Một lực lượng khá hùng hậu những cây bút , từ bình luận thời sự,nghiên cứu biên khảo đến dịch thuật,sáng tác ,phong viên,nếu không phải Thế Nguyên Trần Gia Thoại,chắc không tay làm báo nào có thể tập hợp nổi.Điểm ưu việt này,chỉ người trong cuộc mới biết được.Trước hết ấy là vì hết thảy đều có cùng quan điểm,đường lối của Thế Nguyên,sau nữa là không ai đặt vấn đề tiền bạc,dù tối thiểu để trà nước.Thế Nguyên phải lo nuôi ngày hai bữa cơm,ít điếu thuốc Mê-li a vàng,mỗi sáng một ly cà phê đen,có chăng,ấy là Thế Vũ,người tỵ nạn(trốn lính)từ Nha Trang.
Nhưng làm báo có tay nghề,anh em giúp đỡ hết mình,đó chỉ là một vấn đề,còn báo in ra có bán được,có được bán hay không,đó là một vấn đề khác rất khác.
Thế nhưng trước hết hảy nói về bài vở,từ cách chạy tít,cách loan tin,đến các truyện dài ,phóng sự,không ngày nào không đá móc Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu,không chửi bới đế quốc và kích động.Xin tạm lược kê một số bài,đại để như “ Những ngày đi theo Cách mạng sống trên đất Tàu và Xiêm” hồi ký của Đông Tùng;”nhật ký trong tù của một linh mục” bản dịch từ nguyên tác của Philip Berrigan,một kẻ thù của đế quốc Bắc Mỹ;”Những cơn say ứa nước mắt” truyện dài của Thế Vũ nói lên những nỗi khổ nhục của người lính Cộng hoà ;về phóng sự điều tra thì nào”Một vụ nổi loạn chưa từng có trong Giáo hội Công giáo Việt Nam”;nào là “ Theo chân đoàn nữ binh Gia Long “hành khất” trên các hè phố Sài Gòn”
của Nguyễn Miên Thảo,nào là “Truyện dài Nguyên Sa” tố cáo những thứ Nhạc Bất Quần ném đá dấu tay,vv…và vv…Riêng Về xã luận, bình luận thời cuộc,cái mục này càng gai mắt đối với đám Nguyễn Văn Thiệu và ngài đại sứ Bunker,vì mỗi khi T B C đặt bút viết thì y như rằng phân tích về cái thế đạng chừng ,cái bị động của Mỹ ở hội đàm Paris,hoặc là tố cáo về bom đạn về thuốc khai quang.
Gai mắt,ghét như ghét thuốc độc,nhưng đóng cửa ngang xương đâu có được.Vả lại muốn triệt hạ một tờ báo,chính quyền Thiệu thiếu gì cách.Nếu không tịch thu mỗi ngày thì mật lệnh cho tay sai ở hai nhà phát hành Nam Cương,Đồng Nai,báo mỗi ngày đưa đến cứ om lại,bỏ kho để ít bữa sau đưa trả báo cũ,thế là chủ báo chỉ có nước sập tiệm,núi tiền ,núi bạc cũng phải tiêu tan.
Thế Nguyên tuy liều,tuy “uống nhiều mật gấu” nhưng không thể không biết điều này.Hơn nữa cái xe cây(xe của cảnh sát đi tịch thu báo) trước đó không mấy tuần không xộc tới trứoc cửa ngôi nhà số 291 Lý Thái Tổ để rước đi những chồng tạp chí Trình Bầy.Thế Nguyên biết và nghĩ rằng sẽ cầm cự được nhờ hệ thống tổ chức phát hành riêng.Đó là một số anh em thanh niên,sinh viên Thanh Lao Công ,cứ mỗi chiều,tại nhà in Nguyễn Bá Tòng,cùng một lúc đưa lên Thông Tin Tâm lý chiến nộp bản,báo xuống khuôn được mớ nào,cái xe ba bánh của anh Hân chở luôn về 291 Lý Thái Tổ,rồi cuộn rồi gói,rồi Hậu,Long,Hoàng v..v.. chia nhau các ngả phóng đi.Anh Hân với chiếc xe ba bánh buổi sang chạy lo kiếm gạo nuôi gia đình,còn buổi chiều dành tất cả vào việc “vác ngà voi”
Cứ xế trưa,anh Hân đạp xe đến Lý Thái Tổ chờ sẵn để chở mâm chữ đến nhà in Nguyễn Bá Tòng.Máy in ở đây như vừa nói,in được một mớ thì chạy về một mớ.Thế là cái xe ba bánh lúc thì chở chữ,lúc thì chở những tờ báo mới in chưa
ráo mực,khi chở báo cũ,khi lại chở cả quản lý kiêm trị sự ngồi chổm hổm,coi như Sài Gòn chẳng có ai
Quản lý ,theo luật, người đứng tên công khai là bà Tăng Hoàng Xinh (vợ Thế Nguyên) nhưng thực tế là một người khác được Thế Nguyên tấn phong bằng miệng.Quản lý kiêm trị sự ở đây nghĩa là đôi lúc cao hứng vẫn có quyền viết bài,còn mỗi ngày sáng trưa chiều phóng xe đap đi mua chịu giấy,đi vay nợ,đi lạy van phát hành,đi năn nỉ khất khứa nhà in.
Không kê khai từng người và công việc ,nhưng cảnh sát và phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo biết hết ráo.Biết nhưng sáng chiều,mật vụ đứng xa xa tòa báo những đâu không rõ,còn ngày nào cũng bất chợt một thiếu tá và một trung uý mặc thường phục ghé chơi thăm thú toà soạn,nhà chữ.Quen biết nhau quá mà,tá cũng như uý đều không bao giờ vác đến cái mặt cô hồn mà luôn luôn niềm nở ôn tồn .
Dĩ nhiên hai sĩ quan của phủ Đặc uỷ đến 291 Lý Thái Tổ không thể nào chỉ cốt ghé chơi.Ông thiếu tá với Thế Nguyên vừa là chỗ đồng hương đồng khói vừa là chỗ quen biết cũ,nên thỉnh thoảng lại lấy” cái tình” mà khuyên nhủ . Người nói cứ nói,người nghe cứ việc ậm ừ.Ngày qua ngày và một buổi sáng, cảnh sát sắc phục ập đến,xét hỏi giấy tờ những người có mặt.Thế Vũ đang ngồi hí húi viết tiép “Những cơn say ứa nước mắt”phải buông bút đứng lên.
Khuyết một Thế Vũ,nhưng còn Nguyễn Miên Thảo,còn Nguyễn Quốc Thái ,còn vô số anh em để Thế Nguyên,ông chủ nhiệm thường xuyên áo thun ba lổ ,quần xà lỏn,mặt mày hốc hác,chạy lui chạy tới nhà trong nhà ngoài,lên gác xuống thang mỗi câu mỗi chửi thề.
Giá mà anh em cơm nhà vác ngà voi,giá mà Thế Nguyên liều mạng để báo Làm Dân sống dài dài có lẽ cũng hay.Nhưng liều cách mấy,vui lòng góp công sức biết mấy,Làm Dân cũng chỉ thọ được một thời gian.Trước sau tất cả là 36 số Làm Dân.So với những tờ báo yểu vong chỉ ra vài số đã chết ngủm và đám ma không kèn không trống,nhật báo Làm Dân chào đời sau Tết năm Con Chuột (1972) ,giả từ bạn đọc vào lúc bắt đầu mùa mưa,như vậy còn danh giá chán và hình như cũng có đôi chút tiếng vang.
Sau khi Làm Dân gở xuống bảng hiệu,một vị thân cận của
đám chức quyền bật mí,nếu Làm Dân còn cứ liều mạng,Tổng nha sẽ đến hốt ráo cả bọn, Vì lẽ đã o ép,đã đánh mọi đòn để phải ngán,phải phá sản,vậy mà Làm Dân cứ dai dẳng,vậy hẵn là phải có tiền,có bạc từ trong “Rừng” đưa ra.
Nhưng làm báo có tay nghề,anh em giúp đỡ hết mình,đó chỉ là một vấn đề,còn báo in ra có bán được,có được bán hay không,đó là một vấn đề khác rất khác.
Thế nhưng trước hết hảy nói về bài vở,từ cách chạy tít,cách loan tin,đến các truyện dài ,phóng sự,không ngày nào không đá móc Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu,không chửi bới đế quốc và kích động.Xin tạm lược kê một số bài,đại để như “ Những ngày đi theo Cách mạng sống trên đất Tàu và Xiêm” hồi ký của Đông Tùng;”nhật ký trong tù của một linh mục” bản dịch từ nguyên tác của Philip Berrigan,một kẻ thù của đế quốc Bắc Mỹ;”Những cơn say ứa nước mắt” truyện dài của Thế Vũ nói lên những nỗi khổ nhục của người lính Cộng hoà ;về phóng sự điều tra thì nào”Một vụ nổi loạn chưa từng có trong Giáo hội Công giáo Việt Nam”;nào là “ Theo chân đoàn nữ binh Gia Long “hành khất” trên các hè phố Sài Gòn”
của Nguyễn Miên Thảo,nào là “Truyện dài Nguyên Sa” tố cáo những thứ Nhạc Bất Quần ném đá dấu tay,vv…và vv…Riêng Về xã luận, bình luận thời cuộc,cái mục này càng gai mắt đối với đám Nguyễn Văn Thiệu và ngài đại sứ Bunker,vì mỗi khi T B C đặt bút viết thì y như rằng phân tích về cái thế đạng chừng ,cái bị động của Mỹ ở hội đàm Paris,hoặc là tố cáo về bom đạn về thuốc khai quang.
Gai mắt,ghét như ghét thuốc độc,nhưng đóng cửa ngang xương đâu có được.Vả lại muốn triệt hạ một tờ báo,chính quyền Thiệu thiếu gì cách.Nếu không tịch thu mỗi ngày thì mật lệnh cho tay sai ở hai nhà phát hành Nam Cương,Đồng Nai,báo mỗi ngày đưa đến cứ om lại,bỏ kho để ít bữa sau đưa trả báo cũ,thế là chủ báo chỉ có nước sập tiệm,núi tiền ,núi bạc cũng phải tiêu tan.
Thế Nguyên tuy liều,tuy “uống nhiều mật gấu” nhưng không thể không biết điều này.Hơn nữa cái xe cây(xe của cảnh sát đi tịch thu báo) trước đó không mấy tuần không xộc tới trứoc cửa ngôi nhà số 291 Lý Thái Tổ để rước đi những chồng tạp chí Trình Bầy.Thế Nguyên biết và nghĩ rằng sẽ cầm cự được nhờ hệ thống tổ chức phát hành riêng.Đó là một số anh em thanh niên,sinh viên Thanh Lao Công ,cứ mỗi chiều,tại nhà in Nguyễn Bá Tòng,cùng một lúc đưa lên Thông Tin Tâm lý chiến nộp bản,báo xuống khuôn được mớ nào,cái xe ba bánh của anh Hân chở luôn về 291 Lý Thái Tổ,rồi cuộn rồi gói,rồi Hậu,Long,Hoàng v..v.. chia nhau các ngả phóng đi.Anh Hân với chiếc xe ba bánh buổi sang chạy lo kiếm gạo nuôi gia đình,còn buổi chiều dành tất cả vào việc “vác ngà voi”
Cứ xế trưa,anh Hân đạp xe đến Lý Thái Tổ chờ sẵn để chở mâm chữ đến nhà in Nguyễn Bá Tòng.Máy in ở đây như vừa nói,in được một mớ thì chạy về một mớ.Thế là cái xe ba bánh lúc thì chở chữ,lúc thì chở những tờ báo mới in chưa
ráo mực,khi chở báo cũ,khi lại chở cả quản lý kiêm trị sự ngồi chổm hổm,coi như Sài Gòn chẳng có ai
Quản lý ,theo luật, người đứng tên công khai là bà Tăng Hoàng Xinh (vợ Thế Nguyên) nhưng thực tế là một người khác được Thế Nguyên tấn phong bằng miệng.Quản lý kiêm trị sự ở đây nghĩa là đôi lúc cao hứng vẫn có quyền viết bài,còn mỗi ngày sáng trưa chiều phóng xe đap đi mua chịu giấy,đi vay nợ,đi lạy van phát hành,đi năn nỉ khất khứa nhà in.
Không kê khai từng người và công việc ,nhưng cảnh sát và phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo biết hết ráo.Biết nhưng sáng chiều,mật vụ đứng xa xa tòa báo những đâu không rõ,còn ngày nào cũng bất chợt một thiếu tá và một trung uý mặc thường phục ghé chơi thăm thú toà soạn,nhà chữ.Quen biết nhau quá mà,tá cũng như uý đều không bao giờ vác đến cái mặt cô hồn mà luôn luôn niềm nở ôn tồn .
Dĩ nhiên hai sĩ quan của phủ Đặc uỷ đến 291 Lý Thái Tổ không thể nào chỉ cốt ghé chơi.Ông thiếu tá với Thế Nguyên vừa là chỗ đồng hương đồng khói vừa là chỗ quen biết cũ,nên thỉnh thoảng lại lấy” cái tình” mà khuyên nhủ . Người nói cứ nói,người nghe cứ việc ậm ừ.Ngày qua ngày và một buổi sáng, cảnh sát sắc phục ập đến,xét hỏi giấy tờ những người có mặt.Thế Vũ đang ngồi hí húi viết tiép “Những cơn say ứa nước mắt”phải buông bút đứng lên.
Khuyết một Thế Vũ,nhưng còn Nguyễn Miên Thảo,còn Nguyễn Quốc Thái ,còn vô số anh em để Thế Nguyên,ông chủ nhiệm thường xuyên áo thun ba lổ ,quần xà lỏn,mặt mày hốc hác,chạy lui chạy tới nhà trong nhà ngoài,lên gác xuống thang mỗi câu mỗi chửi thề.
Giá mà anh em cơm nhà vác ngà voi,giá mà Thế Nguyên liều mạng để báo Làm Dân sống dài dài có lẽ cũng hay.Nhưng liều cách mấy,vui lòng góp công sức biết mấy,Làm Dân cũng chỉ thọ được một thời gian.Trước sau tất cả là 36 số Làm Dân.So với những tờ báo yểu vong chỉ ra vài số đã chết ngủm và đám ma không kèn không trống,nhật báo Làm Dân chào đời sau Tết năm Con Chuột (1972) ,giả từ bạn đọc vào lúc bắt đầu mùa mưa,như vậy còn danh giá chán và hình như cũng có đôi chút tiếng vang.
Sau khi Làm Dân gở xuống bảng hiệu,một vị thân cận của
đám chức quyền bật mí,nếu Làm Dân còn cứ liều mạng,Tổng nha sẽ đến hốt ráo cả bọn, Vì lẽ đã o ép,đã đánh mọi đòn để phải ngán,phải phá sản,vậy mà Làm Dân cứ dai dẳng,vậy hẵn là phải có tiền,có bạc từ trong “Rừng” đưa ra.
NGUYỄN NGUYÊN
(Trích Tuần báo CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC,ra ngày Chủ nhật 21.6.1992)
(Trích Tuần báo CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC,ra ngày Chủ nhật 21.6.1992)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét