Chưa đầy đủ và thiếu trung thực
Ảnh: B.N.L
Bến lăng Gia Long trên sông Hương ngay sau khi xây dựng đã bị xé toạc cuốn trôi đến nay vẫn chưa khắc phục. Hiện trường công trình cho thấy công trình không được sử dụng -Báo Thanh Niên số ra ngày 5.12, có bài Phục dựng, trùng tu lễ hội, di tích ở cố đô Huế: Những dự án lãng phí bạc tỉ. Sau khi báo đăng, Thanh Niên đã nhận được công văn phản hồi của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐ).
Trong công văn, Giám đốc TTBTDTCĐ Phùng Phu cho rằng sự đánh giá của tác giả bài viết là “hoàn toàn thiếu cơ sở thực tế và thiếu tinh thần xây dựng”. Từ đó đề nghị Báo Thanh Niên tiến hành kiểm tra lại nội dung bài viết cũng như động cơ của tác giả, đồng thời cho đăng tải nguyên văn những ý kiến phản hồi. Sau khi nghiên cứu nội dung phản hồi, Báo Thanh Niên nhận thấy cần tiếp tục trở lại vấn đề này để bạn đọc có thêm thông tin.
Đối với việc đầu tư “thuyền cung đình Long Quang”, công văn cho biết: “Ngay sau khi hạ thủy và đưa về Huế, thuyền Long Quang đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên thành công của lễ hội Huyền thoại sông Hương trong Festival Huế 2008”. Và để chứng minh hiệu quả đầu tư, công văn đã viện dẫn số liệu: “Từ cuối năm 2008 đến nay đã có hơn 80 lượt đoàn khách quan trọng trong và ngoài nước đã được mời chiêu đãi và phục vụ biểu diễn nghệ thuật trên thuyền... Công tác lễ tân trên thuyền Long Quang cùng chuyến du ngoạn trên sông Hương luôn tạo được ấn tượng rất tốt đẹp đối với các đoàn khách quốc tế, trong nước”. Dù đưa ra con số về nguồn thu từ các dịch vụ trên thuyền trong 2 năm vừa qua đạt 869.200.000 đồng, tuy vậy, công văn này cũng đã thừa nhận việc phát huy hiệu quả thuyền là “chưa thực sự thành công”.
Vì sao voi chết?
Về việc mua voi từ Tây Nguyên, công văn phản hồi thông tin: “Đầu năm 2004, theo chủ trương bằng văn bản của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, TTBTDTCĐ Huế (gọi tắt là Trung tâm) đã tiếp xúc, đàm phán và mua thành công 4 chú voi từ tỉnh Đắk Lắk về với mục đích nuôi dưỡng lâu dài, phục vụ cho các kỳ Festival Huế và phát triển dịch vụ du lịch, mà trước hết là phục vụ cho Festival 2004. Bốn chú voi (Thong Rang, Y Trang, Y Then và Y Khun) đã được mua với giá 362 triệu đồng và đưa về Huế an toàn. Tuy nhiên, việc chăm sóc voi đã gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm và sự khác biệt về môi trường sống giữa Tây Nguyên và Huế. Con voi cái Y Khun (30 tuổi) do được bắt và thuần dưỡng trong môi trường bán hoang dã, khi đưa về Huế đã không thích ứng được với môi trường mới nên đã mắc bệnh và chết ngày 18.4.2004. Sự việc voi đực Y Trang (30 tuổi) bị ốm chết do nuốt phải dị vật là điều hết sức đáng tiếc. Mặc dù Trung tâm đã nỗ lực hết sức mời cả bác sĩ thú y của Chi cục Thú y tỉnh, bác sĩ thú y của Thái Lan và chuyên gia tư vấn về động vật học của Mỹ tham gia chẩn đoán, cứu chữa, nhưng không thành công. Đây là sự việc xảy ra ngoài dự kiến”.
Như vậy, việc voi chết như Thanh Niên đã nêu là có thật và hoàn toàn chính xác. Mặt khác, nguồn thu từ “dịch vụ voi” trong 5 năm qua đạt 1.006.110.000 đồng thì liệu có thể coi là “phát huy hiệu quả đầu tư” hay không, trong khi tổng số tiền đã đầu tư bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, đào tạo và trả lương cho đội ngũ quản tượng... từ năm 2004 đến nay là bao nhiêu vẫn chưa được làm rõ
Một đoạn của con đường vào lăng um tùm cỏ mọc và hoang phế -
Thiếu trung thực và mâu thuẫn
Về thiệt hại ở hạng mục hạ tầng lăng Gia Long, như Báo Thanh Niên đã nêu, công văn phản hồi chỉ thừa nhận “cơn bão lớn Xangsane đổ bộ vào miền Trung trong hai ngày 1-2.10.2006 gây ra lũ quét trên sông Hương đã gây sạt lở nhiều đoạn mái taluy 2 bên suối Kim Ngọc (suối dài 1.670m, diện tích mặt nước 31.550m2, khi nạo vét và tôn tạo chỉ phục hồi hình thức tự nhiên, gia cố cọc tre, trồng cỏ hai bên bờ), cuốn trôi toàn bộ đất đá và bờ kè 2 bên Bến Lăng” và xác định “mức thiệt hại là 304 triệu đồng (biên bản xác lập ngày 14.10.2006)”. Còn lại các hạng mục khác đơn vị này cho rằng đã phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, biên bản kiểm tra hiện trường (ngày 4.10.2006) và biên bản giám định tổn thất (ngày 14.10.2006) giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công, giám sát và đơn vị bảo hiểm công trình mà Thanh Niên có được, cho thấy giá trị xây lắp của công trình hạ tầng kỹ thuật lăng Thiên Thọ (tức lăng Gia Long) là 14.882.487.000 đồng, khởi công ngày 29.3.2004, kết thúc ngày 29.3.2006. Trong đó, biên bản giám định thiệt hại nêu rõ: với hạng mục suối Kim Ngọc, đã sạt lở ở 11 vị trí với tổng khối lượng ước tính 968 m3, chiều dài 150m (tuyến trái) và 140m (tuyến phải); Với hạng mục bến lăng trên sông Hương: đất xói trôi: chiều dài 19m, cao 7m, rộng 9m, khối lượng cuốn trôi 1.200m3; đá hộc xây: Toàn bộ phần xây kè hai bến lăng đã bị nứt, sạt một lượng đá nhỏ đã bị trôi, còn lại bị xô dồn ngay tại chân bến với khối lượng khoảng 100m3; đá thanh bậc (bậc cấp lên xuống) đã bị trôi 16 viên (tương ứng 4,8m2); Đối với hạng mục tuyến đường A (đường bê tông màu giả đất): Đất xói trôi dài 34m, rộng 4,5m, cao 4m với khối lượng 600m3; Đường bê tông giả đất bị bung sạt 153m2; Hạng mục cửa ra: Bị xói trôi và vùi lấp hố ga, cống F400 (30 ống, hai bên) 60m - cống này có thể tái sử dụng được; Hạng mực điện chiếu sáng: dây cáp bị đứt 3x10x1x6 = 12m2 (đã bị mất).
Ngoài ra, trong khi công văn phản hồi cho rằng dự án đã phát huy hiệu quả và giúp cải thiện đời sống người dân địa phương, thì ông Mai Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (H.Hương Trà) lại cho biết: “Chỉ có con đường vào lăng, đúng là có giúp người dân đi lại thuận tiện. Còn lại các hạng mục khác như bến thuyền, bến xe làm thì làm cho có chứ có hiệu quả gì đâu, vì bến thuyền thì hư hỏng mà sông lại cạn, thuyền không vào được, bến xe thì xe đâu mà đỗ, vì đường chưa thông”.
Ông Xuân cho biết thêm: “Khi dự án triển khai, gần 20 hộ dân thôn Kim Ngọc, Định Môn phải giao đất, cây trồng, hiện vật trên đất cho đơn vị thi công thực hiện dự án. Riêng tiền bồi thường cho người dân cũng đã hơn 1 tỉ đồng. Thế nhưng, từ năm 2006 đến nay công trình bị hư hỏng mà không thấy sửa chữa khắc phục. Hạng mục suối Kim Ngọc sau khi nạo vét cũng làm trở ngại việc đi lại, sản xuất của người dân hai thôn Định Môn và Kim Ngọc. Nhiều lần người dân phản ánh, cử tri cũng kiến nghị nên xã có tờ trình xin xây dựng một chiếc cầu cho dân đi lại, nhưng chẳng thấy phía dự án trả lời”.
Hiện trường của các công trình này tại thời điểm hiện nay cho thấy, các hạng mục thiệt hại vẫn chưa được khắc phục. Trong đó, 3 hạng mục lớn là bãi đỗ xe, suối Kim Ngọc và bến lăng Gia Long (trên sông Hương) ngay sau khi hoàn thành đã bị hư hỏng và không sử dụng được, trở thành một công trình nhếch nhác, hoang phế. Thế nhưng, công văn phản hồi vẫn cho rằng dự án “đã phát huy hiệu quả”.
Bùi Ngọc Long
(TNO)
Trong công văn, Giám đốc TTBTDTCĐ Phùng Phu cho rằng sự đánh giá của tác giả bài viết là “hoàn toàn thiếu cơ sở thực tế và thiếu tinh thần xây dựng”. Từ đó đề nghị Báo Thanh Niên tiến hành kiểm tra lại nội dung bài viết cũng như động cơ của tác giả, đồng thời cho đăng tải nguyên văn những ý kiến phản hồi. Sau khi nghiên cứu nội dung phản hồi, Báo Thanh Niên nhận thấy cần tiếp tục trở lại vấn đề này để bạn đọc có thêm thông tin.
Đối với việc đầu tư “thuyền cung đình Long Quang”, công văn cho biết: “Ngay sau khi hạ thủy và đưa về Huế, thuyền Long Quang đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên thành công của lễ hội Huyền thoại sông Hương trong Festival Huế 2008”. Và để chứng minh hiệu quả đầu tư, công văn đã viện dẫn số liệu: “Từ cuối năm 2008 đến nay đã có hơn 80 lượt đoàn khách quan trọng trong và ngoài nước đã được mời chiêu đãi và phục vụ biểu diễn nghệ thuật trên thuyền... Công tác lễ tân trên thuyền Long Quang cùng chuyến du ngoạn trên sông Hương luôn tạo được ấn tượng rất tốt đẹp đối với các đoàn khách quốc tế, trong nước”. Dù đưa ra con số về nguồn thu từ các dịch vụ trên thuyền trong 2 năm vừa qua đạt 869.200.000 đồng, tuy vậy, công văn này cũng đã thừa nhận việc phát huy hiệu quả thuyền là “chưa thực sự thành công”.
Vì sao voi chết?
Về việc mua voi từ Tây Nguyên, công văn phản hồi thông tin: “Đầu năm 2004, theo chủ trương bằng văn bản của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, TTBTDTCĐ Huế (gọi tắt là Trung tâm) đã tiếp xúc, đàm phán và mua thành công 4 chú voi từ tỉnh Đắk Lắk về với mục đích nuôi dưỡng lâu dài, phục vụ cho các kỳ Festival Huế và phát triển dịch vụ du lịch, mà trước hết là phục vụ cho Festival 2004. Bốn chú voi (Thong Rang, Y Trang, Y Then và Y Khun) đã được mua với giá 362 triệu đồng và đưa về Huế an toàn. Tuy nhiên, việc chăm sóc voi đã gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm và sự khác biệt về môi trường sống giữa Tây Nguyên và Huế. Con voi cái Y Khun (30 tuổi) do được bắt và thuần dưỡng trong môi trường bán hoang dã, khi đưa về Huế đã không thích ứng được với môi trường mới nên đã mắc bệnh và chết ngày 18.4.2004. Sự việc voi đực Y Trang (30 tuổi) bị ốm chết do nuốt phải dị vật là điều hết sức đáng tiếc. Mặc dù Trung tâm đã nỗ lực hết sức mời cả bác sĩ thú y của Chi cục Thú y tỉnh, bác sĩ thú y của Thái Lan và chuyên gia tư vấn về động vật học của Mỹ tham gia chẩn đoán, cứu chữa, nhưng không thành công. Đây là sự việc xảy ra ngoài dự kiến”.
Như vậy, việc voi chết như Thanh Niên đã nêu là có thật và hoàn toàn chính xác. Mặt khác, nguồn thu từ “dịch vụ voi” trong 5 năm qua đạt 1.006.110.000 đồng thì liệu có thể coi là “phát huy hiệu quả đầu tư” hay không, trong khi tổng số tiền đã đầu tư bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, đào tạo và trả lương cho đội ngũ quản tượng... từ năm 2004 đến nay là bao nhiêu vẫn chưa được làm rõ
Một đoạn của con đường vào lăng um tùm cỏ mọc và hoang phế -
Thiếu trung thực và mâu thuẫn
Về thiệt hại ở hạng mục hạ tầng lăng Gia Long, như Báo Thanh Niên đã nêu, công văn phản hồi chỉ thừa nhận “cơn bão lớn Xangsane đổ bộ vào miền Trung trong hai ngày 1-2.10.2006 gây ra lũ quét trên sông Hương đã gây sạt lở nhiều đoạn mái taluy 2 bên suối Kim Ngọc (suối dài 1.670m, diện tích mặt nước 31.550m2, khi nạo vét và tôn tạo chỉ phục hồi hình thức tự nhiên, gia cố cọc tre, trồng cỏ hai bên bờ), cuốn trôi toàn bộ đất đá và bờ kè 2 bên Bến Lăng” và xác định “mức thiệt hại là 304 triệu đồng (biên bản xác lập ngày 14.10.2006)”. Còn lại các hạng mục khác đơn vị này cho rằng đã phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, biên bản kiểm tra hiện trường (ngày 4.10.2006) và biên bản giám định tổn thất (ngày 14.10.2006) giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công, giám sát và đơn vị bảo hiểm công trình mà Thanh Niên có được, cho thấy giá trị xây lắp của công trình hạ tầng kỹ thuật lăng Thiên Thọ (tức lăng Gia Long) là 14.882.487.000 đồng, khởi công ngày 29.3.2004, kết thúc ngày 29.3.2006. Trong đó, biên bản giám định thiệt hại nêu rõ: với hạng mục suối Kim Ngọc, đã sạt lở ở 11 vị trí với tổng khối lượng ước tính 968 m3, chiều dài 150m (tuyến trái) và 140m (tuyến phải); Với hạng mục bến lăng trên sông Hương: đất xói trôi: chiều dài 19m, cao 7m, rộng 9m, khối lượng cuốn trôi 1.200m3; đá hộc xây: Toàn bộ phần xây kè hai bến lăng đã bị nứt, sạt một lượng đá nhỏ đã bị trôi, còn lại bị xô dồn ngay tại chân bến với khối lượng khoảng 100m3; đá thanh bậc (bậc cấp lên xuống) đã bị trôi 16 viên (tương ứng 4,8m2); Đối với hạng mục tuyến đường A (đường bê tông màu giả đất): Đất xói trôi dài 34m, rộng 4,5m, cao 4m với khối lượng 600m3; Đường bê tông giả đất bị bung sạt 153m2; Hạng mục cửa ra: Bị xói trôi và vùi lấp hố ga, cống F400 (30 ống, hai bên) 60m - cống này có thể tái sử dụng được; Hạng mực điện chiếu sáng: dây cáp bị đứt 3x10x1x6 = 12m2 (đã bị mất).
Ngoài ra, trong khi công văn phản hồi cho rằng dự án đã phát huy hiệu quả và giúp cải thiện đời sống người dân địa phương, thì ông Mai Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (H.Hương Trà) lại cho biết: “Chỉ có con đường vào lăng, đúng là có giúp người dân đi lại thuận tiện. Còn lại các hạng mục khác như bến thuyền, bến xe làm thì làm cho có chứ có hiệu quả gì đâu, vì bến thuyền thì hư hỏng mà sông lại cạn, thuyền không vào được, bến xe thì xe đâu mà đỗ, vì đường chưa thông”.
Ông Xuân cho biết thêm: “Khi dự án triển khai, gần 20 hộ dân thôn Kim Ngọc, Định Môn phải giao đất, cây trồng, hiện vật trên đất cho đơn vị thi công thực hiện dự án. Riêng tiền bồi thường cho người dân cũng đã hơn 1 tỉ đồng. Thế nhưng, từ năm 2006 đến nay công trình bị hư hỏng mà không thấy sửa chữa khắc phục. Hạng mục suối Kim Ngọc sau khi nạo vét cũng làm trở ngại việc đi lại, sản xuất của người dân hai thôn Định Môn và Kim Ngọc. Nhiều lần người dân phản ánh, cử tri cũng kiến nghị nên xã có tờ trình xin xây dựng một chiếc cầu cho dân đi lại, nhưng chẳng thấy phía dự án trả lời”.
Hiện trường của các công trình này tại thời điểm hiện nay cho thấy, các hạng mục thiệt hại vẫn chưa được khắc phục. Trong đó, 3 hạng mục lớn là bãi đỗ xe, suối Kim Ngọc và bến lăng Gia Long (trên sông Hương) ngay sau khi hoàn thành đã bị hư hỏng và không sử dụng được, trở thành một công trình nhếch nhác, hoang phế. Thế nhưng, công văn phản hồi vẫn cho rằng dự án “đã phát huy hiệu quả”.
Bùi Ngọc Long
(TNO)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét