Kỳ VI :
Cánh Chuồn Chuồn
Sau những tháng khô hạn, cơn mưa bất chợt đã trở về. Ai nấy đều hân hoan khi trời cứu những vườn cà phê sắp cháy khô. Nhưng hình như tất cả đều không thể biết những cánh chuồn chuồn làm sứ mạng dự báo thời tiết bây giờ đang ở đâu !
Mấy tháng trước, khi tôi đến Mỹ, một người thân quen là ông Nguyễn Hữu Nam, chủ nhân sản phẩm WEHG chiết xuất từ các loại thảo mộc, đất hiếm đang ở Việt Nam đã điện thoại gặp. Ông muốn tôi đi thăm một trong nhiều thung lũng cây trái mà ông xây dựng ở vùng trung bắc California. Ông Nam đã lấy con chuồn chuồn làm biểu tượng cho sự an toàn. Là một người yêu thơ, sau khi đi học rồi định cư ở nước ngoài, ông nói rằng bây giờ thật khó kiếm ra những vần thơ lục bát hay. Nó giống như những đôi cánh chuồn chuồn đang dần dần biệt dạng !
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao là nắng, bay vừa thì mây…
Đây chỉ là hai câu nói có vần vè, tưởng như ai làm cũng được. Nhà văn, dịch giả Trịnh Y Thư mà tôi chơi từ thuở là học trò cùng tập làm thơ sáu tám, trong tập tạp văn mới vừa in (Chỉ Là Đồ Chơi) cũng ghi nhận “những nhà thơ gốc Việt còn trẻ ở nước ngoài bây giờ chẳng mấy người dùng thể này nữa”. Những gì quý báu từ thiên nhiên đều sẽ ngày càng cạn kiệt. Thời đại tin học, giấy in dần trở thàng mặt hàng không cần thiết nhiều nữa. Nó phải biến hình cho hữu dụng là để dùng lau tay ! Riêng tôi lại thấy vô hình vô ảnh những âm thanh, vần điệu ráp nối và tan biến nhanh sau các màn hình. Ngắn ngủi và hư ảo. Như có, như không. Nhưng những câu thơ có thể lưu lại, được in, chép và gửi cho nhau, nhiều nhất vẫn là những câu lục bát. Không phải vì nó là điệu thơ độc quyền, đặc thù của người Việt đâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy cách gieo vần theo yêu vận của các câu đã được khá nhiều dân tộc vùng Đông Nam Á sử dụng, làm nên nhiều tục ngữ, ca dao và các thể văn hát chèo, hát nói…(Sổ tay của nhà văn Võ Phiến còn ghi lại nhiểu bài ca theo thể lục bát của người Chăm Nam trung bộ , và của cả dân tộc Bru ở Quảng Trị). Người Nam bộ đã tiến tới biết dùng câu sáu ở trên, câu tám ở dưới khá nhuần nhuyễn để hô “thai” hoặc diễn giải chuyện kể. Bà con gọi đó là cách “nói thơ”-như “thơ Trần Minh Khố Chuối”, “thơ Lâm Sanh-Xuân Nương”…Nhưng “lục bát” đến nay vẫn là một thể thơ riêng biệt. Nó được đúc kết có quy luật từ các âm từ bằng, trắc; cách gieo vần; đối chữ đến những câu phá thể…Thoát thân từ ca dao và dựa vào ca dao, hồn lục bát in sâu vào long người để khơi động cảm xúc, mở tầm liên tưởng. Nên nếu ai đó muốn phủ nhận hồn thơ lục bát; chưa biết tôi luyện qua cách gieo vần sáu-tám mà đã dám tự nhận là mình “hiện đại”, thì không chừng đây là những người thích “nổ”.
Hiện sinh
Tới tận hôm nay, sự tìm kiếm, đổi mới trong sử dụng kết cấu ngôn từ để làm mới bài thơ lục bát vẫn đang được tiếp tục. Ghi nhận có lẽ từ thập niên ’60 thế kỷ 20, sau sự bùng phát của thể thơ tự do, các nhà thơ đã tìm cách phả làn hơi mới lên linh hồn thơ lục bát.
· Cung Trầm Tưởng
Núi nhớ
Chiều đầu sông ngóng cuối sông
Quê ai một rẻo lau bồng lẻ loi
Nước nguồn cuốn lá nguồn trôi
Thừng côi cút buộc thuyền côi cút bờ
Bơ vơ này níu bơ vơ
Kia mây núi vấn mây chờ nẻo mây
Nhớ khôn nguôi với dặm dài
Trước sau cách một miên trường
Còn chong đèn nhỏ lửa giường nhớ nhung
Nhớ vời một thoáng chân dung
Bao giờ hết được Vô Cùng thì thôi
Thuyền soi nước cũng bồi hồi
Núi kiên tâm vấn mây ngồi để tang
Chim tha thế kỉ bộn bàng
Chiều về trọ nghỉ nóc hoàng hôn cao
Nao nao sóng bóng thuở nào
Dặt dìu nước tỏ tường sao đậm đà
Quê ai một rẻo lau bồng lẻ loi
Nước nguồn cuốn lá nguồn trôi
Thừng côi cút buộc thuyền côi cút bờ
Bơ vơ này níu bơ vơ
Kia mây núi vấn mây chờ nẻo mây
Nhớ khôn nguôi với dặm dài
Trước sau cách một miên trường
Còn chong đèn nhỏ lửa giường nhớ nhung
Nhớ vời một thoáng chân dung
Bao giờ hết được Vô Cùng thì thôi
Thuyền soi nước cũng bồi hồi
Núi kiên tâm vấn mây ngồi để tang
Chim tha thế kỉ bộn bàng
Chiều về trọ nghỉ nóc hoàng hôn cao
Nao nao sóng bóng thuở nào
Dặt dìu nước tỏ tường sao đậm đà
Nhà thơ Du Tử Lê cho rằng : “Cung Trần Tưởng không chỉ đi tiếp con đường lục bát Huy Cận, mà họ Cung còn đẩy vận hành của một chu kỳ lục bát tới chỗ rốt ráo của nó…Đem lục bát ra khỏi bóng rợp của giai đoạn lục-bát-kể chuyện, kéo dài mấy trăm năm, kể từ khời điểm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…” Chỗ “rốt ráo” được ông giải thích là “những không gian, ngữ cảnh, ngữ nghĩa mà trước đó lục bát không hề có”(theo dutule.com 2-9-2012).
Nếu ghi nhận là có một “trường phái lục bát Cung Trầm Tưởng”, tôi nghĩ là không cần thiết. Nhưng cách sử dụng nhịp điệu linh động (có khi là 3/3 hoặc 4/4 trong câu) hoặc hình tượng những câu lục bát gợi lên mà Cung trầm Tưởng là người có công mở ra, mãi sau đó vài chục năm sau, vẫn được nhiều người làm thơ vận dụng.
· Du Tử Lê
Trở lại Houston
Nhờ em tôi biết cuộc đời
Biết mưa còn ở trên môi tháng, ngày
Nhờ em chim mới biết... bay
Ngang qua cổ tích. Thả đầy hạt kinh
Biết mưa còn ở trên môi tháng, ngày
Nhờ em chim mới biết... bay
Ngang qua cổ tích. Thả đầy hạt kinh
Nhờ em tôi mới biết mình
Đã mang tuổi mẹ, thọ hình lỗi cha
Đã mang tuổi mẹ, thọ hình lỗi cha
Nhờ em trời lợp mái nhà
Đất di truyền nhớ thương hoa lên cành
Nhờ em thác ngủ đầu ghềnh
Như tôi được chết hiền lành trong em.
Đất di truyền nhớ thương hoa lên cành
Nhờ em thác ngủ đầu ghềnh
Như tôi được chết hiền lành trong em.
Một nhà thơ thuộc thế hệ trẻ hơn cũng thành công khi sử dụng âm hưởng lục bát mới.
· Nguyễn Tất Nhiên
Mưa lăn trên kiếng cửa
Tình đau về với ta buồn
Buồn ta cũng tạt như nguồn mưa đông
Mắt em có thấm lạnh hồn?
Mưa ta có lệ ngoằn trên kiếng đời ?
Tháng mười một, gió, thấp trời
Là ta ủ dột lòng mùi khóc ai
Hỡi người như chuyện mây bay
Cám ơn em bỏ thiên tài tang thương!
Tình đau về với ta buồn
Buồn ta cũng dịu như sương đầu ngày
Hiên người ẩm giọt mù mai
Thì sương vắn đẫm sầu dài mấy trăng...
Em ngồi em lạnh bàn chân
Tình hay ho thuở dằn lòng ngó ra!
Ngày chiều phất vạt mưa qua
Cám ơn em đã lệ sa kiếng ngoài ...
Ơn người cứ phụ lòng ai
Ơn đời sống một đề tài khổ đau !
Buồn ta cũng tạt như nguồn mưa đông
Mắt em có thấm lạnh hồn?
Mưa ta có lệ ngoằn trên kiếng đời ?
Tháng mười một, gió, thấp trời
Là ta ủ dột lòng mùi khóc ai
Hỡi người như chuyện mây bay
Cám ơn em bỏ thiên tài tang thương!
Tình đau về với ta buồn
Buồn ta cũng dịu như sương đầu ngày
Hiên người ẩm giọt mù mai
Thì sương vắn đẫm sầu dài mấy trăng...
Em ngồi em lạnh bàn chân
Tình hay ho thuở dằn lòng ngó ra!
Ngày chiều phất vạt mưa qua
Cám ơn em đã lệ sa kiếng ngoài ...
Ơn người cứ phụ lòng ai
Ơn đời sống một đề tài khổ đau !
Với bài thơ này, nếu chịu khó đọc và thưởng thức theo từng khổ 4 câu như một bài tứ luyệt, người đọc có thể phát hiện thêm về sự vi diệu kỳ lạ của thể thơ lục bát.
Nhà phê bình Thụy Khê cho rằng “thơ Cung Trầm Tưởng thường có giọng buồn, nhưng là giọng buồn nguyên thủy, gợi nỗi cô đơn hiện sinh khi con người nhận thức lại chính mình”.
Giải thoát
Lớp sau Cung trầm Tưởng, tất nhiên cũng đều gặp “nỗi cô đơn hiện sinh”. Cách “giải thoát” của mỗi người tất nhiên khác nhau. Như Phạm Công Thiện lại hướng tới cõi sâu thẳm của tâm linh. Cái đẹp có khi lại “hòa quyện” với cảm xúc của “đạo” (với nhà thơ khác, có thể là “đạo khả đạo phi thường đạo”).
Phạm Công Thiện hồi tuổi 20 đã có những câu hay như:
Rắn trườn vỡ trứng chim rừng,
Tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
Khuya buồn tủi nhục môi em
Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
Tiếng ru chin đỏ điện thờ
Hoang vu tôi đứng đợi chờ chim kêu
Tay còn ôm giữ tình yêu
Tôi về phố động những chiều hư vô…
( Ngày sinh của Rắn, bài 9)
Sau nhiều năm phiêu dạt nhiều nước, khi tuổi đã xế chiều, Phạm Công Thiện vẫn sử dụng thể thơ lục bát diễn tả những bất ổn trên đường về cõi đạo:
· Phạm Công Thiện
Đi
1/
Đã đi thì đã đi rồi
Thượng phương trùng điệp thấy gì nữa đâu
Hạ phương ngày tháng bể dâu
Sắt son tình cũ, phượng cầu túy hương
Có còn gì nữa mà thương
Buổi trưa nằm ngủ thấy nường năm xưa
2/
Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô lieu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Đại Huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.
(Thi tập Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im-2009)
Đưa nhiều từ ngữ mang âm thanh lạ, hoặc quá chuyên môn vào thơ, bài lục bát có khi bị “hẫn hụt”. Đó có lẽ là lướng vướng trong người của một Phạm Công Thiện “triết gia”, và một Phạm Công Thiện “nhà thơ”! Những nhà thơ nghiêng về tâm linh vẫn phải tự mình giải tỏa lướng vướng này.
Nhớ lại, hồi 11 năm sau ’75, gặp tình huống đó, tôi cũng phải tự mình “khơi thông qua những vần lục bát:
· Võ Chân Cửu
B’Lao
Tôi về hỏi lại rừng cao
Bóng mây năm cũ hôm nào còn bay
Chiều lên nắng tắt theo ngày
Ánh trăng như thể ngàn tay ai cầm
Tôi về gởi mộng xa xăm
Đàn xưa đã lạnh tiếng trầm bỗng rơi
Tôi về hỏi một mình tôi
Đường hoa vàng thể như lời em trao
Tôi về hỏi lại rừng cao
Đừng quên em nhé nghìn sao tiếng thầm !
(1986)
Trút bỏ
Nhiều người đọc nói rằng thơ lục bát, dù mang tinh thần và khuynh hướng cổ điển hay tư duy “hiện sinh” vẫn không thể tránh khỏi sự rang buộc của những âm điệu ngọt ngào-xuôi tai. Như vậy phải khơi mở những chân trời mới cho nó. Người bạn cùng thời đã cùng tôi chia sẻ nhiều đắng cay và những trói buộc của thời thế là Nguyễn Tôn Nhan. Sau khi chuyển sang lãnh vực nghiên cứu Hán tự và văn chương cổ, ông đã bất ngờ tung ra một hình thức mới: “Lục bát ba câu”. Tưởng niệm 2 năm ngày ông về cõi tịnh độ, vào đầu năm 2013 gia đình thi sĩ đã tập hợp, in ra thi tập “Lục bát ba câu” mà ông sang tác từ 1996 trở về trước. Tất cả các bài đều không mang tựa đề.
· (Trang 28)
ôi chao gió lạnh lọt song
đẩy con châu chấu bay vòng xuống khe
ngàn muôn ảo giác dội về
· (Trang 40)
hạt thưa mưa tạt xèo mành
con châu chấu đậu không đành chết tươi
hôm nay lạnh thấu tim người.
Chỉ trong ba câu, lại bị trói buộc bởi vần, nhịp của thể thơ, nên “lục bát ba câu” kho có thể so với sự vi diệu thoải mái như thơ Haiku Nhật Bản, nên ở rất nhiều bài, Nguyễn Tôn Nhan như dùng để đưa ra một “công án” thiền:
· (Trang 130):
ba câu làm mất ba giây
không ai tri ngộ thì quay về giường
trên đầu sẵn sáng như gương.
Đi tìm cái mới là nghiệp dĩ muôn đời của các nhà thơ. Nên Nguyễn Lương Vỵ từ 2005 đã cảm hứng làm ra “mười bài lục bát hai câu rưỡi giỡn mặt Nguyễn Tôn Nhan lục-bát-ba-câu”:
· Nguyễn Lương Vỵ
ba câu nghĩ cũng hơi nhiều
mần hai câu rưỡi thử liều hòa âm
cù thằng câm…
*
thâm u cu gáy hột cườm
hồng lê nay đã chin hườm chúng em
đừng nói thêm!!!
( Phần phụ lục “lục bát ba câu Nguyễn Tôn Nhan, trang 135)
Tới một tuổi nào đó, nhà thơ có thể dùng ngôn ngữ và âm điệu để “giỡn”, nhưng để người đọc cảm và thấm được còn tùy thuộc vào sức hút của bài thơ. Nói gì đi nữa, thể thơ lục bát vẫn chứng tỏ sự biến đổi rất sinh động. Tạm kết thúc bàn luận về thể thơ cổ điển (mà từ bệnh sính hình thức của xã hội, có nhiều người đang muốn phong nó trở thành “quốc thi”), tôi xin phép được giới thiệu thêm một bài lục được trình bày “biến tấu”, sắp xếp ra hình khối, như thể loại mà các nhà thơ coi trọng hình thức cho là “mới”:
· Tú Trinh
DU CA
Chiều
ai nhóm bếp củi ngo
khói lam đan sợi níu đò triền sông
người ngang dọc
mùa đi vòng
tìm về
chim ngói, cánh đồng reo ca.
Thương bờ cúc dại quanh nhà
huây hoai hương rạ len qua tuổi tình
hát khi ngồi với bình minh
chuông chùa hòa khúc yên bình từ tâm
hình như...
tha thiết trăng rằm
một lần thơ dại được cầm tay em.
Sương khuya gầy ảo dáng hiền
mẹ cho vóc hạc khắp miền lãng du
về gối đầu với mùa thu
hoang vu còn ấm lời ru nửa đời.
Quê ơi,
khao khát lở bồi
cắm sào cúi nhặt bóng tôi bên người.
Chiều
ai nhóm bếp củi ngo
khói lam đan sợi níu đò triền sông
người ngang dọc
mùa đi vòng
tìm về
chim ngói, cánh đồng reo ca.
Thương bờ cúc dại quanh nhà
huây hoai hương rạ len qua tuổi tình
hát khi ngồi với bình minh
chuông chùa hòa khúc yên bình từ tâm
hình như...
tha thiết trăng rằm
một lần thơ dại được cầm tay em.
Sương khuya gầy ảo dáng hiền
mẹ cho vóc hạc khắp miền lãng du
về gối đầu với mùa thu
hoang vu còn ấm lời ru nửa đời.
Quê ơi,
khao khát lở bồi
cắm sào cúi nhặt bóng tôi bên người.
Tôi tin rằng sắp tới nếu trút bỏ gánh nặng về hình thức, sẽ có nhiều tập thơ lục bát hay được in ra.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét