BÂY GIỜ NHỚ HUẾ
em về ngắm sông vượt lũ
đưa nhau qua mấy nhịp cầu
cứ thương người xa đứt ruột
ấm hơi đêm tựa sương mờ
em về một mình đêm Huế
nhịp chèo chếch nắng dòng Hương
bây giờ mình em thương Huế
anh đi quên mất câu thề
chắp tay lên trời khấn nguyện
em về trọn mối tơ duyên
hoa đào trái mùa nhớ rét
thủy chung một sắc phớt hồng
bây giờ một mình về Huế
run tay chạm phải lời thề
bây giờ một mình mong Huế
đêm trần tay nắm bàn tay
khoảng trời bên kia quá rộng
cánh chim bay mỏi chân trời
bây giờ một mình rời Huế
mang theo một nửa lời thề
tràng tiền một mình lặng bóng
soi vào tận đáy mùa sau…
T3.09
CHUYỆN ĐẦU TUẦN :PHO TƯỢNG PHẬT NGỌC ĐÃ ĐẾN TP HCM
Người đăng:: Phong - Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2009
Sau khi Pho tượng Phật Ngọc được chiêm bái tại lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng),Đại Tùng Lâm (Vũng Tàu), hiện đã đến Tp Hồ Chí Minh.Chiều qua 29.3, lễ cung nghinh tượng Phật bằng ngọc thạch quý hiếm và lớn nhất thế giới đã được tổ chức trang nghiêm lúc 17 giờ tại chùa Phổ Quang (số 64/3 đường Phạm Hồng Thái, Q.Tân Bình) để phật tử và đồng bào các giới chiêm bái đến hết ngày 5.4.2009.sau đó đưa về chùa Hoằng Pháp(Hóc Môn) tiếp tục đón khách hành hương.
Đạo hữu Ian Green,người cung nghinh tôn tượng đến Việt Nam là một phật tử hơn 35 năm, bắt đầu từ khi ông du hành đến Ấn Độ khoảng đầu năm 1970. Ông đã chiêm ngưỡng Đại Tháp ở vườn Lộc Uyển - nơi được đánh dấu là Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài chứng ngộ, cũng là một trong sáu thánh địa của Phật giáo.
Đạo hữu Ian Green,người cung nghinh tôn tượng đến Việt Nam là một phật tử hơn 35 năm, bắt đầu từ khi ông du hành đến Ấn Độ khoảng đầu năm 1970. Ông đã chiêm ngưỡng Đại Tháp ở vườn Lộc Uyển - nơi được đánh dấu là Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài chứng ngộ, cũng là một trong sáu thánh địa của Phật giáo.
Ông bà Ian Green tại Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
Sau đó, ông tìm hiểu thêm về Phật giáo và rồi ông "không có chọn lựa nào khác mà hiển nhiên là một phật tử". Năm 1981, thân phụ của ông cúng dường 50 mẫu đất hoang sơ với trùng điệp cây rậm thấp cho Lạt Ma Yeshe để kiến lập một trung tâm Phật giáo. Năm 2009, ông chọn Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên trên thế giới của pho tượng Phật Ngọc, có tên đầy đủ là "Phật Ngọc cho Hòa bình Thế giới". Đây là pho tượng được điêu khắc từ tảng ngọc thạch lớn nhất thế giới hiện nay. Cạnh pho tượng Phật Ngọc này còn có một tượng cao 0,50m nặng 132 kg. Cả hai tượng đều có tư thế ngồi thiền. Theo ông Ian Green pho tượng Phật Ngọc được điêu khắc từ khối ngọc bích Polar Pride - niềm kiêu hãnh Bắc cực - ở Canada chỉ có một và duy có một mà thôi.
Xin cầu nguyện sự bình an đến với em .
THƠ NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong -
mời em uống rượu
uống đi em,nữa, chén này
chén vơi anh uống,chén đầy anh dâng
chén xuân anh tặng môi hồng
chén vui anh để tặng chồng em say
uống đi em ,nữa,chén này
chén sầu, chén muộn, chén đầy,chén lưng
uống đi em chén rượu mừng
uống đi mừng cuộc phong trần bấy lâu
rượu nồng em uống cho mau
uống nhanh uống cạn trước sau uống cùng
uống mừng trăm cuộc thuỷ chung
cũng bay như một cánh hồng xác xơ
ví như trăm cuộc tình hờ
cũng tan như khói cũng mờ như sương
như con chim chết trong vườn
nghìn năm tiếng hát đoạn trường chưa tan
uống đi uống vội uống vàng
uống nghiêng cả núi uống tràn cả sông
uống cho buốt cả môi hồng
chén cha chén mẹ chén chồng chén con
uống đi em,nữa, chén này
chén vơi anh uống,chén đầy anh dâng
chén xuân anh tặng môi hồng
chén vui anh để tặng chồng em say
uống đi em ,nữa,chén này
chén sầu, chén muộn, chén đầy,chén lưng
uống đi em chén rượu mừng
uống đi mừng cuộc phong trần bấy lâu
rượu nồng em uống cho mau
uống nhanh uống cạn trước sau uống cùng
uống mừng trăm cuộc thuỷ chung
cũng bay như một cánh hồng xác xơ
ví như trăm cuộc tình hờ
cũng tan như khói cũng mờ như sương
như con chim chết trong vườn
nghìn năm tiếng hát đoạn trường chưa tan
uống đi uống vội uống vàng
uống nghiêng cả núi uống tràn cả sông
uống cho buốt cả môi hồng
chén cha chén mẹ chén chồng chén con
*
em cao như phướng như cờ
anh làm ngọn gió đứng chờ bên truông
ví em như cánh chuồn chuồn
khi vui thì đậu khi buồn thì bay
uống thêm một chén rượu này...
ví em như cánh chuồn chuồn
khi vui thì đậu khi buồn thì bay
uống thêm một chén rượu này...
VIỆT NAM HƯỞNG ỨNG GIỜ TRÁI ĐẤT 2009
Người đăng:: Phong - Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng
Đêm 27.03.2009, pháo hoa tỏa sáng
trên sông Hàn. Du khách và người dân TP Đà Nẵng trực tiếp chiêm ngưỡng đã không ngớt lời trầm trồ, thán phục nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa âm thanh và ánh sáng, tạo cảm xúc thăng hoa cho hàng vạn tâm hồn...bắt đầu lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2009
trên sông Hàn. Du khách và người dân TP Đà Nẵng trực tiếp chiêm ngưỡng đã không ngớt lời trầm trồ, thán phục nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa âm thanh và ánh sáng, tạo cảm xúc thăng hoa cho hàng vạn tâm hồn...bắt đầu lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2009
*****************************************
Việt Nam hưởng ứng
Giờ trái đất 2009
Tính đến 25.3, đã có 2.712 thành phố, đô thị, thị xã ở 84 quốc gia, vùng lãnh thổ công bố tham gia chiến dịch Giờ trái đất 2009 .Ở VN,từ 20 giờ 30 - 21 giờ 30 ngày 28.03.2009 đã có những tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, Hội An, Huế, TP.HCM, Khánh Hòa... hưởng ứng sự kiện này tắt điện 1 giờ .Sinh viên Huế “nối vòng tay lớn”
với khắp hành tinh trong “Giờ trái đất” - Ảnh: Ngọc Vinh
Theo hãng tin AFP, vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 28.3, vùng biển quanh cảng Sydney (Úc) đã chìm trong bóng tối 1 giờ, chính thức bắt đầu chiến dịch Giờ trái đất. Gần 4.000 thành phố, thị trấn của 88 quốc gia đã tham gia vào chiến dịch chống thay đổi khí hậu này. Khoảng 371 địa danh nổi tiếng toàn cầu đã lần lượt tắt đèn, có cả thủ đô Vatican, thác Niagara, tháp Eiffel, tòa nhà Empire State, khu sòng bài Las Vegas, tháp đôi Petronas, sân vận động Tổ Chim… Tại Singapore, một tổ hợp khách sạn đã yêu cầu khách ngủ "nude" hoặc không bật máy điều hòa nhiệt độTHƠ NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009
TRANG VĂN NGÀY CŨ - SỐ 16
Người đăng:: Phong - Thứ Năm, 26 tháng 3, 2009
tác giả và nhà thơ Lê văn Ngăn,
Võ Quê, Thái Ngọc San
Tình yêu muôn thuở
Đôi bạn thơ đa tình
Thời đại internet đã dần thay đổi các phương thức thể hiện tình yêu. Các bạn trẻ của "thế hệ @" có thể không cần đến bức thư tình viết tay diễm lệ, không biết chuyện "trồng cây si" trước cổng trường... Thế nhưng một thời cách đây chưa xa, người ta đã yêu như vậy.
Chiều bên quán vỉa hè trên đường Đoàn Thị Điểm, nhìn ra Thành Nội với cánh cửa Hiển Nhơn rêu phong, mỗi lần về Huế nhà thơ Lê Văn Ngăn lại ngồi lai rai vài chai bia Huda với bạn bè cố cựu. Con đường này, thế hệ thanh niên Huế những năm 60 thế kỷ trước vẫn quen gọi tên theo ca từ của Trịnh Công Sơn là "đường phượng bay". Cũng tại nơi này, có một quán cà phê mà nhạc sĩ và bạn bè thường ngồi để nhâm nhi mỗi khi chiều đến. Trải qua bao nhiêu năm, quán đã thay chủ, đường cũng thay tên, nhưng nỗi miên man của những người nghệ sĩ già vẫn vậy. Cuộc lai rai cứ sau vài chai thăm hỏi, những nghệ sĩ già lại trở về với khung trời xa vắng. Và nhà thơ Lê Văn Ngăn bao giờ cũng hồi tưởng về kỷ niệm khó phai của những mối tình đầu chóng vánh. Chí ít cũng đã hơn 30 năm, những kỷ niệm đó qua lời kể hóm hỉnh, duyên dáng của nhà thơ, vẫn nồng nàn cảm xúc.
Nỗi nhớ... cà rem
Câu chuyện thứ nhất kể về một người bạn gái của nhà thơ thời còn là học sinh trường Tiểu học An Cựu. Thời đó, các học sinh con nhà khấm khá lắm mới có tiền ăn quà vặt. Và món "thượng đẳng" cũng không gì sang hơn cây cà rem mát lạnh đầy cám dỗ với âm thanh leng keng ngay trước cổng trường, giờ tan học. Những đứa trẻ thời đó, ăn cà rem đâu dám cắn mà chỉ mút cho vị ngọt mát tan dần trong miệng, để kéo dài niềm khoái cảm.
Người bạn gái của nhà thơ là con nhà khá giả. Cứ nhìn cảm xúc trào dâng qua lời kể, đủ thấy hai người chừng như đã có tình ý với nhau. Mỗi buổi tan trường, cô gái kiêu hãnh với cây cà rem trên tay. Thèm lắm, nhưng nhà thơ vẫn "giữ thể diện" nên đâu dám ngỏ lời xin... ăn ké. Một bữa, gần đến tiết hè, trời Huế oi nồng nóng bức. Vừa bước ra khỏi cổng trường, nhà thơ đã thấy cô bạn gái cầm cây cà rem. Không kiềm chế được nỗi thèm, nhà thơ liều mình xấn tới. "Cho mình mút cái!" - câu nói khó khăn nhất bật ra khỏi miệng. Người bạn gái liếc mắt đầy ẩn ý. Nhà thơ tiến tới sát hơn. Cô gái đưa cây cà rem đến gần miệng nhà thơ thì... rút lại. Nhà thơ năn nỉ: "Cho mút cái nờ!". Cô gái lại đưa que cà rem ra. Khi nhà thơ vừa há miệng đủ để ngậm lấy cây cà rem thì bất ngờ một ngón tay ướt đã chìa vào miệng. Thay vì được hưởng một miếng ngọt ngào mát lạnh, nhà thơ lại đón nhận một hương vị hoàn toàn trái ngược. Ngón tay vừa nóng vừa mặn. Cô gái cười tinh quái rồi bỏ chạy mất hút sau đám học trò nhí nhố. Nhà thơ đứng lại một mình với nỗi thẹn thùng ngơ ngẩn. Chỉ có vậy, mà cái ngón tay người con gái đã bám theo nhà thơ đến tận bây giờ...
Rung động trên cầu Tràng Tiền
Câu chuyện thứ hai cũng liên quan đến một người con gái. Thời chàng trai đa tình Lê Văn Ngăn còn học trung học, cứ mỗi chiều lại rong ruổi khắp phố phường của miền núi Ngự sông Hương để tìm ý thơ. Buổi chiều, những chàng trai hay đi bộ trên cầu Tràng Tiền để chờ đợi những tà áo dài tan học. Trong số những nữ sinh mơ mộng ấy, nhà thơ để ý một người. Cô gái dường như đã biết được tình ý nên cũng thường xuyên thả gót tha thướt dạo qua cầu. Không ai nói với ai câu nào, chỉ có ánh mắt vẫn nhìn nhau. Đã thành một thói quen, hôm nào trên cầu thiếu bóng dáng của người con gái ấy là đêm về nhà thơ khắc khoải chẳng thể ngủ yên.
Một ngày, cô gái không đi bên kia đường như mọi khi. Nàng đột ngột đổi hướng đi qua ngang lối mà nhà thơ vẫn đứng nhìn. Trái tim chàng trai trẻ rung lên. Khoảng cách rút ngắn dần cho đến khi hai người chạm mặt. Cô gái e thẹn bước ngập ngừng, trong khi nhà thơ đứng chết lặng. Khi cô gái sắp bước qua nơi nhà thơ đứng, một làn gió nhẹ thổi tung tà áo dài vương vào bàn tay của chàng thi sĩ. Cái cảm xúc lướt qua nhanh ấy không thôi cũng đủ làm nhà thơ ngất ngây niềm hạnh phúc, để thành thơ:
"Không phải chỉ một mình tôi dưới rặng thông đêm
vì bên tôi còn có tiếng chân em dẫm lên mặt đường mười năm trước
vì bàn tay tôi còn nguyên cảm giác khi chạm vào tà áo em mười năm trước.
Không phải chỉ một mình tôi trở về căn phòng trọ ngồi lại bên ngọn đèn và trang sách mở
Ngỡ như em sắp thức dậy nhen lửa trong tiếng mưa khuya"
(Không phải như thế)
Trao thơ tình cho tình địch
Một chuyện tình khác khá ngô nghê liên quan đến cả nhà thơ Lê Văn Ngăn và người bạn chí cốt của anh là cố nhà thơ Thái Ngọc San. Hai nhà thơ là bạn thân từ phong trào sinh viên tranh đấu. Nếu như Thái Ngọc San bụi đời và quyết liệt chừng nào thì Lê Văn Ngăn trầm lắng và mơ mộng chừng ấy. Câu chuyện họ cùng nhau trốn lính trên một căn gác nhỏ của Thư viện Đại học Huế diễn tả tính cách hồn nhiên thi sĩ của Lê Văn Ngăn. Đó là những năm tháng đấu tranh khốc liệt nhất của phong trào sinh viên miền Nam. Để tránh những cuộc bố ráp lùng sục của cảnh sát chế độ cũ, hai chàng trai đã lên trú ẩn trên căn gác nhỏ của một thầy giáo trên tầng hai của thư viện. Nơi đây, họ bàn tính chuyện kết nối đường dây để thoát lên rừng. Một lần đang ngồi chờ liên lạc với một đầu mối trong nội thành Huế, Lê Văn Ngăn chợt suy tư: "Ê, San này, lên rừng mình có được uống cà phê không hè?". Nhà thơ Thái Ngọc San cười: "Người ta đang lo bao thứ lớn lao của cuộc cách mạng, chỉ riêng một mình Lê Văn Ngăn đi lo chuyện lên rừng không có cà phê".
Điều thú vị là cả hai nhà thơ đa tình này đều làm thơ tán gái. Nhà thơ Lê Văn Ngăn, vốn cũng là bạn rất thân với N.Y.Th. Ông Th. có một người em gái mà nhà thơ Lê Văn Ngăn rất mê nên đã nhiều lần làm thơ để tặng. Những bài thơ tặng người con gái này thường được tác giả gửi qua một người bạn trai khác trong nhóm để nhờ làm "chim xanh". "Chim xanh" vẫn nhận thơ của chàng thi sĩ mơ mộng đều đặn nhưng thơ đi mãi vẫn không thấy hồi âm. Chiến tranh đến hồi ác liệt và người bạn trai làm "chim xanh" bị địch bắt đưa ra Côn Đảo. Sau năm 1975, đất nước giải phóng, người tù cách mạng trở về và ngay sau đó anh làm đám cưới với người đẹp. Lúc này, Lê Văn Ngăn mới vỡ lẽ ra rằng anh đã trót trao thơ tình cho chính tình địch !
Trong khi đó, nhà thơ Thái Ngọc San cũng làm thơ tặng một cô gái khác. Cô gái này không ai khác chính là người hiện đang "đầu bạc răng long" với nhà thơ Lê Văn Ngăn. Những lần về Huế giỗ bạn, nhà thơ Lê Văn Ngăn vẫn thường tiết lộ với bạn bè "những bài thơ nớ như răng chừ mình cũng không được biết, vì đó là tài sản riêng của vợ"...
Bùi Ngọc Long
Võ Quê, Thái Ngọc San
Tình yêu muôn thuở
Đôi bạn thơ đa tình
Thời đại internet đã dần thay đổi các phương thức thể hiện tình yêu. Các bạn trẻ của "thế hệ @" có thể không cần đến bức thư tình viết tay diễm lệ, không biết chuyện "trồng cây si" trước cổng trường... Thế nhưng một thời cách đây chưa xa, người ta đã yêu như vậy.
Chiều bên quán vỉa hè trên đường Đoàn Thị Điểm, nhìn ra Thành Nội với cánh cửa Hiển Nhơn rêu phong, mỗi lần về Huế nhà thơ Lê Văn Ngăn lại ngồi lai rai vài chai bia Huda với bạn bè cố cựu. Con đường này, thế hệ thanh niên Huế những năm 60 thế kỷ trước vẫn quen gọi tên theo ca từ của Trịnh Công Sơn là "đường phượng bay". Cũng tại nơi này, có một quán cà phê mà nhạc sĩ và bạn bè thường ngồi để nhâm nhi mỗi khi chiều đến. Trải qua bao nhiêu năm, quán đã thay chủ, đường cũng thay tên, nhưng nỗi miên man của những người nghệ sĩ già vẫn vậy. Cuộc lai rai cứ sau vài chai thăm hỏi, những nghệ sĩ già lại trở về với khung trời xa vắng. Và nhà thơ Lê Văn Ngăn bao giờ cũng hồi tưởng về kỷ niệm khó phai của những mối tình đầu chóng vánh. Chí ít cũng đã hơn 30 năm, những kỷ niệm đó qua lời kể hóm hỉnh, duyên dáng của nhà thơ, vẫn nồng nàn cảm xúc.
Nỗi nhớ... cà rem
Câu chuyện thứ nhất kể về một người bạn gái của nhà thơ thời còn là học sinh trường Tiểu học An Cựu. Thời đó, các học sinh con nhà khấm khá lắm mới có tiền ăn quà vặt. Và món "thượng đẳng" cũng không gì sang hơn cây cà rem mát lạnh đầy cám dỗ với âm thanh leng keng ngay trước cổng trường, giờ tan học. Những đứa trẻ thời đó, ăn cà rem đâu dám cắn mà chỉ mút cho vị ngọt mát tan dần trong miệng, để kéo dài niềm khoái cảm.
Người bạn gái của nhà thơ là con nhà khá giả. Cứ nhìn cảm xúc trào dâng qua lời kể, đủ thấy hai người chừng như đã có tình ý với nhau. Mỗi buổi tan trường, cô gái kiêu hãnh với cây cà rem trên tay. Thèm lắm, nhưng nhà thơ vẫn "giữ thể diện" nên đâu dám ngỏ lời xin... ăn ké. Một bữa, gần đến tiết hè, trời Huế oi nồng nóng bức. Vừa bước ra khỏi cổng trường, nhà thơ đã thấy cô bạn gái cầm cây cà rem. Không kiềm chế được nỗi thèm, nhà thơ liều mình xấn tới. "Cho mình mút cái!" - câu nói khó khăn nhất bật ra khỏi miệng. Người bạn gái liếc mắt đầy ẩn ý. Nhà thơ tiến tới sát hơn. Cô gái đưa cây cà rem đến gần miệng nhà thơ thì... rút lại. Nhà thơ năn nỉ: "Cho mút cái nờ!". Cô gái lại đưa que cà rem ra. Khi nhà thơ vừa há miệng đủ để ngậm lấy cây cà rem thì bất ngờ một ngón tay ướt đã chìa vào miệng. Thay vì được hưởng một miếng ngọt ngào mát lạnh, nhà thơ lại đón nhận một hương vị hoàn toàn trái ngược. Ngón tay vừa nóng vừa mặn. Cô gái cười tinh quái rồi bỏ chạy mất hút sau đám học trò nhí nhố. Nhà thơ đứng lại một mình với nỗi thẹn thùng ngơ ngẩn. Chỉ có vậy, mà cái ngón tay người con gái đã bám theo nhà thơ đến tận bây giờ...
Rung động trên cầu Tràng Tiền
Câu chuyện thứ hai cũng liên quan đến một người con gái. Thời chàng trai đa tình Lê Văn Ngăn còn học trung học, cứ mỗi chiều lại rong ruổi khắp phố phường của miền núi Ngự sông Hương để tìm ý thơ. Buổi chiều, những chàng trai hay đi bộ trên cầu Tràng Tiền để chờ đợi những tà áo dài tan học. Trong số những nữ sinh mơ mộng ấy, nhà thơ để ý một người. Cô gái dường như đã biết được tình ý nên cũng thường xuyên thả gót tha thướt dạo qua cầu. Không ai nói với ai câu nào, chỉ có ánh mắt vẫn nhìn nhau. Đã thành một thói quen, hôm nào trên cầu thiếu bóng dáng của người con gái ấy là đêm về nhà thơ khắc khoải chẳng thể ngủ yên.
Một ngày, cô gái không đi bên kia đường như mọi khi. Nàng đột ngột đổi hướng đi qua ngang lối mà nhà thơ vẫn đứng nhìn. Trái tim chàng trai trẻ rung lên. Khoảng cách rút ngắn dần cho đến khi hai người chạm mặt. Cô gái e thẹn bước ngập ngừng, trong khi nhà thơ đứng chết lặng. Khi cô gái sắp bước qua nơi nhà thơ đứng, một làn gió nhẹ thổi tung tà áo dài vương vào bàn tay của chàng thi sĩ. Cái cảm xúc lướt qua nhanh ấy không thôi cũng đủ làm nhà thơ ngất ngây niềm hạnh phúc, để thành thơ:
"Không phải chỉ một mình tôi dưới rặng thông đêm
vì bên tôi còn có tiếng chân em dẫm lên mặt đường mười năm trước
vì bàn tay tôi còn nguyên cảm giác khi chạm vào tà áo em mười năm trước.
Không phải chỉ một mình tôi trở về căn phòng trọ ngồi lại bên ngọn đèn và trang sách mở
Ngỡ như em sắp thức dậy nhen lửa trong tiếng mưa khuya"
(Không phải như thế)
Trao thơ tình cho tình địch
Một chuyện tình khác khá ngô nghê liên quan đến cả nhà thơ Lê Văn Ngăn và người bạn chí cốt của anh là cố nhà thơ Thái Ngọc San. Hai nhà thơ là bạn thân từ phong trào sinh viên tranh đấu. Nếu như Thái Ngọc San bụi đời và quyết liệt chừng nào thì Lê Văn Ngăn trầm lắng và mơ mộng chừng ấy. Câu chuyện họ cùng nhau trốn lính trên một căn gác nhỏ của Thư viện Đại học Huế diễn tả tính cách hồn nhiên thi sĩ của Lê Văn Ngăn. Đó là những năm tháng đấu tranh khốc liệt nhất của phong trào sinh viên miền Nam. Để tránh những cuộc bố ráp lùng sục của cảnh sát chế độ cũ, hai chàng trai đã lên trú ẩn trên căn gác nhỏ của một thầy giáo trên tầng hai của thư viện. Nơi đây, họ bàn tính chuyện kết nối đường dây để thoát lên rừng. Một lần đang ngồi chờ liên lạc với một đầu mối trong nội thành Huế, Lê Văn Ngăn chợt suy tư: "Ê, San này, lên rừng mình có được uống cà phê không hè?". Nhà thơ Thái Ngọc San cười: "Người ta đang lo bao thứ lớn lao của cuộc cách mạng, chỉ riêng một mình Lê Văn Ngăn đi lo chuyện lên rừng không có cà phê".
Điều thú vị là cả hai nhà thơ đa tình này đều làm thơ tán gái. Nhà thơ Lê Văn Ngăn, vốn cũng là bạn rất thân với N.Y.Th. Ông Th. có một người em gái mà nhà thơ Lê Văn Ngăn rất mê nên đã nhiều lần làm thơ để tặng. Những bài thơ tặng người con gái này thường được tác giả gửi qua một người bạn trai khác trong nhóm để nhờ làm "chim xanh". "Chim xanh" vẫn nhận thơ của chàng thi sĩ mơ mộng đều đặn nhưng thơ đi mãi vẫn không thấy hồi âm. Chiến tranh đến hồi ác liệt và người bạn trai làm "chim xanh" bị địch bắt đưa ra Côn Đảo. Sau năm 1975, đất nước giải phóng, người tù cách mạng trở về và ngay sau đó anh làm đám cưới với người đẹp. Lúc này, Lê Văn Ngăn mới vỡ lẽ ra rằng anh đã trót trao thơ tình cho chính tình địch !
Trong khi đó, nhà thơ Thái Ngọc San cũng làm thơ tặng một cô gái khác. Cô gái này không ai khác chính là người hiện đang "đầu bạc răng long" với nhà thơ Lê Văn Ngăn. Những lần về Huế giỗ bạn, nhà thơ Lê Văn Ngăn vẫn thường tiết lộ với bạn bè "những bài thơ nớ như răng chừ mình cũng không được biết, vì đó là tài sản riêng của vợ"...
Bùi Ngọc Long
THƠ HOÀNG THỊ THIỀU ANH
Người đăng:: Phong - Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009
em đánh cắp
trái tim anh rồi
Em đánh cắp trái tim anh rồi!
Anh đau không anh?
Mà đôi mắt cứ u uẩn hoài
Để ngày đêm: anh và em
Ta chơi trò cút bắt
Một đời tìm
Tìm mãi…
Chẳng thấy nhau
Anh đau không anh?
Mà đôi mắt cứ u uẩn hoài
Để ngày đêm: anh và em
Ta chơi trò cút bắt
Một đời tìm
Tìm mãi…
Chẳng thấy nhau
Em đánh cắp trái tim anh rồi!
Anh vui không anh?
Mà vần thơ cứ say hoài trong nỗi nhớ
Ngày-đêm trăn trở
Gặp nhau,cười tái buốt…ngàn sau
Anh vui không anh?
Mà vần thơ cứ say hoài trong nỗi nhớ
Ngày-đêm trăn trở
Gặp nhau,cười tái buốt…ngàn sau
Em đánh cắp trái tim anh rồi!
Anh sống làm sao?
Những đêm lang thang
Gọi,gào…
Nát nhàu kí ức
Tìm hoài trong thầm lặng
Riêng mình.
Anh ơi!
Anh sống làm sao?
Những đêm lang thang
Gọi,gào…
Nát nhàu kí ức
Tìm hoài trong thầm lặng
Riêng mình.
Anh ơi!
THƠ NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009
CHUYỆN ĐẦU TUẦN - SÔNG HƯƠNG ƠI...
Người đăng:: Phong - Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2009
Xin tặng những hình ảnh này
đến lãnh đạo đảng và chính quyền
Thừa Thiên - Huế
Không giống như những dòng sông bình thường khác. Sông Hương mang trong mình vẻ đẹp trữ tình đầy chất thơ, gắn liền với văn hóa Huế, con người Huế.
Vẻ đẹp ấy không chỉ tồn tại trong tiềm thức mỗi con dân nước Việt mà còn lan tỏa ra khắp thế giới, Sông Hương được thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Thế nhưng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, con người nơi đây lại dường như vô tình với vẻ đẹp ấy, chỉ biết tận thu, vắt kiệt sức lực của dòng sông mà thiếu hẵn sự chăm sóc.
Mạn phép tác giả,xin gửi tặng những tấm ảnh này đếncác ngài lãnh đạo đảng và chính quyền Thừa Thiên - Huế
Rác thải trên bờ bắc sông Hương phía sau chợ Đông Ba
Dân đò buôn bán quanh chợ Đông Ba và...rác
Bãi rác trước bến đò du lịch trên đường Chi Lăng
Biết bao du khách trong và ngoài nước nghĩ gì khi du thuyền đi ngang qua đây?!
Con người sống và gắn bó với sông Hương nhưng trả ơn sông bằng ...rác và nước thải
Nguồn : Tuổi Trẻ Online
đến lãnh đạo đảng và chính quyền
Thừa Thiên - Huế
Không giống như những dòng sông bình thường khác. Sông Hương mang trong mình vẻ đẹp trữ tình đầy chất thơ, gắn liền với văn hóa Huế, con người Huế.
Vẻ đẹp ấy không chỉ tồn tại trong tiềm thức mỗi con dân nước Việt mà còn lan tỏa ra khắp thế giới, Sông Hương được thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Thế nhưng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, con người nơi đây lại dường như vô tình với vẻ đẹp ấy, chỉ biết tận thu, vắt kiệt sức lực của dòng sông mà thiếu hẵn sự chăm sóc.
Mạn phép tác giả,xin gửi tặng những tấm ảnh này đếncác ngài lãnh đạo đảng và chính quyền Thừa Thiên - Huế
Rác thải trên bờ bắc sông Hương phía sau chợ Đông Ba
Dân đò buôn bán quanh chợ Đông Ba và...rác
Bãi rác trước bến đò du lịch trên đường Chi Lăng
Biết bao du khách trong và ngoài nước nghĩ gì khi du thuyền đi ngang qua đây?!
Rác trôi nổi theo dòng nước ở đoạn Bao Vinh
Con người sống và gắn bó với sông Hương nhưng trả ơn sông bằng ...rác và nước thải
Nguồn : Tuổi Trẻ Online
NGUYỄN MIÊN THẢO - ĐÁM CƯỚI THI SĨ NGUYỄN ĐỨC SƠN
Người đăng:: Phong -
Đám cưới Thi sĩ
NGUYỄN ĐỨC SƠN
Tình cờ tôi gặp nhà sư Nguyễn Đức Vân ở quán cà phê Bông Giấy ,vui miệng tôi bảo với sư thời trẻ tôi có thời gian sống vơi bố Nguyễn Đức Sơn hơn 1 năm ở chùa Tây Tạng Thủ Dầu Một-Bình Dương. Sư Vân nghe vậy chuyễn ngay cách xưng hô gọi tôi bằng chú và tôi vẫn gọi sư Vân bằng Thầy. Tôi kể cho Sư Vân nghe một số câu chuyện về bố anh thời trẻ, là những giai thoại có thật, trong đó có chuyện Đám cưới của bố mẹ anh: Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn và chị Nguyễn thị Phượng.
Nguyễn Đức Sơn là một người đầy cá tính mà nếu không hiểu thì tưởng là …khó tính.Tính cách của ông khác người, luôn mâu thuẫn với chính mình.Tôi nghĩ sự ” va chạm “ nội tại đã đưa ông tới đỉnh điểm của sáng tạo trong tác phẩm của ông. Tâm địa ông thì rộng bao la nhưng hay… thù vặt; rất mê chủ nghĩa Cộng sản nhưng không ưa “cách mạng”, sẵn sàng chửi cả những người khen ngợi ông dù người khen rất thật tình và có nhân cách nhưng trong bụng Nguyễn Đức Sơn thì sướng rơn. Tôi ví dụ một câu chuyện nhỏ: Sau khi tập thơ Những Bài Tình Đầu ra đời, nhà văn Tam Ích, một nhà văn đứng đắn và nổi tiếng thời đó viết một bài phê bình khen thơ Nguyễn Đức Sơn hết lời. Nguyễn Đức Sơn viết một bức thư ngắn nhờ tôi đem về Sài Gòn trao tận tay nhà văn Tam Ích. Nội dung lá thư không phải là lời cám ơn mà vỏn vẹn một dòng chữ như sau : Bởi vì ông là nhà văn đứng đắn nên tôi không biết chửi ông như thế nào. Nhà văn Tam Ích nhận thư, không giận, lại viết thêm một bài ca ngợi N Đ Sơn là thiên tài, mặc dầu không nói ra nhưng tôi biết N Đ Sơn sướng trong bụng lắm. Sướng không phải vì được khen mà vì có cớ để chửi người khác.
Tôi kém N Đ Sơn 9 tuổi mà tính theo tuổi mụ năm nay tôi đã 64, quĩ thời gian sắp hết nên nảy ra ý định viết một số giai thoại độc đáo về N Đ Sơn mà tôi từng biết, có gì sai Sơn còn có thể bổ sung đính chính và còn kịp thời gian để …chửi. Nguyễn Đức Vân cũng khuyến khích :”Chú viết đi”
Tôi vào Sài Gòn khoảng giữa thập niên năm 1960, thuê một phòng trọ ở khu Nguyễn Thông nối dài gần ga xe lửa. Một hôm vào khoảng 9 giờ sáng, một người đàn ông khoảng 30, áo quần chỉnh tề, thắt cà vạt, tay ôm một chồng sách trên 20 cuốn đến gõ cửa phòng tìm tôi (sau này tôi mới biết khi nào đi đâu N Đ Sơn cũng thắt cà vạt vì trốn lính). Anh giới thiệu là Nguyễn Đức Sơn và hỏi tôi có phải là Tụng không (Tụng là tên tục của tôi mà chỉ những người thân mới biết), thì ra do Thái Ngọc San giới thiệu. N Đ Sơn hỏi sơ tình hình ăn ở của tôi và bảo: Cậu cầm mấy cuốn sách đem bán ăn cơm tạm, ít hôm nữa moa lên đón cậu về Bình Dương. Một tuần sau anh lên đón tôi thật. Thực ra tôi biết N Đ Sơn từ trước, chỉ là chưa gặp mặt.Tôi biết anh khi tờ MẶT ĐẤT do anh chủ trương ra đời và tôi có gửi thơ nhưng chưa được đăng. Nguyễn Đức Sơn sinh sống bằng nghề dạy Anh văn, đời sống rất đạm bạc bây giờ lại thêm một miệng ăn quả là vất vả. Nhà N Đ Sơn khá rộng, không phên vách, bốn bề lộng gió, nằm trên đường Thích Quảng Đức, cách chùa Tây Tạng khoảng 300 mét. Ngôi nhà vừa là phòng học, thư viện vừa là nơi ăn ở. Học trò học với Sơn khá đông, nhưng cuối khoá học chỉ còn vài ba em nên cả hai thường đói. Chỉ cần không trả lời đúng câu hỏi hoặc làm sai bài tập là bị đuổi và đặc biệt học sinh bị đuổi được …trả lui tiền học phí đã đóng trước đó. Thế mà khoá nào học trò cũng đăng ký học rất đông. Cơm chùa thì không thiếu, cửa chùa thì rộng mở nhưng N Đ Sơn cấm tiệt không ăn cơm chùa vì đang thời gian “tìm hiểu “ cô Phượng, cháu của Hoà thượng Thích Trì Bổn. Và thế là chúng tôi trở thành những kẻ ăn trộm bất đắc dĩ và bảo đảm không bao giờ bị bắt. Ngày nào hết gạo mà hết gạo hầu như thường xuyên, Sơn rủ tôi đi dạo vườn chùa, muc đích là xem vị trí của những quả bí đao, bí ngô để chờ tối rình mò đi làm đạo chích.Thực ra hái đôi ba trái ban ngày ban mặt chẳng ai nói gì nhưng Sơn thích vậy. Bí đao hoặc bí ngô cứ rửa sạch, gọt vỏ và nấu nhừ, bỏ một chút muối và xúc ăn bằng bánh tráng. Những hôm có chút tiền Sơn đi chợ và làm đôi món ăn rất ngon, phổ biến là món xúp xương heo hầm cà rốt, khoai tây.
Cuộc tình của Nguyễn Đức Sơn và cô học trò Nguyễn thị Phượng chín mùi khi nào thì quả tình tôi không hay biết. Một hôm vào khoảng giữa năm 1967, 1968 gì đó (tôi không nhớ chính xác), N Đ Sơn nhờ tôi lên báo với Thầy Thích Thanh Tuệ in gấp tập thơ Đêm Nguyệt Động để kịp ngày đám cưới. Và khoảng mươi ngày sau, đám cưới Nguyễn Đức Sơn –Nguyễn thị Phượng được tổ chức tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một-Bình Dương.
Từ sáng sớm, môt chiếc xe con 4 chỗ ngồi đỗ trước nhà Nguyễn Đức Sơn, Sơn trong bộ com lê màu sẫm sang trọng, đầu húi cua đã chờ sẵn đón những người trên xe bước xuống, đó là Đại đức Thích Thanh Tuệ, chủ Nhà xuất bản An Tiêm; Giáo sư, nhà văn Bửu Ý và Đại đức Thích Nguyên Tánh tức nhà thơ Phạm Công Thiện, Khoa trưởng Văn Khoa Đại học Vạn Hạnh. Khi biết tập thơ Đêm Nguyệt Động không in kịp ,N Đ Sơn chào đoàn nhà trai một câu chửi: “ Đ. mẹ…mẹ thầy, thầy có biết ngày này là ngày ngày trọng đại của tôi không? “Thầy Thanh Tuệ cười trừ còn mọi người đã biết N Đ Sơn là ai.
Đám cưới cử hành tại Đại điện chùa Tây Tạng,Thượng Toạ Thích Trì Bổn, trụ trì chùa, cậu ruột của cô dâu Nguyễn thị Phượng đại diện nhà gái vừa là chủ hôn (Phượng mồ côi cha mẹ ở với cậu từ nhỏ), Đại đức Thích Thanh Tuệ, đại diện nhà trai, Đại đức Thích Nguyên Tánh (Phạm Công Thiện) và nhà văn Bửu Ý phụ rể. Trong khi niệm hương lễ Phật,Thượng toạ Thích Trì Bổn và Đại đức Thích Thanh Tuệ quì phía trước, Sơn và Phượng quì phía sau, Sơn dùng miệng mum hết chân nhang, khi cắm nhang vào lư, ba cây nhang của Sơn lùn tịt, không giống ai. Khi qua làm lễ cáo tổ tiên, Sơn láy mắt với tôi, tôi nghĩ Sơn bày trò gì đây nhưng không doan ra. Bàn dọn cỗ là loại bàn tròn bằng gỗ, mặt bàn rời đặt trên cái giá 4 chân hình chữ x, Sơn và Phượng quì trươc bàn cáo tổ tiên, lạy bốn lạy, Sơn lạy thêm một lạy, trồi người tới trước, khi đứng dậy, đầu đội vào cạnh bàn, cỗ bàn bị lật đổ không còn một món. Những người dự lễ cưới không ai không cười, trừ Bửu Ý.
Một tuần lễ sau đám cưới, tôi từ Sài Gòn về Bình Dương thăm vợ chồng Nguyễn Đức Sơn, vừa bước vào nhà tôi thấy Sơn cầm một con dao dí Phượng vào sát vách, Tôi kêu lên: Sơn, làm gì vậy? Sơn vứt dao, choàng vai tôi bước ra ngoài: moa muốn đo sự sợ hãi của Phượng như thế nào!
Từ dạo đó tôi không còn gặp Nguyễn Đức Sơn cho đến những ngày đầu tháng năm 1975, tôi gặp lại Sơn trong một ngôi chùa ở Gia Định .
NGUYỄN ĐỨC SƠN
Tình cờ tôi gặp nhà sư Nguyễn Đức Vân ở quán cà phê Bông Giấy ,vui miệng tôi bảo với sư thời trẻ tôi có thời gian sống vơi bố Nguyễn Đức Sơn hơn 1 năm ở chùa Tây Tạng Thủ Dầu Một-Bình Dương. Sư Vân nghe vậy chuyễn ngay cách xưng hô gọi tôi bằng chú và tôi vẫn gọi sư Vân bằng Thầy. Tôi kể cho Sư Vân nghe một số câu chuyện về bố anh thời trẻ, là những giai thoại có thật, trong đó có chuyện Đám cưới của bố mẹ anh: Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn và chị Nguyễn thị Phượng.
Nguyễn Đức Sơn là một người đầy cá tính mà nếu không hiểu thì tưởng là …khó tính.Tính cách của ông khác người, luôn mâu thuẫn với chính mình.Tôi nghĩ sự ” va chạm “ nội tại đã đưa ông tới đỉnh điểm của sáng tạo trong tác phẩm của ông. Tâm địa ông thì rộng bao la nhưng hay… thù vặt; rất mê chủ nghĩa Cộng sản nhưng không ưa “cách mạng”, sẵn sàng chửi cả những người khen ngợi ông dù người khen rất thật tình và có nhân cách nhưng trong bụng Nguyễn Đức Sơn thì sướng rơn. Tôi ví dụ một câu chuyện nhỏ: Sau khi tập thơ Những Bài Tình Đầu ra đời, nhà văn Tam Ích, một nhà văn đứng đắn và nổi tiếng thời đó viết một bài phê bình khen thơ Nguyễn Đức Sơn hết lời. Nguyễn Đức Sơn viết một bức thư ngắn nhờ tôi đem về Sài Gòn trao tận tay nhà văn Tam Ích. Nội dung lá thư không phải là lời cám ơn mà vỏn vẹn một dòng chữ như sau : Bởi vì ông là nhà văn đứng đắn nên tôi không biết chửi ông như thế nào. Nhà văn Tam Ích nhận thư, không giận, lại viết thêm một bài ca ngợi N Đ Sơn là thiên tài, mặc dầu không nói ra nhưng tôi biết N Đ Sơn sướng trong bụng lắm. Sướng không phải vì được khen mà vì có cớ để chửi người khác.
Tôi kém N Đ Sơn 9 tuổi mà tính theo tuổi mụ năm nay tôi đã 64, quĩ thời gian sắp hết nên nảy ra ý định viết một số giai thoại độc đáo về N Đ Sơn mà tôi từng biết, có gì sai Sơn còn có thể bổ sung đính chính và còn kịp thời gian để …chửi. Nguyễn Đức Vân cũng khuyến khích :”Chú viết đi”
Tôi vào Sài Gòn khoảng giữa thập niên năm 1960, thuê một phòng trọ ở khu Nguyễn Thông nối dài gần ga xe lửa. Một hôm vào khoảng 9 giờ sáng, một người đàn ông khoảng 30, áo quần chỉnh tề, thắt cà vạt, tay ôm một chồng sách trên 20 cuốn đến gõ cửa phòng tìm tôi (sau này tôi mới biết khi nào đi đâu N Đ Sơn cũng thắt cà vạt vì trốn lính). Anh giới thiệu là Nguyễn Đức Sơn và hỏi tôi có phải là Tụng không (Tụng là tên tục của tôi mà chỉ những người thân mới biết), thì ra do Thái Ngọc San giới thiệu. N Đ Sơn hỏi sơ tình hình ăn ở của tôi và bảo: Cậu cầm mấy cuốn sách đem bán ăn cơm tạm, ít hôm nữa moa lên đón cậu về Bình Dương. Một tuần sau anh lên đón tôi thật. Thực ra tôi biết N Đ Sơn từ trước, chỉ là chưa gặp mặt.Tôi biết anh khi tờ MẶT ĐẤT do anh chủ trương ra đời và tôi có gửi thơ nhưng chưa được đăng. Nguyễn Đức Sơn sinh sống bằng nghề dạy Anh văn, đời sống rất đạm bạc bây giờ lại thêm một miệng ăn quả là vất vả. Nhà N Đ Sơn khá rộng, không phên vách, bốn bề lộng gió, nằm trên đường Thích Quảng Đức, cách chùa Tây Tạng khoảng 300 mét. Ngôi nhà vừa là phòng học, thư viện vừa là nơi ăn ở. Học trò học với Sơn khá đông, nhưng cuối khoá học chỉ còn vài ba em nên cả hai thường đói. Chỉ cần không trả lời đúng câu hỏi hoặc làm sai bài tập là bị đuổi và đặc biệt học sinh bị đuổi được …trả lui tiền học phí đã đóng trước đó. Thế mà khoá nào học trò cũng đăng ký học rất đông. Cơm chùa thì không thiếu, cửa chùa thì rộng mở nhưng N Đ Sơn cấm tiệt không ăn cơm chùa vì đang thời gian “tìm hiểu “ cô Phượng, cháu của Hoà thượng Thích Trì Bổn. Và thế là chúng tôi trở thành những kẻ ăn trộm bất đắc dĩ và bảo đảm không bao giờ bị bắt. Ngày nào hết gạo mà hết gạo hầu như thường xuyên, Sơn rủ tôi đi dạo vườn chùa, muc đích là xem vị trí của những quả bí đao, bí ngô để chờ tối rình mò đi làm đạo chích.Thực ra hái đôi ba trái ban ngày ban mặt chẳng ai nói gì nhưng Sơn thích vậy. Bí đao hoặc bí ngô cứ rửa sạch, gọt vỏ và nấu nhừ, bỏ một chút muối và xúc ăn bằng bánh tráng. Những hôm có chút tiền Sơn đi chợ và làm đôi món ăn rất ngon, phổ biến là món xúp xương heo hầm cà rốt, khoai tây.
Cuộc tình của Nguyễn Đức Sơn và cô học trò Nguyễn thị Phượng chín mùi khi nào thì quả tình tôi không hay biết. Một hôm vào khoảng giữa năm 1967, 1968 gì đó (tôi không nhớ chính xác), N Đ Sơn nhờ tôi lên báo với Thầy Thích Thanh Tuệ in gấp tập thơ Đêm Nguyệt Động để kịp ngày đám cưới. Và khoảng mươi ngày sau, đám cưới Nguyễn Đức Sơn –Nguyễn thị Phượng được tổ chức tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một-Bình Dương.
Từ sáng sớm, môt chiếc xe con 4 chỗ ngồi đỗ trước nhà Nguyễn Đức Sơn, Sơn trong bộ com lê màu sẫm sang trọng, đầu húi cua đã chờ sẵn đón những người trên xe bước xuống, đó là Đại đức Thích Thanh Tuệ, chủ Nhà xuất bản An Tiêm; Giáo sư, nhà văn Bửu Ý và Đại đức Thích Nguyên Tánh tức nhà thơ Phạm Công Thiện, Khoa trưởng Văn Khoa Đại học Vạn Hạnh. Khi biết tập thơ Đêm Nguyệt Động không in kịp ,N Đ Sơn chào đoàn nhà trai một câu chửi: “ Đ. mẹ…mẹ thầy, thầy có biết ngày này là ngày ngày trọng đại của tôi không? “Thầy Thanh Tuệ cười trừ còn mọi người đã biết N Đ Sơn là ai.
Đám cưới cử hành tại Đại điện chùa Tây Tạng,Thượng Toạ Thích Trì Bổn, trụ trì chùa, cậu ruột của cô dâu Nguyễn thị Phượng đại diện nhà gái vừa là chủ hôn (Phượng mồ côi cha mẹ ở với cậu từ nhỏ), Đại đức Thích Thanh Tuệ, đại diện nhà trai, Đại đức Thích Nguyên Tánh (Phạm Công Thiện) và nhà văn Bửu Ý phụ rể. Trong khi niệm hương lễ Phật,Thượng toạ Thích Trì Bổn và Đại đức Thích Thanh Tuệ quì phía trước, Sơn và Phượng quì phía sau, Sơn dùng miệng mum hết chân nhang, khi cắm nhang vào lư, ba cây nhang của Sơn lùn tịt, không giống ai. Khi qua làm lễ cáo tổ tiên, Sơn láy mắt với tôi, tôi nghĩ Sơn bày trò gì đây nhưng không doan ra. Bàn dọn cỗ là loại bàn tròn bằng gỗ, mặt bàn rời đặt trên cái giá 4 chân hình chữ x, Sơn và Phượng quì trươc bàn cáo tổ tiên, lạy bốn lạy, Sơn lạy thêm một lạy, trồi người tới trước, khi đứng dậy, đầu đội vào cạnh bàn, cỗ bàn bị lật đổ không còn một món. Những người dự lễ cưới không ai không cười, trừ Bửu Ý.
Một tuần lễ sau đám cưới, tôi từ Sài Gòn về Bình Dương thăm vợ chồng Nguyễn Đức Sơn, vừa bước vào nhà tôi thấy Sơn cầm một con dao dí Phượng vào sát vách, Tôi kêu lên: Sơn, làm gì vậy? Sơn vứt dao, choàng vai tôi bước ra ngoài: moa muốn đo sự sợ hãi của Phượng như thế nào!
Từ dạo đó tôi không còn gặp Nguyễn Đức Sơn cho đến những ngày đầu tháng năm 1975, tôi gặp lại Sơn trong một ngôi chùa ở Gia Định .
Saigon 2009
NMT
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)