Trong lúc Quốc hội đang bàn cãi về dự án đường sắt cao tốc,HTTV đăng tải bài viết dưới đây của Ts Trần Đình Bá như một tài liệu tham khảo
Đây là một loại phương giao thông xa xỉ nhất thế giới với mỗi km đường tốn trên 34 triệu USD. Thế nhưng nó chỉ chở được duy nhất hành khách với hành lý xách tay, hoàn toàn không thể chở được hàng hóa do sức kéo đoàn tàu có hạn.
Tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản
Bàn về dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT), trước hết cần biết về tính năng của loại phương tiện đắt tiền này. Đó là chiếc “xe ngựa quý tộc” đắt nhất thế giới mà những nước, vùng lãnh thổ sở hữu nó đều là đại cường quốc về kinh tế, và phát triển công nghiệp lắm của dư tiền như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ý, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và gần đây là Hong Kong. Họ bỏ tiền xây dựng ĐSCT như một cách làm “trang sức” để giành vị thế trên trường quốc tế hơn là tìm kiếm giá trị sử dụng.
Vì đây là một loại phương giao thông xa xỉ đắt nhất thế giới với mỗi km đường tốn trên 34 triệu USD, gấp 10 lần đường sắt thường khổ 1.435 điện khí hóa. Thế nhưng tính năng sử dụng của nó không có được những đặc tính ưu việt của đường sắt vốn có, đó là phương tiện chở được hàng siêu trường siêu trọng đi xa, tốc độ cao, tiết kiệm năng lượng, hoạt động an toàn trong mọi điều kiện thời tiết, phục vụ được cho cả kinh tế và cả phòng thủ quốc gia.
Vậy mà ĐSCT tốn kém 56 tỷ USD chỉ chở được duy nhất hành khách với hành lý xách tay mà hoàn toàn không thể chở được hàng hóa dù chỉ là một kiện hàng nhỏ vài trăm kg vì giá thành rất đắt do sức kéo đoàn tàu có hạn. Tàu hỏa loại này hoàn toàn không chở được các loại cấu kiện lớn như thùng hàng container, máy bay, tên lửa, xe tăng, đại bác…, các cấu kiện như tuốc bin, các thiết bị sắt thép hàng chục tấn nên không thể phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế cũng như quốc phòng an ninh.
Nước Mỹ khôn ngoan chỉ phát triển 226.000 km đường sắt khổ 1.435 điện khí hóa, loại đường sắt này để triển khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, chở được cả dàn tên lửa phóng tàu con thoi. Nước Nga từ thời Đế chế đến hiện đại sở hữu 174.000 km đường sắt khổ 1.520 điện khí hóa mà không cần đến ĐSCT vì họ cho là không phù hợp và không kinh tế.
Tốc độ 300 km/h trên mặt đất rất nguy hiểm nên ĐSCT chỉ phù hợp với những nước có miền khí hậu ôn đới, nhiệt độ, lưu lượng mưa và tốc độ gió vừa phải để đảm bảo an toàn. Chưa ai dám làm ĐSCT ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những trận mưa xối xả hàng trăm mm và tốc độ gió cấp 8- 9 đã có thể dễ dàng gây lật tàu. ĐSCT có 95% công đoạn điều khiển bằng tự động hóa nên dễ dàng tê liệt khi có biến động thời tiết hay các vấn đề về địch họa thiên tai.
Vay vốn ODA để làm đường sắt cao tốc, ý tưởng của “những người thích đùa”!
ODA là vốn vay ưu đãi lãi suất thấp mà các nước phát triển (nước giàu) cho các nước đang phát triển (nước nghèo) vay để cải thiện hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội nhằm xóa dần khoảng cách giàu nghèo. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới WB không cho phép sử dụng vốn vay ưu đãi ODA vào việc làm ĐSCT vì đó là thứ phương tiện giao thông đại xa xỉ mà các nước đang phát triển không thể nào kham nổi để có thể hy vọng hoàn trả vốn.
Lịch sử đường sắt thế giới chưa hề có một quốc gia đang phát triển nào dám đi vay tiền để làm ĐSCT và chưa hề có một quốc gia nào giàu có dám cho vay một lúc trên 5 tỷ USD cho một dự án. Sự đổ bể tín dụng năm 2009 tại Mỹ đã gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi mới chỉ cho vay mua sắm nhà cửa. Trông chờ 56 tỷ USD từ vốn vay ưu đãi ODA khác nào “ôm cây đợi thỏ” và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra!
Dự án 1.570 km ĐSCT – “sự lãng mạn vĩ đại”
Ý tưởng làm 1.570 km để vượt tuyến ĐSCT dài nhất thế giới của Trung Quốc 1.000 km và các tuyến ĐSCT ở Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc… đã bộc lộ sự hoang tưởng cả về luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các vấn đề xã hội, quan hệ kinh tế đối ngoại và tác động môi trường… Trong “lịch sử vay mượn thế giới” chưa hề có một nước nghèo đi vay tiền của một nước giàu để làm một dự án to hơn, cao hơn, lớn hơn điều họ từng làm.
Nhật Bản, nước giàu có thứ nhì thế giới có tổng chiều dài ĐSCT mới chỉ hơn 1.500 km chia cho nhiều tuyến. Dự án của ta với 1.570 km để lập kỷ lục thế giới trong khi chỉ hy vọng vào vốn vay ODA của Nhật Bản thì quả thật là không tưởng.
Bài học hiện đại hóa đường sắt còn đang nóng hổi!
Mở rộng khổ kỹ thuật tiêu chuẩn 1.435 và hiện đại xong đường sắt tốc độ 150-200 km/h trước khi thực hiện làm ĐSCT đó là kinh nghiệm khôn ngoan của các nước từng làm. Trung Quốc đã mở rộng và hiện đại thành công 74.000 km đường sắt từ 1.000 qua khổ 1.435 trước khi làm 1.000 km ĐSCT. Pháp có 28 918 km, Đức có 46.946 km đường sắt khổ 1.435 và đều chỉ có trên 600 km ĐSCT mà thôi… Họ là những quốc gia có hệ thống giao thông đường sắt an toàn và phát triển bền vững.
Nhật Bản đã sai lầm nghiêm trọng khi làm trái quy luật đó, họ đã hiện đại hóa đường sắt bằng cách kiên cố hóa toàn bộ 20.264 km đường sắt khổ 1.067 bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực trước khi làm ĐSCT công nghệ Shikansen. Chỉ trong năm 2005 đã liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn kinh hoàng làm trên 500 người chết và bị thương do đường sắt loại khổ hẹp này có thông số mô men kháng lật rất thấp nên tàu chỉ chạy với 90 km/h đã gây lật. Sau khi biết được loại đường sắt khổ hẹp 1.067 chiếm 93% tổng chiều dài đường sắt cả nước, nhân dân phẫn nộ, chủ tịch tập đoàn đường sắt Nhật Bản phải từ chức. Hiện Nhật Bản chưa tìm ra được lối thoát!
Việt Nam với tổng chiều dài trên 3.000 km, hầu hết là đường sắt khổ hẹp một mét nên hiện nay loại đường sắt này chỉ có giá trị bảo tàng. Thị phần vận tải đường sắt hiện nay chỉ còn đạt 7% về hành khách và 4% về hàng hóa, tụt hậu nhất trong 5 loại hình vận tải và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế cũng như quốc phòng an ninh.
Từ năm 2007, Tổng công ty đường sắt VN đã thực hiện dự án 26.500 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD để kiên cố hóa đường sắt khổ một mét bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản 1.067″ để chạy tốc độ 120 km/h. Song vì khổ một mét của ta còn thua của Nhật 67 mm nên tham vọng đó sẽ không thể nào thực hiện được tốc độ trên 80 km/h.
Hiện nay trên đường sắt khổ một mét tại những đoạn đã kiên cố hóa đã xảy nhiều vụ lật tàu gây thiệt hại nặng nề cho ngành đường đường sắt và đe dọa tính mạng nhân dân. Đây sẽ là sự trả giá rất đắt cho sai lầm về kỹ thật và hậu quả lâu dài, gây nên sự quá tải và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng. Nhà nước sẽ “tiền mất tật mang” trong “sáng kiến” dùng 2 tỷ USD kiên cố hóa đường sắt này.
Song song với việc trói chặt đường sắt nước ta trong vòng lạc hậu vĩnh cửu là siêu dự án quốc tế 1.570 km ĐSCT với 56 tỷ USD đặt đường sắt nước ta trước sự vô vọng. Đây thực sự là việc làm “bắt cá hai tay” của đường sắt Việt Nam và hậu quả mang về là nhà nước sẽ “tiền mất tật mang” trong “sáng kiến” dùng 2 tỷ USD kiên cố hóa đường sắt này và đường sắt VN ngày càng tụt hậu chưa có hồi kết.
Đã đến lúc phải khẩn cấp mở rộng để hiện đại đường sắt VN
Tai nạn giao thông mỗi năm làm hơn 13.000 người chết, làm hàng chục nghìn người bị thương gây thiệt hại kinh tế mỗi năm một tỷ USD… có nguyên nhân cơ bản từ sự tụt hậu thê thảm của đường sắt VN. Thực tiễn cho thấy muốn giải được bài toán giao thông toàn cục trước hết phải bắt đầu từ bài toán đường sắt vì đây là phương tiện giao thông chủ lực công cộng “nặng ký” để có thể nhanh chóng làm thăng bằng lại cán cân “cung cầu” trong bài toán vận tải của nước ta.
Chỉ khi nào chúng ta mở rộng được khổ kỹ thuật từ một mét qua 1.435 để tăng tốc, tăng năng lực, giải quyết được trên 50% thị phần vận tải mới hy vọng giải quyết được vấn nạn quốc gia về giao thông hiện nay. Mở rộng đường sắt để tăng tốc 150-200 km/h sẽ rút ngắn hành trình Bắc Nam xuống 12-15 tiếng là hoàn toàn nằm trong tầm tay chúng ta cả về phương diện kỹ thuật cũng như khả năng huy động vốn trong nhân dân. Dự án mở rộng và điện khí hóa đường sắt cũng sẽ dễ dành vay vốn ODA cũng như mời gọi các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước thực hiện dự án trong thời gian ngắn.
Việc đưa được đường sắt lên bàn Quốc hội lần này là một dịp tốt, để “Dân biết – dân bàn – dân làm- dân kiểm tra”, để các tầng lớp nhân dân và các nhà khoa học được đóng góp trí tuệ cho việc hiện đại hóa đường sắt phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ đắc lực cho quốc phòng an ninh.
Sự lựa chọn khôn ngoan lúc này là nhanh chóng chấm dứt giấc mơ viển vông ĐSCT để tập trung cho việc mở rộng để hiện đại hóa đường sắt VN. Đó là một mũi tên trúng nhiều mục tiêu lớn “cải lão hoàn đồng” để hiện đại hóa thành công đường sắt VN góp phần đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước!
Tiến sĩ TRẦN ĐÌNH BÁ
Hội viên Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.
(NN ONLINE)
ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC - Ý TƯỞNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA
Người đăng:: Phong - Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010
DỊ BẢN
Người đăng:: Phong - Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010
Ngày tàn đông gió thổi rụng trăng rằm
Em điên đảo một thời con gái
Cuộc tình nào hái mộng đến trăm năm
Ta điên loạn đắm chìm trong mộng ảo
Níu một phận đời không có thật đi chơi
Hẹn em một ngày bên thành quách cũ
Ta dìu nhau đi cuối đất cùng trời
Rồi có ngày em lại ra đi
Ta vẫn yêu em như ngày đầu gặp gở
Trời sinh ta ra kẻ si tình mê muội
Một nụ cười, tay nắm -đã nghìn sau
Ta lặng lẽ đi lần về huyệt mộ
Tiếng em cười kiêu bạc mấy nghìn đau
Tiếng hát em hóa thành sương khói
Trong tim ta em hóa nhiệm mầu.
Em điên đảo một thời con gái
Cuộc tình nào hái mộng đến trăm năm
Ta điên loạn đắm chìm trong mộng ảo
Níu một phận đời không có thật đi chơi
Hẹn em một ngày bên thành quách cũ
Ta dìu nhau đi cuối đất cùng trời
Rồi có ngày em lại ra đi
Ta vẫn yêu em như ngày đầu gặp gở
Trời sinh ta ra kẻ si tình mê muội
Một nụ cười, tay nắm -đã nghìn sau
Ta lặng lẽ đi lần về huyệt mộ
Tiếng em cười kiêu bạc mấy nghìn đau
Tiếng hát em hóa thành sương khói
Trong tim ta em hóa nhiệm mầu.
THƠ NGUYỄN MIÊN THẢO
XÓT XA CHO TIẾNG MẸ ĐẺ
Người đăng:: Phong - Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010
Mặc dù đang theo học ở nước ngoài, tôi đã đọc tất cả những bài viết trên Diễn đàn Dân trí về chủ đề bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, tôi thấy đồng tình với ý kiến của nhiều tác giả và muốn nhấn mạnh thêm đôi điều.
Quả thật Tiếng Việt càng ngày bị bóp méo một cách khủng khiếp.
Đặc biệt với tầng lớp 9x và 10x, tiếng Việt được rút ngắn triệt để. Ví dụ 1 tin nhắn như sau (chị mua bánh mì cho em nhé) được chuyển thể sang ngôn ngữ 8x như sau: “Chj mua bah' mj cho em nak” ---> ngôn ngữ của 9x và 10x “C by bak' mj 4e nk” --> như thế này mà không phải người trong “ngành” thì có ngồi tra từ điển cả ngày cũng không dịch được. Cậu em trai mình nhắn cho mình vài cái tin hỏi thăm, mà sau khi đọc xong mình phải điện về hỏi em nhắn cái gì cho chị đấy.
Bản thân tôi hiện đang học ở nước ngoài, nhưng luôn muốn giữ nguyên cái tên Việt Nam của mình. Tại sao phải chạy theo mốt kiếm một cái tên tiếng Anh nghe cho thật là kêu để bằng bạn bằng bè. Chúng ta nên tự hào vì cái tên của mình chứ. Thứ nhất cái tên là món quà mà bố mẹ dành cho chúng ta, và cái họ là nguồn gốc của mỗi người, trân trọng cái tên cũng chính là trân trọng bố mẹ , trân trọng nguồn gốc của bản thân mình. Thứ 2: dù đi đến đâu, chỉ cần nhìn vào cái tên những người xung quanh sẽ biết “a, bạn là người Việt Nam”, đó không phải là một điều đáng tự hào sao? Trừ khi bạn không muốn chấp nhận nguồn gốc của mình mà thôi. Nên với ý kiến của riêng bản thân mình, những sinh viên đã, đang và sẽ đi du học xin hãy giữ nguyên bản cái tên Việt Nam của mình, để cho họ thấy người Việt mình cũng tài giỏi chứ có thua kém gì ai đâu.
Cái tên chỉ là một vấn đề nhỏ tôi muốn nói đến trong việc biết tự hào và coi trọng Tiếng Mẹ đẻ. Sử dụng Tiếng Việt trong văn nói và văn viết đang ngày càng biến tướng thành một ngôn ngữ tiếng Việt không phải, tiếng Anh cũng chẳng giống mà gọi là ký tự thì cũng không đành. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam mới có kiểu pha tạp ngôn ngữ như thế này.
Ví dụ: ý nghĩa và bản gốc “Chị có khỏe không? bao giờ chị được nghỉ hè thì về nhé. Bố mẹ nhớ chị lắm đấy. Đừng quên mua quà cho em nữa”.
Và đây là tác phẩm văn viết qua tay các em từ lớp 6 trở lên: “Cj c0' koe? 0? Ba0 gj0 Cj du0c ngj hE, b0^' mE. nk0' Cj lEm' dey'. don't 4get by quA` 4e nUk.”. Đây có phải là hồi chuông cảnh bảo cho sự suy thoái của tiếng Việt. Liệu rằng vài chục năm nữa, tiếng Việt có còn được gọi là tiếng Việt và có còn được viết ra đúng với cái hình dạng ban đầu của nó nữa hay không. Đúng như nhiều tác giả đã viết trên Diễn đàn, Tiếng Việt thể hiện con người, văn hóa, tinh hoa của dân tộc... nhưng cứ cái đà này khi nhìn vào Tiếng Việt chúng ta chỉ thấy có một đống lộn xộn chữ chữ số số rồi nửa tây nửa ta. Còn đâu là tinh hoa dân độc, còn đâu là nét chữ - nết người nữa.
Không chỉ văn viết có vấn đề mà văn nói cũng đang chạy theo xu hướng không giống ai của văn viết. Có nhiều điều thật là lố bịch, rõ ràng mình là người Việt, tại sao trong 1 câu nói phải thêm vài từ tiếng Anh vào để nghe có vẻ tây tây. Giỏi thì nói cả câu đi để người nghe hiểu thì hiểu hẳn, mà không hiểu thì không hiểu luôn. Một số từ tiếng Anh phổ biến như OK, Sorry, Thank you... thì không nói làm gì vì nó đã trở thành từ phổ biến trên toàn thế giới rồi. Một số bộ phận bạn trẻ thì lại sính ngoại chê nội để chứng tỏ đẳng cấp
Ví dụ ý nghĩa nguyên bản “tớ bị ốm rồi, chắc mai phải nghỉ thôi, đừng quên xin phép cô giáo giúp tớ nhé, lại phải hủy buổi họp nhóm nữa, buồn quá”.
Chuyển thể sang văn nói “tớ sick rồi, chắc mai off thôi, đừng có forget xin phép cô giáo for me nhé. Mai lại phải cancel offline rồi, so sad... :d”.
Văn nói nửa tây nửa ta kiểu này không chỉ phổ biến trong giới trẻ mà nó còn lan tỏa đến mọi nơi như nhà hàng, quán xá, cafe vỉa hè. “Chị book chỗ chưa “hay” anh chị order món gì ạ” ...
Các bạn trẻ bây giờ không chỉ nói nửa tây nửa ta mà còn có khả năng chửi nửa tây nửa ta, nghe đến là nực cười. Vừa cười mà vừa xót xa cho Tiếng Việt của ta quá.
Thiết nghĩ, một con người độc lập phải có một tiếng nói độc lập, một đất nước tự do độc lập cũng cần phải có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng. Có lẽ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cần có thêm 1 môn nữa là “giữ gìn sự trong sáng của quốc ngữ” để cho học sinh biết coi trọng, tự hào về Tiếng Mẹ đẻ và tự giác trau dồi cách nói cách viết tiếng Việt, đảm bảo cho mọi người Việt biết nói và viết đúng Tiếng Việt.
Có người cho rằng: “Tiếng Việt còn nước Nam còn, tiếng Việt mất nước Nam mất” - có đến như vậy không thì chưa biết, nhưng chắc chắn đây là một vấn đề bắt buộc mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc.
LÊ HƯƠNG
clever garden1298@yahoo.com
LTS Dân trí
Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Mẹ đẻ và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn vừa là nghĩa vụ, vừa là niềm tự hào của mọi người công dân Việt Nam.
Từ mấy trăm năm trước, tiếng Việt đã đủ tinh tế để làm nên tác phẩm bất hủ là Truyện Kiều. Ngày nay, tiếng Việt đã đủ phong phú đến mức mọi giáo trình bậc đại học cũng như mọi công trình nghiên cứu đều có thể viết bằng tiếng Việt. Tất nhiên trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, bên cạnh việc quan tâm trau dồi tiếng Mẹ đẻ, chúng ta còn phải coi trọng việc học ngọai ngữ và sử dụng tốt ngọai ngữ, nhất là tiếng Anh.
Nhưng dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu mà không biết thể hiện đúng và nhuần nhị Tiếng Mẹ đẻ thì điều đó thật đáng buồn lắm thay, huống chi mới có chút ít vốn liếng ngọai ngữ đã tỏ ra ta đây, nói một câu tiếng Việt phải chêm vào vài tiếng Anh cho “oai” thì đấy chẳng qua cũng chỉ là một kiểu “trưởng giả học làm sang” mà thôi!
Theo DANTRI .COM
Quả thật Tiếng Việt càng ngày bị bóp méo một cách khủng khiếp.
Đặc biệt với tầng lớp 9x và 10x, tiếng Việt được rút ngắn triệt để. Ví dụ 1 tin nhắn như sau (chị mua bánh mì cho em nhé) được chuyển thể sang ngôn ngữ 8x như sau: “Chj mua bah' mj cho em nak” ---> ngôn ngữ của 9x và 10x “C by bak' mj 4e nk” --> như thế này mà không phải người trong “ngành” thì có ngồi tra từ điển cả ngày cũng không dịch được. Cậu em trai mình nhắn cho mình vài cái tin hỏi thăm, mà sau khi đọc xong mình phải điện về hỏi em nhắn cái gì cho chị đấy.
Bản thân tôi hiện đang học ở nước ngoài, nhưng luôn muốn giữ nguyên cái tên Việt Nam của mình. Tại sao phải chạy theo mốt kiếm một cái tên tiếng Anh nghe cho thật là kêu để bằng bạn bằng bè. Chúng ta nên tự hào vì cái tên của mình chứ. Thứ nhất cái tên là món quà mà bố mẹ dành cho chúng ta, và cái họ là nguồn gốc của mỗi người, trân trọng cái tên cũng chính là trân trọng bố mẹ , trân trọng nguồn gốc của bản thân mình. Thứ 2: dù đi đến đâu, chỉ cần nhìn vào cái tên những người xung quanh sẽ biết “a, bạn là người Việt Nam”, đó không phải là một điều đáng tự hào sao? Trừ khi bạn không muốn chấp nhận nguồn gốc của mình mà thôi. Nên với ý kiến của riêng bản thân mình, những sinh viên đã, đang và sẽ đi du học xin hãy giữ nguyên bản cái tên Việt Nam của mình, để cho họ thấy người Việt mình cũng tài giỏi chứ có thua kém gì ai đâu.
Cái tên chỉ là một vấn đề nhỏ tôi muốn nói đến trong việc biết tự hào và coi trọng Tiếng Mẹ đẻ. Sử dụng Tiếng Việt trong văn nói và văn viết đang ngày càng biến tướng thành một ngôn ngữ tiếng Việt không phải, tiếng Anh cũng chẳng giống mà gọi là ký tự thì cũng không đành. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam mới có kiểu pha tạp ngôn ngữ như thế này.
Ví dụ: ý nghĩa và bản gốc “Chị có khỏe không? bao giờ chị được nghỉ hè thì về nhé. Bố mẹ nhớ chị lắm đấy. Đừng quên mua quà cho em nữa”.
Và đây là tác phẩm văn viết qua tay các em từ lớp 6 trở lên: “Cj c0' koe? 0? Ba0 gj0 Cj du0c ngj hE, b0^' mE. nk0' Cj lEm' dey'. don't 4get by quA` 4e nUk.”. Đây có phải là hồi chuông cảnh bảo cho sự suy thoái của tiếng Việt. Liệu rằng vài chục năm nữa, tiếng Việt có còn được gọi là tiếng Việt và có còn được viết ra đúng với cái hình dạng ban đầu của nó nữa hay không. Đúng như nhiều tác giả đã viết trên Diễn đàn, Tiếng Việt thể hiện con người, văn hóa, tinh hoa của dân tộc... nhưng cứ cái đà này khi nhìn vào Tiếng Việt chúng ta chỉ thấy có một đống lộn xộn chữ chữ số số rồi nửa tây nửa ta. Còn đâu là tinh hoa dân độc, còn đâu là nét chữ - nết người nữa.
Không chỉ văn viết có vấn đề mà văn nói cũng đang chạy theo xu hướng không giống ai của văn viết. Có nhiều điều thật là lố bịch, rõ ràng mình là người Việt, tại sao trong 1 câu nói phải thêm vài từ tiếng Anh vào để nghe có vẻ tây tây. Giỏi thì nói cả câu đi để người nghe hiểu thì hiểu hẳn, mà không hiểu thì không hiểu luôn. Một số từ tiếng Anh phổ biến như OK, Sorry, Thank you... thì không nói làm gì vì nó đã trở thành từ phổ biến trên toàn thế giới rồi. Một số bộ phận bạn trẻ thì lại sính ngoại chê nội để chứng tỏ đẳng cấp
Ví dụ ý nghĩa nguyên bản “tớ bị ốm rồi, chắc mai phải nghỉ thôi, đừng quên xin phép cô giáo giúp tớ nhé, lại phải hủy buổi họp nhóm nữa, buồn quá”.
Chuyển thể sang văn nói “tớ sick rồi, chắc mai off thôi, đừng có forget xin phép cô giáo for me nhé. Mai lại phải cancel offline rồi, so sad... :d”.
Văn nói nửa tây nửa ta kiểu này không chỉ phổ biến trong giới trẻ mà nó còn lan tỏa đến mọi nơi như nhà hàng, quán xá, cafe vỉa hè. “Chị book chỗ chưa “hay” anh chị order món gì ạ” ...
Các bạn trẻ bây giờ không chỉ nói nửa tây nửa ta mà còn có khả năng chửi nửa tây nửa ta, nghe đến là nực cười. Vừa cười mà vừa xót xa cho Tiếng Việt của ta quá.
Thiết nghĩ, một con người độc lập phải có một tiếng nói độc lập, một đất nước tự do độc lập cũng cần phải có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng. Có lẽ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cần có thêm 1 môn nữa là “giữ gìn sự trong sáng của quốc ngữ” để cho học sinh biết coi trọng, tự hào về Tiếng Mẹ đẻ và tự giác trau dồi cách nói cách viết tiếng Việt, đảm bảo cho mọi người Việt biết nói và viết đúng Tiếng Việt.
Có người cho rằng: “Tiếng Việt còn nước Nam còn, tiếng Việt mất nước Nam mất” - có đến như vậy không thì chưa biết, nhưng chắc chắn đây là một vấn đề bắt buộc mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc.
LÊ HƯƠNG
clever garden1298@yahoo.com
LTS Dân trí
Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Mẹ đẻ và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn vừa là nghĩa vụ, vừa là niềm tự hào của mọi người công dân Việt Nam.
Từ mấy trăm năm trước, tiếng Việt đã đủ tinh tế để làm nên tác phẩm bất hủ là Truyện Kiều. Ngày nay, tiếng Việt đã đủ phong phú đến mức mọi giáo trình bậc đại học cũng như mọi công trình nghiên cứu đều có thể viết bằng tiếng Việt. Tất nhiên trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, bên cạnh việc quan tâm trau dồi tiếng Mẹ đẻ, chúng ta còn phải coi trọng việc học ngọai ngữ và sử dụng tốt ngọai ngữ, nhất là tiếng Anh.
Nhưng dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu mà không biết thể hiện đúng và nhuần nhị Tiếng Mẹ đẻ thì điều đó thật đáng buồn lắm thay, huống chi mới có chút ít vốn liếng ngọai ngữ đã tỏ ra ta đây, nói một câu tiếng Việt phải chêm vào vài tiếng Anh cho “oai” thì đấy chẳng qua cũng chỉ là một kiểu “trưởng giả học làm sang” mà thôi!
Theo DANTRI .COM
THÁNG TƯ MÙA HẠ
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010
LÀM DÂN,TỜ BÁO KHÔNG GIỐNG AI
Người đăng:: Phong -
Một lực lượng khá hùng hậu những cây bút , từ bình luận thời sự,nghiên cứu biên khảo đến dịch thuật,sáng tác ,phong viên,nếu không phải Thế Nguyên Trần Gia Thoại,chắc không tay làm báo nào có thể tập hợp nổi.Điểm ưu việt này,chỉ người trong cuộc mới biết được.Trước hết ấy là vì hết thảy đều có cùng quan điểm,đường lối của Thế Nguyên,sau nữa là không ai đặt vấn đề tiền bạc,dù tối thiểu để trà nước.Thế Nguyên phải lo nuôi ngày hai bữa cơm,ít điếu thuốc Mê-li a vàng,mỗi sáng một ly cà phê đen,có chăng,ấy là Thế Vũ,người tỵ nạn(trốn lính)từ Nha Trang.
Nhưng làm báo có tay nghề,anh em giúp đỡ hết mình,đó chỉ là một vấn đề,còn báo in ra có bán được,có được bán hay không,đó là một vấn đề khác rất khác.
Thế nhưng trước hết hảy nói về bài vở,từ cách chạy tít,cách loan tin,đến các truyện dài ,phóng sự,không ngày nào không đá móc Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu,không chửi bới đế quốc và kích động.Xin tạm lược kê một số bài,đại để như “ Những ngày đi theo Cách mạng sống trên đất Tàu và Xiêm” hồi ký của Đông Tùng;”nhật ký trong tù của một linh mục” bản dịch từ nguyên tác của Philip Berrigan,một kẻ thù của đế quốc Bắc Mỹ;”Những cơn say ứa nước mắt” truyện dài của Thế Vũ nói lên những nỗi khổ nhục của người lính Cộng hoà ;về phóng sự điều tra thì nào”Một vụ nổi loạn chưa từng có trong Giáo hội Công giáo Việt Nam”;nào là “ Theo chân đoàn nữ binh Gia Long “hành khất” trên các hè phố Sài Gòn”
của Nguyễn Miên Thảo,nào là “Truyện dài Nguyên Sa” tố cáo những thứ Nhạc Bất Quần ném đá dấu tay,vv…và vv…Riêng Về xã luận, bình luận thời cuộc,cái mục này càng gai mắt đối với đám Nguyễn Văn Thiệu và ngài đại sứ Bunker,vì mỗi khi T B C đặt bút viết thì y như rằng phân tích về cái thế đạng chừng ,cái bị động của Mỹ ở hội đàm Paris,hoặc là tố cáo về bom đạn về thuốc khai quang.
Gai mắt,ghét như ghét thuốc độc,nhưng đóng cửa ngang xương đâu có được.Vả lại muốn triệt hạ một tờ báo,chính quyền Thiệu thiếu gì cách.Nếu không tịch thu mỗi ngày thì mật lệnh cho tay sai ở hai nhà phát hành Nam Cương,Đồng Nai,báo mỗi ngày đưa đến cứ om lại,bỏ kho để ít bữa sau đưa trả báo cũ,thế là chủ báo chỉ có nước sập tiệm,núi tiền ,núi bạc cũng phải tiêu tan.
Thế Nguyên tuy liều,tuy “uống nhiều mật gấu” nhưng không thể không biết điều này.Hơn nữa cái xe cây(xe của cảnh sát đi tịch thu báo) trước đó không mấy tuần không xộc tới trứoc cửa ngôi nhà số 291 Lý Thái Tổ để rước đi những chồng tạp chí Trình Bầy.Thế Nguyên biết và nghĩ rằng sẽ cầm cự được nhờ hệ thống tổ chức phát hành riêng.Đó là một số anh em thanh niên,sinh viên Thanh Lao Công ,cứ mỗi chiều,tại nhà in Nguyễn Bá Tòng,cùng một lúc đưa lên Thông Tin Tâm lý chiến nộp bản,báo xuống khuôn được mớ nào,cái xe ba bánh của anh Hân chở luôn về 291 Lý Thái Tổ,rồi cuộn rồi gói,rồi Hậu,Long,Hoàng v..v.. chia nhau các ngả phóng đi.Anh Hân với chiếc xe ba bánh buổi sang chạy lo kiếm gạo nuôi gia đình,còn buổi chiều dành tất cả vào việc “vác ngà voi”
Cứ xế trưa,anh Hân đạp xe đến Lý Thái Tổ chờ sẵn để chở mâm chữ đến nhà in Nguyễn Bá Tòng.Máy in ở đây như vừa nói,in được một mớ thì chạy về một mớ.Thế là cái xe ba bánh lúc thì chở chữ,lúc thì chở những tờ báo mới in chưa
ráo mực,khi chở báo cũ,khi lại chở cả quản lý kiêm trị sự ngồi chổm hổm,coi như Sài Gòn chẳng có ai
Quản lý ,theo luật, người đứng tên công khai là bà Tăng Hoàng Xinh (vợ Thế Nguyên) nhưng thực tế là một người khác được Thế Nguyên tấn phong bằng miệng.Quản lý kiêm trị sự ở đây nghĩa là đôi lúc cao hứng vẫn có quyền viết bài,còn mỗi ngày sáng trưa chiều phóng xe đap đi mua chịu giấy,đi vay nợ,đi lạy van phát hành,đi năn nỉ khất khứa nhà in.
Không kê khai từng người và công việc ,nhưng cảnh sát và phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo biết hết ráo.Biết nhưng sáng chiều,mật vụ đứng xa xa tòa báo những đâu không rõ,còn ngày nào cũng bất chợt một thiếu tá và một trung uý mặc thường phục ghé chơi thăm thú toà soạn,nhà chữ.Quen biết nhau quá mà,tá cũng như uý đều không bao giờ vác đến cái mặt cô hồn mà luôn luôn niềm nở ôn tồn .
Dĩ nhiên hai sĩ quan của phủ Đặc uỷ đến 291 Lý Thái Tổ không thể nào chỉ cốt ghé chơi.Ông thiếu tá với Thế Nguyên vừa là chỗ đồng hương đồng khói vừa là chỗ quen biết cũ,nên thỉnh thoảng lại lấy” cái tình” mà khuyên nhủ . Người nói cứ nói,người nghe cứ việc ậm ừ.Ngày qua ngày và một buổi sáng, cảnh sát sắc phục ập đến,xét hỏi giấy tờ những người có mặt.Thế Vũ đang ngồi hí húi viết tiép “Những cơn say ứa nước mắt”phải buông bút đứng lên.
Khuyết một Thế Vũ,nhưng còn Nguyễn Miên Thảo,còn Nguyễn Quốc Thái ,còn vô số anh em để Thế Nguyên,ông chủ nhiệm thường xuyên áo thun ba lổ ,quần xà lỏn,mặt mày hốc hác,chạy lui chạy tới nhà trong nhà ngoài,lên gác xuống thang mỗi câu mỗi chửi thề.
Giá mà anh em cơm nhà vác ngà voi,giá mà Thế Nguyên liều mạng để báo Làm Dân sống dài dài có lẽ cũng hay.Nhưng liều cách mấy,vui lòng góp công sức biết mấy,Làm Dân cũng chỉ thọ được một thời gian.Trước sau tất cả là 36 số Làm Dân.So với những tờ báo yểu vong chỉ ra vài số đã chết ngủm và đám ma không kèn không trống,nhật báo Làm Dân chào đời sau Tết năm Con Chuột (1972) ,giả từ bạn đọc vào lúc bắt đầu mùa mưa,như vậy còn danh giá chán và hình như cũng có đôi chút tiếng vang.
Sau khi Làm Dân gở xuống bảng hiệu,một vị thân cận của
đám chức quyền bật mí,nếu Làm Dân còn cứ liều mạng,Tổng nha sẽ đến hốt ráo cả bọn, Vì lẽ đã o ép,đã đánh mọi đòn để phải ngán,phải phá sản,vậy mà Làm Dân cứ dai dẳng,vậy hẵn là phải có tiền,có bạc từ trong “Rừng” đưa ra.
Nhưng làm báo có tay nghề,anh em giúp đỡ hết mình,đó chỉ là một vấn đề,còn báo in ra có bán được,có được bán hay không,đó là một vấn đề khác rất khác.
Thế nhưng trước hết hảy nói về bài vở,từ cách chạy tít,cách loan tin,đến các truyện dài ,phóng sự,không ngày nào không đá móc Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu,không chửi bới đế quốc và kích động.Xin tạm lược kê một số bài,đại để như “ Những ngày đi theo Cách mạng sống trên đất Tàu và Xiêm” hồi ký của Đông Tùng;”nhật ký trong tù của một linh mục” bản dịch từ nguyên tác của Philip Berrigan,một kẻ thù của đế quốc Bắc Mỹ;”Những cơn say ứa nước mắt” truyện dài của Thế Vũ nói lên những nỗi khổ nhục của người lính Cộng hoà ;về phóng sự điều tra thì nào”Một vụ nổi loạn chưa từng có trong Giáo hội Công giáo Việt Nam”;nào là “ Theo chân đoàn nữ binh Gia Long “hành khất” trên các hè phố Sài Gòn”
của Nguyễn Miên Thảo,nào là “Truyện dài Nguyên Sa” tố cáo những thứ Nhạc Bất Quần ném đá dấu tay,vv…và vv…Riêng Về xã luận, bình luận thời cuộc,cái mục này càng gai mắt đối với đám Nguyễn Văn Thiệu và ngài đại sứ Bunker,vì mỗi khi T B C đặt bút viết thì y như rằng phân tích về cái thế đạng chừng ,cái bị động của Mỹ ở hội đàm Paris,hoặc là tố cáo về bom đạn về thuốc khai quang.
Gai mắt,ghét như ghét thuốc độc,nhưng đóng cửa ngang xương đâu có được.Vả lại muốn triệt hạ một tờ báo,chính quyền Thiệu thiếu gì cách.Nếu không tịch thu mỗi ngày thì mật lệnh cho tay sai ở hai nhà phát hành Nam Cương,Đồng Nai,báo mỗi ngày đưa đến cứ om lại,bỏ kho để ít bữa sau đưa trả báo cũ,thế là chủ báo chỉ có nước sập tiệm,núi tiền ,núi bạc cũng phải tiêu tan.
Thế Nguyên tuy liều,tuy “uống nhiều mật gấu” nhưng không thể không biết điều này.Hơn nữa cái xe cây(xe của cảnh sát đi tịch thu báo) trước đó không mấy tuần không xộc tới trứoc cửa ngôi nhà số 291 Lý Thái Tổ để rước đi những chồng tạp chí Trình Bầy.Thế Nguyên biết và nghĩ rằng sẽ cầm cự được nhờ hệ thống tổ chức phát hành riêng.Đó là một số anh em thanh niên,sinh viên Thanh Lao Công ,cứ mỗi chiều,tại nhà in Nguyễn Bá Tòng,cùng một lúc đưa lên Thông Tin Tâm lý chiến nộp bản,báo xuống khuôn được mớ nào,cái xe ba bánh của anh Hân chở luôn về 291 Lý Thái Tổ,rồi cuộn rồi gói,rồi Hậu,Long,Hoàng v..v.. chia nhau các ngả phóng đi.Anh Hân với chiếc xe ba bánh buổi sang chạy lo kiếm gạo nuôi gia đình,còn buổi chiều dành tất cả vào việc “vác ngà voi”
Cứ xế trưa,anh Hân đạp xe đến Lý Thái Tổ chờ sẵn để chở mâm chữ đến nhà in Nguyễn Bá Tòng.Máy in ở đây như vừa nói,in được một mớ thì chạy về một mớ.Thế là cái xe ba bánh lúc thì chở chữ,lúc thì chở những tờ báo mới in chưa
ráo mực,khi chở báo cũ,khi lại chở cả quản lý kiêm trị sự ngồi chổm hổm,coi như Sài Gòn chẳng có ai
Quản lý ,theo luật, người đứng tên công khai là bà Tăng Hoàng Xinh (vợ Thế Nguyên) nhưng thực tế là một người khác được Thế Nguyên tấn phong bằng miệng.Quản lý kiêm trị sự ở đây nghĩa là đôi lúc cao hứng vẫn có quyền viết bài,còn mỗi ngày sáng trưa chiều phóng xe đap đi mua chịu giấy,đi vay nợ,đi lạy van phát hành,đi năn nỉ khất khứa nhà in.
Không kê khai từng người và công việc ,nhưng cảnh sát và phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo biết hết ráo.Biết nhưng sáng chiều,mật vụ đứng xa xa tòa báo những đâu không rõ,còn ngày nào cũng bất chợt một thiếu tá và một trung uý mặc thường phục ghé chơi thăm thú toà soạn,nhà chữ.Quen biết nhau quá mà,tá cũng như uý đều không bao giờ vác đến cái mặt cô hồn mà luôn luôn niềm nở ôn tồn .
Dĩ nhiên hai sĩ quan của phủ Đặc uỷ đến 291 Lý Thái Tổ không thể nào chỉ cốt ghé chơi.Ông thiếu tá với Thế Nguyên vừa là chỗ đồng hương đồng khói vừa là chỗ quen biết cũ,nên thỉnh thoảng lại lấy” cái tình” mà khuyên nhủ . Người nói cứ nói,người nghe cứ việc ậm ừ.Ngày qua ngày và một buổi sáng, cảnh sát sắc phục ập đến,xét hỏi giấy tờ những người có mặt.Thế Vũ đang ngồi hí húi viết tiép “Những cơn say ứa nước mắt”phải buông bút đứng lên.
Khuyết một Thế Vũ,nhưng còn Nguyễn Miên Thảo,còn Nguyễn Quốc Thái ,còn vô số anh em để Thế Nguyên,ông chủ nhiệm thường xuyên áo thun ba lổ ,quần xà lỏn,mặt mày hốc hác,chạy lui chạy tới nhà trong nhà ngoài,lên gác xuống thang mỗi câu mỗi chửi thề.
Giá mà anh em cơm nhà vác ngà voi,giá mà Thế Nguyên liều mạng để báo Làm Dân sống dài dài có lẽ cũng hay.Nhưng liều cách mấy,vui lòng góp công sức biết mấy,Làm Dân cũng chỉ thọ được một thời gian.Trước sau tất cả là 36 số Làm Dân.So với những tờ báo yểu vong chỉ ra vài số đã chết ngủm và đám ma không kèn không trống,nhật báo Làm Dân chào đời sau Tết năm Con Chuột (1972) ,giả từ bạn đọc vào lúc bắt đầu mùa mưa,như vậy còn danh giá chán và hình như cũng có đôi chút tiếng vang.
Sau khi Làm Dân gở xuống bảng hiệu,một vị thân cận của
đám chức quyền bật mí,nếu Làm Dân còn cứ liều mạng,Tổng nha sẽ đến hốt ráo cả bọn, Vì lẽ đã o ép,đã đánh mọi đòn để phải ngán,phải phá sản,vậy mà Làm Dân cứ dai dẳng,vậy hẵn là phải có tiền,có bạc từ trong “Rừng” đưa ra.
NGUYỄN NGUYÊN
(Trích Tuần báo CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC,ra ngày Chủ nhật 21.6.1992)
(Trích Tuần báo CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC,ra ngày Chủ nhật 21.6.1992)
ĐÁ LẠNH
Người đăng:: Phong - Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010
Đường phố đó dấu chân người chung chạ
Vết giày em riêng lẻ bụi in buồn
Ta không chốn nương thân đành ẩn mặt
Rượu một mình thất thế từng cơn say
Phải gió sông Hương tác yêu tác quái
Mà nhớ thương tấn thối lưỡng nan
Hay bởi tóc em bỗng dưng nổi chướng
Bay nguội ngắc ngược lối ta chờ
Tội cho trái tim nửa chay nửa mặn
Đập trầm luân như kẻ thần kinh
Chỉ có rượu và ly là hiểu được
Ta yêu người thật sự trắng tay
Vác cái mặt hảm tài giữa chốn nhân gian
Ta bước tới lộn lui dập dập tàng tàng
Em đâu biết ruột gan ta chắp vá
Cơn đau nào cũng lủng lẳng lang bang
Tháng sáu nắng rất chi tâm thần
Sao mà ta lại cứ phân vân
Thành nội hằng đêm vương phi ngủ
Có mưa về theo giấc mơ không?
LÊ NGỌC THUẬN
Vết giày em riêng lẻ bụi in buồn
Ta không chốn nương thân đành ẩn mặt
Rượu một mình thất thế từng cơn say
Phải gió sông Hương tác yêu tác quái
Mà nhớ thương tấn thối lưỡng nan
Hay bởi tóc em bỗng dưng nổi chướng
Bay nguội ngắc ngược lối ta chờ
Tội cho trái tim nửa chay nửa mặn
Đập trầm luân như kẻ thần kinh
Chỉ có rượu và ly là hiểu được
Ta yêu người thật sự trắng tay
Vác cái mặt hảm tài giữa chốn nhân gian
Ta bước tới lộn lui dập dập tàng tàng
Em đâu biết ruột gan ta chắp vá
Cơn đau nào cũng lủng lẳng lang bang
Tháng sáu nắng rất chi tâm thần
Sao mà ta lại cứ phân vân
Thành nội hằng đêm vương phi ngủ
Có mưa về theo giấc mơ không?
LÊ NGỌC THUẬN
VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN ( KỲ 23 )
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Ba
231 - Lê Minh Đảo
CẢI TẠO LÂU NHẤT
Thiếu tướng quân đội chế độ cũ sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2010).
Thuộc lớp sĩ quan cao cấp trẻ có năng lực chế độ cũ đang lên từng tham gia trận chiến “tử thủ” An Lộc (nay thuộc Bình Phước) thành công năm 1972.
Tháng 4.1975 làm tư lệnh sư đoàn được giao nhiệm vụ “tử thủ” Xuân Lộc (Đồng Nai) chận đường tiến quân của bộ đội vào Sài Gòn. Đây được xem là trận đánh lớn cuối cùng “rửa mặt” cho quân lực VNCH gây tổn hao lực lượng cho đối phương (trong 4-5 ngày khoảng 4.000 bộ đội hy sinh) buộc họ phải đổi hướng tấn công qua cứ điểm khác.
Từ đó cũng được lệnh rút quân về an toàn để phòng thủ vòng đai ngoài Sài Gòn, vẫn giữ vững được tinh thần binh lính dưới quyền, không chấp nhận di tản mà vẫn ở lại cùng binh sĩ. Nhưng sau đó Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh “hạ vũ khí” nên cho đơn vị giải tán rồi một mình trốn xuống miền Tây xem tình hình thế nào, có “tử thủ” nữa hay không (theo kế hoạch dự kiến trước kia của quân đội Sài Gòn). Nhưng Quân đoàn 4 ở miền Tây cũng chấp hành lệnh “bàn giao” (thiếu tướng tư lệnh quân đoàn Nguyễn Khoa Nam tự sát bằng súng lục) nên đành quay lên Sài Gòn ra trình diện đi cải tạo.
Không biết có phải vì “thành tích” Xuân Lộc hay không mà rốt cuộc trong trại cải tạo trở thành một trong bốn người “học tập” lâu nhất đến 17 năm (ba người kia cũng mang hàm chuẩn tướng và thiếu tướng, sau đều qua Mỹ, một đã qua đời), mãi đến 1992 mới ra trại. Trở về nhà ở TP.HCM thì gia đình đã tan tác vợ con mỗi người một ngả (có một con trai từng tình nguyện đi lao động nông trường rồi bỏ về… vượt biên).
Năm 1994 qua Mỹ theo diện H.O. Trong niềm vui cuối đời được gặp lại đồng đội cũ vẫn luôn canh cánh bên lòng niềm tưởng nhớ bao chiến hữu đã hy sinh, đi đâu cũng hỏi “Có nơi nào thắp nén hương tưởng niệm vong linh chiến sĩ mình không?”
232 - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Tu sĩ Phật giáo pháp danh Thích Giới Đức, tên thật Nguyễn Duy Kha sinh 1944 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2010).
Sớm chán ghét chiến tranh nên trốn lính sống đời lang thang một thời gian dài ở các tỉnh miền Trung. Năm 1973 vào chùa tu ở Đà Nẵng, sau đó chuyển qua tu chùa Huyền Không nằm dưới chân đèo Hải Vân giáp ranh Đà Nẵng – Huế, một ngôi chùa Nam tông có phong cách rất thoáng, vách gỗ mái lá.
Sau chiến tranh, năm 1976 trở lại quê hương Huế tìm đến vùng núi tái lập chùa Huyền Không theo khuôn mẫu trên. Đến năm 1989 tiếp tục lập thêm chùa Huyền Không Sơn Thượng ở sâu vào trong núi hơn do mình trụ trì.
Từ đây đã ra sức xây dựng thành một ngôi chùa “văn nghệ” nổi tiếng với các khu vườn ươm lan, ươm cây cảnh, trồng thông, phòng viết thư pháp, phòng tu học… luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bằng hữu văn nghệ sĩ tứ xứ đến chơi. Với chủ nhân là một nhà tu nghệ sĩ có tài viết thư pháp, làm thơ, viết truyện, dịch kinh, soạn sách sử nằm trong dòng văn hóa Phật giáo hiện đại hóa qua nhiều tác phẩm đã ấn hành -- thong dong bước đi trên con đường riêng của mình:
“vĩnh cửu bước đi
và thiên thu lỗi hẹn đã từ lâu
ai chấp chới bên kia bờ bụi vẩn
ta thõng cuộc ra về
tri kỷ với non sâu!”
233 - Nguyễn Cao Kỳ
NGƯỜI NÉM BOM MIỀN BẮC TRỞ VỀ
Cựu Phó Tổng thống chế độ cũ sinh 1930 tại Sơn Tây. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 1965 là Tư lệnh Không quân chế độ Sài Gòn đề xướng chiến dịch “Bắc tiến” đã dẫn đầu phi đội máy bay phản lực VNCH mở chuyến oanh kích đầu tiên ra miền Bắc nhắm đánh vào Nghệ An – Hà Tĩnh (phi công Phạm Phú Quốc bị bắn hạ trên đường trở về). Sau đó đường công danh lên như diều làm Thủ tướng rồi Phó Tổng thống chế độ cũ.
Được xem là một lãnh đạo trẻ năng nổ, có nhiệt tình, tính tình bộc trực thẳng thắn – biệt danh “Tướng râu kẽm” - có lòng tự trọng dân tộc ngược lại với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thời gian nắm quyền lãnh đạo chính phủ có ý muốn chống tham nhũng, gần gũi với dân nghèo nhưng tất cả cuối cùng đều không đi đến đâu. Cuối sự nghiệp bị xem như làm “bù nhìn” cho TT. Nguyẽn Văn Thiệu.
Đến những ngày cuối cùng tháng 4.1975 còn hô hào ở lại “tử thủ” Sài Gòn nhưng rốt cuộc đành tự lái máy bay đào thoát ra hạm đội Mỹ rồi qua Mỹ sống đời lưu vong.
Trên xứ người hầu như không tham gia vào các hoạt động chống Cộng kể cả những kế hoạch đưa quân về “phục quốc”. Có viết cuốn hồi ký “Chúng ta đã thất bại ở miền Nam như thế nào?”
Năm 2004 bất ngờ được mời trở về VN như một hành động biểu tỏ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc “xếp lại quá khứ nhìn về tương lai” từ 2 phía. Chấp nhận trở thành lãnh đạo cao cấp nhất chế độ cũ trở về cùng vợ (vợ mới ở Mỹ), “khóc lần thứ hai trong đời khi từ trên máy bay nhìn thấy lại Sài Gòn sau 30 năm” (lần đầu khóc là khi ra đi). Khẳng định trở về vì “nhớ quê hương và xem quê hương cần gì để mình có thể đóng góp trong khả năng của mình.”
Từ đó còn thêm vài lần trở về nữa, về thăm tận quê nhà Sơn Tây, ra Hà Nội gặp bạn học cũ trường Bưởi. Đã giới thiệu nhà đầu tư Mỹ bỏ vốn đầu tư vào khu du lịch ở Quảng Ninh…
Tất nhiên đã trở thành một đối tượng gây tranh luận ồn ào cho cộng đồng VN hải ngoại chia làm 2 phe chống và ủng hộ trong đó phe cực đoan kịch liệt đả phá dữ dằn nhất – tới mức chửi bới thậm tệ – là “kẻ phản bội”.
Đáp lại, khẳng định rằng bây giờ ai còn nhắc chuyện quá khứ kiểu như thế nữa thì quả là “chuyện hoang tưởng”!
234 - Nguyễn Đình Nghĩa
ĐỘT QUỴ TRÊN SÂN KHẤU
Nhạc sĩ âm nhạc dân tộc sinh 1940 tại Đà Nẵng – Mất 2005 ở Mỹ (66 tuổi).
Xuất thân tuy học trường Tây nhưng lại đam mê âm nhạc dân tộc, chơi được nhiều loại nhạc cụ âm nhạc dân tộc trong đó xuất sắc nhất là sáo nên trước 75 nổi tiếng về nghệ thuật thổi sáo điêu luyện ở Sài Gòn được tặng cho biệt danh “Cây sáo thần”.
Sau 75 vì thời trước từng có mặt trong “Biệt đoàn Văn nghệ trung ương” chế độ cũ nên không được lên sân khấu nữa. Vẫn không nản lòng quay qua nghiên cứu các khí cụ âm nhạc dân tộc mới như đàn t’rưng, đàn đá… Đến 1984 mới đi Mỹ.
Tại Mỹ tiếp tục đi sâu nghiên cứu vào nhạc cụ dân tộc, cải tiến một số nhạc cụ như sáo, đàn tranh, đàn t’rưng, trống cơm… Ngoài ra cùng với 5 con còn thành lập ban nhạc gia đình chuyên biểu diễn nhạc cụ dân tộc 4 lần đoạt giải thưởng âm nhạc hàng năm của bang Maryland. Về cuối đời còn bắt tay vào sáng tạc loại nhạc thiền ảnh hưởng đạo Phật.
Dù mắc bệnh tiểu đường vẫn không rời xa sự nghiệp âm nhạc dân tộc, tiếp tục cùng ban nhạc gia đình thường xuyên đi biểu diễn mà mỗi lần trước khi ra sân khấu thổi sáo phải chích insulin. Một lần như vậy vào năm 2003 sau khi biểu diễn xong vào phòng nghỉ thì đột quỵ kéo dài hôn mê hơn 2 năm sau qua đời.
235 - Nguyễn Đình Ngọc
NGÀY CHỈ ĂN MỘT BỮA
Giáo sư đại học sinh 1932 tại Hà Tây – Mất 2006 ở TP.HCM (75 tuổi).
Trước 75 là giáo sư toán ĐH Khoa học Sài Gòn trở về từ Pháp với nhiều bằng cấp đáng nể. Rất được sinh viên yêu mến, kính phục cả về tài năng lẫn đạo đức, phương pháp làm việc giản dị, tận tình. Đặc biệt là về phong cách sống giản dị, trong sạch gần gũi với… dân vô sản (đi bộ 6km đến trường, trong cặp da luôn có… 2 ổ bánh mì để ăn trưa ăn tối tại trường!).
Sau 75 đột ngột… biến mất, không biết đi đâu, đã ra nước ngoài hay không.
Mãi đến hơn 20 năm sau mới tái xuất hiện ở miền Nam trên cương vị… Thiếu tướng Công an! Lúc đó mới hay là một tình báo ngầm của Cách mạng – bí danh Ziệp Sơn - nằm vùng trong giới trí thức đại học miền Nam mà chế độ cũ chẳng hề biết gì, một trường hợp như Phạm Công Ẩn được gài vào từ trước 1954. Bởi thế vì lý do mật, ông đã sớm được đưa ra miền Bắc chuyển qua phụ trách mảng khoa học thông tin cho ngành công an, sau đó mở rộng ra tầm cỡ toàn quốc, trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc du nhập ngành công nghệ thông tin vào VN.
Ở chức vị cao song vẫn đi xe đạp, mặc áo bộ đội sờn cũ, ở nhà nhỏ trong hẻm. Về hưu vẫn cặm cụi làm việc tiếp tục suốt ngày với quan niệm bất hủ từ thời còn dạy đại học: Cố gắng mỗi ngày dồn ba bữa ăn thành một để có… thì giờ làm việc! Còn có tiếng là một trong 3 người giỏi nhất Hà Nội về… bói tử vi, có lẽ nhờ phối hợp với thuật toán.
Cuộc đời riêng chịu nhiều hy sinh vì để thực hiện nhiệm vụ đã phải hy sinh nhiều, khi về nước bỏ lại vợ con ở Pháp do không muốn bị liên lụy nếu chẳng may bị lộ. Sau này có lấy vợ mới không con cái, vợ cũ và con trai trở về thăm muốn hàn gắn lại thì đã muộn.
236 - Nguyễn Đình Phương
LÀM THƠ BIẾM… BỊ BẮT!
Nhà giáo sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2006).
Bô đội xuất ngũ về dạy học cấp xã ở thị trấn Nam Đàn.
Có khiếu làm thơ hài nên thường làm thơ châm biếm những thói hư tật xấu, tệ quan liêu bao cấp của cán bộ địa phương được bạn bè, bà con hâm mộ nhờ lời thơ giản dị, ý nhị dễ hiểu dễ nhớ tới mức nhiều bài trở thành loại “đồng dao hiện đại” lưu truyền trong huyện nhà.
Một trong những bài đó là bài “Cột mốc hay là cột ngốc” làm năm 1993 về việc huyện ra lệnh đóng cột mốc để phân chia ranh giới 2 xã ráp gianh Nam Tân và Nam Thượng, một quyết định không được dân đồng tình. Bài thơ rằng:
“ Cột mốc cắm ở đường biên
Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia.
“Cột ngốc” của huyện nhà ta
Chia đôi Tân – Thượng như là khối u.
Cá rán dân biếu mèo mù
Chỉ đạo kiểu ấy đáng tù mọt gông.
Vì sao Tân – Thượng bất đồng?
Cần chi cột mốc nằm không giữa trời.
Đau lòng Tân – Thượng mình ơi
Nhổ ngay “cột ngốc” vạn đời vui chung.”
Bài thơ được lan truyền đưa đến hậu quả tác giả bị… công an bắt giam theo kết quả “giám định” bài thơ từ Sở Văn hóa – Thông tin rằng bài thơ có “nội dung hô hào, kích động người nghe; coi thường, cản trở tổ chức…”. Từ đó bị ghép tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước…” đưa ra tòa xét xử.
May là tòa án huyện thấy chẳng đáng tội (Sở VH-TT sau đó chối bản giám định kể trên là “dựng đứng”!) nên đành trả tự do sau 115 ngày bị giam giữ vô lý. Ngày đó đúng vào… Nhà giáo VN 20.11!
Nhưng chưa hết vận xui, về nhà còn bị địa phương bắt họp kiểm điểm gần 30 lần, mãi đến gần 10 tháng sau mới được cho đi dạy lại. Còn việc đòi bồi thường thì vào thời đó… chưa áp dụng!
237 - Nguyễn Đình Trợ
BỊ UNG THƯ VẪN LÀM “BÁC SĨ MIỄN PHÍ”
Bác sĩ về hưu sinh 1934 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2007).
Quân y sĩ bộ đội chiến đấu trên chiến trường chống Pháp đến chống Mỹ.
Năm 1999 về hưu không mở phòng mạch riêng mà mở “phòng mạch công cộng” tại nhà nơi minh sẵn sàng khám chữa bệnh cho mọi người không hề lấy tiền. Ngoài ra còn đi đây đó vận động quyên góp làm từ thiện giúp đỡ nạn nhân CĐDC, bệnh nhân nghèo, người dân bị thiên tai, lập Hội Cứu trợ xe lăn cho người tàn tật…
Đang hăng say làm việc như thế thì năm 2004 được phát hiện mắc bệnh ung thư ức một căn bệnh tai ác, hai năm sau được mổ lấy ra khối u cộng với tuổi tác càng làm sức khỏe suy yếu.
Nhưng vẫn không từ bỏ nguyện vọng tâm huyết cả đời: “Biết bao con người đã nằm lại nơi chiến trường mà không bao giờ trở lại. Tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm, chỉ tiếc là mình không cứu được hết đồng đội. Tôi luôn tâm niệm một điều là mình phải sống sao cho xứng đáng với các đồng đội đã hy sinh… Tôi chỉ mong những ngày còn lại tôi giúp được phần nào cho những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh không may mắn là hạnh phúc lắm rồi…”
238 - Nguyễn Đình Vân
SỐNG SÓT LẠ KỲ
Thường dân sống ở Hà Nội (2005).
Cựu bộ đội là người sống sót duy nhất liên quan đến tai nạn ô tô chở 30 cựu chiến binh từ Hà Nội vào miền Nam thăm lại chiến trường xưa trên đường đèo đã lao xuống vực năm 2005.
Ông đã đăng ký danh sách đồng đội cũ cùng đi với đoàn nhưng giờ chót quyết định đi máy bay vào sau sẽ gặp các đồng đội ở TP.HCM rồi đi xe trực chỉ xuống tận Cà Mau. Ai ngờ!
239 - Nguyễn Đức
TRẺ TÁCH MỔ SONG SINH LẤY VỢ SINH CON
Công nhân sinh 1981 tại Gia Lai. Sống ở TP.HCM (2010).
Là một trong 2 trẻ song sinh dính liền nhau do hậu quả bị nhiễm CĐDC sau đó được đưa về TP.HCM mổ tách ra trong ca mổ Việt – Đức nổi tiếng năm 1988 tại TP.HCM. Một trong 18 ca mổ phức tạp loại này thành công trên thế giới trong đó có sự giúp đỡ của Nhật Bản về mặt chuyên môn y khoa lẫn vận động tài chính hỗ trợ.
Sau ca mổ người anh em song sinh Nguyễn Việt “hy sinh” một phần cơ thể mình cho Đức và rơi vào tình trạng hôn mê vĩnh viễn sống đời thực vật tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ gần 20 năm, đến 2007 thì qua đời.
Còn lại Đức mất một chân được bệnh viện nuôi dưỡng lớn lên bình thường rồi cho làm việc cho bệnh viện ở cơ sở phụ. Vẫn sống rất lạc quan yêu đời, đến năm 2006 còn lấy vợ nữa trong một đám cưới “quốc tế” có mặt đông đảo bạn bè, mạnh thường quân đến từ nước ngoài. Là trường hợp duy nhất trong số trẻ song sinh dính liền được tách ra trên thế giới đến lúc đó “dám” lập gia đình!
Không chỉ thế, đến năm 2009 nhờ sự hỗ trợ của biện pháp y khoa, vợ còn… sinh con mà lại sinh đôi một trai một gái!
240 - Nguyễn Đức Huynh
NGƯỜI KHÔNG CÓ MẶT
Sinh viên sinh 1989 tại Quảng Trị. Học ở Hà Nội (2009).
“Không có mặt” ở đây hiểu theo nghĩa đen thuần túy tức là không có khuôn mặt bằng xương bằng thịt bình thường sau khi bị một tai nạn do người khác đục đẽo bom phế liệu làm nổ khiến làm biến dạng khuôn mặt em méo mó kỳ dị không thành là khuôn mặt người nữa.
May sao năm 1994 có một nhà làm phim Thụy Điển qua VN phát hiện trường hợp này đã về nước đưa tin làm chấn động dư luận. Từ đó người dân Thụy Điển gây phong trào quyên góp tiền bạc đưa em ra nước ngoài chữa trị, giải phẫu thẩm mỹ nhằm phục hồi lại “khuôn mặt người:” cho em.
Trải qua hành trình kéo dài gần 10 năm qua nhiều cuộc giải phẫu ở nước ngoài (quan trọng nhất ở Mỹ 8 tháng) mới hoàn tất cuộc chiến đấu lấy lại “mặt người” này. Nhà làm phim Thụy Điển kể trên theo sát cuộc hành trình đã thực hiện bộ phim tài liệu “The boy without a face” (Cậu bé không có khuôn mặt”.
Hiện đang theo học cao đẳng ĐH Điện lực Hà Nội với quyết tâm “Dù bị khuyết tật nhưng việc học tập không làm khó em. Em vẫn luôn cố gắng để hoàn thiện mình…”
Để cảm tạ ơn đời trả lại khuôn mặt cho mình, đã mày mò tự lập nên một website hướng về cộng đồng các nạn nhân bom mìn: nannhanbommin.vicongdong.vn.
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Ba
231 - Lê Minh Đảo
CẢI TẠO LÂU NHẤT
Thiếu tướng quân đội chế độ cũ sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2010).
Thuộc lớp sĩ quan cao cấp trẻ có năng lực chế độ cũ đang lên từng tham gia trận chiến “tử thủ” An Lộc (nay thuộc Bình Phước) thành công năm 1972.
Tháng 4.1975 làm tư lệnh sư đoàn được giao nhiệm vụ “tử thủ” Xuân Lộc (Đồng Nai) chận đường tiến quân của bộ đội vào Sài Gòn. Đây được xem là trận đánh lớn cuối cùng “rửa mặt” cho quân lực VNCH gây tổn hao lực lượng cho đối phương (trong 4-5 ngày khoảng 4.000 bộ đội hy sinh) buộc họ phải đổi hướng tấn công qua cứ điểm khác.
Từ đó cũng được lệnh rút quân về an toàn để phòng thủ vòng đai ngoài Sài Gòn, vẫn giữ vững được tinh thần binh lính dưới quyền, không chấp nhận di tản mà vẫn ở lại cùng binh sĩ. Nhưng sau đó Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh “hạ vũ khí” nên cho đơn vị giải tán rồi một mình trốn xuống miền Tây xem tình hình thế nào, có “tử thủ” nữa hay không (theo kế hoạch dự kiến trước kia của quân đội Sài Gòn). Nhưng Quân đoàn 4 ở miền Tây cũng chấp hành lệnh “bàn giao” (thiếu tướng tư lệnh quân đoàn Nguyễn Khoa Nam tự sát bằng súng lục) nên đành quay lên Sài Gòn ra trình diện đi cải tạo.
Không biết có phải vì “thành tích” Xuân Lộc hay không mà rốt cuộc trong trại cải tạo trở thành một trong bốn người “học tập” lâu nhất đến 17 năm (ba người kia cũng mang hàm chuẩn tướng và thiếu tướng, sau đều qua Mỹ, một đã qua đời), mãi đến 1992 mới ra trại. Trở về nhà ở TP.HCM thì gia đình đã tan tác vợ con mỗi người một ngả (có một con trai từng tình nguyện đi lao động nông trường rồi bỏ về… vượt biên).
Năm 1994 qua Mỹ theo diện H.O. Trong niềm vui cuối đời được gặp lại đồng đội cũ vẫn luôn canh cánh bên lòng niềm tưởng nhớ bao chiến hữu đã hy sinh, đi đâu cũng hỏi “Có nơi nào thắp nén hương tưởng niệm vong linh chiến sĩ mình không?”
232 - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Tu sĩ Phật giáo pháp danh Thích Giới Đức, tên thật Nguyễn Duy Kha sinh 1944 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2010).
Sớm chán ghét chiến tranh nên trốn lính sống đời lang thang một thời gian dài ở các tỉnh miền Trung. Năm 1973 vào chùa tu ở Đà Nẵng, sau đó chuyển qua tu chùa Huyền Không nằm dưới chân đèo Hải Vân giáp ranh Đà Nẵng – Huế, một ngôi chùa Nam tông có phong cách rất thoáng, vách gỗ mái lá.
Sau chiến tranh, năm 1976 trở lại quê hương Huế tìm đến vùng núi tái lập chùa Huyền Không theo khuôn mẫu trên. Đến năm 1989 tiếp tục lập thêm chùa Huyền Không Sơn Thượng ở sâu vào trong núi hơn do mình trụ trì.
Từ đây đã ra sức xây dựng thành một ngôi chùa “văn nghệ” nổi tiếng với các khu vườn ươm lan, ươm cây cảnh, trồng thông, phòng viết thư pháp, phòng tu học… luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bằng hữu văn nghệ sĩ tứ xứ đến chơi. Với chủ nhân là một nhà tu nghệ sĩ có tài viết thư pháp, làm thơ, viết truyện, dịch kinh, soạn sách sử nằm trong dòng văn hóa Phật giáo hiện đại hóa qua nhiều tác phẩm đã ấn hành -- thong dong bước đi trên con đường riêng của mình:
“vĩnh cửu bước đi
và thiên thu lỗi hẹn đã từ lâu
ai chấp chới bên kia bờ bụi vẩn
ta thõng cuộc ra về
tri kỷ với non sâu!”
233 - Nguyễn Cao Kỳ
NGƯỜI NÉM BOM MIỀN BẮC TRỞ VỀ
Cựu Phó Tổng thống chế độ cũ sinh 1930 tại Sơn Tây. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 1965 là Tư lệnh Không quân chế độ Sài Gòn đề xướng chiến dịch “Bắc tiến” đã dẫn đầu phi đội máy bay phản lực VNCH mở chuyến oanh kích đầu tiên ra miền Bắc nhắm đánh vào Nghệ An – Hà Tĩnh (phi công Phạm Phú Quốc bị bắn hạ trên đường trở về). Sau đó đường công danh lên như diều làm Thủ tướng rồi Phó Tổng thống chế độ cũ.
Được xem là một lãnh đạo trẻ năng nổ, có nhiệt tình, tính tình bộc trực thẳng thắn – biệt danh “Tướng râu kẽm” - có lòng tự trọng dân tộc ngược lại với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thời gian nắm quyền lãnh đạo chính phủ có ý muốn chống tham nhũng, gần gũi với dân nghèo nhưng tất cả cuối cùng đều không đi đến đâu. Cuối sự nghiệp bị xem như làm “bù nhìn” cho TT. Nguyẽn Văn Thiệu.
Đến những ngày cuối cùng tháng 4.1975 còn hô hào ở lại “tử thủ” Sài Gòn nhưng rốt cuộc đành tự lái máy bay đào thoát ra hạm đội Mỹ rồi qua Mỹ sống đời lưu vong.
Trên xứ người hầu như không tham gia vào các hoạt động chống Cộng kể cả những kế hoạch đưa quân về “phục quốc”. Có viết cuốn hồi ký “Chúng ta đã thất bại ở miền Nam như thế nào?”
Năm 2004 bất ngờ được mời trở về VN như một hành động biểu tỏ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc “xếp lại quá khứ nhìn về tương lai” từ 2 phía. Chấp nhận trở thành lãnh đạo cao cấp nhất chế độ cũ trở về cùng vợ (vợ mới ở Mỹ), “khóc lần thứ hai trong đời khi từ trên máy bay nhìn thấy lại Sài Gòn sau 30 năm” (lần đầu khóc là khi ra đi). Khẳng định trở về vì “nhớ quê hương và xem quê hương cần gì để mình có thể đóng góp trong khả năng của mình.”
Từ đó còn thêm vài lần trở về nữa, về thăm tận quê nhà Sơn Tây, ra Hà Nội gặp bạn học cũ trường Bưởi. Đã giới thiệu nhà đầu tư Mỹ bỏ vốn đầu tư vào khu du lịch ở Quảng Ninh…
Tất nhiên đã trở thành một đối tượng gây tranh luận ồn ào cho cộng đồng VN hải ngoại chia làm 2 phe chống và ủng hộ trong đó phe cực đoan kịch liệt đả phá dữ dằn nhất – tới mức chửi bới thậm tệ – là “kẻ phản bội”.
Đáp lại, khẳng định rằng bây giờ ai còn nhắc chuyện quá khứ kiểu như thế nữa thì quả là “chuyện hoang tưởng”!
234 - Nguyễn Đình Nghĩa
ĐỘT QUỴ TRÊN SÂN KHẤU
Nhạc sĩ âm nhạc dân tộc sinh 1940 tại Đà Nẵng – Mất 2005 ở Mỹ (66 tuổi).
Xuất thân tuy học trường Tây nhưng lại đam mê âm nhạc dân tộc, chơi được nhiều loại nhạc cụ âm nhạc dân tộc trong đó xuất sắc nhất là sáo nên trước 75 nổi tiếng về nghệ thuật thổi sáo điêu luyện ở Sài Gòn được tặng cho biệt danh “Cây sáo thần”.
Sau 75 vì thời trước từng có mặt trong “Biệt đoàn Văn nghệ trung ương” chế độ cũ nên không được lên sân khấu nữa. Vẫn không nản lòng quay qua nghiên cứu các khí cụ âm nhạc dân tộc mới như đàn t’rưng, đàn đá… Đến 1984 mới đi Mỹ.
Tại Mỹ tiếp tục đi sâu nghiên cứu vào nhạc cụ dân tộc, cải tiến một số nhạc cụ như sáo, đàn tranh, đàn t’rưng, trống cơm… Ngoài ra cùng với 5 con còn thành lập ban nhạc gia đình chuyên biểu diễn nhạc cụ dân tộc 4 lần đoạt giải thưởng âm nhạc hàng năm của bang Maryland. Về cuối đời còn bắt tay vào sáng tạc loại nhạc thiền ảnh hưởng đạo Phật.
Dù mắc bệnh tiểu đường vẫn không rời xa sự nghiệp âm nhạc dân tộc, tiếp tục cùng ban nhạc gia đình thường xuyên đi biểu diễn mà mỗi lần trước khi ra sân khấu thổi sáo phải chích insulin. Một lần như vậy vào năm 2003 sau khi biểu diễn xong vào phòng nghỉ thì đột quỵ kéo dài hôn mê hơn 2 năm sau qua đời.
235 - Nguyễn Đình Ngọc
NGÀY CHỈ ĂN MỘT BỮA
Giáo sư đại học sinh 1932 tại Hà Tây – Mất 2006 ở TP.HCM (75 tuổi).
Trước 75 là giáo sư toán ĐH Khoa học Sài Gòn trở về từ Pháp với nhiều bằng cấp đáng nể. Rất được sinh viên yêu mến, kính phục cả về tài năng lẫn đạo đức, phương pháp làm việc giản dị, tận tình. Đặc biệt là về phong cách sống giản dị, trong sạch gần gũi với… dân vô sản (đi bộ 6km đến trường, trong cặp da luôn có… 2 ổ bánh mì để ăn trưa ăn tối tại trường!).
Sau 75 đột ngột… biến mất, không biết đi đâu, đã ra nước ngoài hay không.
Mãi đến hơn 20 năm sau mới tái xuất hiện ở miền Nam trên cương vị… Thiếu tướng Công an! Lúc đó mới hay là một tình báo ngầm của Cách mạng – bí danh Ziệp Sơn - nằm vùng trong giới trí thức đại học miền Nam mà chế độ cũ chẳng hề biết gì, một trường hợp như Phạm Công Ẩn được gài vào từ trước 1954. Bởi thế vì lý do mật, ông đã sớm được đưa ra miền Bắc chuyển qua phụ trách mảng khoa học thông tin cho ngành công an, sau đó mở rộng ra tầm cỡ toàn quốc, trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc du nhập ngành công nghệ thông tin vào VN.
Ở chức vị cao song vẫn đi xe đạp, mặc áo bộ đội sờn cũ, ở nhà nhỏ trong hẻm. Về hưu vẫn cặm cụi làm việc tiếp tục suốt ngày với quan niệm bất hủ từ thời còn dạy đại học: Cố gắng mỗi ngày dồn ba bữa ăn thành một để có… thì giờ làm việc! Còn có tiếng là một trong 3 người giỏi nhất Hà Nội về… bói tử vi, có lẽ nhờ phối hợp với thuật toán.
Cuộc đời riêng chịu nhiều hy sinh vì để thực hiện nhiệm vụ đã phải hy sinh nhiều, khi về nước bỏ lại vợ con ở Pháp do không muốn bị liên lụy nếu chẳng may bị lộ. Sau này có lấy vợ mới không con cái, vợ cũ và con trai trở về thăm muốn hàn gắn lại thì đã muộn.
236 - Nguyễn Đình Phương
LÀM THƠ BIẾM… BỊ BẮT!
Nhà giáo sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2006).
Bô đội xuất ngũ về dạy học cấp xã ở thị trấn Nam Đàn.
Có khiếu làm thơ hài nên thường làm thơ châm biếm những thói hư tật xấu, tệ quan liêu bao cấp của cán bộ địa phương được bạn bè, bà con hâm mộ nhờ lời thơ giản dị, ý nhị dễ hiểu dễ nhớ tới mức nhiều bài trở thành loại “đồng dao hiện đại” lưu truyền trong huyện nhà.
Một trong những bài đó là bài “Cột mốc hay là cột ngốc” làm năm 1993 về việc huyện ra lệnh đóng cột mốc để phân chia ranh giới 2 xã ráp gianh Nam Tân và Nam Thượng, một quyết định không được dân đồng tình. Bài thơ rằng:
“ Cột mốc cắm ở đường biên
Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia.
“Cột ngốc” của huyện nhà ta
Chia đôi Tân – Thượng như là khối u.
Cá rán dân biếu mèo mù
Chỉ đạo kiểu ấy đáng tù mọt gông.
Vì sao Tân – Thượng bất đồng?
Cần chi cột mốc nằm không giữa trời.
Đau lòng Tân – Thượng mình ơi
Nhổ ngay “cột ngốc” vạn đời vui chung.”
Bài thơ được lan truyền đưa đến hậu quả tác giả bị… công an bắt giam theo kết quả “giám định” bài thơ từ Sở Văn hóa – Thông tin rằng bài thơ có “nội dung hô hào, kích động người nghe; coi thường, cản trở tổ chức…”. Từ đó bị ghép tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước…” đưa ra tòa xét xử.
May là tòa án huyện thấy chẳng đáng tội (Sở VH-TT sau đó chối bản giám định kể trên là “dựng đứng”!) nên đành trả tự do sau 115 ngày bị giam giữ vô lý. Ngày đó đúng vào… Nhà giáo VN 20.11!
Nhưng chưa hết vận xui, về nhà còn bị địa phương bắt họp kiểm điểm gần 30 lần, mãi đến gần 10 tháng sau mới được cho đi dạy lại. Còn việc đòi bồi thường thì vào thời đó… chưa áp dụng!
237 - Nguyễn Đình Trợ
BỊ UNG THƯ VẪN LÀM “BÁC SĨ MIỄN PHÍ”
Bác sĩ về hưu sinh 1934 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2007).
Quân y sĩ bộ đội chiến đấu trên chiến trường chống Pháp đến chống Mỹ.
Năm 1999 về hưu không mở phòng mạch riêng mà mở “phòng mạch công cộng” tại nhà nơi minh sẵn sàng khám chữa bệnh cho mọi người không hề lấy tiền. Ngoài ra còn đi đây đó vận động quyên góp làm từ thiện giúp đỡ nạn nhân CĐDC, bệnh nhân nghèo, người dân bị thiên tai, lập Hội Cứu trợ xe lăn cho người tàn tật…
Đang hăng say làm việc như thế thì năm 2004 được phát hiện mắc bệnh ung thư ức một căn bệnh tai ác, hai năm sau được mổ lấy ra khối u cộng với tuổi tác càng làm sức khỏe suy yếu.
Nhưng vẫn không từ bỏ nguyện vọng tâm huyết cả đời: “Biết bao con người đã nằm lại nơi chiến trường mà không bao giờ trở lại. Tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm, chỉ tiếc là mình không cứu được hết đồng đội. Tôi luôn tâm niệm một điều là mình phải sống sao cho xứng đáng với các đồng đội đã hy sinh… Tôi chỉ mong những ngày còn lại tôi giúp được phần nào cho những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh không may mắn là hạnh phúc lắm rồi…”
238 - Nguyễn Đình Vân
SỐNG SÓT LẠ KỲ
Thường dân sống ở Hà Nội (2005).
Cựu bộ đội là người sống sót duy nhất liên quan đến tai nạn ô tô chở 30 cựu chiến binh từ Hà Nội vào miền Nam thăm lại chiến trường xưa trên đường đèo đã lao xuống vực năm 2005.
Ông đã đăng ký danh sách đồng đội cũ cùng đi với đoàn nhưng giờ chót quyết định đi máy bay vào sau sẽ gặp các đồng đội ở TP.HCM rồi đi xe trực chỉ xuống tận Cà Mau. Ai ngờ!
239 - Nguyễn Đức
TRẺ TÁCH MỔ SONG SINH LẤY VỢ SINH CON
Công nhân sinh 1981 tại Gia Lai. Sống ở TP.HCM (2010).
Là một trong 2 trẻ song sinh dính liền nhau do hậu quả bị nhiễm CĐDC sau đó được đưa về TP.HCM mổ tách ra trong ca mổ Việt – Đức nổi tiếng năm 1988 tại TP.HCM. Một trong 18 ca mổ phức tạp loại này thành công trên thế giới trong đó có sự giúp đỡ của Nhật Bản về mặt chuyên môn y khoa lẫn vận động tài chính hỗ trợ.
Sau ca mổ người anh em song sinh Nguyễn Việt “hy sinh” một phần cơ thể mình cho Đức và rơi vào tình trạng hôn mê vĩnh viễn sống đời thực vật tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ gần 20 năm, đến 2007 thì qua đời.
Còn lại Đức mất một chân được bệnh viện nuôi dưỡng lớn lên bình thường rồi cho làm việc cho bệnh viện ở cơ sở phụ. Vẫn sống rất lạc quan yêu đời, đến năm 2006 còn lấy vợ nữa trong một đám cưới “quốc tế” có mặt đông đảo bạn bè, mạnh thường quân đến từ nước ngoài. Là trường hợp duy nhất trong số trẻ song sinh dính liền được tách ra trên thế giới đến lúc đó “dám” lập gia đình!
Không chỉ thế, đến năm 2009 nhờ sự hỗ trợ của biện pháp y khoa, vợ còn… sinh con mà lại sinh đôi một trai một gái!
240 - Nguyễn Đức Huynh
NGƯỜI KHÔNG CÓ MẶT
Sinh viên sinh 1989 tại Quảng Trị. Học ở Hà Nội (2009).
“Không có mặt” ở đây hiểu theo nghĩa đen thuần túy tức là không có khuôn mặt bằng xương bằng thịt bình thường sau khi bị một tai nạn do người khác đục đẽo bom phế liệu làm nổ khiến làm biến dạng khuôn mặt em méo mó kỳ dị không thành là khuôn mặt người nữa.
May sao năm 1994 có một nhà làm phim Thụy Điển qua VN phát hiện trường hợp này đã về nước đưa tin làm chấn động dư luận. Từ đó người dân Thụy Điển gây phong trào quyên góp tiền bạc đưa em ra nước ngoài chữa trị, giải phẫu thẩm mỹ nhằm phục hồi lại “khuôn mặt người:” cho em.
Trải qua hành trình kéo dài gần 10 năm qua nhiều cuộc giải phẫu ở nước ngoài (quan trọng nhất ở Mỹ 8 tháng) mới hoàn tất cuộc chiến đấu lấy lại “mặt người” này. Nhà làm phim Thụy Điển kể trên theo sát cuộc hành trình đã thực hiện bộ phim tài liệu “The boy without a face” (Cậu bé không có khuôn mặt”.
Hiện đang theo học cao đẳng ĐH Điện lực Hà Nội với quyết tâm “Dù bị khuyết tật nhưng việc học tập không làm khó em. Em vẫn luôn cố gắng để hoàn thiện mình…”
Để cảm tạ ơn đời trả lại khuôn mặt cho mình, đã mày mò tự lập nên một website hướng về cộng đồng các nạn nhân bom mìn: nannhanbommin.vicongdong.vn.
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN (KỲ 22)
Người đăng:: Phong - Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Hai
221 - Đặng Tuyết Mai
CỰU “ĐỆ NHỊ PHU NHÂN” BÁN “PHỞ TA”
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1943 tại Hà Nội. Sống ở TP.HCM (2010).
Di cư 54 vào Sài Gòn, lớn lên làm tiếp viên Hàng không VN chế độc cũ rồi gặp và kết hôn năm 1965 với tướng Nguyễn Cao Kỳ nguyên Tư lệnh Không quân VN Cộng hòa trước khi nhận chức tương đương Thủ tướng rồi Phó Tổng thống cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nổi tiếng là “Đệ nhị Phu nhân” trẻ đẹp, năng động, quan hệ rộng thường có mặt bên cạnh chồng cả trong những chuyến công cán quân sự, cả 2 được ví là một cặp “trai tài gái sắc” thời chiến.
Sau khi di tản qua Mỹ từ trước ngày 30.4.75, sống thầm lặng cho đến năm 1990 thì hai vợ chồng chấp nhận ly dị. Chồng cũ lấy vợ mới, còn mình bắt đầu tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng và theo gợi ý của con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên một MC có tiếng cũng đã thử làm MC và… ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn.
Cũng đã về lại VN 4 lần, đầu tiên về Hà Nội lo xây mộ cha và ông bà. Năm 2008 lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu phòng trà ở TP.HCM hát lại những ca khúc trữ tình miền Nam một thời trước 75.
Qua năm 2009 quyết định về TP.HCM ở lâu dài để mở quán phở mang tên “Phở ta” trong đó có món “Phở Mai” do mình tổng hợp sáng chế ra. Tất cả nhờ có nghề nấu phở nói riêng và món ăn “Bắc kỳ” nói chung mà mẹ dạy cho từ nhỏ, sau này qua Mỹ mới có dịp trổ tài nội trợ.
Đó là điều tự hào nhất bây giờ: “Tôi là một phụ nữ VN mọi lúc mọi nơi.”
222 - Đinh Viết Tứ
“VIỆT CỘNG NẰM VÙNG” Ở MỸ
Luật sư Việt kiều sinh tại miền Bắc. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 75 tốt nghiệp ngành luật và báo chí, làm luật sư tham gia hoạt động chính trị ở miền Nam trong phong trào sinh viên, sau đó có lúc từng làm đặc phái viên cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau 75 để vợ con di tản qua Mỹ còn mình vẫn ở lại Sài Gòn vì còn mẹ già phải chăm sóc. Từ đó chấp nhận hòa mình vào chế độ mới, lên sống và lao động tại nông trường Thái Mỹ ở Củ Chi dành để “cải tạo” giới trí thức thành phố. Đến năm 1992 khi mẹ mất mới chịu qua Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Trên đất Mỹ tiếp tục hành nghề luật sư nhưng song song đó còn tham vọng làm báo nói với việc thành lập một đài phát thanh năm 1996 mang tên “Tiếng vọng quê hương” đặt trụ sở tại khu Little Saigon có quan điểm chính trị độc lập nhắm mục đich phản ảnh “thực tế thế nào thì nói thế, người làm báo không được phản ánh sai” về tình hình trong nước ngược lại với phần lớn hệ thống truyền thông báo đài hải ngoại ở Mỹ đều mang ý hướng chống Cộng cực đoan bằng cách “bóp méo sự thật”.
Đó quả là một việc làm được dân Việt kiều Mỹ xem là “điên rồ” – nhất là lại phát xuất từ khu Sài Gòn Nhỏ trung tâm của cộng đồng người Việt ở Mỹ - bởi đi ngược lại với chủ truơng của các thế lực chống Cộng từ lâu đã độc chiếm thị trường Mỹ nên gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các phe nhóm này. Họ tổ chức biểu tình đả đảo “đài phát thanh Việt Cộng” của một “Việt cộng nằm vùng”, yêu cầu nghị viện bang California điều tra xem đài có nhận tiền của chế độ Cộng sản hay không, hăm dọa “thanh toán” cả gia đình chủ đài…
Trong tình hình căng thẳng như vậy, được một thời gian “Tiếng vọng quê hương” buộc phải tìm cách chuyển đổi thành chương trình mới khác “Việt Nam quê hương” rồi “Tiếng quê hương” dưới dạng đài phát thanh trên Internet… Song song đó còn hình thức làm tuần tin qua đĩa DVD mang tên “Đời sống Việt” (V-life)...
Ngoài ra còn bắt tay vào viết cuốn “Việt Nam, cuộc chiến mà tôi biết” và làm thơ. Cuối năm 2009 đã trở về nước in tập thơ dày cộm “Những bài thơ trên web” dày 819 trang – đóng bìa cứng giống như một cuốn… từ điển! - gồm đến 761 bài thơ 8 chữ với nội dung tâm sự hầu hết liên quan đến những vấn đề thời sự chính trị gần đây mà mình là một người trong cuộc…
223 - Lê Thị Diễm Thúy
ÁM ẢNH VƯỢT BIÊN TRÊN BIỂN
Nhà văn, nhà viết kịch, diễn viên Việt kiều sinh 1972 tại Phan Thiết. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 1978 mới 6 tuổi cùng cha và các anh chị vượt biên theo đường biển đến Malaysia trước khi qua Mỹ. Trong chuyến đi đó đầu tiên bị lạc mẹ và một người chị (2 năm sau mới lại vượt biên chuyến nữa mới đến Mỹ), đến khi qua trại tỵ nạn Malaysia thì một người chị khác ra tắm biển cũng… chết luôn!
Lớn lên tốt nghiệp đại học chuyển qua viết văn, làm thơ, soạn kịch kiêm diễn viên kịch nghiêng về trường phái nghệ thuật trình diễn sắp đặt hiện đại. Đã có một tiểu thuyết và 2 vở kịch cùng nhiều bài thơ – đều bằng tiếng Anh - xuất bản, ra mắt ở Mỹ và một số nước Châu Aâu đạt tiếng vang, giải thưởng quốc tế.
Dù bằng hình thức thể hiện nào, đề tài trung tâm nổi cộm vẫn xoay quanh mối ám ảnh một tuổi thơ bi thảm, đặc biệt về chuyến theo tàu vượt biên “khủng khiếp” lênh đênh trôi giạt vô định trên biển nhiều ngày đêm đói khát chưa biết bến bờ về đâu, cái chết của người chị và nỗi nhớ quay quắt về ngừoi mẹ bị rớt lại VN…
Từ đó xuất hiện nhân vật hư cấu từ hình ảnh người cha lưu vong có “sức chịu đựng khủng khiếp, chịu đựng, chôn chặt, im lặng” biến thành nhân vật “hoàn toàn sống trong quá khứ, uống rượu, ngồi sám hối trong bóng đêm” trong cuốn tiểu thuyết đầu tay “Tên du đãng mà tất cả chúng ta tìm kiếm” (The Gangster We Are All Looking For, in 2001, tái bản 10 lần ở Mỹ). Là nhân vật người mẹ không hề bước chân ra khỏi hoài niệm ở vở kịch “Mùa hè đỏ lửa” (Red Fiery Summer). Là hình tượng tấm vải trắng thay cho dòng sông, chiếc thuyền, người đàn bà ôm xác con trong vở kịch “Những xác người giữa chúng ta” (The Bodies Between Us).
Có thể nói là một nền “văn chương vượt biên” đích thực, nghiêm túc: “Tôi đã chịu một cú sốc lớn từ tuổi thơ khiến tôi không còn là một đứa trẻ nữa… Tôi còn viết thêm 2 cuốn tiểu thuyết cũng về đề tài này vì dường như tôi không thể viết khác được… Truyện của tôi buồn quá vì trong đó có hơi thở của người viết… Tôi giữ mãi những chuyện buồn của mình trong lòng nhưng đến một lúc nào đó mình không đủ sức giữ nữa đành thả ra bằng tác phẩm…” Được biết cuốn thứ hai đang viết có nhân vật chính là một cậu bé sống sót từ vụ thảm sát Mỹ Lai sau này qua sống ở Mỹ.
Nhưng cũng từ đó còn mở ra một hướng đề cập, nhắc nhớ ray rứt về đề tài “Hậu chiến trong thời hiện đại” mà tác giả gọi là thời kỳ “Hậu thực dân”: “Thực tế thì hậu quả chiến tranh kéo dài mãi, nó hiện diện trên cỏ cây, trong mỗi con người. Tại sao hiện nay người VN lưu lạc ở Mỹ ở Úc, tại sao họ phải xa rời quê hương để sống những nơi xa lạ? Đó là hậu quả của chiến tranh...” Cho nên viết ở đây trước hết để ghi dấu lịch sử của cả một cộng đồng Việt hải ngoại:
“Ta đã sống
bên lề những đại dương
trong sự chờ mong
căng buồm vào bình minh…
Chị kể em những điều này
để đắp đầy những trống rỗng
của lịch sử ta ở đây…”
Và cũng để gửi đến người Mỹ: “Tôi muốn sách của mình góp ý kiến phản đối chiến tranh… Tôi viết để người Mỹ đọc và họ hiểu tại sao có người VN ở đất nước của họ. Tôi viết để họ hiểu rõ về VN hơn…”
Sau khi bà mẹ qua đời với di nguyện đuợc chôn cất ở quê nhà Phan Thiết, cô con gái đã quay về VN 3 lần. Lần mới nhất vào năm 2010 với chương trình giới thiệu các tác phẩm của mình trong đó tự cô đã học được điệu hát ru tiếng Việt để độc diễn trên sân khấu trong vở kịch của mình: “Trong sâu xa tôi biết mình là người Việt…. Tôi sống trong tiếng Mỹ chứ không sống trong nước Mỹ”.
Cuốn tiểu thuyết “Tên du đãng mà tất cả chúng ta tìm kiếm” mang đậm dấu ấn về một đứa bé thuyền nhân vô tội nạn nhân thời Hậu chiến đang được dịch ra tiếng Việt chuẩn bị in ở VN.
224 - Nguyễn Chí Trung
“NHÀ VĂN CỦA NHÂN DÂN”
. Nhà văn quân đội tên thật Thái Nguyên Chung sinh 1934 tại Đà Nẵng). Sống ở Hà Nội (2010).
Một con người “văn võ toàn tài” tham gia chống Pháp từ cuối thập niên 40, sau đó tiếp tục vào miền Trung gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Quảng Ngãi. Được người dân vùng này tặng biệt danh Ông Trung lụt” vì từng có công cứu cả làng thoát chết nạn lụt năm 1964.
Sau 75 được chuyển qua làm quản lý trong ngành văn nghệ quân đội được nhiều người khâm phục. Từng có lúc làm Trợ lý Tổng Bí thư.
Về hưu vẫn tiếp tục sự nghiệp gắn bó với quần chúng: Là thiếu tướng chỉ mang áo lính bạc phếch bôn ba đi đây đó theo dõi giúp đỡ bà con nghèo vùng căn cứ Quảng Ngãi trước kia, chạy xin chế độ cho thương bệnh binh bị quên lãng. Và bắt đầu sáng tác nhiều hơn (đã in một số tập truyện trước đó) vẫn về mảng đề tài kháng chiến chống Mỹ ở miền Trung với cuốn tiểu thuyết đầu tay “Tiếng khóc của nàng Út” đoạt giải Hội Nhà văn VN 2008…
Một mẫu người cộng sản chân chính tuy có phần cực đoan – thậm chí rất cực đoan – theo “kiểu cũ” có thể bị xem là bảo thủ nhưng hoàn toàn lý tưởng, trong sáng vô vị lợi. Đồng thời luôn cầu thị, khiêm tốn, đã 79 tuổi vẫn rất chịu khó tham dự khoá học ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Suốt đời không màng địa vị, danh vọng mà chỉ một lòng một dạ hướng tới lợi ích của quần chúng.
Chính người dân đã đánh giá là “nhà văn của nhân dân” chứ không phải kiểu “nhà văn nhân dân”. Với tuyên ngôn của một thời không hẳn là không còn ý nghĩa ở thời nay hay bất cứ thời nào: “Lý tưởng cộng với nhân cách sẽ quyết định sự thành công cho tác phẩm của người viết văn. Điều quan trọng là người viết văn sống như thế nào trong thời đại của anh ta, anh ta có miệt mài không và miệt mài như thế nào trong cuộc độc hành mà số phận đã run rủi cho mình. Nhà văn thực sự là nhà văn sống hồn nhiên với cây cỏ. Anh ta biết được và biết đi cùng với bước đi của dân tộc…”
225 - Nguyễn Chuông
NGƯỜI KÝ GIẤY BÁO TỬ
Tướng bộ đội sinh 1926 tại Phú Thọ – Mất 2006 ở Hà Nội (81 tuổi).
Cấp bực thiếu tướng, trong chiến tranh chống Mỹ từng có mặt trong cánh quân tiến về đánh chiếm Sài Gòn ngày 30.4.
Đặc biệt có tiếng là một ông tướng thương lính, thẳng thắn, kiên nghị đã từ lính đi lên cấp tướng, trước khi về hưu có lúc làm mất lòng cấp trên nên bị điều về chỉ huy đơn vị huấn luyện… tân binh nữ! Tuy học vấn ít nhưng sau này thường làm thơ viết văn đã xuất bản 4 tác phẩm kể về đời chinh chiến bộ đội của mình như “Đường tới chân trời”, “Tim tôi thắp lửa”… được giới văn nghệ sĩ quân đội kính trọng.
Đây chính là một trong những người từng có nhiệm vụ ký giấy báo tử gửi về miền Bắc thông báo cho gia đình của bộ đội đã hy sinh ở miền Nam. Vì thế sau khi biết ông về hưu ở Hà Nội, thân nhân liệt sĩ khắp nơi ở miền Bắc đã đổ xô đến tìm ông nhờ hỏi thăm thông tin chi tiết về con em mình là liệt sĩ mà giấy báo tin do ông ký để tìm cách đi tìm mộ hoặc thăm mộ tại miền Nam.
Từ đó đã tự nguyện nhận thêm nhiệm vụ mới là truy tìm các thông tin cần biết ấy qua sự quen biết trong quân đội, qua các đơn vị cũ, đồng đội hoặc binh sĩ dưới quyền trước đây rồi báo lại cho thân nhân liệt sĩ. Đáp lại nhiều gia đình liệt sĩ đã nhận ông làm bố nuôi.
Cũng từ đó cho lập ngay trong nhà mình ở ngay khu cư xá quân đội tại Hà Nội một gian thờ liệt sĩ và vong linh đồng đội thời chiến tranh chống Mỹ do mình trực tiếp lo việc hương khói hàng ngày.
Trứoc khi mất có di nguyện được đưa về chôn ở quê nhà thay vì vào nghĩa trang lớn trọng vọng. Và mang cả bàn thờ trên về đặt trong ngôi nhà cũ của tổ tiên để lại gần mộ mình, bàn thờ trên đó đã cho làm tượng một con đại bàng tỏa rộng đôi cánh che chở, phía dưới là cuốn sổ ghi tên những bộ đội liệt sĩ mất tích người ta nhờ mình truy tìm tông tích mà chưa tìm được: “Con đại bàng sẽ chở linh hồn họ luôn về cùng ở bên tôi.”
226 - Nguyễn Công Luận
EM BÉ VIẾT BẰNG CHÂN
Học sinh khuyết tật sinh 1987 tại Sông Bé (Bình Phước). Sống ở Bình Phước (2007).
Mẹ mang thai đi làm rẫy hít phải hơi độc từ một thùng thuốc độc chiến tranh để lại bị dân làm rừng không biết đốt cháy làm bay hơi ra. Từ đó sinh ra con không có 2 cánh tay, cả 2 đều cụt tới khuỷu.
Mẹ phải mang con vào sống trong rừng để nuôi tránh lời đàm tiếu của người chung quanh. Nhiều lần buồn tủi định tự tử cả 2 mẹ con nhưng cuối cùng thương con vẫn gắng gượng sống qua ngày.
Lớn lên bé theo mẹ đi phụ giúp chăn trâu. Và đặc biệt mê viết, vẽ rất đẹp bằng… 2 bàn chân! Nhờ đó được chấp nhận cho vào học mẫu giáo rồi cấp 1 với thành tích 5 năm đều đạt học sinh giỏi.
Ngoài năng khiếu vẽ, còn ham thích mày mò sửa chữa những vật dụng máy móc nhỏ (đèn bàn, quạt máy, xe đạp…) đồng thời vừa giúp gia đình chăn trâu, làm cỏ vườn… Tất cả đều bằng 2 bàn chân.
Lên lớp 8 mới bắt đầu tập viết bằng 2 khuỷu tay với mơ ước “Sau này em sẽ đứng trên bục giảng…”
227 - Nguyễn Duy
VĂN NGHỆ ĐỔI MỚI SỚM NHẤT
Nhà thơ tên thật Nguyễn Duy Nhuệ sinh 1948 tại Thanh Hóa. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 1966 vào bộ đội thông tin chiến đấu ở đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, sau đó còn tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Khi còn trong quân ngũ đã đoạt giải thơ báo Văn Nghệ nên sau 1975 giải ngũ chuyển qua làm nhà thơ chuyên nghiệp kiêm cả chức quản lý văn nghệ ở bộ phận phía Nam đặt tại TPHCM của báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn VN.
Tuy là “người của biên chế” của Nhà nước nhưng là một người tinh tế, khôn ngoan mà rất sáng suốt, giỏi tự xoay xở trong những tình thế nan giải vẫn giữ được tính độc lập tư duy và bản sắc nghệ sĩ độc đáo riêng. Nhờ đó đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực văn hóa, văn học thời Hậu chiến nhiều giằng xé băn khoăn.
Từ đó là một trong số ít nghệ sĩ nhìn thấy trước đòi hỏi đổi mới và trong khả năng, vị thế của mình đã cố gắng khơi gợi nó bằng 3 bài thơ trường thiên để lại dấu ấn sâu sắc ngồm bài “Đánh thức tiềm lực” viết trong ba năm 1980 - 82 (1986 mới in rộng rãi), bài “Đất nước nhìn từ xa” năm 1988, bài “Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ” năm 1992:
“ Hãy thức dậy đất đai
Cho áo em tôi không còn vá vai
Cho phần gạo mỗi nhà không còn
Thay bằng ngô, khoai, sắn
Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm
Rồi đi xa hơn – đẹp và giầu
Và sung sướng hơn…”
(Đánh thức tiềm lực)
Một nhà thơ dũng cảm (trong hoàn cảnh đời sống khó khăn có lúc phải kiếm sống thêm bằng nghề… bán thịt cầy ngoài giờ!) song cũng mang đầy… vận xui cho người khác. Bởi những bài thơ trên từng bị đánh giá “nguy hiểm” chẳng những cho cả bản thân tác giả – như ông tự bạch – mà còn gây “sự cố” lao đao thời trước Đổi mới và mới Đổi mới cho 2 tờ tạp chí Sông Hương (Huế) và Cửa Việt (Quảng Trị) bị cấp trên “đánh”!
Ngoài ra, còn là một nhà thơ tình đậm đà chất chân quê còn tìm cách làm mới việc phổ biến, quảng bá thơ VN ra thế giới – đặc biệt thơ lục bát - trong thời đại truyền thông đa phương tiện hiện đại.
Nhưng sau ba bài thơ đỉnh cao với độ vang gây tác động xã hội, năm 1997 tuyên bố gác bút làm thơ có lẽ để dành thời gian làm những việc khác không kém phần giá trị. Như lấn sang lĩnh vực dịch và in thơ cổ trên giấy dó, cả lĩnh vực lịch sử khi mở đường khơi gợi cho công trình đi tìm dấu tích 3 vị vua yêu nước triều Nguyễn (Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân) bị quân Pháp đày biệt xứ đưa lên truyền hình:
“Bao triều vua phế đi rồi
Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ…”
Và cũng may thỉnh thoảng vẫn thấy… làm thơ lại…
228 - Nguyễn Công Tam
LÍNH CHẾ ĐỘ CŨ GIÚP TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ
Thường dân sinh 1937 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2009).
Năm 1965 là lính trong một đơn vị quân đội chế độ cũ nên tình cờ tận mắt chứng kiến 53 bộ đội và du kích bị thiệt mạng trong trận đánh đồn Ba Lòng ở Quảng Trị được giao cho toán lao công đào binh – gồm những người trốn lính - đưa đi chôn tập thể.
Sau 75 chính quyền mới không truy tìm được dấu vết nấm mồ tập thể kể trên do thiếu thông tin. Mình biết và còn nhớ rõ ở đâu nhưng vì “sợ” nên không dám trình báo “bí mật” này khiến lòng vẫn không yên, vẫn thấy ray rứt. Cuối cùng nhờ người vợ và con trai đầu – một phó chủ tịch xã! - động viên, đã can đảm viết một lá thư kể lại đầu đuôi sự việc mà mình là nhân chứng sống trong đó có đoạn “Từ đó đến nay tôi luôn hoang mang, day dứt. Tôi sẵn sàng góp sức đi tìm các anh về để tâm được thanh thản…”
Sau đó đã cung cấp thông tin chi tiết lẫn sơ đồ ngôi mộ tập thể này và hơn 10 lần cùng đơn vị tìm kiếm hài cốt lên đường truy tìm.
Bên cạnh đó còn kêu gọi những người đồng cảnh ngộ xưa kia với mình hãy vào cuộc: “Tôi mong rằng cũng như tôi, họ hãy làm điều gì đó ý nghĩa để khi nhắm mắt xuôi tay khỏi ân hận.”
Đã có người làm theo ông trong đó có người chỉ huy nhóm lao công đào binh ngày trước. Nhờ đó một đợt tìm kiếm qui mô hài cốt liệt sĩ Ba Lòng đã được tiến hành từ giữa tháng 7.2009.
229 - Nguyễn Đăng San
VỢ HƯ THAI 7 LẦN
Doanh nhân sinh 1952 tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2007).
Đi bộ đội năm 1970 vào Nam chiến đấu trên chiến trường Nam Lào rồi Kon Tum. Sau 30.5.1975 xuất ngũ thương binh 3/4 với 8 mảnh đạn còn ghim trong người, được chuyển về làm ở xí nghiệp than tại Quảng Ninh.
Năm 1976 cưới vợ nhưng qua 7 lần vợ mang thai đều không sinh con được, tất cả vì di chứng CĐDC từ người chồng mang thương tật 45%.
Mãi đến năm 1983 mới sinh được con gái duy nhất tuy cơ thể ốm yếu thường xuyên bị bệnh còi cọc song vẫn lướt qua được có vẻ như được bóng ma CĐDC buông tha. Nhờ học giỏi cháu đã phấn đấu tốt nghiệp đại học rồi được học bổng du học Nhật Bản.
Thế nhưng qua Nhật rồi thì lúc ấy mầm mống CĐDC mới lộ mặt phát tác làm con gái mắc bệnh u nang buồng trứng phải giải phẫu. Tuy sống sót nhưng như thế xem như cháu không thể có con được và vậy là dòng dõi bố mẹ trở thành… tuyệt tự!
Dù vậy người cha vẫn chấp nhận chịu đựng nỗi đau tận cùng để cắn răng cố học thêm đại học tốt nghiệp rồi từ năm 2005 ra mở công ty xây dựng riêng tạo công ăn việc làm cho đồng đội thương binh, cựu chiến binh ngày xưa và gia đình họ. Với niềm vui an ủi còn lại là rảnh rang ngồi làm những bài thơ mộc mạc nhớ về một thời áo lính đùm bọc nhau không quên:
“… Giữa mênh mông khói lửa mịt mù
Vẫn cố gọi mong thấy nhau đủ mặt.
Túi lương khô chia nhau dè dặt
Điếu thuốc lào mỗi đứa kéo nửa hơi…”
230 - Nguyễn Đình Chiến
VỤ ÁN XUYÊN THẾ KỶ
Doanh nhân sinh 1951 ở Bắc Giang. Sống ở Hà Nội (2010).
Năm 18 tuổi vào bộ đội đánh Mỹ, sau 75 đi học lại và tốt nghiệp ĐH Thủy lợi đi làm công chức ở Hà Bắc.
Đến năm 1981 thấy chán liền xin nghỉ bỏ biên chế Nhà nước – một hành động khá dũng cảm vào thời bao cấp này – để ra mở công ty làm được một kỳ tích lấn biển mở đất cho dân tại Quảng Ninh được ca ngợi lúc mới 31 tuổi.
Từ đó tìm đến Cần Thơ làm ăn nào ngờ năm 1996 bị bắt giữ ghép tội kinh doanh bất hợp pháp đề nghị xử tù 20 năm. Tuy nhiên đã kháng cáo liên tục khiến trở thành là một “kỳ án” với những con số kỷ lục ly kỳ: 5 bản kết luận điều tra, 2 lần thay đổi tội danh, 4 bản cáo trạng – tất cả đều khác nhau, 2 bản kháng nghị phúc thẩm, 2 lần tòa trả hồ sơ điều tra lại...
Sau vô số phiên tranh tụng, kêu oan kéo dài lằng nhằng gần 10 năm trải qua 5 lần xét xử đều cho kết luận khác nhau đến năm 2006 tòa mới chính thức phán quyết… vô tội! Được Viện Kiểm sát Nhân dân Cần Thơ tổ chức xin lỗi công khai đàng hoàng. Từ đó đâm đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại lên đến 568 tỉ đồng dựa trên những con số thiệt hại đều lấy từ bản… cáo trạng tố tụng mình trước đó!
Trắng án nhưng chưa được giải quyết bồi thường vẫn trở lại tiếp tục hoạt động kinh doanh ở Hà Nội khá nổi đình nổi đám được giới thiệu trên truyền hình VTV1 trong chương trình “Người đương thời” nổi tiếng như là một doanh nhân thành đạt sau nhiều gian nan vuợt qua “số phận nghiệt ngã”. Nhưng liền ngay sau đó chỉ vài tuần lại bị… bắt giam chờ ra toà về tội dùng giấy tờ giả lừa đảo nhiều người với số tiền hàng chục tỉ đồng!
Vụ án chưa xét xử nên không biết đâu là sự thật cả về vụ án này lẫn vụ án xuyên thế kỷ trước đó.
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Hai
221 - Đặng Tuyết Mai
CỰU “ĐỆ NHỊ PHU NHÂN” BÁN “PHỞ TA”
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1943 tại Hà Nội. Sống ở TP.HCM (2010).
Di cư 54 vào Sài Gòn, lớn lên làm tiếp viên Hàng không VN chế độc cũ rồi gặp và kết hôn năm 1965 với tướng Nguyễn Cao Kỳ nguyên Tư lệnh Không quân VN Cộng hòa trước khi nhận chức tương đương Thủ tướng rồi Phó Tổng thống cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nổi tiếng là “Đệ nhị Phu nhân” trẻ đẹp, năng động, quan hệ rộng thường có mặt bên cạnh chồng cả trong những chuyến công cán quân sự, cả 2 được ví là một cặp “trai tài gái sắc” thời chiến.
Sau khi di tản qua Mỹ từ trước ngày 30.4.75, sống thầm lặng cho đến năm 1990 thì hai vợ chồng chấp nhận ly dị. Chồng cũ lấy vợ mới, còn mình bắt đầu tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng và theo gợi ý của con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên một MC có tiếng cũng đã thử làm MC và… ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn.
Cũng đã về lại VN 4 lần, đầu tiên về Hà Nội lo xây mộ cha và ông bà. Năm 2008 lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu phòng trà ở TP.HCM hát lại những ca khúc trữ tình miền Nam một thời trước 75.
Qua năm 2009 quyết định về TP.HCM ở lâu dài để mở quán phở mang tên “Phở ta” trong đó có món “Phở Mai” do mình tổng hợp sáng chế ra. Tất cả nhờ có nghề nấu phở nói riêng và món ăn “Bắc kỳ” nói chung mà mẹ dạy cho từ nhỏ, sau này qua Mỹ mới có dịp trổ tài nội trợ.
Đó là điều tự hào nhất bây giờ: “Tôi là một phụ nữ VN mọi lúc mọi nơi.”
222 - Đinh Viết Tứ
“VIỆT CỘNG NẰM VÙNG” Ở MỸ
Luật sư Việt kiều sinh tại miền Bắc. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 75 tốt nghiệp ngành luật và báo chí, làm luật sư tham gia hoạt động chính trị ở miền Nam trong phong trào sinh viên, sau đó có lúc từng làm đặc phái viên cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau 75 để vợ con di tản qua Mỹ còn mình vẫn ở lại Sài Gòn vì còn mẹ già phải chăm sóc. Từ đó chấp nhận hòa mình vào chế độ mới, lên sống và lao động tại nông trường Thái Mỹ ở Củ Chi dành để “cải tạo” giới trí thức thành phố. Đến năm 1992 khi mẹ mất mới chịu qua Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Trên đất Mỹ tiếp tục hành nghề luật sư nhưng song song đó còn tham vọng làm báo nói với việc thành lập một đài phát thanh năm 1996 mang tên “Tiếng vọng quê hương” đặt trụ sở tại khu Little Saigon có quan điểm chính trị độc lập nhắm mục đich phản ảnh “thực tế thế nào thì nói thế, người làm báo không được phản ánh sai” về tình hình trong nước ngược lại với phần lớn hệ thống truyền thông báo đài hải ngoại ở Mỹ đều mang ý hướng chống Cộng cực đoan bằng cách “bóp méo sự thật”.
Đó quả là một việc làm được dân Việt kiều Mỹ xem là “điên rồ” – nhất là lại phát xuất từ khu Sài Gòn Nhỏ trung tâm của cộng đồng người Việt ở Mỹ - bởi đi ngược lại với chủ truơng của các thế lực chống Cộng từ lâu đã độc chiếm thị trường Mỹ nên gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các phe nhóm này. Họ tổ chức biểu tình đả đảo “đài phát thanh Việt Cộng” của một “Việt cộng nằm vùng”, yêu cầu nghị viện bang California điều tra xem đài có nhận tiền của chế độ Cộng sản hay không, hăm dọa “thanh toán” cả gia đình chủ đài…
Trong tình hình căng thẳng như vậy, được một thời gian “Tiếng vọng quê hương” buộc phải tìm cách chuyển đổi thành chương trình mới khác “Việt Nam quê hương” rồi “Tiếng quê hương” dưới dạng đài phát thanh trên Internet… Song song đó còn hình thức làm tuần tin qua đĩa DVD mang tên “Đời sống Việt” (V-life)...
Ngoài ra còn bắt tay vào viết cuốn “Việt Nam, cuộc chiến mà tôi biết” và làm thơ. Cuối năm 2009 đã trở về nước in tập thơ dày cộm “Những bài thơ trên web” dày 819 trang – đóng bìa cứng giống như một cuốn… từ điển! - gồm đến 761 bài thơ 8 chữ với nội dung tâm sự hầu hết liên quan đến những vấn đề thời sự chính trị gần đây mà mình là một người trong cuộc…
223 - Lê Thị Diễm Thúy
ÁM ẢNH VƯỢT BIÊN TRÊN BIỂN
Nhà văn, nhà viết kịch, diễn viên Việt kiều sinh 1972 tại Phan Thiết. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 1978 mới 6 tuổi cùng cha và các anh chị vượt biên theo đường biển đến Malaysia trước khi qua Mỹ. Trong chuyến đi đó đầu tiên bị lạc mẹ và một người chị (2 năm sau mới lại vượt biên chuyến nữa mới đến Mỹ), đến khi qua trại tỵ nạn Malaysia thì một người chị khác ra tắm biển cũng… chết luôn!
Lớn lên tốt nghiệp đại học chuyển qua viết văn, làm thơ, soạn kịch kiêm diễn viên kịch nghiêng về trường phái nghệ thuật trình diễn sắp đặt hiện đại. Đã có một tiểu thuyết và 2 vở kịch cùng nhiều bài thơ – đều bằng tiếng Anh - xuất bản, ra mắt ở Mỹ và một số nước Châu Aâu đạt tiếng vang, giải thưởng quốc tế.
Dù bằng hình thức thể hiện nào, đề tài trung tâm nổi cộm vẫn xoay quanh mối ám ảnh một tuổi thơ bi thảm, đặc biệt về chuyến theo tàu vượt biên “khủng khiếp” lênh đênh trôi giạt vô định trên biển nhiều ngày đêm đói khát chưa biết bến bờ về đâu, cái chết của người chị và nỗi nhớ quay quắt về ngừoi mẹ bị rớt lại VN…
Từ đó xuất hiện nhân vật hư cấu từ hình ảnh người cha lưu vong có “sức chịu đựng khủng khiếp, chịu đựng, chôn chặt, im lặng” biến thành nhân vật “hoàn toàn sống trong quá khứ, uống rượu, ngồi sám hối trong bóng đêm” trong cuốn tiểu thuyết đầu tay “Tên du đãng mà tất cả chúng ta tìm kiếm” (The Gangster We Are All Looking For, in 2001, tái bản 10 lần ở Mỹ). Là nhân vật người mẹ không hề bước chân ra khỏi hoài niệm ở vở kịch “Mùa hè đỏ lửa” (Red Fiery Summer). Là hình tượng tấm vải trắng thay cho dòng sông, chiếc thuyền, người đàn bà ôm xác con trong vở kịch “Những xác người giữa chúng ta” (The Bodies Between Us).
Có thể nói là một nền “văn chương vượt biên” đích thực, nghiêm túc: “Tôi đã chịu một cú sốc lớn từ tuổi thơ khiến tôi không còn là một đứa trẻ nữa… Tôi còn viết thêm 2 cuốn tiểu thuyết cũng về đề tài này vì dường như tôi không thể viết khác được… Truyện của tôi buồn quá vì trong đó có hơi thở của người viết… Tôi giữ mãi những chuyện buồn của mình trong lòng nhưng đến một lúc nào đó mình không đủ sức giữ nữa đành thả ra bằng tác phẩm…” Được biết cuốn thứ hai đang viết có nhân vật chính là một cậu bé sống sót từ vụ thảm sát Mỹ Lai sau này qua sống ở Mỹ.
Nhưng cũng từ đó còn mở ra một hướng đề cập, nhắc nhớ ray rứt về đề tài “Hậu chiến trong thời hiện đại” mà tác giả gọi là thời kỳ “Hậu thực dân”: “Thực tế thì hậu quả chiến tranh kéo dài mãi, nó hiện diện trên cỏ cây, trong mỗi con người. Tại sao hiện nay người VN lưu lạc ở Mỹ ở Úc, tại sao họ phải xa rời quê hương để sống những nơi xa lạ? Đó là hậu quả của chiến tranh...” Cho nên viết ở đây trước hết để ghi dấu lịch sử của cả một cộng đồng Việt hải ngoại:
“Ta đã sống
bên lề những đại dương
trong sự chờ mong
căng buồm vào bình minh…
Chị kể em những điều này
để đắp đầy những trống rỗng
của lịch sử ta ở đây…”
Và cũng để gửi đến người Mỹ: “Tôi muốn sách của mình góp ý kiến phản đối chiến tranh… Tôi viết để người Mỹ đọc và họ hiểu tại sao có người VN ở đất nước của họ. Tôi viết để họ hiểu rõ về VN hơn…”
Sau khi bà mẹ qua đời với di nguyện đuợc chôn cất ở quê nhà Phan Thiết, cô con gái đã quay về VN 3 lần. Lần mới nhất vào năm 2010 với chương trình giới thiệu các tác phẩm của mình trong đó tự cô đã học được điệu hát ru tiếng Việt để độc diễn trên sân khấu trong vở kịch của mình: “Trong sâu xa tôi biết mình là người Việt…. Tôi sống trong tiếng Mỹ chứ không sống trong nước Mỹ”.
Cuốn tiểu thuyết “Tên du đãng mà tất cả chúng ta tìm kiếm” mang đậm dấu ấn về một đứa bé thuyền nhân vô tội nạn nhân thời Hậu chiến đang được dịch ra tiếng Việt chuẩn bị in ở VN.
224 - Nguyễn Chí Trung
“NHÀ VĂN CỦA NHÂN DÂN”
. Nhà văn quân đội tên thật Thái Nguyên Chung sinh 1934 tại Đà Nẵng). Sống ở Hà Nội (2010).
Một con người “văn võ toàn tài” tham gia chống Pháp từ cuối thập niên 40, sau đó tiếp tục vào miền Trung gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Quảng Ngãi. Được người dân vùng này tặng biệt danh Ông Trung lụt” vì từng có công cứu cả làng thoát chết nạn lụt năm 1964.
Sau 75 được chuyển qua làm quản lý trong ngành văn nghệ quân đội được nhiều người khâm phục. Từng có lúc làm Trợ lý Tổng Bí thư.
Về hưu vẫn tiếp tục sự nghiệp gắn bó với quần chúng: Là thiếu tướng chỉ mang áo lính bạc phếch bôn ba đi đây đó theo dõi giúp đỡ bà con nghèo vùng căn cứ Quảng Ngãi trước kia, chạy xin chế độ cho thương bệnh binh bị quên lãng. Và bắt đầu sáng tác nhiều hơn (đã in một số tập truyện trước đó) vẫn về mảng đề tài kháng chiến chống Mỹ ở miền Trung với cuốn tiểu thuyết đầu tay “Tiếng khóc của nàng Út” đoạt giải Hội Nhà văn VN 2008…
Một mẫu người cộng sản chân chính tuy có phần cực đoan – thậm chí rất cực đoan – theo “kiểu cũ” có thể bị xem là bảo thủ nhưng hoàn toàn lý tưởng, trong sáng vô vị lợi. Đồng thời luôn cầu thị, khiêm tốn, đã 79 tuổi vẫn rất chịu khó tham dự khoá học ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Suốt đời không màng địa vị, danh vọng mà chỉ một lòng một dạ hướng tới lợi ích của quần chúng.
Chính người dân đã đánh giá là “nhà văn của nhân dân” chứ không phải kiểu “nhà văn nhân dân”. Với tuyên ngôn của một thời không hẳn là không còn ý nghĩa ở thời nay hay bất cứ thời nào: “Lý tưởng cộng với nhân cách sẽ quyết định sự thành công cho tác phẩm của người viết văn. Điều quan trọng là người viết văn sống như thế nào trong thời đại của anh ta, anh ta có miệt mài không và miệt mài như thế nào trong cuộc độc hành mà số phận đã run rủi cho mình. Nhà văn thực sự là nhà văn sống hồn nhiên với cây cỏ. Anh ta biết được và biết đi cùng với bước đi của dân tộc…”
225 - Nguyễn Chuông
NGƯỜI KÝ GIẤY BÁO TỬ
Tướng bộ đội sinh 1926 tại Phú Thọ – Mất 2006 ở Hà Nội (81 tuổi).
Cấp bực thiếu tướng, trong chiến tranh chống Mỹ từng có mặt trong cánh quân tiến về đánh chiếm Sài Gòn ngày 30.4.
Đặc biệt có tiếng là một ông tướng thương lính, thẳng thắn, kiên nghị đã từ lính đi lên cấp tướng, trước khi về hưu có lúc làm mất lòng cấp trên nên bị điều về chỉ huy đơn vị huấn luyện… tân binh nữ! Tuy học vấn ít nhưng sau này thường làm thơ viết văn đã xuất bản 4 tác phẩm kể về đời chinh chiến bộ đội của mình như “Đường tới chân trời”, “Tim tôi thắp lửa”… được giới văn nghệ sĩ quân đội kính trọng.
Đây chính là một trong những người từng có nhiệm vụ ký giấy báo tử gửi về miền Bắc thông báo cho gia đình của bộ đội đã hy sinh ở miền Nam. Vì thế sau khi biết ông về hưu ở Hà Nội, thân nhân liệt sĩ khắp nơi ở miền Bắc đã đổ xô đến tìm ông nhờ hỏi thăm thông tin chi tiết về con em mình là liệt sĩ mà giấy báo tin do ông ký để tìm cách đi tìm mộ hoặc thăm mộ tại miền Nam.
Từ đó đã tự nguyện nhận thêm nhiệm vụ mới là truy tìm các thông tin cần biết ấy qua sự quen biết trong quân đội, qua các đơn vị cũ, đồng đội hoặc binh sĩ dưới quyền trước đây rồi báo lại cho thân nhân liệt sĩ. Đáp lại nhiều gia đình liệt sĩ đã nhận ông làm bố nuôi.
Cũng từ đó cho lập ngay trong nhà mình ở ngay khu cư xá quân đội tại Hà Nội một gian thờ liệt sĩ và vong linh đồng đội thời chiến tranh chống Mỹ do mình trực tiếp lo việc hương khói hàng ngày.
Trứoc khi mất có di nguyện được đưa về chôn ở quê nhà thay vì vào nghĩa trang lớn trọng vọng. Và mang cả bàn thờ trên về đặt trong ngôi nhà cũ của tổ tiên để lại gần mộ mình, bàn thờ trên đó đã cho làm tượng một con đại bàng tỏa rộng đôi cánh che chở, phía dưới là cuốn sổ ghi tên những bộ đội liệt sĩ mất tích người ta nhờ mình truy tìm tông tích mà chưa tìm được: “Con đại bàng sẽ chở linh hồn họ luôn về cùng ở bên tôi.”
226 - Nguyễn Công Luận
EM BÉ VIẾT BẰNG CHÂN
Học sinh khuyết tật sinh 1987 tại Sông Bé (Bình Phước). Sống ở Bình Phước (2007).
Mẹ mang thai đi làm rẫy hít phải hơi độc từ một thùng thuốc độc chiến tranh để lại bị dân làm rừng không biết đốt cháy làm bay hơi ra. Từ đó sinh ra con không có 2 cánh tay, cả 2 đều cụt tới khuỷu.
Mẹ phải mang con vào sống trong rừng để nuôi tránh lời đàm tiếu của người chung quanh. Nhiều lần buồn tủi định tự tử cả 2 mẹ con nhưng cuối cùng thương con vẫn gắng gượng sống qua ngày.
Lớn lên bé theo mẹ đi phụ giúp chăn trâu. Và đặc biệt mê viết, vẽ rất đẹp bằng… 2 bàn chân! Nhờ đó được chấp nhận cho vào học mẫu giáo rồi cấp 1 với thành tích 5 năm đều đạt học sinh giỏi.
Ngoài năng khiếu vẽ, còn ham thích mày mò sửa chữa những vật dụng máy móc nhỏ (đèn bàn, quạt máy, xe đạp…) đồng thời vừa giúp gia đình chăn trâu, làm cỏ vườn… Tất cả đều bằng 2 bàn chân.
Lên lớp 8 mới bắt đầu tập viết bằng 2 khuỷu tay với mơ ước “Sau này em sẽ đứng trên bục giảng…”
227 - Nguyễn Duy
VĂN NGHỆ ĐỔI MỚI SỚM NHẤT
Nhà thơ tên thật Nguyễn Duy Nhuệ sinh 1948 tại Thanh Hóa. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 1966 vào bộ đội thông tin chiến đấu ở đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, sau đó còn tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Khi còn trong quân ngũ đã đoạt giải thơ báo Văn Nghệ nên sau 1975 giải ngũ chuyển qua làm nhà thơ chuyên nghiệp kiêm cả chức quản lý văn nghệ ở bộ phận phía Nam đặt tại TPHCM của báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn VN.
Tuy là “người của biên chế” của Nhà nước nhưng là một người tinh tế, khôn ngoan mà rất sáng suốt, giỏi tự xoay xở trong những tình thế nan giải vẫn giữ được tính độc lập tư duy và bản sắc nghệ sĩ độc đáo riêng. Nhờ đó đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực văn hóa, văn học thời Hậu chiến nhiều giằng xé băn khoăn.
Từ đó là một trong số ít nghệ sĩ nhìn thấy trước đòi hỏi đổi mới và trong khả năng, vị thế của mình đã cố gắng khơi gợi nó bằng 3 bài thơ trường thiên để lại dấu ấn sâu sắc ngồm bài “Đánh thức tiềm lực” viết trong ba năm 1980 - 82 (1986 mới in rộng rãi), bài “Đất nước nhìn từ xa” năm 1988, bài “Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ” năm 1992:
“ Hãy thức dậy đất đai
Cho áo em tôi không còn vá vai
Cho phần gạo mỗi nhà không còn
Thay bằng ngô, khoai, sắn
Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm
Rồi đi xa hơn – đẹp và giầu
Và sung sướng hơn…”
(Đánh thức tiềm lực)
Một nhà thơ dũng cảm (trong hoàn cảnh đời sống khó khăn có lúc phải kiếm sống thêm bằng nghề… bán thịt cầy ngoài giờ!) song cũng mang đầy… vận xui cho người khác. Bởi những bài thơ trên từng bị đánh giá “nguy hiểm” chẳng những cho cả bản thân tác giả – như ông tự bạch – mà còn gây “sự cố” lao đao thời trước Đổi mới và mới Đổi mới cho 2 tờ tạp chí Sông Hương (Huế) và Cửa Việt (Quảng Trị) bị cấp trên “đánh”!
Ngoài ra, còn là một nhà thơ tình đậm đà chất chân quê còn tìm cách làm mới việc phổ biến, quảng bá thơ VN ra thế giới – đặc biệt thơ lục bát - trong thời đại truyền thông đa phương tiện hiện đại.
Nhưng sau ba bài thơ đỉnh cao với độ vang gây tác động xã hội, năm 1997 tuyên bố gác bút làm thơ có lẽ để dành thời gian làm những việc khác không kém phần giá trị. Như lấn sang lĩnh vực dịch và in thơ cổ trên giấy dó, cả lĩnh vực lịch sử khi mở đường khơi gợi cho công trình đi tìm dấu tích 3 vị vua yêu nước triều Nguyễn (Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân) bị quân Pháp đày biệt xứ đưa lên truyền hình:
“Bao triều vua phế đi rồi
Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ…”
Và cũng may thỉnh thoảng vẫn thấy… làm thơ lại…
228 - Nguyễn Công Tam
LÍNH CHẾ ĐỘ CŨ GIÚP TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ
Thường dân sinh 1937 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2009).
Năm 1965 là lính trong một đơn vị quân đội chế độ cũ nên tình cờ tận mắt chứng kiến 53 bộ đội và du kích bị thiệt mạng trong trận đánh đồn Ba Lòng ở Quảng Trị được giao cho toán lao công đào binh – gồm những người trốn lính - đưa đi chôn tập thể.
Sau 75 chính quyền mới không truy tìm được dấu vết nấm mồ tập thể kể trên do thiếu thông tin. Mình biết và còn nhớ rõ ở đâu nhưng vì “sợ” nên không dám trình báo “bí mật” này khiến lòng vẫn không yên, vẫn thấy ray rứt. Cuối cùng nhờ người vợ và con trai đầu – một phó chủ tịch xã! - động viên, đã can đảm viết một lá thư kể lại đầu đuôi sự việc mà mình là nhân chứng sống trong đó có đoạn “Từ đó đến nay tôi luôn hoang mang, day dứt. Tôi sẵn sàng góp sức đi tìm các anh về để tâm được thanh thản…”
Sau đó đã cung cấp thông tin chi tiết lẫn sơ đồ ngôi mộ tập thể này và hơn 10 lần cùng đơn vị tìm kiếm hài cốt lên đường truy tìm.
Bên cạnh đó còn kêu gọi những người đồng cảnh ngộ xưa kia với mình hãy vào cuộc: “Tôi mong rằng cũng như tôi, họ hãy làm điều gì đó ý nghĩa để khi nhắm mắt xuôi tay khỏi ân hận.”
Đã có người làm theo ông trong đó có người chỉ huy nhóm lao công đào binh ngày trước. Nhờ đó một đợt tìm kiếm qui mô hài cốt liệt sĩ Ba Lòng đã được tiến hành từ giữa tháng 7.2009.
229 - Nguyễn Đăng San
VỢ HƯ THAI 7 LẦN
Doanh nhân sinh 1952 tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2007).
Đi bộ đội năm 1970 vào Nam chiến đấu trên chiến trường Nam Lào rồi Kon Tum. Sau 30.5.1975 xuất ngũ thương binh 3/4 với 8 mảnh đạn còn ghim trong người, được chuyển về làm ở xí nghiệp than tại Quảng Ninh.
Năm 1976 cưới vợ nhưng qua 7 lần vợ mang thai đều không sinh con được, tất cả vì di chứng CĐDC từ người chồng mang thương tật 45%.
Mãi đến năm 1983 mới sinh được con gái duy nhất tuy cơ thể ốm yếu thường xuyên bị bệnh còi cọc song vẫn lướt qua được có vẻ như được bóng ma CĐDC buông tha. Nhờ học giỏi cháu đã phấn đấu tốt nghiệp đại học rồi được học bổng du học Nhật Bản.
Thế nhưng qua Nhật rồi thì lúc ấy mầm mống CĐDC mới lộ mặt phát tác làm con gái mắc bệnh u nang buồng trứng phải giải phẫu. Tuy sống sót nhưng như thế xem như cháu không thể có con được và vậy là dòng dõi bố mẹ trở thành… tuyệt tự!
Dù vậy người cha vẫn chấp nhận chịu đựng nỗi đau tận cùng để cắn răng cố học thêm đại học tốt nghiệp rồi từ năm 2005 ra mở công ty xây dựng riêng tạo công ăn việc làm cho đồng đội thương binh, cựu chiến binh ngày xưa và gia đình họ. Với niềm vui an ủi còn lại là rảnh rang ngồi làm những bài thơ mộc mạc nhớ về một thời áo lính đùm bọc nhau không quên:
“… Giữa mênh mông khói lửa mịt mù
Vẫn cố gọi mong thấy nhau đủ mặt.
Túi lương khô chia nhau dè dặt
Điếu thuốc lào mỗi đứa kéo nửa hơi…”
230 - Nguyễn Đình Chiến
VỤ ÁN XUYÊN THẾ KỶ
Doanh nhân sinh 1951 ở Bắc Giang. Sống ở Hà Nội (2010).
Năm 18 tuổi vào bộ đội đánh Mỹ, sau 75 đi học lại và tốt nghiệp ĐH Thủy lợi đi làm công chức ở Hà Bắc.
Đến năm 1981 thấy chán liền xin nghỉ bỏ biên chế Nhà nước – một hành động khá dũng cảm vào thời bao cấp này – để ra mở công ty làm được một kỳ tích lấn biển mở đất cho dân tại Quảng Ninh được ca ngợi lúc mới 31 tuổi.
Từ đó tìm đến Cần Thơ làm ăn nào ngờ năm 1996 bị bắt giữ ghép tội kinh doanh bất hợp pháp đề nghị xử tù 20 năm. Tuy nhiên đã kháng cáo liên tục khiến trở thành là một “kỳ án” với những con số kỷ lục ly kỳ: 5 bản kết luận điều tra, 2 lần thay đổi tội danh, 4 bản cáo trạng – tất cả đều khác nhau, 2 bản kháng nghị phúc thẩm, 2 lần tòa trả hồ sơ điều tra lại...
Sau vô số phiên tranh tụng, kêu oan kéo dài lằng nhằng gần 10 năm trải qua 5 lần xét xử đều cho kết luận khác nhau đến năm 2006 tòa mới chính thức phán quyết… vô tội! Được Viện Kiểm sát Nhân dân Cần Thơ tổ chức xin lỗi công khai đàng hoàng. Từ đó đâm đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại lên đến 568 tỉ đồng dựa trên những con số thiệt hại đều lấy từ bản… cáo trạng tố tụng mình trước đó!
Trắng án nhưng chưa được giải quyết bồi thường vẫn trở lại tiếp tục hoạt động kinh doanh ở Hà Nội khá nổi đình nổi đám được giới thiệu trên truyền hình VTV1 trong chương trình “Người đương thời” nổi tiếng như là một doanh nhân thành đạt sau nhiều gian nan vuợt qua “số phận nghiệt ngã”. Nhưng liền ngay sau đó chỉ vài tuần lại bị… bắt giam chờ ra toà về tội dùng giấy tờ giả lừa đảo nhiều người với số tiền hàng chục tỉ đồng!
Vụ án chưa xét xử nên không biết đâu là sự thật cả về vụ án này lẫn vụ án xuyên thế kỷ trước đó.
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN ( KỲ 21)
Người đăng:: Phong -
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Mốt
211 - Ksor Phi Ly
TRỞ THÀNH NGƯỜI DÂN TỘC 4
Nữ y sĩ tên cũ Nguyễn Thị Hằng sinh 1972 tại Pleyku. Sống ở Gia Lai (2010).
Tháng 3.1975 lúc mới 3 tuổi đã bị lạc cha mẹ (cha là lính chế độ cũ) trong cuộc “di tản chiến thuật” của quân đội chế độ cũ theo đường 7 (nay là quốc lộ 25) từ Pleyku về Tuy Hòa. May được một bộ đội người dân tộc J’rai cứu sống rồi đem về nhờ người chị gái nuôi ở xã Ia Rsiơm (huyện Krrong Pa, Gia Lai ngày nay).
Được mẹ nuôi người dân tộc đặt lại tên là Ksor Phi Ly nuôi dạy nên người như một người J’rai thực sự. Lớn lên được theo học khóa y tế trở thành y sĩ ở xã, lấy chồng sinh hai con gia đình êm ấm, đời sống ổn định.
Năm 1988 một vị cha xứ từ miền xuôi lên vùng này giảnh đạo tình cờ gặp cô lấy làm ngạc nhiên vì mặt mày, hình giáng trông giống hệt một người hàng xóm của cha ở TP.HCM. Thế nên khi về lại thành phố đã đem kể chuyện này cho ông hàng xóm biết, khi đó mới phát hiện chính là cha ruột của Ksor Phi Ly ngày xưa!
Cuộc gặp gỡ nhận con diễn ra nhanh chóng tại buôn làng. Cha mẹ ruột muốn xin lại con đẻ những bản thân cô không chịu vì “Mình rất nhớ rất thương những ngày ở trong nhà mẹ nuôi, học tiếng J’rai, ăn món ăn J’rai, sống với núi rừng… Mình không thể xa cái mương, cái rừng, con suối, đồng bào nơi đây…”
Bởi vậy có lần theo cha mẹ về thành phố thăm anh chị em được một ngày thì nhớ J’rai quá nên… bỏ trốn ra bến xe về lại với núi rừng! Từ đó cha mẹ đành chấp nhận mỗi năm tổ chức đoàn tụ gia đình một lần khi thì ở thành phố khi thì ngược lên cao nguyên.
212 - Ngô Quang Trưởng
BẠI TƯỚNG IM LẶNG
Trung tướng chế độ cũ sinh 1929 tại Bến Tre – Mất 2007 ở Mỹ (thọ 79 tuổi).
Xuất thân từ sĩ quan được Pháp đào tạo, lấy vợ là con gái nhà văn Thạch Lam (trong nhóm Tự lực Văn đoàn). Vào Nam phục vụ chế độ Ngô Đình Diệm. Được đánh giá là một trong những tướng lĩnh trong sạch và có năng lực của chế độ cũ nên được chế độ Thiệu – Kỳ tin cậy.
Từng được xem là “Người hùng Quảng Trị” năm 1972 khi chỉ huy chiếm lại Thành cổ Quảng Trị trong chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa”. Nhưng trong biến cố 30.4.75 giữ chức vụ trọng yếu tư lệnh Quân khu I trấn giữ từ Quảng Trị – Đà Nẵng đã tuyên bố “tử thủ Huế” song rốt cuộc lại bỏ Huế rút quân vào Đà Nẵng rồi nhanh chóng bỏ chạy ra hạm đội Mỹ trước khi Đà Nẵng thất thủ. Về Sài Gòn ngồi chơi xơi nước một tháng thì di tản qua Mỹ.
Trên đất Mỹ trở thành một trong những ông tướng chịu trách nhiệm thất bại quân sự của chế độ cũ hiếm hoi tự rút lui vào im lặng trước biến cố lịch sử giải phóng miền Nam: Từ chối trả lời phỏng vấn, không tiếp xúc với người lạ, tránh xuất hiện trước công chúng.
Có tham gia viết sách cho Trung tâm Lịch sử quân sự Mỹ song chỉ nặng về phân tích chuyên môn chiến thuật chiến lược. Chỉ duy nhất một lần viết giãi bày tâm sự “Tại sao tôi bỏ Quân đoàn I?” trong đó nêu rõ nguyên nhân chính là do lập trường và quan điểm chiến thuật bất nhất, sai lầm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó ra lệnh rút khỏi Huế để bảo vệ Đà Nẵng không ngờ gây hỗn loạn làm sụp đổ tinh thần binh lính khiến sau đó giữ Đà Nẵng cũng không nổi. Rồi qua đời lặng lẽ.
213 - Ngô Sỹ Sơn
NẠN NHÂN KHI CHƯA GIÁM ĐỊNH ĐƯỢC CHẤT ĐỘC DA CAM
Thương binh sinh 1943 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2007).
Vào bộ đội 1964 trải qua gần 10 năm trên các chiến trường Tây Ninh, Tây Nguyên rồi chuyển xuống miền đông Nam bộ. Năm 1974 bị trúng đạn vào đầu nên được giải ngũ về quê dạy học sống qua ngày.
Nhưng khi làm thủ tục xuất ngũ, cơ quan y tế giám định thương tật chỉ cho mức 20% thương binh nên chỉ được lãnh một khoản tiền nhỏ trợ cấp một lần chứ không có lương hàng tháng. Không hiểu sao còn một mảnh đạn găm trong đầu mà lại bị xác định mức thương tật nhẹ như thế, ngoài ra ông còn bị nhiễm CĐDC mà có lẽ trình độ khoa học thời đó chưa biết, chưa phát hiện được.
Chỉ tội người thương bình này sau đó mới lãnh đủ tai họa khi lấy vợ sinh con gái đầu lòng năm 1978: Em càng lớn càng lộ rõ bệnh thiểu trí năng, liệt dây thần kinh mặt, lác mắt. Tiếp đến đứa con trai thứ hai sinh năm 1983 ngoài thiểu trí năng còn đầu to miệng méo, sức khoẻ phập phù… Cả 2 chị em đã 20 tuổi mà cứ ngơ ngơ khờ khờ như trẻ nít.
Lúc đó đưa đi khám mới hay chính là di chứng của CĐDC từ bố. Và cả bố bây giờ cũng phát tác hậu quả đó: Da nổi từng đám đen, bại não, mắt mờ, tai điếc cộng thêm mảnh đạn còn găm trên đầu đau nhức mỗi khi trái gió trở trời, hơn 7 năm chỉ nằm một chỗ…
Đã vậy, người vợ và người mẹ tần tảo nuôi chồng và 2 con bệnh hoạn lại mắc bệnh mất sớm năm 1995 một phần cũng do không tiền chạy chữa bởi lương hưu giáo viên còm có là bao. Bà chạy chợ nuôi ăn cả nhà còn không đủû nữa lấy gì lo thuốc thang.
Bây giờ cả 3 cha con chỉ sống sót họa hoằn bữa đói bữa no nhờ lòng tốt của hàng xóm giúp đỡ. Còn việc làm thủ tục để xin hưởng trợ cấp nạn nhân CĐDC thì 4 lần đưa đơn vẫn còn phải chờ…cải cách hành chính chắc còn lâu!
214 - Ngô Thế Hùng
VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG BUSH
Việt kiều Mỹ sinh khoảng 1943 tại VN. Sống ở Mỹ (2008).
Năm mới 18 tuổi học sinh trường Nguyễn Bá Tòng ở Sài Gòn được bạn bè tôn xưng là “Vua xuống đường” luôn có mặt hàng đầu trong phong trào học sinh sinh viên biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm. Vào Đảng từ thời đó.
Sau đó bị bắt giam ở nhà tù Tân Hiệp (Đồng Nai), còn nhốt trong khu biệt giam có cái tên đẹp đẽ là “Trại Sám hối”. Trải qua nhiều cuộc tra tấn dữ dằn, 2 lần đưa xuống nhà xác vì tưởng đã chết, sau 3 năm bị bệnh nặng mới cho đi bệnh viện chữa rồi trả ra vì thất “hết xài” rồi.
Ra tù tiếp tục hoạt động cho đến ngày Giải phóng. Nhưng khi tranh đấu đã thắng lợi thì lại không tiếp tục được vì lý do hoàn cảnh riêng đành chấp nhận qua Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Tuy nhiên trên xứ người vất vả làm lụng nuôi con nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê nhà giải tỏa bằng làm thơ kể cả thơ tiếng Anh được độc giả hải ngoại biết tên. Và đã 2 lần viết thư gửi Tổng thống Mỹ lúc đó G. Bush (con) đề nghị bãi bỏ cấm vận VN đều được phúc đáp ghi nhận.
Sau khi về hưu thường xuyên vê thăm quê nhà và lần nào cũng không quên tìm đến “Trại Sám hối” ở nhà tù Tân Hiệp để nhớ lại một thời không thể quên. Nhưng đáng tiếc chỉ biết ngậm ngùi trước một di tích lịch sử đấu tranh cách mạng mà bây giờ chế độ mới lại… quên mất, mặc cho điêu tàn tan nát – như cảnh “Thăng Long thành hoài cổ” mà Bà huyện Thanh Quan đã mô tả - chuẩn bị xoá hết để bán đất cho doanh nghiệp!
215 - Ngô Thị Sâm
CÓ CON KHÔNG CHA
Nông dân sinh 1948 tại Bắc Giang. Sống ở Bắc Giang (2007).
Thanh niên xung phong thời chống Mỹ đến 1976 mới xuất ngũ về quê nương tựa bố mẹ.
Do đã lớn tuổi không lấy được chồng nên đành chấp nhận có con (bé gái) với một người đã có gia đình mong tạo niềm an ủi cuối đời. Nhưng sinh con xong bị không ít lời đàm tiếu chung quanh nên xin ra Đảng để tổ chức khỏi mang tiếng.
Rồi cả mẹ lẫn bố đều lần lượt qua đời đẩy vào cảnh một mình tự lập nuôi con mọn trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Vì thế quyết định xin ra khỏi hợp tác xã để làm nghề gánh đá mướn cực nhọc kiếm tiền nuôi con. Nhung con lại bệnh liên miên mà toàn bệnh nguy hiểm đậu mùa rồi hoại tử đường ruột.
Dù vậy vẫn nuôi con trưởng thành song đến khi đó con lớn lên lại đi lấy chồng xa nên bây giờ trở lại sống lủi thủi một mình khi tuổi già xế bóng.
216 - Ngô Tình
NGƯỜI ĐẠP XE ĐI TÌM THÔNG TIN LIỆT SĨ
Nông dân sinh 1937 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).
Năm 1977 nhân một chuyến vào rừng kiếm củi tình cờ phát hiện ra 2 ngôi mộ liệt sĩ có tên tuổi và địa chỉ liền gửi thư về quê cho thân nhân tìm đến đưa hài cốt về. Từ đó tự nhận làm nhiệm vụ ăn cơm nhà vác ngà voi của một người chuyên đi truy tầm thông tin về mộ liệt sĩ trong tỉnh để thông báo cho gia đình liệt sĩ ở ngoài Bắc xa xôi hồi mới Giải phóng chưa biết gì hết.
Tất cả hành trình gian khổ hơn 30 năm qua đó đều diễn ra trên một chiễc xe đạp cà tàng đưa ông lặn lội đi đến khắp gần hết 72 nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh – nhiều nhất nước – để ghi lại thông tin về liệt sĩ sau đó viết thư thông báo cho các gia đình liệt sĩ. Những mộ liệt sĩ nào còn nằm rải rác thì khi nắm được chi tiết cụ thể liền đến tận nơi vẽ sơ đồ báo cho cơ quan địa phương tổ chức quy tập về các NTLS, sau đó viết thư cho gia đình ở xa hay để đến thăm viếng hoặc xin di dời về quê.
Nhiều thân nhân nhận thư ông vào đến nơi còn được tiếp đãi như người quen lâu năm, có khi còn ăn ở tại nhà và gặp khó khăn là được chủ nhà vay mượn tứ tung để giúp đỡ thêm tiền tàu xe… Đến năm 2000 mới bắt đầu có chương trình thông tin về liệt sĩ trên Đài Tiếng nói VN, lúc đó mới phối hợp gửi danh sách mình tìm được lên nhờ đài phổ biến thuận tiện, rộng rãi hơn.
Đến nay sau 30 năm đã gửi thư – và gọi điện – thông báo như vậy đến gần 1.000 địa chỉ gia đình thân nhân liệt sĩ giúp hàng trăm gia đình tìm được dấu tích liệt sĩ để lại.
Để làm “việc nghĩa” này – như ông nói – mình và người con lớn phải nhận làm thêm bảo vệ cho 2 trường học để có thêm tiền… gửi thư và gọi điện báo cho thân nhân liệt sĩ. Còn “con ngựa sắt” cũ mèm vẫn không thay nổi xe khác, có khi đi xa đến NTLS huyện khác cách nhà cả 100km gặp trời mưa đường trơn trợt cả xe lẫn người lăn xuống hố gãy chân phải nằm viện suốt tuần. Về già đạp xe không nổi vẫn nhờ cháu chở đi cho được, mắt đã lòa không viết thư được thì đọc cho con viết báo tin giùm.
Vậy nhưng vẫn kiên trì nhất mực: “Đây là niềm vui lớn nhất đời tui. Có các anh hy sinh thì mình mới được sống hòa bình như hôm nay. Mỗi công việc của mình làm đem lại được niềm vui cho các gia đình liệt sĩ là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa lắm rồi.”
Nhưng oái oăm thay 2 người anh em ruột liệt sĩ của ông hy sinh năm 1969 thì cho đến nay hài cốt ông chẳng biết nằm nơi đâu!
217 - Nguyên Đạt
“ÔNG HỘT VỊT LỘN” THỔI SÁO
Việt kiều ở Mỹ sinh khoảng 1946 tại Huế. Sống ở Mỹ (2010).
Từ năm 1968 vào Tuy Hòa dạy học.
Sau 75 một thời gian, bị “bứng” khỏi nghề dạy đành chấp nhận xuống cấp làm nghề… bán hột vịt lộn ở ga, ngày ngày đạp chiếc xe đạp cà tàng chở thúng hột vịt lộn lên ga rao bán kiếm tiền nuôi con.
Và bên cạnh thúng hột vịt lộn còn thêm một vật bất ly thân nữa đeo theo là… cây sáo thổi vi vu. Bởi ông bán hột vịt lộn này còn là một nghệ sĩ thổi sáo tầm cỡ nhờ được ông nội truyền nghề từ nhỏ thời còn ở Huế, chiếc nôi của nghệ thuật cung đình. Không chỉ thổi sáo mà còn tự chế tác ra sáo ưng ý để trình diễn.
Từ đó trở thành chuyên gia thổi sáo không thể thay thế trong đêm thơ hàng năm vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) dưới chân tháp Nhạn trên núi Nhạn được giới văn nghệ sĩ Phú Yên khởi xướng đầu tiên năm cách đây 30 năm (đến năm 2003 Hội Nhà văn VN mới nhân rộng truyền thống đó thành Ngày Thơ VN toàn quốc). Tính ra ông cùng cây sáo – nhạc cụ không thể thiếu đối với nghệ thuật diễn ngâm thơ - đã 28 năm góp mặt trong những đêm thơ đó sau khi trở về từ những… cuốc xe bán hột vịt lộn!
Ngoài ra còn đi tìm những giọng đọc và ngâm thơ để cùng tham gia, lập thành cả một nhóm trình diễn thơ ở địa phương.
Năm 2006 theo con qua định cư ở Mỹ nhưng cứ vào dịp Đêm thơ núi Nhạn hàng năm đến hẹn lại lên trở về Tuy Hòa với màn “sáo ca” quen thuộc mà tay nghề cùng với mái tóc bạc dần theo năm tháng ngày càng lão luyện: “Mình muốn làm người tình chung thủy của đêm thơ núi Nhạn dẫu có ở góc bể chân trời nào.”
218 - Nguyễn Bích Ngọc
“NỮ HOÀNG GIẤY VỤN” PHỐ BOLSA
Lao động nghèo ở Mỹ sinh khoảng 1938 tại VN – Mất 2008 ở Mỹ (70 tuổi).
Qua Mỹ sau 75 từ hàng chục năm sống bằng nghề gom giấy vụn quanh quẩn trên khu phố Bolsa – khu phố chính ở khu Little Saigon nổi tiếng trung tâm nguời Việt ở bang California - đem bán để nuôi con thành đạt nên người.
Hàng ngày thường đẩy xe đi nhặt giấy vụn, carton trong khu này rồi đưa về chất lên chiếc xe tải nhỏ của mình, vài ngày thì thuê tài xế lái xe chở mình đi bán lại một lần. Tối lại về chỗ cũ đậu xe rồi đi kiếm chỗ ngủ lang thang vạ vật đầu đường xó chợ, trong trạm bưu điện hoặc trạm metro, người ngợm nhìn bề ngoài luôn rách rưới nghèo khổ.
Cứ thế nuôi nấng con cái lớn lên có công ăn việc làm đàng hoàng (còn khoe cho con tiền mua nhà nữa), thậm chí có con còn làm ăn khá giả nữa thỉnh thoảng lái cả xe Mercedes ghé ngang chỗ bà đậu xe tải. Tuy nhiên dù bà đã lớn tuổi vẫn chẳng thấy con cái khuyên bà nghỉ việc để đưa bà về nhà chăm sóc mà vẫn bỏ mặc bà tự lo thân già.
Đến một ngày đầu năm 2008 người ta phát hiện bà… ngồi chết trên ghế xe đằng trước đã 2 ngày rồi mà con cái chẳng hề hay biết gì!
219 - Nguyễn Chánh Tín
DÂN NGỤY ĐÓNG VAI ĐIỆP VIÊN CÁCH MẠNG
Diễn viên điện ảnh sinh 1952 tại miền Nam. Sống ở TPPHCM (2010).
Trước 75 là ca sĩ, diễn viên trẻ, đẹp trai đang lên cùng thời Tuấn Ngọc, Elvis Phương. Sau 75 rơi vào tình cảnh bị “kỳ thị”, thất nghiệp nên chỉ còn con đường vượt biên và… bị bắt!
Chẳng hiểu do một cơ duyên nào mà lại bất ngờ được Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TPHCM lúc đó vào tận trại giam… bảo lãnh cho về (có thể có quan hệ bà con, quen biết?). Rồi đưa đến giới thiệu với ông Trần Bạch Đằng thời đó là một quan chức cao cấp ngành tư tưởng – văn hóa cũng là tác giải bộ truyện “Ván bài lật ngữa” viết về điệp viên có thật là cố đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo do Cách mạng gài vào chế độ cũ nay được tiểu thuyết hóa thành nhân vật Nguyễn Thành Luân. Và được ông này nhanh chóng quyết định chọn đóng vai Nguyễn Thành Luân trong bộ phim cùng tên!
Một chọn lựa hoàn toàn không ai ngờ mà lẽ ra ban đầu phải dành cho một cán bộ cộng sản chính cống là cố họa sĩ Ớt (tức nhà văn Huỳnh Bá Thành sau này là tổng biên tập báo Công an TPHCM) song sau đó gặp trục trặc. Cũng như đạo diễn Lê Hoàng Hoa được chọn thực hiện bộ phim cũng là một đạo diễn “cũ”!
Phần nào có lẽ nhờ vậy mà bộ phim thành công ngoài dự kiến đồng thời “đã níu chân tôi ở lại quê hương”. Để đến nay tiếp tục theo đuổi nghiệp điện ảnh, lập hãng phim riêng làm phim theo hướng dòng phim giải trí, thị trường.
220 - Nguyễn Chí Lương
NGƯỜI NHẮN TIN TÌM TRẺ LẠC
Công nhân nghỉ hưu non sinh khoảng 1952. Sống ở Hà Nội (2004).
Nguyên là đặc công hải quân chiến đấu ở Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, năm 1977 xuất ngũ về làm công nhân cảng.
Năm 1984 lấy vợ sinh được một con gái. Nhưng cháu lên một tuổi thì phát hiện bị nhiễm CĐDC luôn trở chứng bất bình thường quậy phá suốt ngày khiến bố phải xin nghỉ hưu non ở nhà trông chừng con.
Nhưng cháu gái có tật thường xuyên bỏ nhà đi lang thang ở đâu không biết, có khi đi biệt cả tuần, mỗi lần như vậy phải nhờ cả xóm đi tìm. Rồi nhờ nhắn tin tìm con trên Đài THVN cả trăm lần tới mức nhân viên đài thấy mặt anh là biết ngay cần làm gì giúp anh!
Rồi điều không may xảy ra khi trong một lần bỏ đi cả nửa tháng trời, cô bé đã bị kẻ khác xâm hại khi mới chỉ 14 tuổi. Vì vậy sau đó tìm cách gửi cháu vào Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Ba Vì song cuối cùng đành phải đón về lại vì thương con sống lạc lõng xa bố mẹ không nỡ…
CAO HUY KHANH
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Mốt
211 - Ksor Phi Ly
TRỞ THÀNH NGƯỜI DÂN TỘC 4
Nữ y sĩ tên cũ Nguyễn Thị Hằng sinh 1972 tại Pleyku. Sống ở Gia Lai (2010).
Tháng 3.1975 lúc mới 3 tuổi đã bị lạc cha mẹ (cha là lính chế độ cũ) trong cuộc “di tản chiến thuật” của quân đội chế độ cũ theo đường 7 (nay là quốc lộ 25) từ Pleyku về Tuy Hòa. May được một bộ đội người dân tộc J’rai cứu sống rồi đem về nhờ người chị gái nuôi ở xã Ia Rsiơm (huyện Krrong Pa, Gia Lai ngày nay).
Được mẹ nuôi người dân tộc đặt lại tên là Ksor Phi Ly nuôi dạy nên người như một người J’rai thực sự. Lớn lên được theo học khóa y tế trở thành y sĩ ở xã, lấy chồng sinh hai con gia đình êm ấm, đời sống ổn định.
Năm 1988 một vị cha xứ từ miền xuôi lên vùng này giảnh đạo tình cờ gặp cô lấy làm ngạc nhiên vì mặt mày, hình giáng trông giống hệt một người hàng xóm của cha ở TP.HCM. Thế nên khi về lại thành phố đã đem kể chuyện này cho ông hàng xóm biết, khi đó mới phát hiện chính là cha ruột của Ksor Phi Ly ngày xưa!
Cuộc gặp gỡ nhận con diễn ra nhanh chóng tại buôn làng. Cha mẹ ruột muốn xin lại con đẻ những bản thân cô không chịu vì “Mình rất nhớ rất thương những ngày ở trong nhà mẹ nuôi, học tiếng J’rai, ăn món ăn J’rai, sống với núi rừng… Mình không thể xa cái mương, cái rừng, con suối, đồng bào nơi đây…”
Bởi vậy có lần theo cha mẹ về thành phố thăm anh chị em được một ngày thì nhớ J’rai quá nên… bỏ trốn ra bến xe về lại với núi rừng! Từ đó cha mẹ đành chấp nhận mỗi năm tổ chức đoàn tụ gia đình một lần khi thì ở thành phố khi thì ngược lên cao nguyên.
212 - Ngô Quang Trưởng
BẠI TƯỚNG IM LẶNG
Trung tướng chế độ cũ sinh 1929 tại Bến Tre – Mất 2007 ở Mỹ (thọ 79 tuổi).
Xuất thân từ sĩ quan được Pháp đào tạo, lấy vợ là con gái nhà văn Thạch Lam (trong nhóm Tự lực Văn đoàn). Vào Nam phục vụ chế độ Ngô Đình Diệm. Được đánh giá là một trong những tướng lĩnh trong sạch và có năng lực của chế độ cũ nên được chế độ Thiệu – Kỳ tin cậy.
Từng được xem là “Người hùng Quảng Trị” năm 1972 khi chỉ huy chiếm lại Thành cổ Quảng Trị trong chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa”. Nhưng trong biến cố 30.4.75 giữ chức vụ trọng yếu tư lệnh Quân khu I trấn giữ từ Quảng Trị – Đà Nẵng đã tuyên bố “tử thủ Huế” song rốt cuộc lại bỏ Huế rút quân vào Đà Nẵng rồi nhanh chóng bỏ chạy ra hạm đội Mỹ trước khi Đà Nẵng thất thủ. Về Sài Gòn ngồi chơi xơi nước một tháng thì di tản qua Mỹ.
Trên đất Mỹ trở thành một trong những ông tướng chịu trách nhiệm thất bại quân sự của chế độ cũ hiếm hoi tự rút lui vào im lặng trước biến cố lịch sử giải phóng miền Nam: Từ chối trả lời phỏng vấn, không tiếp xúc với người lạ, tránh xuất hiện trước công chúng.
Có tham gia viết sách cho Trung tâm Lịch sử quân sự Mỹ song chỉ nặng về phân tích chuyên môn chiến thuật chiến lược. Chỉ duy nhất một lần viết giãi bày tâm sự “Tại sao tôi bỏ Quân đoàn I?” trong đó nêu rõ nguyên nhân chính là do lập trường và quan điểm chiến thuật bất nhất, sai lầm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó ra lệnh rút khỏi Huế để bảo vệ Đà Nẵng không ngờ gây hỗn loạn làm sụp đổ tinh thần binh lính khiến sau đó giữ Đà Nẵng cũng không nổi. Rồi qua đời lặng lẽ.
213 - Ngô Sỹ Sơn
NẠN NHÂN KHI CHƯA GIÁM ĐỊNH ĐƯỢC CHẤT ĐỘC DA CAM
Thương binh sinh 1943 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2007).
Vào bộ đội 1964 trải qua gần 10 năm trên các chiến trường Tây Ninh, Tây Nguyên rồi chuyển xuống miền đông Nam bộ. Năm 1974 bị trúng đạn vào đầu nên được giải ngũ về quê dạy học sống qua ngày.
Nhưng khi làm thủ tục xuất ngũ, cơ quan y tế giám định thương tật chỉ cho mức 20% thương binh nên chỉ được lãnh một khoản tiền nhỏ trợ cấp một lần chứ không có lương hàng tháng. Không hiểu sao còn một mảnh đạn găm trong đầu mà lại bị xác định mức thương tật nhẹ như thế, ngoài ra ông còn bị nhiễm CĐDC mà có lẽ trình độ khoa học thời đó chưa biết, chưa phát hiện được.
Chỉ tội người thương bình này sau đó mới lãnh đủ tai họa khi lấy vợ sinh con gái đầu lòng năm 1978: Em càng lớn càng lộ rõ bệnh thiểu trí năng, liệt dây thần kinh mặt, lác mắt. Tiếp đến đứa con trai thứ hai sinh năm 1983 ngoài thiểu trí năng còn đầu to miệng méo, sức khoẻ phập phù… Cả 2 chị em đã 20 tuổi mà cứ ngơ ngơ khờ khờ như trẻ nít.
Lúc đó đưa đi khám mới hay chính là di chứng của CĐDC từ bố. Và cả bố bây giờ cũng phát tác hậu quả đó: Da nổi từng đám đen, bại não, mắt mờ, tai điếc cộng thêm mảnh đạn còn găm trên đầu đau nhức mỗi khi trái gió trở trời, hơn 7 năm chỉ nằm một chỗ…
Đã vậy, người vợ và người mẹ tần tảo nuôi chồng và 2 con bệnh hoạn lại mắc bệnh mất sớm năm 1995 một phần cũng do không tiền chạy chữa bởi lương hưu giáo viên còm có là bao. Bà chạy chợ nuôi ăn cả nhà còn không đủû nữa lấy gì lo thuốc thang.
Bây giờ cả 3 cha con chỉ sống sót họa hoằn bữa đói bữa no nhờ lòng tốt của hàng xóm giúp đỡ. Còn việc làm thủ tục để xin hưởng trợ cấp nạn nhân CĐDC thì 4 lần đưa đơn vẫn còn phải chờ…cải cách hành chính chắc còn lâu!
214 - Ngô Thế Hùng
VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG BUSH
Việt kiều Mỹ sinh khoảng 1943 tại VN. Sống ở Mỹ (2008).
Năm mới 18 tuổi học sinh trường Nguyễn Bá Tòng ở Sài Gòn được bạn bè tôn xưng là “Vua xuống đường” luôn có mặt hàng đầu trong phong trào học sinh sinh viên biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm. Vào Đảng từ thời đó.
Sau đó bị bắt giam ở nhà tù Tân Hiệp (Đồng Nai), còn nhốt trong khu biệt giam có cái tên đẹp đẽ là “Trại Sám hối”. Trải qua nhiều cuộc tra tấn dữ dằn, 2 lần đưa xuống nhà xác vì tưởng đã chết, sau 3 năm bị bệnh nặng mới cho đi bệnh viện chữa rồi trả ra vì thất “hết xài” rồi.
Ra tù tiếp tục hoạt động cho đến ngày Giải phóng. Nhưng khi tranh đấu đã thắng lợi thì lại không tiếp tục được vì lý do hoàn cảnh riêng đành chấp nhận qua Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Tuy nhiên trên xứ người vất vả làm lụng nuôi con nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê nhà giải tỏa bằng làm thơ kể cả thơ tiếng Anh được độc giả hải ngoại biết tên. Và đã 2 lần viết thư gửi Tổng thống Mỹ lúc đó G. Bush (con) đề nghị bãi bỏ cấm vận VN đều được phúc đáp ghi nhận.
Sau khi về hưu thường xuyên vê thăm quê nhà và lần nào cũng không quên tìm đến “Trại Sám hối” ở nhà tù Tân Hiệp để nhớ lại một thời không thể quên. Nhưng đáng tiếc chỉ biết ngậm ngùi trước một di tích lịch sử đấu tranh cách mạng mà bây giờ chế độ mới lại… quên mất, mặc cho điêu tàn tan nát – như cảnh “Thăng Long thành hoài cổ” mà Bà huyện Thanh Quan đã mô tả - chuẩn bị xoá hết để bán đất cho doanh nghiệp!
215 - Ngô Thị Sâm
CÓ CON KHÔNG CHA
Nông dân sinh 1948 tại Bắc Giang. Sống ở Bắc Giang (2007).
Thanh niên xung phong thời chống Mỹ đến 1976 mới xuất ngũ về quê nương tựa bố mẹ.
Do đã lớn tuổi không lấy được chồng nên đành chấp nhận có con (bé gái) với một người đã có gia đình mong tạo niềm an ủi cuối đời. Nhưng sinh con xong bị không ít lời đàm tiếu chung quanh nên xin ra Đảng để tổ chức khỏi mang tiếng.
Rồi cả mẹ lẫn bố đều lần lượt qua đời đẩy vào cảnh một mình tự lập nuôi con mọn trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Vì thế quyết định xin ra khỏi hợp tác xã để làm nghề gánh đá mướn cực nhọc kiếm tiền nuôi con. Nhung con lại bệnh liên miên mà toàn bệnh nguy hiểm đậu mùa rồi hoại tử đường ruột.
Dù vậy vẫn nuôi con trưởng thành song đến khi đó con lớn lên lại đi lấy chồng xa nên bây giờ trở lại sống lủi thủi một mình khi tuổi già xế bóng.
216 - Ngô Tình
NGƯỜI ĐẠP XE ĐI TÌM THÔNG TIN LIỆT SĨ
Nông dân sinh 1937 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).
Năm 1977 nhân một chuyến vào rừng kiếm củi tình cờ phát hiện ra 2 ngôi mộ liệt sĩ có tên tuổi và địa chỉ liền gửi thư về quê cho thân nhân tìm đến đưa hài cốt về. Từ đó tự nhận làm nhiệm vụ ăn cơm nhà vác ngà voi của một người chuyên đi truy tầm thông tin về mộ liệt sĩ trong tỉnh để thông báo cho gia đình liệt sĩ ở ngoài Bắc xa xôi hồi mới Giải phóng chưa biết gì hết.
Tất cả hành trình gian khổ hơn 30 năm qua đó đều diễn ra trên một chiễc xe đạp cà tàng đưa ông lặn lội đi đến khắp gần hết 72 nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh – nhiều nhất nước – để ghi lại thông tin về liệt sĩ sau đó viết thư thông báo cho các gia đình liệt sĩ. Những mộ liệt sĩ nào còn nằm rải rác thì khi nắm được chi tiết cụ thể liền đến tận nơi vẽ sơ đồ báo cho cơ quan địa phương tổ chức quy tập về các NTLS, sau đó viết thư cho gia đình ở xa hay để đến thăm viếng hoặc xin di dời về quê.
Nhiều thân nhân nhận thư ông vào đến nơi còn được tiếp đãi như người quen lâu năm, có khi còn ăn ở tại nhà và gặp khó khăn là được chủ nhà vay mượn tứ tung để giúp đỡ thêm tiền tàu xe… Đến năm 2000 mới bắt đầu có chương trình thông tin về liệt sĩ trên Đài Tiếng nói VN, lúc đó mới phối hợp gửi danh sách mình tìm được lên nhờ đài phổ biến thuận tiện, rộng rãi hơn.
Đến nay sau 30 năm đã gửi thư – và gọi điện – thông báo như vậy đến gần 1.000 địa chỉ gia đình thân nhân liệt sĩ giúp hàng trăm gia đình tìm được dấu tích liệt sĩ để lại.
Để làm “việc nghĩa” này – như ông nói – mình và người con lớn phải nhận làm thêm bảo vệ cho 2 trường học để có thêm tiền… gửi thư và gọi điện báo cho thân nhân liệt sĩ. Còn “con ngựa sắt” cũ mèm vẫn không thay nổi xe khác, có khi đi xa đến NTLS huyện khác cách nhà cả 100km gặp trời mưa đường trơn trợt cả xe lẫn người lăn xuống hố gãy chân phải nằm viện suốt tuần. Về già đạp xe không nổi vẫn nhờ cháu chở đi cho được, mắt đã lòa không viết thư được thì đọc cho con viết báo tin giùm.
Vậy nhưng vẫn kiên trì nhất mực: “Đây là niềm vui lớn nhất đời tui. Có các anh hy sinh thì mình mới được sống hòa bình như hôm nay. Mỗi công việc của mình làm đem lại được niềm vui cho các gia đình liệt sĩ là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa lắm rồi.”
Nhưng oái oăm thay 2 người anh em ruột liệt sĩ của ông hy sinh năm 1969 thì cho đến nay hài cốt ông chẳng biết nằm nơi đâu!
217 - Nguyên Đạt
“ÔNG HỘT VỊT LỘN” THỔI SÁO
Việt kiều ở Mỹ sinh khoảng 1946 tại Huế. Sống ở Mỹ (2010).
Từ năm 1968 vào Tuy Hòa dạy học.
Sau 75 một thời gian, bị “bứng” khỏi nghề dạy đành chấp nhận xuống cấp làm nghề… bán hột vịt lộn ở ga, ngày ngày đạp chiếc xe đạp cà tàng chở thúng hột vịt lộn lên ga rao bán kiếm tiền nuôi con.
Và bên cạnh thúng hột vịt lộn còn thêm một vật bất ly thân nữa đeo theo là… cây sáo thổi vi vu. Bởi ông bán hột vịt lộn này còn là một nghệ sĩ thổi sáo tầm cỡ nhờ được ông nội truyền nghề từ nhỏ thời còn ở Huế, chiếc nôi của nghệ thuật cung đình. Không chỉ thổi sáo mà còn tự chế tác ra sáo ưng ý để trình diễn.
Từ đó trở thành chuyên gia thổi sáo không thể thay thế trong đêm thơ hàng năm vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) dưới chân tháp Nhạn trên núi Nhạn được giới văn nghệ sĩ Phú Yên khởi xướng đầu tiên năm cách đây 30 năm (đến năm 2003 Hội Nhà văn VN mới nhân rộng truyền thống đó thành Ngày Thơ VN toàn quốc). Tính ra ông cùng cây sáo – nhạc cụ không thể thiếu đối với nghệ thuật diễn ngâm thơ - đã 28 năm góp mặt trong những đêm thơ đó sau khi trở về từ những… cuốc xe bán hột vịt lộn!
Ngoài ra còn đi tìm những giọng đọc và ngâm thơ để cùng tham gia, lập thành cả một nhóm trình diễn thơ ở địa phương.
Năm 2006 theo con qua định cư ở Mỹ nhưng cứ vào dịp Đêm thơ núi Nhạn hàng năm đến hẹn lại lên trở về Tuy Hòa với màn “sáo ca” quen thuộc mà tay nghề cùng với mái tóc bạc dần theo năm tháng ngày càng lão luyện: “Mình muốn làm người tình chung thủy của đêm thơ núi Nhạn dẫu có ở góc bể chân trời nào.”
218 - Nguyễn Bích Ngọc
“NỮ HOÀNG GIẤY VỤN” PHỐ BOLSA
Lao động nghèo ở Mỹ sinh khoảng 1938 tại VN – Mất 2008 ở Mỹ (70 tuổi).
Qua Mỹ sau 75 từ hàng chục năm sống bằng nghề gom giấy vụn quanh quẩn trên khu phố Bolsa – khu phố chính ở khu Little Saigon nổi tiếng trung tâm nguời Việt ở bang California - đem bán để nuôi con thành đạt nên người.
Hàng ngày thường đẩy xe đi nhặt giấy vụn, carton trong khu này rồi đưa về chất lên chiếc xe tải nhỏ của mình, vài ngày thì thuê tài xế lái xe chở mình đi bán lại một lần. Tối lại về chỗ cũ đậu xe rồi đi kiếm chỗ ngủ lang thang vạ vật đầu đường xó chợ, trong trạm bưu điện hoặc trạm metro, người ngợm nhìn bề ngoài luôn rách rưới nghèo khổ.
Cứ thế nuôi nấng con cái lớn lên có công ăn việc làm đàng hoàng (còn khoe cho con tiền mua nhà nữa), thậm chí có con còn làm ăn khá giả nữa thỉnh thoảng lái cả xe Mercedes ghé ngang chỗ bà đậu xe tải. Tuy nhiên dù bà đã lớn tuổi vẫn chẳng thấy con cái khuyên bà nghỉ việc để đưa bà về nhà chăm sóc mà vẫn bỏ mặc bà tự lo thân già.
Đến một ngày đầu năm 2008 người ta phát hiện bà… ngồi chết trên ghế xe đằng trước đã 2 ngày rồi mà con cái chẳng hề hay biết gì!
219 - Nguyễn Chánh Tín
DÂN NGỤY ĐÓNG VAI ĐIỆP VIÊN CÁCH MẠNG
Diễn viên điện ảnh sinh 1952 tại miền Nam. Sống ở TPPHCM (2010).
Trước 75 là ca sĩ, diễn viên trẻ, đẹp trai đang lên cùng thời Tuấn Ngọc, Elvis Phương. Sau 75 rơi vào tình cảnh bị “kỳ thị”, thất nghiệp nên chỉ còn con đường vượt biên và… bị bắt!
Chẳng hiểu do một cơ duyên nào mà lại bất ngờ được Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TPHCM lúc đó vào tận trại giam… bảo lãnh cho về (có thể có quan hệ bà con, quen biết?). Rồi đưa đến giới thiệu với ông Trần Bạch Đằng thời đó là một quan chức cao cấp ngành tư tưởng – văn hóa cũng là tác giải bộ truyện “Ván bài lật ngữa” viết về điệp viên có thật là cố đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo do Cách mạng gài vào chế độ cũ nay được tiểu thuyết hóa thành nhân vật Nguyễn Thành Luân. Và được ông này nhanh chóng quyết định chọn đóng vai Nguyễn Thành Luân trong bộ phim cùng tên!
Một chọn lựa hoàn toàn không ai ngờ mà lẽ ra ban đầu phải dành cho một cán bộ cộng sản chính cống là cố họa sĩ Ớt (tức nhà văn Huỳnh Bá Thành sau này là tổng biên tập báo Công an TPHCM) song sau đó gặp trục trặc. Cũng như đạo diễn Lê Hoàng Hoa được chọn thực hiện bộ phim cũng là một đạo diễn “cũ”!
Phần nào có lẽ nhờ vậy mà bộ phim thành công ngoài dự kiến đồng thời “đã níu chân tôi ở lại quê hương”. Để đến nay tiếp tục theo đuổi nghiệp điện ảnh, lập hãng phim riêng làm phim theo hướng dòng phim giải trí, thị trường.
220 - Nguyễn Chí Lương
NGƯỜI NHẮN TIN TÌM TRẺ LẠC
Công nhân nghỉ hưu non sinh khoảng 1952. Sống ở Hà Nội (2004).
Nguyên là đặc công hải quân chiến đấu ở Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, năm 1977 xuất ngũ về làm công nhân cảng.
Năm 1984 lấy vợ sinh được một con gái. Nhưng cháu lên một tuổi thì phát hiện bị nhiễm CĐDC luôn trở chứng bất bình thường quậy phá suốt ngày khiến bố phải xin nghỉ hưu non ở nhà trông chừng con.
Nhưng cháu gái có tật thường xuyên bỏ nhà đi lang thang ở đâu không biết, có khi đi biệt cả tuần, mỗi lần như vậy phải nhờ cả xóm đi tìm. Rồi nhờ nhắn tin tìm con trên Đài THVN cả trăm lần tới mức nhân viên đài thấy mặt anh là biết ngay cần làm gì giúp anh!
Rồi điều không may xảy ra khi trong một lần bỏ đi cả nửa tháng trời, cô bé đã bị kẻ khác xâm hại khi mới chỉ 14 tuổi. Vì vậy sau đó tìm cách gửi cháu vào Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Ba Vì song cuối cùng đành phải đón về lại vì thương con sống lạc lõng xa bố mẹ không nỡ…
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN ( KỲ 20)
Người đăng:: Phong - Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi
201 - Bùi Kiến Thành
“KẺ SĨ” THIÊN CHÚA GIÁO
Doanh nhân sinh 1932 tại miền Trung. Sống ở TP.HCM (2010).
Là giáo sinh đạo Thiên Chúa nên được đào tạo cho tương lai đưa đi du học Mỹ rất sớm từ cuối thập niên 40 nhưng sau đó bỏ ra ngoài sống đời bình thường. Nhưng cũng nhờ đó ngay trên đất Mỹ đã quen biết với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm sau này.
Vì thế sau khi tốt nghiệp trở thành người VN đầu tiên được Mỹ đào tạo làm chuyên gia tài chính, năm 1954 được TT Diệm mời về làm trưởng phòng ở Ngân hàng Quốc gia rồi sau đó cử làm đại diện NHQG tại Mỹ lúc mới 24 tuổi, đại diện trẻ tuổi nhất trong hơn 60 đại diện các ngân hàng nước ngoài tại đây.
Đến năm 1963 TT Diệm bị đảo chánh sát hại nên cũng lãnh vạ lây bị phe đảo chánh bắt giam 15 tháng, tịch thu toàn bộ tài sản. Được thả ra mới tìm cách một mình trốn xuống tàu qua Pháp. Một năm sau mới tìm cách đưa vợ con đi đường bộ Campuchia qua Pháp. Từ đó phát huy tài năng trở thành chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, kinh doanh thành đạt từ Pháp sau chuyển qua Mỹ.
Nhưng vẫn nặng lòng với quê hương đất nước nên sau 75 đã tính chuyện về nước đóng góp song thời thế lúc đó chưa cho phép.
Mãi đến cuối thập niên 80 khi VN bắt đầu tiến hành Đổi mới mới có dịp tiếp cận đóng góp ý kiến về việc tái thiết xây dựng kinh tế đất nước. Năm 1991 quyết định từ bỏ tất cả – cả gia đình lẫn tài sản, sự nghịêp ở Mỹ – để trở về nước luôn nhận vai trò cố vấn cho VN về các vấn đề kinh tế, luật pháp quốc tế, đàm phán các vấn đề nhân đạo với chính phủ Mỹ… Chính là người đã đưa Tâp đoàn Bảo hiểm AIG nhà đầu tư Mỹ đầu tiên vào VN năm 1993 xây dựng khu công nghiệp Đình Vũ ở Hải Phòng, sau đó năm 2005 đã góp công sức lớn thực hiện dự án phát triển Vịnh Vân Phong ở Nha Trang.
Tất cả đều vì một mục đích chung với người cộng sản: “Không có chế độ nào được xây dựng trên một nền tảng dân chúng nghèo nàn và lạc hậu mà lại có thể đứng vững.” Và vì món nợ với quê hương: “Ơn sâu với đồng bào, dân tộc đã thôi thúc tôi. Về VN là hạnh phúc vô bờ của tôi và tôi cống hiến cho nước nhà như một lẽ hết sức tự nhiên của một con dân nước Việt, là đạo trung hiếu tiết nghĩa xưa nay, là bổn phận muôn đời của kẻ sĩ.”
Kỳ lạ sự kết hợp đạo đức Khổng giáo với mục tiêu Cộng sản trong một con người suýt mang áo linh mục đã vượt lên trên những ranh giới chính trị nhất thời: “Tôi không vận động, kêu gọi ai ủng hộ mình cả… Tôi hiểu không nên thuyết phục người ta làm chi. Chủ nghĩa, học thuyết, chính kiến phận ai nấy giữ thôi, không có cách nào nói được. Nên về phần mình tôi chỉ nghĩ dân giàu thì nước mới mạnh, ai nhất trí như vậy thì chúng ta cùng hợp tác…”
202 - Bùi Thị Hiền
VỢ LIỆT SĨ… TRINH NỮ
Nông dân sinh 1942 tại Hoà Bình. Sống ở Hòa Bình (2010).
Năm 1961 lúc 19 tuổi làm lễ cưới chồng theo phong tục Mường (cả hai đều dân tộc Mường, cùng họ Bùi) cho phép chú rể do mới vào bộ đội đang thời kỳ huấn luyện nên… vắng mặt (nhờ người cháu họ… đóng thế vai chú rể khi cử hành nghi lễ), đợi chú rể thật nghỉ phép về động phòng hoa chúc sau.
Nhưng sau đó chú rể bị bệnh rồi vừa khỏi bệnh lại được lệnh phải lên đường cấp tốc hành quân vào Quảng Bình chiến đấu chống Mỹ nên rốt cuộc đôi vợ chồng son vẫn chưa động phòng. Dù vậy cô dâu vẫn về nhà chồng lo phụng dưỡng mẹ già và nuôi 3 em chồng.
Thế rồi chưa đầy một năm sau thì được đồng đội viết thư về báo chồng đã hy sinh nhưng vẫn không tin, vẫn tiếp tục cáng đáng cả nhà chồng với nỗi mong ngóng thấp thỏm hy vọng chồng còn sống trở về. Mãi đến năm 1970 mới có thông báo chính thức chồng liệt sĩ.
Làm lễ truy điệu chồng xong lại tiếp tục làm nhiệm vụ con dâu và chị dâu vợ liệt sĩ “chưa động phòng” lo cho 3 em chồng nên người. Bà mẹ chồng thương quá mới tìm cách… gả chồng cho con dâu, năn nỉ con dâu chịu lấy chồng khác để đỡ thiệt thòi phận đời con gái có chồng mà cũng như không! Bà mẹ phải đứng ra nhận “Tội đâu mẹ chịu” mới thuyết phục được con dâu làm lại cuộc đời với một đồng đội cũ của chồng.
Lấy chồng mới nhưng vẫn không quên gia đình chồng cũ nên đôi vợ chồng mới vẫn ở lại với mẹ chồng cũ tiếp tục chăm sóc bà. Đứa con đầu lòng ra đời dưới mái ấm căn nhà chan hòa nghĩa tình mẹ già, vợ chồng, đồng đội cưu mang đó được đặt tên là Bùi Tình Nghĩa.
203 - Cam Thị Cúc
2 VỢ CHỒNG 1 CON MẮT
Thương binh sinh tại miền Nam. Sống ở Trà Vinh (2000).
Nữ du kích chiến đấu trên chiến trường Trà Cú (Trà Vinh) năm 1974 một mắt bị trúng đạn mù vĩnh viễn còn kéo theo liệt một tay và một chân, trong đầu còn ghim một mảnh đạn.
Sau 75 vào viện an dưỡng ở Trà Vinh gặp thương binh Lê Văn Lục mù 2 mắt do đánh trận ở Bến Tre bị trúng nguyên một trái đạn M79 vào mặt phá nát toàn bộ gương mặt biến thành dị dạn khủng khiếp khiến người khác không dám nhìn. Vì vậy khi có người lạ anh thường phải lấy miếng vải trắng… che ngang mặt!
Vậy mà 2 con người thương tích đầy mình đó gần như cùng chung số phận mất ánh sáng cuộc đời lại tìm đến với nhau với một đám cưới “không giống ai” năm 1979. Bởi như chị tâm sự: “Thực lòng mà nói chúng tôi nên vợ nên chồng chỉ vì một lý do muốn dựa vào nhau với tất cả những gì còn lại trên hình hài mình để ráng đi hết cuộc đời. Những số phận cùng hoàn cảnh bao giờ cũng dễ đồng cảm với nhau.”
Thế rồi với lương thương binh 2 người cộng lại được mỗi tháng 869.000 đồng đã dựng một ngôi nhà lá giữa đồng để chồng cuốc đất trồng rau kiếm sống, vợ cắt rau bó ra chợ bán được đồng nào quý đồng đó. Phân công làm vườn cho chồng cuốc đất và gánh nước, còn vợ thì tưới cây kiêm nhiệm vụ… dắt chồng đi nhờ còn được một con mắt. Chồng gánh 2 thùng nước thì vợ di trước cầm đầu đòn gánh dẫn đường, thế mà rất “ăn ý” đi qua đồi cát hay trên bờ đê gập ghềnh không hề một lần vấp ngã.
Nhưng chồng mù nên cuốc đất theo kiểu… cuốc mò được đâu hay đấy, có lúc cứ đứng một chỗ cuốc hoài mà không biết, muốn di chuyển về phía nào thì mường tượng đi theo hướng gió. Có lần ở nhà vừa giữ con nhỏ vừa cuốc đất làm nền nhà đã lỡ tay cuốc… nhầm vào cháu bé bò ra chơi lúc nào không biết, may mà kêu gào hàng xóm qua đưa đi bệnh viện cứu kịp thoát chết! Lại thương vợ sáng phải tưới cây cực nhọc nên đang đêm “trốn” ra vườn một mình gánh nước tưới cây thì có cây tưới tràn ra có cây chẳng được giọt nước nào!
Sinh được 3 con cả ba đều chết trước khi biết đi vì nhiễm CĐDC. Đến sinh lần cuối năm 1982 được cháu trai may mắn lớn lên vẫn khoẻ mạnh bình thường chính là cháu bị bố… cuốc nhầm!
Đến năm 1997 thì anh qua đời vì không còn chịu nổi bao thứ bệnh âm ỉ lâu nay. Còn lại một mình chị vẫn cố gắng lụi hụi trồng vườn táo 200 cây để nuôi con lớn khôn tuy càng ngày bệnh tật càng kéo đến từ mảnh đạn còn nằm trong đầu mà bác sĩ đã cảnh báo “có thể chết bất kỳ lúc nào”!
Tuy vậy không bao giờ đòi hỏi gì với Nhà nước, đến năm 1996 huyện mới xây cho một căn nhà tình nghĩa 12 triệu đồng.
204 - Cáp Thị Hồng
ĐỨA CON MANG TÊN MIỀN BẮC
Nông dân sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Năm 1972 là nữ du kích tham gia trận chiến 72 ngày đêm tử thủ Thành cổ Quảng Trị qua đó gặp được người thương là bộ đội quê miền Bắc, kết quả để lại mầm mống một đứa con mà trong những ngày máu lửa dữ dội cả 2 đều không biết. Thế rồi trong một trận đánh khốc liệt cả 2 mất tích nhau, tuy cuối cùng đều may mắn sống sót song người này cứ nghĩ người kia đã hy sinh!
Anh bộ đội bị trọng thương được đưa về miền Bắc cứu chữa,còn cô du kích vẫn ở lại bám trụ vùng đất lửa Hải Lăng. Sau đó đứa con trai ra đời kết tinh của một mối tình thời chiến ngắn ngủi mà ấn tượng mãi mãi không quên được đặt tên là Bắc để tưởng nhớ người cha sinh trưởng ở miền Bắc. Từ đó ở vậy một mình nuôi con không cha bất chấp ai đó nói ra nói vào.
Sau 75 từ hai miền cách xa diệu vợi cả 2 đều đi tìm… mộ của nhau vì không tin tức ngỡ đã chết rồi. Nhưng cả mộ cũng không tìm thấy, đương nhiên vì họ vẫn còn sống mà không biết! Riêng người cựu nữ du kích thỉnh thoảng vẫn đến Đài Tưởng niệm Thành cổ thắp hương tưởng nhớ người xưa.
Không ngờ như một “phép lạ” khó tin chính dưới chân Đài Tưởng niệm đó năm 2007 đã “mai mối” cho cuộc hội ngộ trùng phùng tình cờ giữa 2 người cựu chiến binh tóc đã bạc trắng nhân một chuyến về thăm chiến trường xưa sau 39 năm lạc mất nhau mà cứ tưởng đã là kẻ cõi âm người dương gian rồi. Khi đó “đứa con miền Bắc” năm nào giờ đã có thêm “đứa cháu miền Trung” cho ông nội lần đầu biết mặt.
205 - Đào Minh Vân
MINH OAN CHO CHA
Nữ doanh nhân sinh 1947 tại Thái Nguyên. Sống ở TP.HCM (2010).
Mới 6 tháng tuổi thì mẹ chết vì bệnh sốt rét ác tính trên chiến khu Việt Bắc rồi chỉ 3 ngày sau cha nhận nhiệm vụ “hoạt động đặc biệt” lên đường vào chiến trường miền Nam để lại đàn con thơ dại ở hậu phương miền Bắc.
Cha đi chiến đấu thỉnh thoảng mới có thư gửi về động viên con cái chăm lo học hành chứ không nói rõ mình đang làm gì, ở đâu. Thế rồi đến cuối năm 1969 nhận tin cha hy sinh và mãi đến năm 1971 mới nhận được lá thư cuối cùng cha gửi về. Tuy nhiên vẫn không biết được chi tiết cụ thể cha đã chiến đấu và bỏ mình như thế nào kể cả từ các cơ quan, đơn vị liên hệ.
Vì thế sau 75 đau đáu nhớ thương cha – “người cha không nhớ nổi gương mặt” – đã cùng con gái bỏ nhà ở Hà Nội vào TP.HCM dạy học để có điều kiện truy tìm tin tức cha. Nhất là sau khi nghe tin đau lòng có người nói ông đã “chiêu hồi” chế độ cũ!
Ròng rã hơn 30 năm đã một mình làm công việc đó qua tìm gặp hơn 400 đồng đội cũ của ông khắp nơi cũng như tìm kiếm hàng trăm tài liệu có liên quan đến ông kể cả qua tới thư viện đại học ở Mỹ. Kết quả đã xác minh được cha mình tên thật Đào Phúc Lộc chính là tướng Hoàng Minh Đạo người được xem sáng lập ra ngành tình báo quân đội cách mạng đã bị địch phục kích bỏ mình trên sông vàm Cỏ Đông thuộc Tây Ninh năm 1969. Bởi ông hoạt động trong ngành này nên mọi hành tung, thông tin về ông đều được giữ bí mật ngay cả ở miền Bắc lẫn miền Nam, từ đó mới che giấu thông tin về ông đối với cả người thân đồng thời gây ra thông tin sai lạc về ông.
Giống như những gì bà phát hiện và viết thành bộ sách 3 cuốn về cuộc đời cống hiến của ông (dựa vào đó một bộ phim tài liệu truyền hình đã được thực hiện), sau đó Nhà nước đã chính thức công nhận công lao to lớn của ông.
Nghĩa vụ một người con hoàn thành nhưng qua đó bản thân còn rút ra được một bài học nhân sinh sâu sắc và cao cả: “Tôi đã mất mát rất nhiều từ các cuộc chiến. Cuộc chiến chống Pháp lấy mất đi của tôi người mẹ, kháng chiến chống Mỹ thì bốn chị em tôi mất người cha. Thật sự lúc đầu tôi nghĩ nếu tôi biết người lính nào đã sát hại cha tôi tôi sẽ trả thù… Nhưng dần thì tôi cũng bình tâm lại và hiểu rằng đó là chiến tranh và ai ở 2 phía đều có những mất mát đau thương… Tôi đã 4 lần đến thăm Bức tường Tưởng niệm chiến tranh VN ở Washington với những câu hỏi tự đặt ra về những cái chết sao vô lý như vậy…”
206 - Ngọc Thứ Lang
NGÀY TÀN CỦA “BỐ GIÀ”
Dịch giả tên thật Nguyễn Ngọc Tú sinh 1930 tại miền Bắc – Mất 1979 ở Phú Khánh (49 tuổi).
Trước 75 thời trai trẻ từng là một tay chơi cờ bạc công tử giang hồ thứ thiệt ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau do vướng vào một cuộc tình bi thảm (người yêu tự tử chết) nên rơi vào khủng hoảng tinh thần phải tìm quên nhờ nàng tiên nâu thuốc phiện.
Nhưng cũng chính từ kinh nghiệm một thời từng trải trong giới xã hội đen chế độ cũ nên đã dịch tác phẩm “Bố già” (“Godfather”, có chuyển thành phim nhựa) của nhà văn Mỹ gốc Ý lừng danh Mario Puzo viết về bọn mafia Ý quá đạt với toàn ngôn ngữ đúng điệu dân anh chị. Tác phẩm in năm 1971 từ đó nổi tiếng với thêm vài tác phẩm dịch khác cùng đề tài mafia của cùng tác giả Mỹ này. Tất cả những dịch phẩm đó đều được thực hiện… bên bàn đèn!
Sau 75 vẫn sống đời độc thân lang thang đói nghèo (thất nghiệp) lại nghiện hút quá nặng khiến bị bắt đi cai nghiện nhiều lần. Cuối cùng chết trong trại cai nghiện, đúng 10 năm trước khi cuốn “Bố già” của mình được chính thức tái bản tại TP.HCM mà cả bây giờ ai cũng công nhận không người nào dịch hay hơn anh!
207 - Ngô Chính
BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT
Nữ thường dân Việt kiều Canada sinh 1968 tại VN. Sống ở Canada (2007).
Định cư tại Canada, đầøu năm 2007 đang sống ở Canada được biết mình mắc bệnh nan y (bệnh não) nên cùng chồng và 3 con nhỏ trở về nước thăm gia đình bà con lần cuối.
Không ngờ về đến quê nhà thì trở bệnh nặng rơi vào hôn mê, toàn thân tê liệt phải thở máy. Sau nhiều tháng trời chạy chữa tại VN không đi tới đâu, chi phí bệnh viện lên cao tới mức chồng không trả nổi. Thế nên ông chồng đành phải chọn biện pháp gửi bà ở lại bệnh viện cho người thân chăm sóc để mang con qua lại Canada mở cuộc vận động kêu gọi thân bằng quyến hữu góp tiền trả viện phí đồng thời đưa bà trở lại nhà mình ở Canada để nói lời vĩnh biệt. Đồng thời chuẩn bị chôn cất bà tại đây để cho con cái gần gũi hương khói.
Kết quả là đã gom góp được 60.000 USD trong vòng 10 ngày đủ để thuê cả một chuyên cơ y tế đưa bà về Canada kèm theo đầy đủ phương tiện phục vụ bệnh nhân gồm giường bệnh, cáng bệnh, ống thở, ống truyền dịch, dụng cụ làm vệ sinh…
208 - Ngô Công Đức
“HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ LỊCH SỬ” CÙNG BÁO TIN SÁNG
Nhà báo sinh 1936 tại Vĩnh Bình (Trà Vinh) – Mất 2007 (72 tuổi).
Nguyên nhà báo dân biểu đối lập trong nhóm trí thức và nhà hoạt động xã hội Thiên Chúa giáo Nam bộ thuộc “Lực lượng thứ ba” – giữ lập trường “trung lập” kêu gọi hoà bình, chống chế độ Thiệu - Kỳ nhưng không theo Cộng sản - nên sau một chuyến đi Pháp năm 1971 đã bị chế độ cũ cấm về nước. Nhưng ở nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động chống đối như thời ở trong nước kể cả ra báo hải ngoại. Từ đó được xem là có khuynh hướng thiên tả, gần gũi Cách mạng.
Sau 75 về nước ngay với nguyện vọng đóng góp xây dựng đất nước độc lập thống nhất và hòa giải dân tộc. Nhanh chóng được chế độ mới tin tưởng cử làm người đứng đầu tập hợp lực lượng trí thức văn nhân, nhà hoạt động xã hội không cộng sản ở đô thị nhưng có tư tưởng tiến bộ – “trí thức tại chỗ” - làm quen với Cách mạng. Xem như một cây cầu nối giữa quần chúng thành thị với chế độ mới để thu hút nhân tài, thu phục nhân tâm những ai chưa có cơ hội “giác ngộ cách mạng”. Nhật báo Tin Sáng - nối tiếp bộ cũ do chính mình sáng lập và điều hành từ năm 1968 (có viết mục tiểu phẩm ký tên chung Tư Trời Biển chuyên “đánh” chế độ Thiệu – Kỳ rất được độc giả hoan nghinh) đến 1972 bị chế độ cũ đóng cửa – được phép tái bản ở TP.HCM ngay tháng 8.1975.
Đây là tờ báo “tư nhân” duy nhất cả nước quy tụ hầu hết nhân vật tiếng tăm trong “Lực lượng thứ ba” trước đây tham gia như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Binh, Hồ Ngọc Cứ, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba, Châu Tâm Luân, Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu, Cao Thanh Tùng và cả Nguyễn Xuân Oánh cựu Phó Thủ tướng thời trước. Báo được người đọc miền Nam nồng nhiệt đón nhận vì thấy lại phong cách báo thời cũ khác hẳn báo Cách mạng mà họ không quen do cách viết, cách tuyên truyền, cách tổ chức chuyên mục và chuyên đề, cách trình bày phong phú đa dạng, uyển chuyển linh hoạt, nhẹ nhàng hơn chứ không nặng chính trị khô khan. Đặc biệt dưới sự điều hành của nhà báo thể thao kiêm thư ký tòa soạn Chánh Trinh (Lý Quý Chung), báo có chuyên trang thể thao hấp dẫn mà báo Cách mạng và cả báo miền Bắc lúc đó hoàn toàn chưa có…
Công việc đang có vẻ thuận buồm xuôi gió thì đùng một cái đến năm 1981 xảy ra… mâu thuẫn nội bộ trong báo chia làm 2 phe “đánh” nhau về lập trường quan điểm, một bên là nhóm Lý Quý Chung “thân chính quyền” nhắm “đảo chính” chủ báo và nhóm Dương Văn Ba muốn giữ vị thế độc lập với chính quyền. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu đôi bên hòa giải nhưng kết quả không bên nào chịu bên nào nên cuối cùng báo được lệnh… giải thể với thông báo chính thức “đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử”! Một nhiệm vụ “lót đường” cho Cách mạng đi tới!
Rõ ràng một lần nữa căn bệnh kinh niên mất đoàn kết nội bộ đã lập lại đẩy Tin Sáng đi đến kết thúc sự nghiệp mà lẽ ra nếu khôn khéo đã có thể kéo dài. Nếu kéo dài nó sẽ giúp ngăn chặn phần nào hiện tượng vượt biên bùng nổ sau đó làm chảy máu chất xám đáng tiếc.
Nhưng ngoài lý do chủ quan kể trên, còn một số lý do khách quan khác mà trước hết là cuộc đấu tranh đường lối trong nội bộ Đảng chuyển qua cứng rắn tả khuynh hơn do ảnh hưởng biến động ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Từ đó trong dư lụân và đặc biệt trên Tin Sáng đã xuất hiện một số bài báo bị xem là có “mùi xét lại” dù chỉ mới trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, dù báo có một “biên ủy tối cao” do Thành ủy cử đến buổi tối xét duyệt bài vào giờ chót trước khi báo in ra và dù tác giả bài báo có cả ông Trần Bạch Đằng từng giữ cương vị tuyên giáo cao trong Đảng (bài về vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Nguyễn Đình Thi mới công diễn ở Hà Nội thì bị ngưng)…Ông chủ báo và đa phần thành viên chủ chốt trong báo đều là người Công giáo càng bị nghi ngờ đi theo đường hướng đấu tranh chống Cộng của Giáo hội Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan lúc đó. Ai biết được Tin Sáng rồi có trở thành một “hội chứng” Nhân văn Giai phẩm như ở miền Bắc sau 1954 hay không?
Cho nên vụ lục đục nội bộ trong báo khiến “tự thua” trên sân nhà quả là một dịp thuận lợi, một cái cớ “trời cho” để chính quyền làm chuyện một công đôi việc gỡ được mối lo hậu họa “bất chiến tự nhiên thành”!
Về phần ông chủ báo sau đó rút về làm nghề cũ kinh doanh, sản xuất sơn mài rồi phát triển qua các ngành khác nói chung thành công (còn góp phần thành lập ngân hàng ngoài quốc doanh đầu tiên VPB). Gần như tuyệt đối không xuất hiện trên sân khấu chính trị nhưng vẫn chấp nhận ở lại không bỏ đi “tái” lưu vong như nhiều bạn bè đồng nghiệp khác (Châu Tâm Luân, Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu…).
Sự im lặng “ở ẩn” ở đây cũng như nhiều người cùng chí hướng ngày xưa như Nguyễn Xuân Óanh, Lý Chánh Trung tự biết hoài bão và thực tế không bao giờ trùng khớp nhau, bánh xe lịch sử khắc nghiệt như thế nào mà trên đó mỗi người dù có công lao đến đâu, thành tích lớn thế nào cũng chỉ là một “hạt cát” cá nhân với phần đóng góp càng vô cùng nhỏ bé. Nỗi cay đắng trước thời cuộc, thế sự không như ý muốn - thậm chí còn ngược lại – cũng khó nói lên vì lòng tự trọng không cho phép mình phản bội lý tưởng đã chọn lựa từ đầu và sự sáng suốt buộc phải chấp nhận đường đi của lịch sử không thể khác hơn. Tâm sự chung của một lớp người trí thức cũ ở lại phấn đấu với quê hương “giận thì giận mà thương thì thương”!
Cả đến cuối đời dường như vẫn còn ấp ủ mơ ước quay lại nghề báo nhưng đã muộn, thời cơ qua rồi mà tuổi tác và sức khỏe không cho phép nữa. Chỉ có mong muốn giúp quê nhà thì năm 2008 đã được gia đình thực hiện là lập Quỹ Học bổng Ngô Công Đức mỗi năm trao cho học sinh sinh viên nghèo Trà Vinh.
209 - Ngô Hoàng Đợt
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 8
Nông dân sinh 1952 tại Cà Mau. Sống ở Long An (2008).
Mới 14 tuổi đã vào du kích ở Cà Mau năm 1966 nhưng chưa tới một năm sau bị bắt trải qua nhiều nhà tù Cà Mau, Bạc Liêu và cuối cùng đưa ra giam ở đảo Phú Quốc.
Mãi đến năm 1974 được trao trả tù binh tại Tây Ninh nhưng do hậu quả bị tra tấn nên đã mất trí nhớ, lúc bị bắt còn nhỏ không còn giữ giấy tờ tùy thân nên không biết sẽ lưu lạc về đâu. May thay được một người bạn tù lớn tuổi từng kết nghĩa trong tù thương tình dẫn về quê mình ở Long An nuôi dưỡng rồi gã cháu gái làm vợ. Hai vợ chồng sống cảnh nông dân nghèo song hòa thuận, êm ấm sinh được 5 con
Trong lúc đó gia đình ở Cà Mâu mất liên lạc cả chục năm, sau ngày Giải phóng vẫn không thấy về rồi lại chính thức nhận được giấy báo tử kèm bằng Tổ quốc ghi công. Cha buồn qua đời, còn lại mẹ và các em đành lập bàn thờ “vọng” lấy ngày nhận giấy báo tử làm ngày liệt sĩ hy sinh.
Tuy nhiên liệt sĩ “chưa chết” đó có lúc tỉnh trí vẫn nhớ lại man mác gốc gác mình nên năm 1982 và 1991 đã 2 lần một mình tìm về Cà Mau lần dò dấu tích gia đình cũ. Nhưng cả 2 lần nửa chừng đều phải quay về do bệnh tái phát mà tiền bạc dằn lưng cũng cạn hết rồi.
Rút kinh nghiệm năm 2008 đi một chuyến nữa lần này có con trai và người em vợ “hộ tống” may mắn đạt kết quả tìm được mẹ già và các em sau 41 năm biệt vô tông tích. Người em gái khi đó hoảng hồn cứ chăm chăm xem anh mình có… đi hỏng đất không (ma)!
Tự tay mình dọn dẹp… bàn thờ mình xuống, chỉ giữ lại tấm bằng Tổ quốc ghi công làm… kỷ niệm. Bà mẹ thì nửa khóc nửa cười mừng vì tự dưng lại có thêm 5 cháu nội.
210 - Ngô Phan Lưu
TỪ SĨ QUAN NGỤY THÀNH NHÀ VĂN NÔNG DÂN THỨ THIỆT
Nông dân sinh 1946 tại Phú Yên. Sống ở Tuy Hòa (2010).
Đang học ĐH Văn khoa Sài Gòn ngành Triết thì bị chế độ cũ gọi đi lính trường Bộ binh Thủ Đức… Nhờ đó sau 75 chỉ bị cải tạo “nhẹ” do hàm chuẩn uý mới ra trường.
Sau đó chỉ còn lối thoát dung thân né tránh thế sự đơn giản nhất để không bị chế độ mới săm soi nghi ngờ là chấp nhận về quê cũ Phú Yên (xã Hòa Mỹ Đông)… làm ruộng!
Làm ruộng tay lấm chân bùn thực sự mới mong có cái mà ăn để tồn tại. May nhờ có học hành nên biết học nghề nhanh, rút kinh nghiệm giỏi và lại biết áp dụng kiến thức khoa học vào nghề nông nên làm ăn tốt. Là một “lão nông” chính hiệu tay cày tay cuốc nhưng tối về nhà một tay vẫn cầm sách (đọc cả sách Tây nữa chứ) nên được bà con làng xóm tôn là nhà “học giả đồng quê” với cả một câu vè tự hào: “Hòa Mỹ có ông Ba Lưu/ Chuyên đời làm ruộng lại liều viết văn”!
Đến thời Đổi mới dễ thở hơn mới nhớ về giấc mộng thời trai trẻ học Văn khoa là muốn bước chân vào con đường sáng tạo văn học. Từ đó bắt đầu năm 1995 tranh thủ thời gian nông nhàn tập tành viết lách, ban đầu làm thơ, viết bài đọc sách, phiếm luận văn hóa rồi chuyển qua viết truyện gửi đăng báo.
Được báo hoan nghinh nhờ chất độc đáo riêng - chan hòa nửa nông dân nửa triết gia! – nên khi được đăng rồi ngày càng viết nhiều hơn theo tính thực tế của một nhà nông chính hiệu cầøn cù ăn chắc mặc bền: “Nghề văn khá mong manh trong chuyện kiếm cơm, phải viết nhiều mới đủ cơm ăn chứ! Viết văn cũng như làm ruộng, trước hết phải siêng năng. Tui có thế mạnh chuyện này vì là dân làm ruộng mà!”
Kết quả thành công không mơ thấy nổi: 1997 in tập thơ “Bếp lửa chiều đông”, 2004 là tập truyện ngắn “Người không giăng câu Kiều” và hoành tráng nhất là năm 2007 với 2 truyện ngắn đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn VN, giải thưởng văn chương danh giá nhất.
Bây giờ thì nhà văn lão nông đã có thể giảm tay cày để tập trung hơn vào việc viết lách nhưng nội dung vẫn là từ vốn sống đời nhà nông mà mình đã thuộc nằm lòng cộng với tầm nhìn của một trí thức Tây học lỡ làng để từ đó nhìn ra mảng đề tài độc đáo “dự báo về những tan rã giá trị ở nông thôn thời nay”.
Bên cạnh đó những tri thức triết học từng làm quen một thời cũng góp phần làm nên chiều sâu của tác phẩm khi hòa quyện vào đó là mối quan tâm về chủ đề cái Ác hiện diện trong con người và đời sống: “Viết cái Ác là một vấn đề cực kỳ gay go. Cái Ác mình phải dũng cảm đối mặt để qua đó phát huy cái Thiện. Viết như vậy nặng đấy, u ám nhiều đấy nhưng ca ngợi tôi viết không được, trốn tránh cái Ác tôi viết không có chiều sâu. Tất nhiên cái Ác ở đây viết trên nền tảng cái Thiện, lòng Thiện...”
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi
201 - Bùi Kiến Thành
“KẺ SĨ” THIÊN CHÚA GIÁO
Doanh nhân sinh 1932 tại miền Trung. Sống ở TP.HCM (2010).
Là giáo sinh đạo Thiên Chúa nên được đào tạo cho tương lai đưa đi du học Mỹ rất sớm từ cuối thập niên 40 nhưng sau đó bỏ ra ngoài sống đời bình thường. Nhưng cũng nhờ đó ngay trên đất Mỹ đã quen biết với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm sau này.
Vì thế sau khi tốt nghiệp trở thành người VN đầu tiên được Mỹ đào tạo làm chuyên gia tài chính, năm 1954 được TT Diệm mời về làm trưởng phòng ở Ngân hàng Quốc gia rồi sau đó cử làm đại diện NHQG tại Mỹ lúc mới 24 tuổi, đại diện trẻ tuổi nhất trong hơn 60 đại diện các ngân hàng nước ngoài tại đây.
Đến năm 1963 TT Diệm bị đảo chánh sát hại nên cũng lãnh vạ lây bị phe đảo chánh bắt giam 15 tháng, tịch thu toàn bộ tài sản. Được thả ra mới tìm cách một mình trốn xuống tàu qua Pháp. Một năm sau mới tìm cách đưa vợ con đi đường bộ Campuchia qua Pháp. Từ đó phát huy tài năng trở thành chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, kinh doanh thành đạt từ Pháp sau chuyển qua Mỹ.
Nhưng vẫn nặng lòng với quê hương đất nước nên sau 75 đã tính chuyện về nước đóng góp song thời thế lúc đó chưa cho phép.
Mãi đến cuối thập niên 80 khi VN bắt đầu tiến hành Đổi mới mới có dịp tiếp cận đóng góp ý kiến về việc tái thiết xây dựng kinh tế đất nước. Năm 1991 quyết định từ bỏ tất cả – cả gia đình lẫn tài sản, sự nghịêp ở Mỹ – để trở về nước luôn nhận vai trò cố vấn cho VN về các vấn đề kinh tế, luật pháp quốc tế, đàm phán các vấn đề nhân đạo với chính phủ Mỹ… Chính là người đã đưa Tâp đoàn Bảo hiểm AIG nhà đầu tư Mỹ đầu tiên vào VN năm 1993 xây dựng khu công nghiệp Đình Vũ ở Hải Phòng, sau đó năm 2005 đã góp công sức lớn thực hiện dự án phát triển Vịnh Vân Phong ở Nha Trang.
Tất cả đều vì một mục đích chung với người cộng sản: “Không có chế độ nào được xây dựng trên một nền tảng dân chúng nghèo nàn và lạc hậu mà lại có thể đứng vững.” Và vì món nợ với quê hương: “Ơn sâu với đồng bào, dân tộc đã thôi thúc tôi. Về VN là hạnh phúc vô bờ của tôi và tôi cống hiến cho nước nhà như một lẽ hết sức tự nhiên của một con dân nước Việt, là đạo trung hiếu tiết nghĩa xưa nay, là bổn phận muôn đời của kẻ sĩ.”
Kỳ lạ sự kết hợp đạo đức Khổng giáo với mục tiêu Cộng sản trong một con người suýt mang áo linh mục đã vượt lên trên những ranh giới chính trị nhất thời: “Tôi không vận động, kêu gọi ai ủng hộ mình cả… Tôi hiểu không nên thuyết phục người ta làm chi. Chủ nghĩa, học thuyết, chính kiến phận ai nấy giữ thôi, không có cách nào nói được. Nên về phần mình tôi chỉ nghĩ dân giàu thì nước mới mạnh, ai nhất trí như vậy thì chúng ta cùng hợp tác…”
202 - Bùi Thị Hiền
VỢ LIỆT SĨ… TRINH NỮ
Nông dân sinh 1942 tại Hoà Bình. Sống ở Hòa Bình (2010).
Năm 1961 lúc 19 tuổi làm lễ cưới chồng theo phong tục Mường (cả hai đều dân tộc Mường, cùng họ Bùi) cho phép chú rể do mới vào bộ đội đang thời kỳ huấn luyện nên… vắng mặt (nhờ người cháu họ… đóng thế vai chú rể khi cử hành nghi lễ), đợi chú rể thật nghỉ phép về động phòng hoa chúc sau.
Nhưng sau đó chú rể bị bệnh rồi vừa khỏi bệnh lại được lệnh phải lên đường cấp tốc hành quân vào Quảng Bình chiến đấu chống Mỹ nên rốt cuộc đôi vợ chồng son vẫn chưa động phòng. Dù vậy cô dâu vẫn về nhà chồng lo phụng dưỡng mẹ già và nuôi 3 em chồng.
Thế rồi chưa đầy một năm sau thì được đồng đội viết thư về báo chồng đã hy sinh nhưng vẫn không tin, vẫn tiếp tục cáng đáng cả nhà chồng với nỗi mong ngóng thấp thỏm hy vọng chồng còn sống trở về. Mãi đến năm 1970 mới có thông báo chính thức chồng liệt sĩ.
Làm lễ truy điệu chồng xong lại tiếp tục làm nhiệm vụ con dâu và chị dâu vợ liệt sĩ “chưa động phòng” lo cho 3 em chồng nên người. Bà mẹ chồng thương quá mới tìm cách… gả chồng cho con dâu, năn nỉ con dâu chịu lấy chồng khác để đỡ thiệt thòi phận đời con gái có chồng mà cũng như không! Bà mẹ phải đứng ra nhận “Tội đâu mẹ chịu” mới thuyết phục được con dâu làm lại cuộc đời với một đồng đội cũ của chồng.
Lấy chồng mới nhưng vẫn không quên gia đình chồng cũ nên đôi vợ chồng mới vẫn ở lại với mẹ chồng cũ tiếp tục chăm sóc bà. Đứa con đầu lòng ra đời dưới mái ấm căn nhà chan hòa nghĩa tình mẹ già, vợ chồng, đồng đội cưu mang đó được đặt tên là Bùi Tình Nghĩa.
203 - Cam Thị Cúc
2 VỢ CHỒNG 1 CON MẮT
Thương binh sinh tại miền Nam. Sống ở Trà Vinh (2000).
Nữ du kích chiến đấu trên chiến trường Trà Cú (Trà Vinh) năm 1974 một mắt bị trúng đạn mù vĩnh viễn còn kéo theo liệt một tay và một chân, trong đầu còn ghim một mảnh đạn.
Sau 75 vào viện an dưỡng ở Trà Vinh gặp thương binh Lê Văn Lục mù 2 mắt do đánh trận ở Bến Tre bị trúng nguyên một trái đạn M79 vào mặt phá nát toàn bộ gương mặt biến thành dị dạn khủng khiếp khiến người khác không dám nhìn. Vì vậy khi có người lạ anh thường phải lấy miếng vải trắng… che ngang mặt!
Vậy mà 2 con người thương tích đầy mình đó gần như cùng chung số phận mất ánh sáng cuộc đời lại tìm đến với nhau với một đám cưới “không giống ai” năm 1979. Bởi như chị tâm sự: “Thực lòng mà nói chúng tôi nên vợ nên chồng chỉ vì một lý do muốn dựa vào nhau với tất cả những gì còn lại trên hình hài mình để ráng đi hết cuộc đời. Những số phận cùng hoàn cảnh bao giờ cũng dễ đồng cảm với nhau.”
Thế rồi với lương thương binh 2 người cộng lại được mỗi tháng 869.000 đồng đã dựng một ngôi nhà lá giữa đồng để chồng cuốc đất trồng rau kiếm sống, vợ cắt rau bó ra chợ bán được đồng nào quý đồng đó. Phân công làm vườn cho chồng cuốc đất và gánh nước, còn vợ thì tưới cây kiêm nhiệm vụ… dắt chồng đi nhờ còn được một con mắt. Chồng gánh 2 thùng nước thì vợ di trước cầm đầu đòn gánh dẫn đường, thế mà rất “ăn ý” đi qua đồi cát hay trên bờ đê gập ghềnh không hề một lần vấp ngã.
Nhưng chồng mù nên cuốc đất theo kiểu… cuốc mò được đâu hay đấy, có lúc cứ đứng một chỗ cuốc hoài mà không biết, muốn di chuyển về phía nào thì mường tượng đi theo hướng gió. Có lần ở nhà vừa giữ con nhỏ vừa cuốc đất làm nền nhà đã lỡ tay cuốc… nhầm vào cháu bé bò ra chơi lúc nào không biết, may mà kêu gào hàng xóm qua đưa đi bệnh viện cứu kịp thoát chết! Lại thương vợ sáng phải tưới cây cực nhọc nên đang đêm “trốn” ra vườn một mình gánh nước tưới cây thì có cây tưới tràn ra có cây chẳng được giọt nước nào!
Sinh được 3 con cả ba đều chết trước khi biết đi vì nhiễm CĐDC. Đến sinh lần cuối năm 1982 được cháu trai may mắn lớn lên vẫn khoẻ mạnh bình thường chính là cháu bị bố… cuốc nhầm!
Đến năm 1997 thì anh qua đời vì không còn chịu nổi bao thứ bệnh âm ỉ lâu nay. Còn lại một mình chị vẫn cố gắng lụi hụi trồng vườn táo 200 cây để nuôi con lớn khôn tuy càng ngày bệnh tật càng kéo đến từ mảnh đạn còn nằm trong đầu mà bác sĩ đã cảnh báo “có thể chết bất kỳ lúc nào”!
Tuy vậy không bao giờ đòi hỏi gì với Nhà nước, đến năm 1996 huyện mới xây cho một căn nhà tình nghĩa 12 triệu đồng.
204 - Cáp Thị Hồng
ĐỨA CON MANG TÊN MIỀN BẮC
Nông dân sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Năm 1972 là nữ du kích tham gia trận chiến 72 ngày đêm tử thủ Thành cổ Quảng Trị qua đó gặp được người thương là bộ đội quê miền Bắc, kết quả để lại mầm mống một đứa con mà trong những ngày máu lửa dữ dội cả 2 đều không biết. Thế rồi trong một trận đánh khốc liệt cả 2 mất tích nhau, tuy cuối cùng đều may mắn sống sót song người này cứ nghĩ người kia đã hy sinh!
Anh bộ đội bị trọng thương được đưa về miền Bắc cứu chữa,còn cô du kích vẫn ở lại bám trụ vùng đất lửa Hải Lăng. Sau đó đứa con trai ra đời kết tinh của một mối tình thời chiến ngắn ngủi mà ấn tượng mãi mãi không quên được đặt tên là Bắc để tưởng nhớ người cha sinh trưởng ở miền Bắc. Từ đó ở vậy một mình nuôi con không cha bất chấp ai đó nói ra nói vào.
Sau 75 từ hai miền cách xa diệu vợi cả 2 đều đi tìm… mộ của nhau vì không tin tức ngỡ đã chết rồi. Nhưng cả mộ cũng không tìm thấy, đương nhiên vì họ vẫn còn sống mà không biết! Riêng người cựu nữ du kích thỉnh thoảng vẫn đến Đài Tưởng niệm Thành cổ thắp hương tưởng nhớ người xưa.
Không ngờ như một “phép lạ” khó tin chính dưới chân Đài Tưởng niệm đó năm 2007 đã “mai mối” cho cuộc hội ngộ trùng phùng tình cờ giữa 2 người cựu chiến binh tóc đã bạc trắng nhân một chuyến về thăm chiến trường xưa sau 39 năm lạc mất nhau mà cứ tưởng đã là kẻ cõi âm người dương gian rồi. Khi đó “đứa con miền Bắc” năm nào giờ đã có thêm “đứa cháu miền Trung” cho ông nội lần đầu biết mặt.
205 - Đào Minh Vân
MINH OAN CHO CHA
Nữ doanh nhân sinh 1947 tại Thái Nguyên. Sống ở TP.HCM (2010).
Mới 6 tháng tuổi thì mẹ chết vì bệnh sốt rét ác tính trên chiến khu Việt Bắc rồi chỉ 3 ngày sau cha nhận nhiệm vụ “hoạt động đặc biệt” lên đường vào chiến trường miền Nam để lại đàn con thơ dại ở hậu phương miền Bắc.
Cha đi chiến đấu thỉnh thoảng mới có thư gửi về động viên con cái chăm lo học hành chứ không nói rõ mình đang làm gì, ở đâu. Thế rồi đến cuối năm 1969 nhận tin cha hy sinh và mãi đến năm 1971 mới nhận được lá thư cuối cùng cha gửi về. Tuy nhiên vẫn không biết được chi tiết cụ thể cha đã chiến đấu và bỏ mình như thế nào kể cả từ các cơ quan, đơn vị liên hệ.
Vì thế sau 75 đau đáu nhớ thương cha – “người cha không nhớ nổi gương mặt” – đã cùng con gái bỏ nhà ở Hà Nội vào TP.HCM dạy học để có điều kiện truy tìm tin tức cha. Nhất là sau khi nghe tin đau lòng có người nói ông đã “chiêu hồi” chế độ cũ!
Ròng rã hơn 30 năm đã một mình làm công việc đó qua tìm gặp hơn 400 đồng đội cũ của ông khắp nơi cũng như tìm kiếm hàng trăm tài liệu có liên quan đến ông kể cả qua tới thư viện đại học ở Mỹ. Kết quả đã xác minh được cha mình tên thật Đào Phúc Lộc chính là tướng Hoàng Minh Đạo người được xem sáng lập ra ngành tình báo quân đội cách mạng đã bị địch phục kích bỏ mình trên sông vàm Cỏ Đông thuộc Tây Ninh năm 1969. Bởi ông hoạt động trong ngành này nên mọi hành tung, thông tin về ông đều được giữ bí mật ngay cả ở miền Bắc lẫn miền Nam, từ đó mới che giấu thông tin về ông đối với cả người thân đồng thời gây ra thông tin sai lạc về ông.
Giống như những gì bà phát hiện và viết thành bộ sách 3 cuốn về cuộc đời cống hiến của ông (dựa vào đó một bộ phim tài liệu truyền hình đã được thực hiện), sau đó Nhà nước đã chính thức công nhận công lao to lớn của ông.
Nghĩa vụ một người con hoàn thành nhưng qua đó bản thân còn rút ra được một bài học nhân sinh sâu sắc và cao cả: “Tôi đã mất mát rất nhiều từ các cuộc chiến. Cuộc chiến chống Pháp lấy mất đi của tôi người mẹ, kháng chiến chống Mỹ thì bốn chị em tôi mất người cha. Thật sự lúc đầu tôi nghĩ nếu tôi biết người lính nào đã sát hại cha tôi tôi sẽ trả thù… Nhưng dần thì tôi cũng bình tâm lại và hiểu rằng đó là chiến tranh và ai ở 2 phía đều có những mất mát đau thương… Tôi đã 4 lần đến thăm Bức tường Tưởng niệm chiến tranh VN ở Washington với những câu hỏi tự đặt ra về những cái chết sao vô lý như vậy…”
206 - Ngọc Thứ Lang
NGÀY TÀN CỦA “BỐ GIÀ”
Dịch giả tên thật Nguyễn Ngọc Tú sinh 1930 tại miền Bắc – Mất 1979 ở Phú Khánh (49 tuổi).
Trước 75 thời trai trẻ từng là một tay chơi cờ bạc công tử giang hồ thứ thiệt ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau do vướng vào một cuộc tình bi thảm (người yêu tự tử chết) nên rơi vào khủng hoảng tinh thần phải tìm quên nhờ nàng tiên nâu thuốc phiện.
Nhưng cũng chính từ kinh nghiệm một thời từng trải trong giới xã hội đen chế độ cũ nên đã dịch tác phẩm “Bố già” (“Godfather”, có chuyển thành phim nhựa) của nhà văn Mỹ gốc Ý lừng danh Mario Puzo viết về bọn mafia Ý quá đạt với toàn ngôn ngữ đúng điệu dân anh chị. Tác phẩm in năm 1971 từ đó nổi tiếng với thêm vài tác phẩm dịch khác cùng đề tài mafia của cùng tác giả Mỹ này. Tất cả những dịch phẩm đó đều được thực hiện… bên bàn đèn!
Sau 75 vẫn sống đời độc thân lang thang đói nghèo (thất nghiệp) lại nghiện hút quá nặng khiến bị bắt đi cai nghiện nhiều lần. Cuối cùng chết trong trại cai nghiện, đúng 10 năm trước khi cuốn “Bố già” của mình được chính thức tái bản tại TP.HCM mà cả bây giờ ai cũng công nhận không người nào dịch hay hơn anh!
207 - Ngô Chính
BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT
Nữ thường dân Việt kiều Canada sinh 1968 tại VN. Sống ở Canada (2007).
Định cư tại Canada, đầøu năm 2007 đang sống ở Canada được biết mình mắc bệnh nan y (bệnh não) nên cùng chồng và 3 con nhỏ trở về nước thăm gia đình bà con lần cuối.
Không ngờ về đến quê nhà thì trở bệnh nặng rơi vào hôn mê, toàn thân tê liệt phải thở máy. Sau nhiều tháng trời chạy chữa tại VN không đi tới đâu, chi phí bệnh viện lên cao tới mức chồng không trả nổi. Thế nên ông chồng đành phải chọn biện pháp gửi bà ở lại bệnh viện cho người thân chăm sóc để mang con qua lại Canada mở cuộc vận động kêu gọi thân bằng quyến hữu góp tiền trả viện phí đồng thời đưa bà trở lại nhà mình ở Canada để nói lời vĩnh biệt. Đồng thời chuẩn bị chôn cất bà tại đây để cho con cái gần gũi hương khói.
Kết quả là đã gom góp được 60.000 USD trong vòng 10 ngày đủ để thuê cả một chuyên cơ y tế đưa bà về Canada kèm theo đầy đủ phương tiện phục vụ bệnh nhân gồm giường bệnh, cáng bệnh, ống thở, ống truyền dịch, dụng cụ làm vệ sinh…
208 - Ngô Công Đức
“HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ LỊCH SỬ” CÙNG BÁO TIN SÁNG
Nhà báo sinh 1936 tại Vĩnh Bình (Trà Vinh) – Mất 2007 (72 tuổi).
Nguyên nhà báo dân biểu đối lập trong nhóm trí thức và nhà hoạt động xã hội Thiên Chúa giáo Nam bộ thuộc “Lực lượng thứ ba” – giữ lập trường “trung lập” kêu gọi hoà bình, chống chế độ Thiệu - Kỳ nhưng không theo Cộng sản - nên sau một chuyến đi Pháp năm 1971 đã bị chế độ cũ cấm về nước. Nhưng ở nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động chống đối như thời ở trong nước kể cả ra báo hải ngoại. Từ đó được xem là có khuynh hướng thiên tả, gần gũi Cách mạng.
Sau 75 về nước ngay với nguyện vọng đóng góp xây dựng đất nước độc lập thống nhất và hòa giải dân tộc. Nhanh chóng được chế độ mới tin tưởng cử làm người đứng đầu tập hợp lực lượng trí thức văn nhân, nhà hoạt động xã hội không cộng sản ở đô thị nhưng có tư tưởng tiến bộ – “trí thức tại chỗ” - làm quen với Cách mạng. Xem như một cây cầu nối giữa quần chúng thành thị với chế độ mới để thu hút nhân tài, thu phục nhân tâm những ai chưa có cơ hội “giác ngộ cách mạng”. Nhật báo Tin Sáng - nối tiếp bộ cũ do chính mình sáng lập và điều hành từ năm 1968 (có viết mục tiểu phẩm ký tên chung Tư Trời Biển chuyên “đánh” chế độ Thiệu – Kỳ rất được độc giả hoan nghinh) đến 1972 bị chế độ cũ đóng cửa – được phép tái bản ở TP.HCM ngay tháng 8.1975.
Đây là tờ báo “tư nhân” duy nhất cả nước quy tụ hầu hết nhân vật tiếng tăm trong “Lực lượng thứ ba” trước đây tham gia như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Binh, Hồ Ngọc Cứ, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba, Châu Tâm Luân, Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu, Cao Thanh Tùng và cả Nguyễn Xuân Oánh cựu Phó Thủ tướng thời trước. Báo được người đọc miền Nam nồng nhiệt đón nhận vì thấy lại phong cách báo thời cũ khác hẳn báo Cách mạng mà họ không quen do cách viết, cách tuyên truyền, cách tổ chức chuyên mục và chuyên đề, cách trình bày phong phú đa dạng, uyển chuyển linh hoạt, nhẹ nhàng hơn chứ không nặng chính trị khô khan. Đặc biệt dưới sự điều hành của nhà báo thể thao kiêm thư ký tòa soạn Chánh Trinh (Lý Quý Chung), báo có chuyên trang thể thao hấp dẫn mà báo Cách mạng và cả báo miền Bắc lúc đó hoàn toàn chưa có…
Công việc đang có vẻ thuận buồm xuôi gió thì đùng một cái đến năm 1981 xảy ra… mâu thuẫn nội bộ trong báo chia làm 2 phe “đánh” nhau về lập trường quan điểm, một bên là nhóm Lý Quý Chung “thân chính quyền” nhắm “đảo chính” chủ báo và nhóm Dương Văn Ba muốn giữ vị thế độc lập với chính quyền. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu đôi bên hòa giải nhưng kết quả không bên nào chịu bên nào nên cuối cùng báo được lệnh… giải thể với thông báo chính thức “đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử”! Một nhiệm vụ “lót đường” cho Cách mạng đi tới!
Rõ ràng một lần nữa căn bệnh kinh niên mất đoàn kết nội bộ đã lập lại đẩy Tin Sáng đi đến kết thúc sự nghiệp mà lẽ ra nếu khôn khéo đã có thể kéo dài. Nếu kéo dài nó sẽ giúp ngăn chặn phần nào hiện tượng vượt biên bùng nổ sau đó làm chảy máu chất xám đáng tiếc.
Nhưng ngoài lý do chủ quan kể trên, còn một số lý do khách quan khác mà trước hết là cuộc đấu tranh đường lối trong nội bộ Đảng chuyển qua cứng rắn tả khuynh hơn do ảnh hưởng biến động ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Từ đó trong dư lụân và đặc biệt trên Tin Sáng đã xuất hiện một số bài báo bị xem là có “mùi xét lại” dù chỉ mới trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, dù báo có một “biên ủy tối cao” do Thành ủy cử đến buổi tối xét duyệt bài vào giờ chót trước khi báo in ra và dù tác giả bài báo có cả ông Trần Bạch Đằng từng giữ cương vị tuyên giáo cao trong Đảng (bài về vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Nguyễn Đình Thi mới công diễn ở Hà Nội thì bị ngưng)…Ông chủ báo và đa phần thành viên chủ chốt trong báo đều là người Công giáo càng bị nghi ngờ đi theo đường hướng đấu tranh chống Cộng của Giáo hội Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan lúc đó. Ai biết được Tin Sáng rồi có trở thành một “hội chứng” Nhân văn Giai phẩm như ở miền Bắc sau 1954 hay không?
Cho nên vụ lục đục nội bộ trong báo khiến “tự thua” trên sân nhà quả là một dịp thuận lợi, một cái cớ “trời cho” để chính quyền làm chuyện một công đôi việc gỡ được mối lo hậu họa “bất chiến tự nhiên thành”!
Về phần ông chủ báo sau đó rút về làm nghề cũ kinh doanh, sản xuất sơn mài rồi phát triển qua các ngành khác nói chung thành công (còn góp phần thành lập ngân hàng ngoài quốc doanh đầu tiên VPB). Gần như tuyệt đối không xuất hiện trên sân khấu chính trị nhưng vẫn chấp nhận ở lại không bỏ đi “tái” lưu vong như nhiều bạn bè đồng nghiệp khác (Châu Tâm Luân, Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu…).
Sự im lặng “ở ẩn” ở đây cũng như nhiều người cùng chí hướng ngày xưa như Nguyễn Xuân Óanh, Lý Chánh Trung tự biết hoài bão và thực tế không bao giờ trùng khớp nhau, bánh xe lịch sử khắc nghiệt như thế nào mà trên đó mỗi người dù có công lao đến đâu, thành tích lớn thế nào cũng chỉ là một “hạt cát” cá nhân với phần đóng góp càng vô cùng nhỏ bé. Nỗi cay đắng trước thời cuộc, thế sự không như ý muốn - thậm chí còn ngược lại – cũng khó nói lên vì lòng tự trọng không cho phép mình phản bội lý tưởng đã chọn lựa từ đầu và sự sáng suốt buộc phải chấp nhận đường đi của lịch sử không thể khác hơn. Tâm sự chung của một lớp người trí thức cũ ở lại phấn đấu với quê hương “giận thì giận mà thương thì thương”!
Cả đến cuối đời dường như vẫn còn ấp ủ mơ ước quay lại nghề báo nhưng đã muộn, thời cơ qua rồi mà tuổi tác và sức khỏe không cho phép nữa. Chỉ có mong muốn giúp quê nhà thì năm 2008 đã được gia đình thực hiện là lập Quỹ Học bổng Ngô Công Đức mỗi năm trao cho học sinh sinh viên nghèo Trà Vinh.
209 - Ngô Hoàng Đợt
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 8
Nông dân sinh 1952 tại Cà Mau. Sống ở Long An (2008).
Mới 14 tuổi đã vào du kích ở Cà Mau năm 1966 nhưng chưa tới một năm sau bị bắt trải qua nhiều nhà tù Cà Mau, Bạc Liêu và cuối cùng đưa ra giam ở đảo Phú Quốc.
Mãi đến năm 1974 được trao trả tù binh tại Tây Ninh nhưng do hậu quả bị tra tấn nên đã mất trí nhớ, lúc bị bắt còn nhỏ không còn giữ giấy tờ tùy thân nên không biết sẽ lưu lạc về đâu. May thay được một người bạn tù lớn tuổi từng kết nghĩa trong tù thương tình dẫn về quê mình ở Long An nuôi dưỡng rồi gã cháu gái làm vợ. Hai vợ chồng sống cảnh nông dân nghèo song hòa thuận, êm ấm sinh được 5 con
Trong lúc đó gia đình ở Cà Mâu mất liên lạc cả chục năm, sau ngày Giải phóng vẫn không thấy về rồi lại chính thức nhận được giấy báo tử kèm bằng Tổ quốc ghi công. Cha buồn qua đời, còn lại mẹ và các em đành lập bàn thờ “vọng” lấy ngày nhận giấy báo tử làm ngày liệt sĩ hy sinh.
Tuy nhiên liệt sĩ “chưa chết” đó có lúc tỉnh trí vẫn nhớ lại man mác gốc gác mình nên năm 1982 và 1991 đã 2 lần một mình tìm về Cà Mau lần dò dấu tích gia đình cũ. Nhưng cả 2 lần nửa chừng đều phải quay về do bệnh tái phát mà tiền bạc dằn lưng cũng cạn hết rồi.
Rút kinh nghiệm năm 2008 đi một chuyến nữa lần này có con trai và người em vợ “hộ tống” may mắn đạt kết quả tìm được mẹ già và các em sau 41 năm biệt vô tông tích. Người em gái khi đó hoảng hồn cứ chăm chăm xem anh mình có… đi hỏng đất không (ma)!
Tự tay mình dọn dẹp… bàn thờ mình xuống, chỉ giữ lại tấm bằng Tổ quốc ghi công làm… kỷ niệm. Bà mẹ thì nửa khóc nửa cười mừng vì tự dưng lại có thêm 5 cháu nội.
210 - Ngô Phan Lưu
TỪ SĨ QUAN NGỤY THÀNH NHÀ VĂN NÔNG DÂN THỨ THIỆT
Nông dân sinh 1946 tại Phú Yên. Sống ở Tuy Hòa (2010).
Đang học ĐH Văn khoa Sài Gòn ngành Triết thì bị chế độ cũ gọi đi lính trường Bộ binh Thủ Đức… Nhờ đó sau 75 chỉ bị cải tạo “nhẹ” do hàm chuẩn uý mới ra trường.
Sau đó chỉ còn lối thoát dung thân né tránh thế sự đơn giản nhất để không bị chế độ mới săm soi nghi ngờ là chấp nhận về quê cũ Phú Yên (xã Hòa Mỹ Đông)… làm ruộng!
Làm ruộng tay lấm chân bùn thực sự mới mong có cái mà ăn để tồn tại. May nhờ có học hành nên biết học nghề nhanh, rút kinh nghiệm giỏi và lại biết áp dụng kiến thức khoa học vào nghề nông nên làm ăn tốt. Là một “lão nông” chính hiệu tay cày tay cuốc nhưng tối về nhà một tay vẫn cầm sách (đọc cả sách Tây nữa chứ) nên được bà con làng xóm tôn là nhà “học giả đồng quê” với cả một câu vè tự hào: “Hòa Mỹ có ông Ba Lưu/ Chuyên đời làm ruộng lại liều viết văn”!
Đến thời Đổi mới dễ thở hơn mới nhớ về giấc mộng thời trai trẻ học Văn khoa là muốn bước chân vào con đường sáng tạo văn học. Từ đó bắt đầu năm 1995 tranh thủ thời gian nông nhàn tập tành viết lách, ban đầu làm thơ, viết bài đọc sách, phiếm luận văn hóa rồi chuyển qua viết truyện gửi đăng báo.
Được báo hoan nghinh nhờ chất độc đáo riêng - chan hòa nửa nông dân nửa triết gia! – nên khi được đăng rồi ngày càng viết nhiều hơn theo tính thực tế của một nhà nông chính hiệu cầøn cù ăn chắc mặc bền: “Nghề văn khá mong manh trong chuyện kiếm cơm, phải viết nhiều mới đủ cơm ăn chứ! Viết văn cũng như làm ruộng, trước hết phải siêng năng. Tui có thế mạnh chuyện này vì là dân làm ruộng mà!”
Kết quả thành công không mơ thấy nổi: 1997 in tập thơ “Bếp lửa chiều đông”, 2004 là tập truyện ngắn “Người không giăng câu Kiều” và hoành tráng nhất là năm 2007 với 2 truyện ngắn đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn VN, giải thưởng văn chương danh giá nhất.
Bây giờ thì nhà văn lão nông đã có thể giảm tay cày để tập trung hơn vào việc viết lách nhưng nội dung vẫn là từ vốn sống đời nhà nông mà mình đã thuộc nằm lòng cộng với tầm nhìn của một trí thức Tây học lỡ làng để từ đó nhìn ra mảng đề tài độc đáo “dự báo về những tan rã giá trị ở nông thôn thời nay”.
Bên cạnh đó những tri thức triết học từng làm quen một thời cũng góp phần làm nên chiều sâu của tác phẩm khi hòa quyện vào đó là mối quan tâm về chủ đề cái Ác hiện diện trong con người và đời sống: “Viết cái Ác là một vấn đề cực kỳ gay go. Cái Ác mình phải dũng cảm đối mặt để qua đó phát huy cái Thiện. Viết như vậy nặng đấy, u ám nhiều đấy nhưng ca ngợi tôi viết không được, trốn tránh cái Ác tôi viết không có chiều sâu. Tất nhiên cái Ác ở đây viết trên nền tảng cái Thiện, lòng Thiện...”
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)