “Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết”:
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đề nghị xem lại công lao của Nhà Nguyễn
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đề nghị các nhà viết sử phải chỉnh sửa lại câu “vua quan nhà Nguyễn đầu hàng bán nước” ở rất nhiều ấn phẩm.
Nhân ngày kinh đô Huế thất thủ - ngày 23-5 âm lịch, ngày thương binh liệt sĩ 27-7, kỷ niệm 100 năm ngày mất của Tôn Thất Thuyết, Hội Nhà báo và Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức ra mắt tác phẩm và tọa đàm về Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết (NXB Lao động, ấn hành quý 3-2012).
Từ sau sự kiện quân Pháp tấn công vào Đà Năng (1858) và đánh chiếm ba tỉnh miền đông Nam Bộ, nội các triều đình nhà Nguyễn hình thành hai phái chủ chiến và chủ hoà.
Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Họ chủ động xây dựng kinh thành kháng chiến ở Tân Sở - Quảng Trị, dùng nhiều cách để loại bỏ những đại thần, hoàng thân, nhà vua chủ hoà, thân Pháp, dựng lên ngôi những ông vua có tư tưởng yêu nước - như vua Hàm Nghi (lên ngôi 2-8-1884) để sau đó ít lâu trở thành ngọn cờ kháng chiến chống Pháp.
Ngày 2-7-1885, tướng Pháp De Courcy yêu cầu triều đình Huế tổ chức nghi lễ chuyển giao theo hiệp ước Pa - tơ - nôt, nhân cơ hội này sẽ bắt Tôn Thất Thuyết. Biết trước âm mưu của De Courcy, Tôn Thất Thuyết tìm mọi lý do để cự tuyệt.
De Courcy yêu cầu triều đình Huế trong vòng ba ngày phải nộp đủ tiền bồi thường chiến phí; phải cho sĩ quan tuỳ tùng và lính Pháp được mang vũ khí vào cửa Ngọ Môn.
Thái độ hách dịch và những yêu sách vô lý của De Courcy đã đẩy mâu thuẩn lên đến tột đỉnh. Nhằm lật lại thế cờ, đêm 22, rạng sáng ngày 23-5 Ất Dậu (5-7-1885) Tôn Thất Thuyết tổ chức tập kích các đồn binh của Pháp ở cả bờ bắc và bờ nam sông Hương.
Cuộc tập kích bất thành, kinh đô thất thủ, phe chủ chiến phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở. Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, dấy lên phong trào kháng chiến chống Pháp rộng khắp trên toàn quốc.
Biến cố này và phong trào Cần Vương, vai trò cá nhân của Tôn Thất Thuyết rất lớn. Để kinh đô thất thủ và sau này phong trào Cần Vương bị dập tắt, lịch sử đã và đang tiếp tục phán xét Tôn Thất Thuyết. Nhưng từ các sự kiện này lịch sử cũng đã vinh danh Tôn Thất Thuyết, một người tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước và anh hùng thời bấy giờ.
Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết do GS Đinh Xuân Lâm và TS Nguyễn Văn Khoan tổ chức bản thảo, tập hợp 25 bài viết đã công bố của nhiều tác giả. Riêng tại Huế có 12 bài của 8 tác giả. Do tập hợp bài viết của nhiều tác giả và tổ chức bản thảo tại Hà Nội nên trong tác phẩm còn có khá nhiều hạt sạn.
Cùng một tác phẩm nhưng về nội dung có những điểm khác biệt, mâu thuẫn ở một số bài viết. Lỗi biên tập và mo rát khá nhiều như: Sai sót, lẫn lộn về chức và tước của các nhân vật lịch sử; sai chức danh, địa chỉ của một số tác giả. Làng Vân Thê, quê hương của Tôn Thất Thuyết, được các nhà biên soạn viết thành làng Văn Thê.v.v…
Buổi ra mắt tác phẩm mang không khí của một hội thảo nhân vật lịch sử. TS Nguyễn Văn Đăng cho rằng vai trò của Tôn Thất Thuyết rất lớn, là nhân vật số một của phái chủ chiến nhưng các công trình nghiên cứu về ông còn rất khiêm tốn.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho đây là một vấn đề lớn của sử học, đồng thời đang là một vấn đề thời sự. Ông đề nghị các nhà viết sử phải chỉnh sửa lại câu “vua quan nhà Nguyễn đầu hàng bán nước” ở rất nhiều ấn phẩm. Viết như thế không ổn khi có những ông vua như Hàm Nghi, có những quan đại thần như Tôn Thất Thuyết dựng cờ kháng chiến chống Pháp .
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đề nghị Hội KHLS Việt Nam cần tổ chức hội thảo về phong trào Cần Vương với sự tham gia của bốn địa phương từ Huế ra tới Hà Tĩnh - những nơi có kinh thành, bản doanh của vua Hàm Nghi và nghĩa quân Cần Vương.
Tương tự, nhà nghiên cứu Lê Quang Thái đề nghị công trình nghiên cứu về Tôn Thất Thuyết cần có những bài viết đánh giá đầy đủ, sâu sắc về phong trào Cần Vương và Văn thân cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị ngôi nhà của Tôn Thất Thuyết ở phường Kim Long cũng được đặt ra, dù nó đã thay đổi chủ sở hữu…
Một số tác giả từng lên án Nguyễn Văn Tường thỏa hiệp với người Pháp, bây giờ, ngay trong tác phẩm này, cũng đã khẳng định: Gần đây, dưới ánh sáng của tư liệu mới, kết hợp với cách nhìn đổi mới của tư duy sử học, Nguyễn Văn Tường được xác nhận là danh nhân yêu nước…”.
Thanh Tùng
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đề nghị xem lại công lao của Nhà Nguyễn
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đề nghị các nhà viết sử phải chỉnh sửa lại câu “vua quan nhà Nguyễn đầu hàng bán nước” ở rất nhiều ấn phẩm.
Nhân ngày kinh đô Huế thất thủ - ngày 23-5 âm lịch, ngày thương binh liệt sĩ 27-7, kỷ niệm 100 năm ngày mất của Tôn Thất Thuyết, Hội Nhà báo và Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức ra mắt tác phẩm và tọa đàm về Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết (NXB Lao động, ấn hành quý 3-2012).
Từ sau sự kiện quân Pháp tấn công vào Đà Năng (1858) và đánh chiếm ba tỉnh miền đông Nam Bộ, nội các triều đình nhà Nguyễn hình thành hai phái chủ chiến và chủ hoà.
Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Họ chủ động xây dựng kinh thành kháng chiến ở Tân Sở - Quảng Trị, dùng nhiều cách để loại bỏ những đại thần, hoàng thân, nhà vua chủ hoà, thân Pháp, dựng lên ngôi những ông vua có tư tưởng yêu nước - như vua Hàm Nghi (lên ngôi 2-8-1884) để sau đó ít lâu trở thành ngọn cờ kháng chiến chống Pháp.
Ngày 2-7-1885, tướng Pháp De Courcy yêu cầu triều đình Huế tổ chức nghi lễ chuyển giao theo hiệp ước Pa - tơ - nôt, nhân cơ hội này sẽ bắt Tôn Thất Thuyết. Biết trước âm mưu của De Courcy, Tôn Thất Thuyết tìm mọi lý do để cự tuyệt.
De Courcy yêu cầu triều đình Huế trong vòng ba ngày phải nộp đủ tiền bồi thường chiến phí; phải cho sĩ quan tuỳ tùng và lính Pháp được mang vũ khí vào cửa Ngọ Môn.
Thái độ hách dịch và những yêu sách vô lý của De Courcy đã đẩy mâu thuẩn lên đến tột đỉnh. Nhằm lật lại thế cờ, đêm 22, rạng sáng ngày 23-5 Ất Dậu (5-7-1885) Tôn Thất Thuyết tổ chức tập kích các đồn binh của Pháp ở cả bờ bắc và bờ nam sông Hương.
Cuộc tập kích bất thành, kinh đô thất thủ, phe chủ chiến phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở. Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, dấy lên phong trào kháng chiến chống Pháp rộng khắp trên toàn quốc.
Biến cố này và phong trào Cần Vương, vai trò cá nhân của Tôn Thất Thuyết rất lớn. Để kinh đô thất thủ và sau này phong trào Cần Vương bị dập tắt, lịch sử đã và đang tiếp tục phán xét Tôn Thất Thuyết. Nhưng từ các sự kiện này lịch sử cũng đã vinh danh Tôn Thất Thuyết, một người tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước và anh hùng thời bấy giờ.
Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết do GS Đinh Xuân Lâm và TS Nguyễn Văn Khoan tổ chức bản thảo, tập hợp 25 bài viết đã công bố của nhiều tác giả. Riêng tại Huế có 12 bài của 8 tác giả. Do tập hợp bài viết của nhiều tác giả và tổ chức bản thảo tại Hà Nội nên trong tác phẩm còn có khá nhiều hạt sạn.
Cùng một tác phẩm nhưng về nội dung có những điểm khác biệt, mâu thuẫn ở một số bài viết. Lỗi biên tập và mo rát khá nhiều như: Sai sót, lẫn lộn về chức và tước của các nhân vật lịch sử; sai chức danh, địa chỉ của một số tác giả. Làng Vân Thê, quê hương của Tôn Thất Thuyết, được các nhà biên soạn viết thành làng Văn Thê.v.v…
Buổi ra mắt tác phẩm mang không khí của một hội thảo nhân vật lịch sử. TS Nguyễn Văn Đăng cho rằng vai trò của Tôn Thất Thuyết rất lớn, là nhân vật số một của phái chủ chiến nhưng các công trình nghiên cứu về ông còn rất khiêm tốn.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho đây là một vấn đề lớn của sử học, đồng thời đang là một vấn đề thời sự. Ông đề nghị các nhà viết sử phải chỉnh sửa lại câu “vua quan nhà Nguyễn đầu hàng bán nước” ở rất nhiều ấn phẩm. Viết như thế không ổn khi có những ông vua như Hàm Nghi, có những quan đại thần như Tôn Thất Thuyết dựng cờ kháng chiến chống Pháp .
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đề nghị Hội KHLS Việt Nam cần tổ chức hội thảo về phong trào Cần Vương với sự tham gia của bốn địa phương từ Huế ra tới Hà Tĩnh - những nơi có kinh thành, bản doanh của vua Hàm Nghi và nghĩa quân Cần Vương.
Tương tự, nhà nghiên cứu Lê Quang Thái đề nghị công trình nghiên cứu về Tôn Thất Thuyết cần có những bài viết đánh giá đầy đủ, sâu sắc về phong trào Cần Vương và Văn thân cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị ngôi nhà của Tôn Thất Thuyết ở phường Kim Long cũng được đặt ra, dù nó đã thay đổi chủ sở hữu…
Một số tác giả từng lên án Nguyễn Văn Tường thỏa hiệp với người Pháp, bây giờ, ngay trong tác phẩm này, cũng đã khẳng định: Gần đây, dưới ánh sáng của tư liệu mới, kết hợp với cách nhìn đổi mới của tư duy sử học, Nguyễn Văn Tường được xác nhận là danh nhân yêu nước…”.
Thanh Tùng
(TIÊN PHONG ONLINE)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét