VỀ PHÍA CĂN NHÀ - VÔ BIÊN
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012
TRANG ĐIỂM - HUỲNH NGỌC THƯƠNG
Người đăng:: Phong - Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
THAN NHIEN XANH- QUỲNH YÊN KHANG
Người đăng:: Phong - Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012
CHIIA BUỒN
Người đăng:: Phong -
CHIA BUỒN
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012
văn viết lộc,lê ngọc thuận
cao huy khanh, trần dzạ lữ,phạm tấn hầu,
trần áng sơn và bằng hữu...
THƠ TRIỆU TỪ TRUYỀN
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012
NHỚ
nỗi nhớ tuôn không dừng
đất trời hòa nước mắt rưng rưng
da diết lòng lữ thứ
2
ngày xưa là xương sườn
trong anh em biến hóa khôn lường
bây giờ tráí tim thương
3
em vũ trụ của anh
không thể thoát môi trường trong lành
nếu anh còn hiện hữu.
4.
rứt khỏi trái tim mình
hạt hạ nguyên tử vào tâm linh
dệt lưới trời nhung nhớ
HÌNH NHƯ - QUỲNH YÊN KHANG
Người đăng:: Phong - Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012
Hình như trời đã thay mùa
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
Người đăng:: Phong - Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012
Không gian lãng mạn với ngôn ngữ mới và diễn tả trung thực, khiến những trang thơ tình của ông là những trang thơ tình rất đẹp. Tính đẹp của thơ tình Hoàng Lộc, đến nay không còn là một nghi vấn cho bất cứ ai từng đọc thơ ông.
Tuy nhiên, có thể nhiều người không biết rằng sau mấy chục năm vật đổi sao dời, sau bao nhiêu biến cố bất hạnh, bi thương, Hoàng Lộc hôm nay, vẫn cho những người đọc ông những bài thơ tình lấp lánh thương yêu, nồng nàn cảm xúc.
Thí dụ:
mời em chút rượu mừng sinh nhật
chắt ở đời ta – chắt ở thơ
em thắp trăng thề khêu hẹn ước
yêu thương nán lại đến bao giờ?
có thể rồi em không uống kịp
nỗi riêng vấp phải lòng ta đau
đã thu trên lá, phai từng chiếc
và cõi muôn trùng đã mất nhau.
có thể rồi ta không uống được
rưng rưng nhớ mẹ một phương về
cuối chiều lưu xứ ta vô phúc
chẳng ngõ sau mà gọi gió quê
(Trích “rượu mời sinh nhật”.) (1)
Hoặc:
em cũng từng qua cầu gió sớm
cũng từng che nón hỏi mây trôi?
hèn chi con mắt không rưng mỏi
không mủi lòng em mỗi biển dâu
ta muốn cùng em qua mấy nhịp
cầu dài, nước lớn, nắng mông mênh
vói tay giùm chút, em – còn kịp
kẻo sóng chìm nghiêng đóa lục bình
(Trích “về bữa qua cầu”). (2)
Nhưng ở thi phẩm thi phẩm thứ tư, nhan đề “cho dẫu phù vân,” do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành đầu năm 2012 vừa qua, Hoàng Lộc còn cho thấy ông đã mở thêm nhiều cánh cửa khác cho thơ của mình.
Từ những bài thơ phản ảnh đời sống hiện thực nơi quê người, tới những bài thơ mang tính phúng thích, tính tự trào hoặc, viết cho người tình, người bạn đời và bằng hữu,… Dù đứng ở góc độ nào, ngôn ngữ của ông vẫn đầy tính Hoàng Lộc. Đó là những chữ rất thường được ông đem vào thơ, để từ đó, con chữ có được cho nó một linh hồn, một hơi thở và một diện mạo khác. Tôi gọi đó là “diện mạo Hoàng Lộc.”
Tôi rất thích chữ như “thơm lựng” hay, “sợi tình thắt họng” trong mấy câu thơ trích dẫn sau đây:
có lắm thứ chẳng cần chi phỉnh gạt
như câu thơ thơm lựng những ân tình
(……)
anh tức tối trong sợi tình thắt họng
liệu hồn em – em có bữa…ra tòa. (3)
Ở thi phẩm mới nhất này, tôi cũng rất thích cách đặt nhan của ông. Nó không chỉ mới, lạ mà mỗi tựa đề, vốn mang sẵn trong nó ít / nhiều nỗi niềm. Hay theo cách nói của Rene Descartes thì đó là “Everything is self-evident“.
Đấy là những tựa thơ như “Thơ tặng một bà nội,” “anh không là quân tử” hoặc, “thơ xuân của bướm già,” “sầu lãng tai” v.v…
"Đọc thơ Hoàng Lộc người ta dễ cảm với thơ ông, dễ mở lòng ra với tâm sự ông, dễ bồi hồi và nao buồn theo dòng đời trôi nổi.
Hoàng Lộc, nhà thơ điềm đạm, vụ phẩm hơn lượng, khi viết về nhân sinh cũng như tình yêu, có bề sâu tư duy, đồng thời có kỹ thuật, chữ dùng đặc biệt, thơ vừa có hồn vừa có âm điệu riêng. Hoàng Lộc đã thành công đưa người thưởng ngoạn nghệ thuật vào thế giới riêng của ông.”
28-9-12
DU TỬ LÊ
Chú thích:
(1), (2), (3): Trích trong “cho dẫu phù vân”, thi phẩm thứ tư của Hoàng Lộc. Trình bày bìa, Nguyễn Trọng Tạo. Tranh bìa và ký họa chân dung, Đinh Cường. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2012.
EM BƯỚC VÀO ĐỜI TÔI - HOÀNG THỊ THIỀU ANH
Người đăng:: Phong - Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012
o.
o
o
o
o
CHIA BUỒN
Người đăng:: Phong - Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012
CUỐI CÙNG CỦA NGÀY - NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012
cuối cùng của ngày bao giờ cũng buồn
(Trích)
Hoàng hôn níu bầu trời xuống thấp
Những con đường rất nhiều áo trắng
Dãy ghế công viên những cặp tình nhân ôm nhau
Những cột điện điểm trang thành phố
Sửa soạn một ngày đi đầu thai
Từ ngoại ô thành phố
Một tiếng súng, hai tiếng súng, ba tiếng súng và rất nhiều tiếng súng
Người con gái trả lời
Rồi cả hai hôn nhau vội vã
Những gì sẽ xảy ra cho họ
Cho vùng ngoại ô xa xăm kia
nhắc nhở ngày đã chấm dứt
những tang tóc chực chờ trườn đi
trên quê hương rất nhiều mùa xuân
vì có bao giờ ngừng tiếng súng
và trên cánh đồng quê hương
rất nhiều ngôi nhà mới đắp
còn thơm mùi đất
những điêu tàn trang điểm Việt Nam
những đứa trẻ theo sau khóc rất mùi mẫn
người mẹ nhìn trò chơi của chúng
không cầm được nước mắt
và không biết con mình còn sống hay không
không dám lên đèn
dù là ngọn đèn dầu leo lét thắp trên bàn thờ
cho thằng con mới chết
và tiếng súng cười suốt đêm
ôi chiến tranh tàn khốc
cuối cùng của ngày bao giờ cũng buồn
như khuôn mặt mẹ
buồn như tiếng súng
buồn như quê hương
cuối cùng của một ngày khác sẽ đến
ĐIỀU GÌ TRONG TÔI - VÔ BIÊN
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012
KHẨN TRƯƠNG THAY ĐỔI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN NỀN GIÁO DỤC
Người đăng:: Phong -
Có quá nhiều trăn trở về nền giáo dục (GD) Việt Nam hiện tại. Thế nên một cuộc cải tổ mạnh mẽ để phát triển là mong muốn, khát khao của nhiều người. Trước thực tế này, Báo Thanh Niên mở diễn đàn “Đổi mới căn bản và toàn diện GD” để đón nhận những ý kiến trao đổi.
Mở đầu cho diễn đàn, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã dành cho báo cuộc trao đổi đầy tâm huyết với những góp ý thẳng thắn, có trách nhiệm và luận cứ khoa học về việc cần phải xác định rõ cách làm để chuẩn bị cho cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD-ĐT.Xin bà cho biết tầm quan trọng và sự cần thiết phải có một cuộc cải cách về GD trong giai đoạn hiện nay?
Hơn 20 năm qua, Đảng đã nêu ra một loạt quan điểm về GD, phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng, Đại hội VII khẳng định “GD-ĐT, cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”. Sau đó đã xác định sứ mạng của GD là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Về đầu tư, Đảng coi đầu tư cho GD là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện để GD đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó mới dừng ở nhận thức ban đầu, chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ trong hành động. Vì vậy, GD chưa thực sự chuyển biến. Tình trạng yếu kém, lạc hậu về GD đang là nỗi bức xúc của cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Đến nay, Đại hội XI đã đặt vấn đề: đổi mới căn bản, toàn diện nền GD. Qua đó có thể nói, Đảng đã thấy rõ và chỉ ra sự cấp bách và bức xúc của vấn đề này. Theo tôi, muốn chuyển biến căn bản và toàn diện trước hết là đổi mới về nhận thức, về đánh giá thực trạng, về yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD, và từ đó có cách làm phù hợp.
Cho đến nay, cách làm của chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng chắp vá, thiếu một tầm nhìn tổng thể, một kế hoạch đồng bộ. Nếu không thay đổi về cách làm thì còn xa mới có thể đổi mới căn bản và toàn diện.
Theo bà, vấn đề đầu tiên cần phải xác định như nền móng của đợt đổi mới căn bản, toàn diện này là gì?
|
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy biến động, nhiều cơ hội và nhiều thách thức, mỗi người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về chủ quyền quốc gia, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh… Vậy, sứ mạng và mục tiêu của GD VN trong giai đoạn 10, 15 năm tới là gì? Tất nhiên phải tiếp thu, kế thừa những giá trị đã có nhưng vẫn rất cần nghiên cứu, bổ sung để có sự xác định cụ thể và đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh mới và yêu cầu mới. Chỉ có như vậy mới có căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển GD cho một hai thập kỷ tới.
Đối chiếu với thực trạng và những yêu cầu mà đất nước và dân tộc kỳ vọng ở hệ thống GD, tôi thấy điều cốt lõi rất cần phải nhấn mạnh lúc này là “dạy và học làm người - làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm”, chứ không thể lấy thi cử và bằng cấp làm cứu cánh. Phải chuyển từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức một cách thụ động, áp đặt sang một nền GD phát triển, lấy tiềm năng của từng con người là chính.
Dĩ nhiên, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng nhà trường phải đóng vai trò tiên phong và nền tảng. Đấy là mục tiêu số 1 của nhà trường, trước hết là nhà trường phổ thông, nền móng của cả hệ thống GD.
Đối với các trường dạy nghề và trường ĐH, dù nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, thì ngay trong nội dung chất lượng đó cũng phải bao hàm yêu cầu bồi dưỡng tư cách làm người. Bởi những phẩm chất như lòng nhân ái, tính trung thực, ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, thái độ hợp tác trong lao động… chính là những yếu tố hết sức cần thiết ở một con người, bất kể làm nghề gì, ở vị thế nào trong xã hội.
Vậy theo bà, cần phải thay đổi cách làm như thế nào để có thể thoát ra khỏi tình trạng chắp vá, thiếu sự tổng thể, đồng bộ… mà bà đã chỉ ra?
Thay đổi căn bản và toàn diện một nền GD là một công trình lớn của quốc gia, không thể một vài năm mà xong. Tình thế rất bức thiết, phải khẩn trương nhưng lại phải căn cơ, bài bản, không thể riêng một mình ngành GD làm nổi.
Trước mắt, theo chúng tôi, trung ương cần bàn và ra nghị quyết, xác định mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề trọng tâm cần tập trung để nền GD thực sự đổi mới căn bản và toàn diện. Trong đó, rất quan trọng là quyết định thành lập một tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng đề án tổng thể, nêu ra được giải pháp và lộ trình, để trình trung ương và Quốc hội theo quy định của pháp luật. Tổ chức này, có thể là một ủy ban do người đứng đầu Nhà nước làm chủ tịch, cần bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và nước ngoài, am hiểu và có kinh nghiệm về GD cũng như các lĩnh vực liên quan đến GD. Đây là kinh nghiệm của các cuộc cải cách GD ở các nước.
Bộ GD-ĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động của ủy ban cũng như trong quản lý nhà nước về GD nên Bộ cần chấn chỉnh, kiện toàn, đổi mới thật sự về năng lực và cung cách quản lý. Với cơ quan tham mưu của trung ương về công tác GD, cụ thể là bộ phận khoa giáo, cần được tăng cường để đủ sức và đủ điều kiện giúp trung ương.
Cần có sự nhất trí về vai trò của giáo dục Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD không chỉ nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người mà kết quả sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đạo đức và văn hóa xã hội. Một công cuộc đổi mới có tầm vóc to lớn như vậy, chắc chắn có rất nhiều khó khăn. Mà khó khăn lớn nhất lúc này là việc chưa có sự nhất trí về vai trò quyết định của GD đối với sự phát triển đất nước và vận mệnh dân tộc, do đó chưa thật sự có quyết tâm tiến hành cải cách GD để đổi mới căn bản và toàn diện. Nếu nhất trí và quyết tâm, chắc chắn chúng ta sẽ làm được và làm thành công. Bà NGUYỄN THỊ BÌNH |
(thực hiện)
NỎ CHỘ - TRẦN DZẠ LỮ
Người đăng:: Phong - Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012
THƠ VIẾT TRÊN ĐẤT MỸ - VÕ CHÂN CỬU
Người đăng:: Phong -
BÀI THƠ TUYỆT VỜI CỦA MỘT EM BÉ NGƯỜI CHÂU PHI
Người đăng:: Phong - Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012
Cho nên nói khi chưa biết làm thơ th́ì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ th́ì thấy chữ nghĩa được tu từ đẻo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì́ thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó thì́ thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ cọ̀n lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính ḿình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính..khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca.