Hèn gì mà Trung quốc không xâm lược Hoàng Sa!
Theo báo Tuổi Trẻ, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa Lưu Quốc Thanh cho biết sở đang chỉ đạo bộ phận chuyên môn chuẩn bị bổ sung, xây dựng nội dung bài học giảng dạy về Trường Sa một cách đầy đủ, phong phú, sâu sắc hơn, phù hợp từng cấp học, lớp học.
Theo ông Trần Thức - trưởng phòng trung học phổ thông Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, từ nhiều năm qua, kể từ khi chương trình bộ môn địa lý của cấp hai và cấp ba được ban hành có hai tiết giảng dạy về địa lý địa phương, sở đã chỉ đạo các trường phải lồng ghép, giảng dạy cho tất cả học sinh về huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, trong khi giảng dạy các bộ môn xã hội khác cũng cần thực hiện lồng ghép giới thiệu, giảng dạy cho học sinh về lịch sử huyện đảo Trường Sa.(theo PSN)
Ông Nguyễn Hải Châu, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT cho biết : Nhằm gắn giáo dục với thực tiễn, gần gũi với đời sống diễn ra tại các địa phương, năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề giáo dục địa phương. Theo đó, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của từng địa phương, ngành giáo dục các địa phương tổ chức biên soạn tài liệu trình UBND tỉnh, thành phố, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh vào cuối kỳ, cuối năm học giống như áp dụng với các môn học bắt buộc khác.
Việc Đà Nẵng và Khánh Hòa triển khai việc dạy địa lý, lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa cũng nằm trong nội dung chương trình đã được chỉ đạo và có ý nghĩa giống như các nội dung giáo dục địa phương ở nơi khác. Nội dung giáo dục địa phương có thể được đưa vào một phần của tiết học (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân...) hoặc bố trí giảng dạy riêng theo tiết, chuyên đề dành cho giáo dục địa phương (theoV.HÀ ghi)
Việc đưa Trường Sa,Hoàng Sa vào chương trình giáo dục môn lịch sử địa lý là hoàn toàn hợp lý và vô cùng cần thiết,nhất là trong thời điểm Trường Sa và Hoàng Sa là điểm nhấn cho việc giáo dục lòng yêu nước của thế hệ trẻ .Hơn nữa giúp cho đại bộ phận nhân dân còn hiểu mù mờ về một phần lãnh thổ thân yêu của tổ quốc đang bị Trung Quốc lần chiếm. Cho nên đưa Trường Sa ,Hoàng Sa vào chưong trình giáo dục giảng dạy cấp quốc gia là việc làm cấp thiết và là trách nhiệm của Bộ Giáo dục-Đào tạo chứ không thể giao khoán cho địa phương!Với kiểu làm giáo dục như vậy là hạn chế sự hiểu biết về lịch sử của nhân dân.Vô lý chỉ có học sinh và nói rộng ra là người dân thanh phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa mới có đặc quyền hiểu và yêu quí Trường Sa ,Hoàng Sa thôi sao.Với chương trình giáo dục xé lẻ như vậy đến một lúc nào đó chỉ có người dân Bến Tre mới biết cuộc Đồng Khởi lịch sử mở dầu cho cuôc cách mạng vũ trang chống Mỹ cứu nước và người dân Phú Thọ mới có quyền biết lịch sử vua Hùng!N M THẢO
Theo báo Tuổi Trẻ, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa Lưu Quốc Thanh cho biết sở đang chỉ đạo bộ phận chuyên môn chuẩn bị bổ sung, xây dựng nội dung bài học giảng dạy về Trường Sa một cách đầy đủ, phong phú, sâu sắc hơn, phù hợp từng cấp học, lớp học.
Theo ông Trần Thức - trưởng phòng trung học phổ thông Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, từ nhiều năm qua, kể từ khi chương trình bộ môn địa lý của cấp hai và cấp ba được ban hành có hai tiết giảng dạy về địa lý địa phương, sở đã chỉ đạo các trường phải lồng ghép, giảng dạy cho tất cả học sinh về huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, trong khi giảng dạy các bộ môn xã hội khác cũng cần thực hiện lồng ghép giới thiệu, giảng dạy cho học sinh về lịch sử huyện đảo Trường Sa.(theo PSN)
Ông Nguyễn Hải Châu, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT cho biết : Nhằm gắn giáo dục với thực tiễn, gần gũi với đời sống diễn ra tại các địa phương, năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề giáo dục địa phương. Theo đó, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của từng địa phương, ngành giáo dục các địa phương tổ chức biên soạn tài liệu trình UBND tỉnh, thành phố, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh vào cuối kỳ, cuối năm học giống như áp dụng với các môn học bắt buộc khác.
Việc Đà Nẵng và Khánh Hòa triển khai việc dạy địa lý, lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa cũng nằm trong nội dung chương trình đã được chỉ đạo và có ý nghĩa giống như các nội dung giáo dục địa phương ở nơi khác. Nội dung giáo dục địa phương có thể được đưa vào một phần của tiết học (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân...) hoặc bố trí giảng dạy riêng theo tiết, chuyên đề dành cho giáo dục địa phương (theoV.HÀ ghi)
Việc đưa Trường Sa,Hoàng Sa vào chương trình giáo dục môn lịch sử địa lý là hoàn toàn hợp lý và vô cùng cần thiết,nhất là trong thời điểm Trường Sa và Hoàng Sa là điểm nhấn cho việc giáo dục lòng yêu nước của thế hệ trẻ .Hơn nữa giúp cho đại bộ phận nhân dân còn hiểu mù mờ về một phần lãnh thổ thân yêu của tổ quốc đang bị Trung Quốc lần chiếm. Cho nên đưa Trường Sa ,Hoàng Sa vào chưong trình giáo dục giảng dạy cấp quốc gia là việc làm cấp thiết và là trách nhiệm của Bộ Giáo dục-Đào tạo chứ không thể giao khoán cho địa phương!Với kiểu làm giáo dục như vậy là hạn chế sự hiểu biết về lịch sử của nhân dân.Vô lý chỉ có học sinh và nói rộng ra là người dân thanh phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa mới có đặc quyền hiểu và yêu quí Trường Sa ,Hoàng Sa thôi sao.Với chương trình giáo dục xé lẻ như vậy đến một lúc nào đó chỉ có người dân Bến Tre mới biết cuộc Đồng Khởi lịch sử mở dầu cho cuôc cách mạng vũ trang chống Mỹ cứu nước và người dân Phú Thọ mới có quyền biết lịch sử vua Hùng!N M THẢO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét