Hoàng Lộc, “cho dẫu phù vân”
_________________________________
DU TỬ LÊ giới thiệu
Những người đọc thơ Hoàng Lộc từ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, hẳn ít ai không thích thơ tình Hoàng Lộc.
Không gian lãng mạn với ngôn ngữ mới và diễn tả trung thực, khiến những trang thơ tình của ông là những trang thơ tình rất đẹp. Tính đẹp của thơ tình Hoàng Lộc, đến nay không còn là một nghi vấn cho bất cứ ai từng đọc thơ ông.
Tuy nhiên, có thể nhiều người không biết rằng sau mấy chục năm vật đổi sao dời, sau bao nhiêu biến cố bất hạnh, bi thương, Hoàng Lộc hôm nay, vẫn cho những người đọc ông những bài thơ tình lấp lánh thương yêu, nồng nàn cảm xúc.
Thí dụ:
mời em chút rượu mừng sinh nhật
chắt ở đời ta – chắt ở thơ
em thắp trăng thề khêu hẹn ước
yêu thương nán lại đến bao giờ?
có thể rồi em không uống kịp
nỗi riêng vấp phải lòng ta đau
đã thu trên lá, phai từng chiếc
và cõi muôn trùng đã mất nhau.
có thể rồi ta không uống được
rưng rưng nhớ mẹ một phương về
cuối chiều lưu xứ ta vô phúc
chẳng ngõ sau mà gọi gió quê
(Trích “rượu mời sinh nhật”.) (1)
Hoặc:
em cũng từng qua cầu gió sớm
cũng từng che nón hỏi mây trôi?
hèn chi con mắt không rưng mỏi
không mủi lòng em mỗi biển dâu
ta muốn cùng em qua mấy nhịp
cầu dài, nước lớn, nắng mông mênh
vói tay giùm chút, em – còn kịp
kẻo sóng chìm nghiêng đóa lục bình
(Trích “về bữa qua cầu”). (2)
Nhưng ở thi phẩm thi phẩm thứ tư, nhan đề “cho dẫu phù vân,” do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành đầu năm 2012 vừa qua, Hoàng Lộc còn cho thấy ông đã mở thêm nhiều cánh cửa khác cho thơ của mình.
Từ những bài thơ phản ảnh đời sống hiện thực nơi quê người, tới những bài thơ mang tính phúng thích, tính tự trào hoặc, viết cho người tình, người bạn đời và bằng hữu,… Dù đứng ở góc độ nào, ngôn ngữ của ông vẫn đầy tính Hoàng Lộc. Đó là những chữ rất thường được ông đem vào thơ, để từ đó, con chữ có được cho nó một linh hồn, một hơi thở và một diện mạo khác. Tôi gọi đó là “diện mạo Hoàng Lộc.”
Tôi rất thích chữ như “thơm lựng” hay, “sợi tình thắt họng” trong mấy câu thơ trích dẫn sau đây:
có lắm thứ chẳng cần chi phỉnh gạt
như câu thơ thơm lựng những ân tình
(……)
anh tức tối trong sợi tình thắt họng
liệu hồn em – em có bữa…ra tòa. (3)
Ở thi phẩm mới nhất này, tôi cũng rất thích cách đặt nhan của ông. Nó không chỉ mới, lạ mà mỗi tựa đề, vốn mang sẵn trong nó ít / nhiều nỗi niềm. Hay theo cách nói của Rene Descartes thì đó là “Everything is self-evident“.
Đấy là những tựa thơ như “Thơ tặng một bà nội,” “anh không là quân tử” hoặc, “thơ xuân của bướm già,” “sầu lãng tai” v.v…
Không gian lãng mạn với ngôn ngữ mới và diễn tả trung thực, khiến những trang thơ tình của ông là những trang thơ tình rất đẹp. Tính đẹp của thơ tình Hoàng Lộc, đến nay không còn là một nghi vấn cho bất cứ ai từng đọc thơ ông.
Tuy nhiên, có thể nhiều người không biết rằng sau mấy chục năm vật đổi sao dời, sau bao nhiêu biến cố bất hạnh, bi thương, Hoàng Lộc hôm nay, vẫn cho những người đọc ông những bài thơ tình lấp lánh thương yêu, nồng nàn cảm xúc.
Thí dụ:
mời em chút rượu mừng sinh nhật
chắt ở đời ta – chắt ở thơ
em thắp trăng thề khêu hẹn ước
yêu thương nán lại đến bao giờ?
có thể rồi em không uống kịp
nỗi riêng vấp phải lòng ta đau
đã thu trên lá, phai từng chiếc
và cõi muôn trùng đã mất nhau.
có thể rồi ta không uống được
rưng rưng nhớ mẹ một phương về
cuối chiều lưu xứ ta vô phúc
chẳng ngõ sau mà gọi gió quê
(Trích “rượu mời sinh nhật”.) (1)
Hoặc:
em cũng từng qua cầu gió sớm
cũng từng che nón hỏi mây trôi?
hèn chi con mắt không rưng mỏi
không mủi lòng em mỗi biển dâu
ta muốn cùng em qua mấy nhịp
cầu dài, nước lớn, nắng mông mênh
vói tay giùm chút, em – còn kịp
kẻo sóng chìm nghiêng đóa lục bình
(Trích “về bữa qua cầu”). (2)
Nhưng ở thi phẩm thi phẩm thứ tư, nhan đề “cho dẫu phù vân,” do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành đầu năm 2012 vừa qua, Hoàng Lộc còn cho thấy ông đã mở thêm nhiều cánh cửa khác cho thơ của mình.
Từ những bài thơ phản ảnh đời sống hiện thực nơi quê người, tới những bài thơ mang tính phúng thích, tính tự trào hoặc, viết cho người tình, người bạn đời và bằng hữu,… Dù đứng ở góc độ nào, ngôn ngữ của ông vẫn đầy tính Hoàng Lộc. Đó là những chữ rất thường được ông đem vào thơ, để từ đó, con chữ có được cho nó một linh hồn, một hơi thở và một diện mạo khác. Tôi gọi đó là “diện mạo Hoàng Lộc.”
Tôi rất thích chữ như “thơm lựng” hay, “sợi tình thắt họng” trong mấy câu thơ trích dẫn sau đây:
có lắm thứ chẳng cần chi phỉnh gạt
như câu thơ thơm lựng những ân tình
(……)
anh tức tối trong sợi tình thắt họng
liệu hồn em – em có bữa…ra tòa. (3)
Ở thi phẩm mới nhất này, tôi cũng rất thích cách đặt nhan của ông. Nó không chỉ mới, lạ mà mỗi tựa đề, vốn mang sẵn trong nó ít / nhiều nỗi niềm. Hay theo cách nói của Rene Descartes thì đó là “Everything is self-evident“.
Đấy là những tựa thơ như “Thơ tặng một bà nội,” “anh không là quân tử” hoặc, “thơ xuân của bướm già,” “sầu lãng tai” v.v…
Tổng quát hơn, để quý bạn đọc chưa từng đọc thơ Hoàng Lộc, có được cái nhìn tổng thể về tiếng thơ này, tôi xin trích một nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh, như sau:
"Đọc thơ Hoàng Lộc người ta dễ cảm với thơ ông, dễ mở lòng ra với tâm sự ông, dễ bồi hồi và nao buồn theo dòng đời trôi nổi.
Hoàng Lộc, nhà thơ điềm đạm, vụ phẩm hơn lượng, khi viết về nhân sinh cũng như tình yêu, có bề sâu tư duy, đồng thời có kỹ thuật, chữ dùng đặc biệt, thơ vừa có hồn vừa có âm điệu riêng. Hoàng Lộc đã thành công đưa người thưởng ngoạn nghệ thuật vào thế giới riêng của ông.”
28-9-12
DU TỬ LÊ
"Đọc thơ Hoàng Lộc người ta dễ cảm với thơ ông, dễ mở lòng ra với tâm sự ông, dễ bồi hồi và nao buồn theo dòng đời trôi nổi.
Hoàng Lộc, nhà thơ điềm đạm, vụ phẩm hơn lượng, khi viết về nhân sinh cũng như tình yêu, có bề sâu tư duy, đồng thời có kỹ thuật, chữ dùng đặc biệt, thơ vừa có hồn vừa có âm điệu riêng. Hoàng Lộc đã thành công đưa người thưởng ngoạn nghệ thuật vào thế giới riêng của ông.”
28-9-12
DU TỬ LÊ
(nguồn : http://www.dutule.com/D_1-2_2-138_4-4665_15-2/hoang-loc-cho-dau-phu-van.html)
_______________________________________________________________________
Chú thích:
(1), (2), (3): Trích trong “cho dẫu phù vân”, thi phẩm thứ tư của Hoàng Lộc. Trình bày bìa, Nguyễn Trọng Tạo. Tranh bìa và ký họa chân dung, Đinh Cường. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2012.
Chú thích:
(1), (2), (3): Trích trong “cho dẫu phù vân”, thi phẩm thứ tư của Hoàng Lộc. Trình bày bìa, Nguyễn Trọng Tạo. Tranh bìa và ký họa chân dung, Đinh Cường. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2012.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét