Gửi B
TƯỞNG TƯỢNG NGÀY CUỐI NĂM - NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
TƯỞNG TƯỢNG NGÀY CUỐI NĂM
Gửi B
Gửi B
Ngồi với em trong quán cà phê
Bên ngoài trời lạnh
Một nụ hôn tình cờ rơi xuống
Ngày cuối năm em chở anh quanh
thành phố đầy hoa
mùi tóc em sương khói
sum vầy
Ngày cuối năm biển êm đềm
Em gửi nỗi nhớ vào con sóng
Trôi giạt về anh
Quấn quýt chiều
Ngày cuối năm anh tha thẩn một mình
Giữa chiều đông quạnh quẻ
Nhớ em da diết
Ngày cuối năm
Anh yêu em
Ơn tròi
Không phải là tưởng tượng
NMT
NGẬM NGÙI - PHAN LỆ DUNG
Người đăng:: Phong - Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
Ngậm ngùi
30 năm
mà như mới hôm qua
bao nhiêu nuối tiếc.
Anh nồng nàn
gần gũi
anh xa xôi.
như cây lá ngoài vườn bàng bạc gió
như vệt nắng trôi trên tấm voang mỏng mảnh buổi chiều
như nỗi nhớ mùa đông tạt vào góc phố lạnh.
Anh ấp ủ tôi bằng ngọn nến hình nhật nguyệt
bằng cây lúa dậy thì hoa
bằng con đường về nhà thổn thức chiều chủ nhật.
Và cứ thế
mưa rơi
áo nâu qua phố vội vàng.
Và cứ thế
bữa rượu chiều
bước chân lẫn vào cây cỏ
mờ mịt đường về.
Và cứ thế
cánh đồng mênh mang
mùa đông sám hối trên cây mù ù
nhả khói bạc màu.
Có điều tôi biết nơi cánh đồng kia anh cất giữ một cánh hoa đồng nội
dịu dàng, trắng trong
tháng năm đi
ngậm ngùi.
Nắng thả tơ trời về phương vời vợi nhớ
tôi
nhặt buổi chiều.
mà như mới hôm qua
bao nhiêu nuối tiếc.
Anh nồng nàn
gần gũi
anh xa xôi.
như cây lá ngoài vườn bàng bạc gió
như vệt nắng trôi trên tấm voang mỏng mảnh buổi chiều
như nỗi nhớ mùa đông tạt vào góc phố lạnh.
Anh ấp ủ tôi bằng ngọn nến hình nhật nguyệt
bằng cây lúa dậy thì hoa
bằng con đường về nhà thổn thức chiều chủ nhật.
Và cứ thế
mưa rơi
áo nâu qua phố vội vàng.
Và cứ thế
bữa rượu chiều
bước chân lẫn vào cây cỏ
mờ mịt đường về.
Và cứ thế
cánh đồng mênh mang
mùa đông sám hối trên cây mù ù
nhả khói bạc màu.
Có điều tôi biết nơi cánh đồng kia anh cất giữ một cánh hoa đồng nội
dịu dàng, trắng trong
tháng năm đi
ngậm ngùi.
Nắng thả tơ trời về phương vời vợi nhớ
tôi
nhặt buổi chiều.
NGOÀI HUẾ - TRẦN DZẠ LỮ
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
NGOÀI HUẾ
Không phải Huế đó mới là chuyện lạ
Bởi dạ, thưa răng quá đổi ngọt ngào
Nghe một lần là mãi mãi về sau
Anh cứ nhớ giọng em như giọng mạ!
Ui chao ơi! Em cũng gầy na ná
Tôn Nữ xưa qua mấy cửa Hoàng Thành
Anh kiêu bạc cũng nghe chừng rất nhớ
Dấu ai về ,bay màu áo thiên thanh…
Con-đường-vương-phi cũng hóa ra hiền
Khi gió thổi qua lòng anh bối rối
Không phải Huế mà răng em lại nối
Câu Nam Bình khin khít điệu nam Ai ?
Không phải Huế răng em lại trang đài
Qua Gia Hội để chiều anh tở mở?
Giòng sông Hương lặng lờ mà cắc cớ
Soi rất xanh dấu ái thuở em về!
Không phải Huế mà em gọi bên tê
Là Vỹ Dạ mùa trăng lênh láng nhớ
Dây trầu cũ cuộn vào thân cau đó
Xuân nay hồng, môi đỏ nụ tình quê …
Không phải Huế mà em rất Huế
Ngọt bên ni bên nớ đến nao lòng
Tháng giêng ngon, đậu vào tim tử tế
Thương nhau rồi em hẹn với anh không ?
Trần Dzạ Lữ
( SàiGòn, 12.12.2012 )
GỬI NGƯỜI Ở HUẾ - HƯƠNG NGỌC ANH
Người đăng:: Phong - Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
GỞI NGƯỜI Ở HUẾ
Mùa này gió lạnh buốt sông Hương
Run run tê cóng nhịp Tràng Tiền
Chiều mưa phố Huế người thưa thớt
Thương Bạc đìu hiu, nép con thuyền
Đan kín màn mưa sợi sắc không
Huế buồn chi lạ, tím khung trời
Đôi khi lạc lõng trong lòng Huế
Giận Huế mà thương suốt một đời
Một thuở qua rồi áo thư sinh
Bóng câu cửa sổ, giấc mơ đời
Nam Kha bừng tỉnh nhìn hư ảo
Danh lợi phù vân như mây trôi
Áo trắng nữ sinh em bỏ quên
Bên bờ sông lạnh trắng chơi vơi
Trăm nỗi đoạn trường từ xa Huế
Cố giữ nụ cười dẫu đắng môi
Chắc Huế chiều nay mưa như say
Mưa xiêu thành cổ, dạt oan hồn
Kim Long, Vỹ Dạ buồn da diết
Lữ thứ, quê nhà một niềm đau.
HƯƠNG NGỌC ANH
NỖI NHỚ LÀ NHỮNG CON SÓNG BẠC - VÔ BIÊN
Người đăng:: Phong - Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
NỔI NHỚ LÀ NHỮNG CON SÓNG BẠC
Những buồn phiền và lạc thú
Hỡi con sóng thời gian
Xòa vào tôi như đê vỡ, giông tố, tia chớp
trên nền trời đêm
Tình yêu là ngọn sóng
Ngọn sóng ồ biển khơi
Con thuyền nào đứng đợi
Ngàn năm vẫn chuyển đá vàng
Tôi bước đi giữa buổi chiều về phía gió
gió và gió
sóng và sóng
Tình yêu mãi đi tìm
lẫn khuất chân mây
Tôi bước đi hoàng hôn đã tắt
bóng đêm và những vì sao
Tình yêu đồng lõa đêm đen
và níu giữ mặt trời
Tôi bước đi bình minh vừa ló
Ánh sáng bào mòn sự cô độc
Tiếng chim thảng thốt báo hiệu một ngày
một ngày tràn vỡ
một ngày mà nổi nhớ xô ùa vào những con sóng bạc
Tôi đứng lại dưới mặt trời
nghe một ngày lầm lỡ...
Cố Quận, chiều 12/4/2012
NGỠ - HOÀNG THỊ THIỀU ANH
Người đăng:: Phong - Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Giữa mênh mông gió
Trăng chao nghiêng đầy
Chuếch choáng hồn mây
Say !
…gầy giọng cỏ
Đêm về qua ngõ
Nhớ bóng trăng khuya
Bước hoang mang…
Ngỡ …
Người về
Chiêm bao
Lắng giữa xanh xao
Lá,
Sương,
…mông muội
Mơ màng
Nghiêng chao…
HTTA
HTTA
MÙA GIÁNG SINH KHÔNG CÒN AI - TỪ HOÀI TẤN
Người đăng:: Phong -
MÙA GIÁNG SINH KHÔNG CÒN AI
Hãy gởi lời chúc phúc lên núi non
Những gió của ngàn năm vách đá
Cây của rừng lực lưỡng ngàn xanh
Chim sãi bay trong gió lộng
Em cười quên chưa ngày vui ấy
Ta thắp nến buồn thiu một mùa đau
Chiều hôm qua bên giáo đường nghe ai hát
Những lời thiên ân
Vỗ vào lòng ta biển nhạc lũ
Đứng dậy, tay chào
Thức mình cho mắt sáng
Chúa sẽ ra đời vào giữa đêm nay
Dựng một trần gian mới
Và em sẽ ngồi trắng đêm nay
Trên núi non kia, một mình chờ đợi
Ai không về cho gió mênh mông
Chiếu chăn xô lệch chờ mong giữa hai phương
Lời yêu trong sách ước
Chúa sẽ ra đời giữa đêm nay
Mọi người đều đã biết
Em đã biết
Ta đã biết
Nhưng bao giờ ta được gặp nhau
Vào giữa giờ sinh của Chúa
Mùa đã không còn ai
Tâm hồn ta nhuốm bệnh
Khói thuốc buồn bay nhớ một người
Hát âm thầm trong đêm tối
Ta gởi lời chúc phúc lên núi non
Thuở rừng cao cây trái đã qua
Những chim biếc những suối xanh thời hẹn hò
Chỉ còn lời hoài niệm
Ta mừng em xa xôi
Giữa đời sớm tối
Chúa sẽ ra đời giữa đêm nay
Hãy tạ ơn
Những tội lỗi với người
Tạ ơn em xa xôi
Ta gởi câu chúc vội
Mùa giáng sinh không còn ai
Quẩn quanh niềm cô độc
(25.12.73)
GIÁNG SINH CỦA RIÊNG ANH - NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
Giáng sinh của riêng Anh
khi Chúa ra đời anh còn trên sạn đạo
giữa đêm đông hoang lạnh đến vô cùng
anh đi tìm em đêm dài vô tận
ơn Chúa lòng lành ,Người hiểu được anh không
Chúa mãi mãi là hài nhi mà anh thì bạc tóc
Chúa ấm áp trong hang anh lạnh lẽo trong hồn
em giáng sinh anh giữa ngày xuân muộn
anh tự đóng đinh mình không một chút ăn năn
và từ đó anh thành con chiên ngoan đạo
Chúa là em em là Chúa khác gì
đêm thánh vô cùng hoá thành giông bão
chiếc hang đời giam lỏng cuộc tình si
giờ phút Chúa ra đời anh nhớ em da diết
đêm giáng sinh xa cách đến muôn trùng
anh vẫn đi tìm em trong dư âm tiếng hát
lời Thánh buồn cứ đuổi riết sau lưng...
khi Chúa ra đời anh còn trên sạn đạo
giữa đêm đông hoang lạnh đến vô cùng
anh đi tìm em đêm dài vô tận
ơn Chúa lòng lành ,Người hiểu được anh không
Chúa mãi mãi là hài nhi mà anh thì bạc tóc
Chúa ấm áp trong hang anh lạnh lẽo trong hồn
em giáng sinh anh giữa ngày xuân muộn
anh tự đóng đinh mình không một chút ăn năn
và từ đó anh thành con chiên ngoan đạo
Chúa là em em là Chúa khác gì
đêm thánh vô cùng hoá thành giông bão
chiếc hang đời giam lỏng cuộc tình si
giờ phút Chúa ra đời anh nhớ em da diết
đêm giáng sinh xa cách đến muôn trùng
anh vẫn đi tìm em trong dư âm tiếng hát
lời Thánh buồn cứ đuổi riết sau lưng...
(Đêm Giáng sinh 24 rạng sáng 25.12.2008,Sài Gòn)
CHUYỆN THẾ GIAN - ĐỨC PHỔ
Người đăng:: Phong -
CHUYỆN THẾ GIAN
Có những điều không thể nói ra
Mà giữ trong lòng thêm nặng
Đâu có dễ làm người vô cảm
Sống càng nhiều hệ lụy càng sâu!
Hết những chiều tà đến những sớm mai
Con người lăn theo vòng quay cơm áo
Đường danh lợi và đường an phận
Luôn có nhiều lối rẽ khác nhau.
Thử ngồi buồn lặng lẽ đêm thâu
Mới biết con dế con trùng cũng cần hô hấp
Thử làm người lao công cực nhọc
Mới thấy người bóc lột là bất lương.
Thử đứng nghiêng về một phía
Sẽ thấy đời chông chênh
Một bên vực thẳm một bên rừng sâu
Sẽ thấy mình hiu quạnh.
Thử sống trong vùng bão xoáy
Mới quý thời biển lặng sóng yên
Thử làm một người chân thật
Mới thấy xót xa cho kẻ dối gian.
Thử là chim sống trong lồng
Mới thấy khát khao trời cao đất rộng
Thử làm người nô lệ
Mới hiểu cái khôn cùng của mơ ước tự do.
Thử sống lãng xa yêu dấu
Mới biết lòng quạnh quẽ sắc hương
Thử sống bên ngoài tổ quốc
Mới biết yêu sâu sắc nước mình...
Những nấm mồ
Chỉ để chôn người đã chét
Chứ không thể nào chôn được chuyện thế gian !
Thử sống lãng xa yêu dấu
Mới biết lòng quạnh quẽ sắc hương
Thử sống bên ngoài tổ quốc
Mới biết yêu sâu sắc nước mình...
Những nấm mồ
Chỉ để chôn người đã chét
Chứ không thể nào chôn được chuyện thế gian !
ĐP
CHÚC MỪNG CHÁU LONG VÀ GIA ĐÌNH
NMT
NHẮM MẮT - TRƯƠNG THÌN
Người đăng:: Phong - Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
Khi tôi nhắm mắt lại
Rất đơn giản
Tôi không còn thấy tôi
Cách biệt với chung quanh
Mọi biên giới đều không còn
Không còn lớp da
Không còn đường nét
Tôi như tan ra
Tôi như hoà mình
Trong trời đất
Trong trùng khơi bao la
Khi tôi bịt kín hai tai
Rất đơn giản
Tôi không còn thấy tôi cách biệt
Không còn mọi biên giới
Tôi hoà mình trong đám cỏ rừng cây
Tôi nghe trong tôi
Tiếng côn trùng ca hát
Tiếng ve ồn ào liên miên mùa hạ
Khi tôi dùng huệ nhãn
Chớ không phải xúc giác
Tôi cảm được
Tất cả đều mềm
Tất cả đều lỏng
Tất cả đều trong
Thân tôi trong suốt
Mềm lỏng
Tan biến
Trong không
Ôi,
Trong tôi có cả bầu trời
Trong tôi có cả biển khơi bao la
Trong tôi có cả
Vũ trụ
Mặt trời
Mặt trăng
Và vô số ngân hà
Ôi
Tôi đã hiểu vì sao
Phải thường nhắm mắt
Tôi nhắm mắt đây
Tôi nhắm mắt đây !
Trương Thìn
Tặng Thái Kim Lan
26-3-2008
26-3-2008
TIN BUỒN ...
Người đăng:: Phong -
ĐƯỢC TIN
NHÀ THƠ, NHẠC SĨ, HỌA SĨ TRƯƠNG THÌN
ĐÃ RA ĐI VÀO LÚC 18 GIỜ 55 NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2012
HƯỞNG THỌ 73 TUỔI
LINH LINH CỬU QUÀNG TẠI NHÀ TANG LỄ LÊ QUÝ ĐÔN ,QUẬN 3 ,TP HCM
XIN CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN
CẦU NGUYỆN ANH THONG DONG RONG CHƠI CÕI AN LÀNH
trần áng sơn - hồ thanh - la quang thanh - thân trọng minh - lê ký thương - trần vàng sao
cao huy khanh - viêm tịnh - nguyễn miên thảo - từ hoài tấn - văn viết lộc - lê thánh thư
dương đình hùng - nguyễn kim long - nguyễn thượng hải - hoàng lộc - đức phổ
trần dzạ lữ - vương từ - nguyễn lương vỵ - nguyễn hòa vcv - lê ngọc thuận - trần hoài
phan binh - phạm thiên thư - bảo cường - lê thị kim - rừng - huy tưởng - hà nguyên thạch
vũ trọng quang - trần hữu dũng - huỳnh ngọc thương - bùi chí vinh - đinh cường
triệu từ truyền - ngô văn giáo - hà thúc huy - huỳnh tấn mẫm - linh phương
trần dzạ lữ - vương từ - nguyễn lương vỵ - nguyễn hòa vcv - lê ngọc thuận - trần hoài
phan binh - phạm thiên thư - bảo cường - lê thị kim - rừng - huy tưởng - hà nguyên thạch
vũ trọng quang - trần hữu dũng - huỳnh ngọc thương - bùi chí vinh - đinh cường
triệu từ truyền - ngô văn giáo - hà thúc huy - huỳnh tấn mẫm - linh phương
VÔ ĐỀ - HẠ NHIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
Ngây ngất bên hương thơm
Quán cà phê trước ngõ
Từng giọt đen nâu thẳm
Rơi buồn trong đêm thâu.
Trách chi những ngóng trông
Trách chi mùa xa vắng
Trách tháng ngày im lặng
Miên man theo khói sương.
Thênh thang sợi cỏ nhớ
Vội vàng trên tóc mai
Và thu nào xao xác
Ngơ ngác bên hiên nhà.
Hay trách một nụ hôn
Thoang thoảng trên môi mềm
Và trách một chiều mưa
Làm đau thêm nỗi nhớ.
Ôi nụ quỳnh hương nhỏ
Sao vội ướp vào đêm.
(01.10.2012)
Quán cà phê trước ngõ
Từng giọt đen nâu thẳm
Rơi buồn trong đêm thâu.
Trách chi những ngóng trông
Trách chi mùa xa vắng
Trách tháng ngày im lặng
Miên man theo khói sương.
Thênh thang sợi cỏ nhớ
Vội vàng trên tóc mai
Và thu nào xao xác
Ngơ ngác bên hiên nhà.
Hay trách một nụ hôn
Thoang thoảng trên môi mềm
Và trách một chiều mưa
Làm đau thêm nỗi nhớ.
Ôi nụ quỳnh hương nhỏ
Sao vội ướp vào đêm.
(01.10.2012)
DỊ BẢN - NGUYỄN MIÊN THẢO
Người đăng:: Phong - Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012
DỊ BẢN
ta nhuận sắc tình em thành dị bản
ngày tàn đông gió thổi rụng trăng rằm
em điên đảo một thời con gái
cuộc tình nào hái mộng đến trăm năm
ta điên loạn đắm chìm trong mộng ảo
níu một phận đời không có thật đi chơi
hẹn em một ngày bên thành quách cũ
ta dìu nhau đi cuối đất cùng trời
rồi có ngày em lại ra đi
ta vẫn yêu em như ngày đầu gặp gở
trời sinh ta ra kẻ si tình mê muội
một nụ cười, tay nắm -đã nghìn sau
ta lặng lẽ đi lần về huyệt mộ
tiếng em cười kiêu bạc mấy nghìn đau
tiếng hát em hóa thành sương khói
trong tim ta em hóa nhiệm mầu
ta nhuận sắc tình em thành dị bản
ngày tàn đông gió thổi rụng trăng rằm
em điên đảo một thời con gái
cuộc tình nào hái mộng đến trăm năm
ta điên loạn đắm chìm trong mộng ảo
níu một phận đời không có thật đi chơi
hẹn em một ngày bên thành quách cũ
ta dìu nhau đi cuối đất cùng trời
rồi có ngày em lại ra đi
ta vẫn yêu em như ngày đầu gặp gở
trời sinh ta ra kẻ si tình mê muội
một nụ cười, tay nắm -đã nghìn sau
ta lặng lẽ đi lần về huyệt mộ
tiếng em cười kiêu bạc mấy nghìn đau
tiếng hát em hóa thành sương khói
trong tim ta em hóa nhiệm mầu
CHUYỆN VỀ NGƯỜI HIỀN CỦA VĂN CHƯƠNG NAM BỘ - NGUYÊN NGỌC
Người đăng:: Phong - Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
Bài cuối : Tìm ngọc giữa biển đời
Tôi có một anh bạn làm lý luận văn học, anh ấy bảo: Văn học, nói theo cách nào đó, là một cái thú chơi, các cụ ta xưa chẳng từng coi văn chương là thú chơi thanh nhã là gì! Người ta chơi văn chương, chơi cái đẹp, cho nên soi mói tìm cho ra cái đẹp trong từng ngóc ngách cuộc đời, và chăm chút, mân mê từng từ, tức là cái thứ chỉ có nó mới lột được hết cái đẹp ấy ra cho mình, cho đời. Văn học nhân văn chính là vì vậy và như vậy đấy…
|
Có lẽ đọc thật kỹ Trang Thế Hy, sẽ thấy anh gần Nguyễn Tuân chính ở chỗ này. Anh cũng là người chơi cái trò chơi thanh nhã ấy (nghĩa là tiếp tục cái truyền thống của các bậc tao nhân mặc khách xưa, cho nên, nhìn kỹ mà xem, ở Trang Thế Hy vừa có cái gì đó rất hiện thực, hiện đại, vừa có cái gì đó rất xưa, thậm chí có phần cổ kính nữa). Anh cũng là con người suốt đời chăm chú lần mò đi tìm cái đẹp, trong chốn ngổn ngang nhân sinh. Anh không ồn ào tuyên bố, nhưng suốt đời anh sống vì cái đẹp. Tất nhiên hoàn cảnh của anh khác rất nhiều. Anh là một người viết văn, và là một người viết văn hoạt động bí mật – trong nhiều sáng tác của mình, anh không hề giấu giếm tư cách đó – “nằm vùng” trong thành phố địch chiếm, dựa vào những người tốt trong tầng lớp hạ lưu của xã hội, ở những xóm lao động nghèo, nơi cái nghèo lôi con người ta vào những hoàn cảnh, cả những nghề nghiệp bị khinh bỉ đến tận cùng. Chính trong cái đám bùn nhơ nhầy nhụa tưởng chừng đến tuyệt vọng ấy, anh lần tìm ra cái đẹp, và cái đặc sắc, độc đáo của Trang Thế Hy là cái đẹp anh chắt chiu tìm ra được và vô cùng trân trọng nhặt lên từ bùn nhơ, bỗng sáng lên long lanh, như ngọc, như kim cương. Trang Thế Hy là người đi tìm ngọc, tìm kim cương, không phải giữa chốn phồn hoa đô hội, cũng không phải trong tỷ mẩn trà dư tửu hậu, mà giữa cuộc đời nhọc nhằn, trần tục, ở nơi tận đáy cùng của xã hội (...) Hình như hình ảnh những cô gái đẹp nhất trong văn của Trang Thế Hy là hình ảnh những cô gái làm nghề ăn sương, lặn lội trong nhầy nhụa bùn nhơ của xã hội. Anh trân trọng nhặt họ lên từ đấy, trân trọng và nhẹ nhàng lau bùn cho họ, và nói với ta rằng: Thấy không, trong những con người này cũng có ngọc đấy, long lanh! Hoặc là những con người đang bị đẩy đến đứng mấp mé trên bờ vực của cái vũng bùn ghê sợ đó, chỉ một chút thiếu gượng lại nữa thôi là rơi tõm ngay xuống, và họ đã quyết cưỡng lại số phận kinh hoàng đó bằng cái chết vô cùng dữ dội, cô gái Hứa Lệ Mai trong truyện Nguồn cảm mới của anh, mà cái chết đã khiến bác Tư xích lô áng chừng là “Con “xẩm” con ngang bướng nó gan dạ mà liều lĩnh lắm… nó mượn ngọn lửa để kết liễu cuộc đời bệnh hoạn của cha nó rồi nó tự thiêu luôn”. “Áng chừng” ư? Nhưng nghĩ kỹ lại mà xem, còn có lối thoát nào khác nữa cho cô Hứa Lệ Mai trinh trắng như một nụ hoa mong manh mà mãnh liệt ấy nữa đâu! Cô “xẩm” ấy, dưới ngòi bút của Trang Thế Hy, hiện lên sáng toả như một liệt nữ. Trang Thế Hy viết về những liệt nữ ở chốn bùn đen…
Có lẽ đến đây thì đã có thể nhận rõ ra điều này rồi: Trang Thế Hy là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên, hoặc ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo khốn. Và tôi muốn nói điều này: thấy được và ngợi ca những vẻ đẹp hùng tráng, tất nhiên cũng cần lắm, nhưng dễ hơn nhiều. Tìm ra được cái đẹp nhỏ nhoi, không tên kia mới khó, cần rất nhạy, rất tinh, và có lẽ còn quan trọng hơn nữa, cần một tấm lòng nhân ái sâu xa lắm, một chất nhân văn không ồn ào, cường điệu, mà đậm đà lắm.
(...) Trang Thế Hy, do vậy không chỉ để lại cho chúng ta một sự nghiệp sáng tác rất quý, anh còn để lại một bài học lớn. Tôi muốn được gọi anh là một “người hiền” của văn chương Nam bộ.
CHUYỆN VỀ NGƯỜI HIỀN CỦA VĂN CHƯƠNG NAM BỘ - NGUYÊN NGỌC
Người đăng:: Phong - Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
Bài 2: Ngàn cân mỗi chữ
Tư thỉnh thoảng lên thăm anh Trang Thế Hy, không nhiều và thường không báo trước. Mà không lần nào anh bất ngờ. Cứ như đã chờ từ bao giờ. Cứ như khi cô chưa đến thì cũng đã có cô ở đấy rồi. Tri âm. Người ta bảo tri âm là chỉ khẽ nghiêng tai, đã nhận ra được bước chân của nhau dù chưa thấy mặt. Thật tri âm nữa, là ngay khi người ấy chưa đến, chưa đi nữa kia, còn tận đất Mũi tít mù, như ăngten vậy, đã nghe âm âm bước chân. Tư lên, thường sáng lên chiều xuống, hoặc đi tiếp về thành phố, như tiện mà ghé lại, tuy kỳ thiệt chủ ý là chỉ đến đây thôi, cả hai đều biết mà không nói, như trong một truyện ngắn nhẹ nhàng của anh hay coi như vô tư của Tư. Cũng có khi cô ở lại một hai ngày.
|
Chuyện thứ hai
Tôi có hứa với anh Trang Thế Hy mỗi năm xuống thăm anh một lần, kể từ hồi anh về dưới ấy chưa năm nào lỗi hẹn, có năm còn dôi thêm vài chuyến. Mà chưa lần nào gặp Tư ở đấy. Chưa lần nào được chứng kiến đôi bạn ấy trò chuyện. Tò mò chẳng hay gì, nhưng quả thật rất muốn biết hai con người đều là “đặc sản” miền Tây, đặc sản độc của Nam bộ ấy (chữ của Trần Hữu Dũng), họ xa nhau đến thế về thế hệ mà gần nhau đến thế về con người, họ giống nhau và cũng khác nhau đến lạ về tài năng, từ hai hướng chừng đối nghịch mà đi đến tinh hoa của văn chương đồng bằng Cửu Long, cũng là của văn chương cả nước; và điều này có thể còn quan trọng hơn: là người tài, cũng như tất cả những người tài, bằng cách này cách khác họ luôn đối mặt với những thách thức tinh vi của nghề văn, theo một cách nào đó là luôn ở hàng đầu, không phải vì một thứ tiền phong chủ nghĩa gì mà thực ra họ chẳng thèm quan tâm, mà vì đấy là bản chất công việc của họ, là sinh tử đối với sự tồn tại của họ như một công dân của thế giới văn chương, họ căm cụi và dũng cảm giải quyết hằng ngày và cả đời. Hai người tài ấy, họ nói với nhau về những thách thức ấy như thế nào. Rất muốn được tò mò nghe, biết. Về chuyện chữ nghĩa của họ. Bởi họ kỹ lắm trong chuyện chữ nghĩa, lao động suốt đời, nhọc nhằn, thú vị, nhấm nháp, hạnh phúc, đau khổ của họ nói cho đúng cũng chỉ là chuyện chữ nghĩa, vật lộn với nó, trằn trọc với nó, khám phá ra nó, bắt được nó, trì giữ nó, vắt kiệt nó, hay cắn răng dứt bỏ nó. Tôi có một ý này, không biết có chính xác không, xin cứ thử nói liều: hình như cả Nguyễn Ngọc Tư và Trang Thế Hy, nói theo cách nào đó, về căn bản là những nhà thơ. Bởi thái độ của họ, cách hành xử của họ đối với chữ nghĩa, chính xác hơn là đối với các từ. Jean Paul Sartre có nói rằng sự khác nhau giữa nhà văn với nhà thơ là ở chỗ này. Trong khi đối với nhà văn từ là công cụ, họ sử dụng chúng, chúng là phương tiện biểu nghĩa, chúng mang nghĩa, cái nghĩa mà nhà văn muốn nói ra với người đọc, chúng mang cái nghĩa được gửi vào trong chúng như gửi vào trong những cái vỏ vậy, lột cái nghĩa đó ra, để lại trên trang giấy, rồi đi, trống rỗng, chỉ còn là cái vỏ, trong suốt; vâng, trong khi nhà văn “dùng” các từ như vậy, thì nhà thơ không hề sử dụng các từ. Đối với họ từ không là những cái vỏ mang nghĩa, mà là những sự vật, như mọi sự vật của thế gian này. Những sự vật sống. Họ gặp chúng, sờ vào chúng, chạm vào cái sần sùi hay trơn láng, nóng hay lạnh, mềm hay cứng... của chúng. Họ mang chúng đến và để nguyên chúng đấy, những sự vật-từ, trên trang giấy cho ta, người đọc, chạm vào, mà biết về cuộc đời, như biết về thế giới sống, như sống giữa thế giới ấy.
Tập thơ mỏng mà nặng
|
Trang Thế Hy có một tập thơ, hình như rất ít người biết, mà rất hay, cả tập mỏng dính, vỏn vẹn chín bài, bài nào cũng hay, cộng chín bài dịch của Tagore nữa, cũng mỏng tang và dịch cũng thật tài. Có một bài thơ ở đấy cậu bé nghèo là anh, nhặt được một cái vú cau từ trong khay trầu của bà nội xưa, đem đặt nó giữa trang giấy hôm nay. Không phải hình ảnh hay kỷ niệm về một cái vú cau, ý nghĩa hay “nội dung” gợi lên từ một cái vú cau, mà là một cái vú cau thật, nhỏ xíu, tai tái xanh. Không phải một cái núm cau giống như cái vú nghèo trên bộ ngực lép kẹp của cô giáo làng ốm nhom thương học trò như con ôm trò vào lòng dạy đánh vần “mờ-e-me-nặng-mẹ”. Cũng không phải một cái vú nghèo nhỏ như một cái núm cau trong khay trầu bà nội. Không như mà là. Mà đích xác là cái vú cau, một quả cau có cái vú nhỏ xíu được bà nội dùng con dao cau sắc lẹm cắt ra, bỏ đó trong khay trầu của bà và đứa bé nghèo nhặt làm đồ chơi nghèo của tuổi thơ nghèo. Một từ-sự-vật-vú, một vú-cau-sự-vật-từ, một sự-vật-từ-vú-cau Trang Thế Hy, cậu bé Trang Thế Hy, nhà thơ Trang Thế Hy đặt ra đó, giữa cuộc đời này, đem đến cho thế giới của chúng ta, mỗi người, một cái vú cau từ nay sẽ còn nguyên đấy mãi cùng ta, để ta sống cùng nó... Vậy đó, nhà thơ không mang đến cho chúng ta những ý nghĩa được chuyển tải bằng các từ, mà các từ sau đó trút hết nghĩa ra, trở thành trống rỗng bỏ đi. Nhà thơ chế ra những từ-sự-vật, đem đến và để lại đấy nguyên vẹn, nguyên vẹn chất sự vật giữa thế giới sự vật sống của chúng ta.
Có phải về phương diện này Nguyễn Ngọc Tư, bằng thế giới từ-sự-vật, sự-vật-từ cô khai phá được tận vùng đất phương Nam kỳ lạ mấy năm nay và đem đến, làm giàu cho thế giới sống của người Việt mình, là một nhà văn rất thơ, và rất gần với Trang Thế Hy.
Vậy mà lại còn có điều này nữa: cô gái nhà văn đáo để ấy, sau khi làm chấn động thế giới văn chương chúng ta bằng cả một hệ thống từ-sự-vật “đặc sản” miền Tây, bỗng tuyên bố rằng đừng cột chặt tôi mãi vào cái mớ từ tòn teng được mọi người tấm tắc ấy vì cái chất lạ của nó. Cái tôi muốn đem đến không phải là cái lạ, để mê hoặc người, mà là cái quen vô cùng kỳ lạ vẫn giấu kín trong mỗi chúng ta, mà ta chẳng bao giờ ngờ... Cô gái ấy không sợ những cuộc phiêu lưu mới, mà hình như cô đang im lặng lầm lũi lao vào. Bạn cô, anh Trang Thế Hy, đang nghĩ gì?
Tư thường lên với anh Trang Thế Hy rất bất ngờ, không mấy khi báo trước. Ghé qua rồi đi. Cũng có hôm ở lại. Anh Trang Thế Hy có kể với tôi rằng, mấy lần ở lại, thường cũng ít trò chuyện khuya, mặc dù cô biết người nhiều tuổi như anh rất ít ngủ. Và lần nào cũng vậy, cô ra đi không hề báo. Bốn hay năm giờ sáng se sẽ trở dậy, gỡ rất khẽ cánh cửa thật ra vẫn để mở suốt đêm, rón rén ra đi. Sáng anh dậy, thì Tư đã đi từ bao giờ. Nhà lại vắng tanh. Như Tư chưa hề đến.
Thật ra anh biết chứ, anh có ngủ đâu
Tư cũng biết rằng anh biết.
Mà không hề nói.
Cả hai
Mà không hề nói.
Cả hai
(Còn nữa).
NGUYÊN NGỌC
( SGTT.ON)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)