BAY - NGUYÊN QUÂN


BAY
 Viếng nhà văn Dương Thành Vũ

Hắn cuối cùng
cũng đi về phía thiên đường
bỏ lại phía sau cơn khát say rượu mật
những con chữ cuồng si
cũng theo về ngỏ mộng
mấy mươi năm trang trải trần gian
ta cắm một nén nhang
lên ảo đài thờ tự
đọc một câu thơ tống tiển nhau đi
ngày đầu xuân sao con đường đầy lá úa
khói và hương và một chuyến xe đưa
hắn đã ngoảnh mặt quay lưng
về thôn Vĩ
đã nuốt tận cơn say một kiếp người
giờ thì tênh tênh dôi cánh mỏng
bay thật cao
để chẳng nuối đường trần
bay thật cao
để chẳng thể mang theo phiền muộn.
                     

                             Huế 27-02-13
                            Nguyên Quân

NHỮNG NGÀY BĂNG QUA ĐỒI ĐẠI NINH - VÔ BIÊN

Những ngày băng qua đồi Đại Ninh
Kính tặng thầy Tuệ Sỹ


Biển Đông nói gì, Trường Sơn nói gì
mà chân người rộng, mà mắt người sâu.
Ôi thăm thẳm địa cầu,
hôm qua tôi mơ bóng người trên đỉnh đồi lan trắng
chập chùng mong manh mà kiêu bạt
hao gầy mà trầm hùng
đôi mắt ướt đã đốt vào đêm vũ trụ
đôi tay gầy đã phớt một đường bay
mù sa mà Đông Tây hội ngộ
đôi chân liêu xiêu mà phơ phất chân trời
đem tối và bóng sáng,
giá rét và lửa
đói khát và mênh mông
mọi sự đã hàm chứa trong một tinh thể cô liêu
dẫn nhập vào vũ trụ khôn cùng
đi là trải nghiệm
đi là mất dấu
lồng lộng trên cõi về
hành dã đã đi qua đi qua bao lủng đồi
không ý thức không tên tuổi, không sưởi ấm
chỉ còn vầng trăng treo trước ngực
và " Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng
Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu" (*)
Trên đời Đại Ninh khuya ấy Người và vầng trăng đã đồng hành...
VÔ BIÊN.
(*) Thơ Tuệ Sỹ

GIOT SƯƠNG TRÊN ĐÓA HOA HỒNG - HẠC THÀNH HOA

Thà đừng trông thấy bông hồng nở
Để thấy long lanh mấy giọt sương

Thà cứ ngồi im trong bóng tối
Có lẽ là em sẽ đẹp hơn…

Bông hồng như chứa cả một thời
Có mưa nắng gió sương và giông bão
Có vinh nhục buồn vui có mồ hôi ướt áo
Có những đêm cuộc chiến đấu âm thầm

Có lúc buồn thơ thẩn dạo quanh sân
Chiều tu viện tiếng lá rơi nhè nhẹ…
Bông hồng đó hôm nay vừa chợt hé
Bỗng rùng mình buốt giá một mùa đông

Ta lặng lẽ cài đóa hoa lên ngực
Từ trái tim bỗng nổi cơn giông
Một giọt sương rơi trên đoá hoa hồng


HẠC THÀNH HOA

CHO MỘT LOÀI HOA LẠ - TRẦM MẶC

Cho một loài hoa lạ
NTB
“Đóa lặng thầm” anh viết gởi ai
Thầm nghe như có tiếng thở dài
Nhành hoa mặc tưởng riêng xa ấy
Rồi một ngày kia cũng tàn phai

Lặng lẽ vùng xa bông hoa dại
Xuân đến xuân đi vẫn một mình
Mưa sa giá lạnh miền đất lạ
Vẫn chờ vẫn đợi giọt sương mai

“Lặng thầm một đóa” anh gởi ai
Mà sao em cứ thích đọc hoài
Cành hoa trầm mặc anh xin hái
Ước gì em hóa một nhành mai

Anh nhé, dẫu mai kia gặp lại
Có còn xin hái tặng riêng ai
Vô thường cỏi tạm phù du quá
Một thoáng qua đời đã an bài

MẶT TIỀN NGHỆ THUẬT - VÕ CHÂN CỮU


Về đi thôi !

Chim bìm bịp không có giọng hót hay, nhưng trên những cành ngang nhô ngoài lùm
bụi ven suối, chúng vẫn nhoài thân để khoe bộ cánh vàng nâu, vỗ nhẹ trước khi bay
tìm bạn. Nhưng năm nay sau mấy ngày nghỉ tết, trở về mảnh vườn hoang, tôi không
còn gặp hình bóng thân quen ấy nữa…

Bìm bịp chuyên săn tìm rắn lục. Nó mổ ngay huyệt hiểm trên lưng cho con
rắn lục rồi đưa chân gắp lên nuốt sống. Có lẽ nhờ vậy nên loài chim này có bộ
xương cốt rất dẻo dai. Loài người thấy vậy quyết tìm cách bắt nó đem về ngâm
rượu. Có mặt tôi, những kẻ săn, bẫy chim đều bị cấm cửa. Hay chúng đã lần lượt
thiên di, vì trước đó nữa tôi đã đi vắng khá lâu ?

Cũng như chim và muôn loài động thực vật khác, con người thường không
thấy hạnh phúc khi bị tước mất sinh cảnh của mình. Gửi lòng làm nên một bài thơ,
đi tìm bạn tri âm để đọc nghe, hoặc đưa đăng trên một tạp chí định kỳ để nhiều
người đọc, cảm nhận…là một trong những cái sướng trên đời, tương đương như
khi được gặp, được thấy người mình thương nhớ. Nhưng đã gần 38 năm, với nhiều
người làm văn chương ở Miền Nam, niềm vui sướng ấy không còn nữa. Lịch sử
khắc nghiệt đã làm một cuộc chia lìa định mệnh. Nhiều người khi bỏ nước ra đi,
hành trang quý nhất là những bản thảo còn dang dở, chưa in. Lắm kẻ ở lại, trước
trang giấy phải uốn từng câu chữ, đổi lại bút danh, hoặc “tự nguyện” viết lên rằng
mình được “sinh ra lần thứ hai”.

Một nhà thơ khá quen thuộc ở đất Tuy Hòa ngày trước có đời sống khá giả
từ kinh doanh. Ông từng đứng chủ trương nhà xuất bản Đồng Dao, chuyên in các
tác phẩm của anh em văn nghệ miền Trung. Sau biến cố tháng 4-75, anh ta trở
thành một người viết mang tên mới, đem trình với giới cầm quyền những sáng tác
mới rặt hơi hướm của Chế lan Viên thời đánh Mỹ. Không lâu sau, anh liền được

kết nạp vào Hội nhà văn, rồi leo tên tới ghế Phó chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh. Nhưng
đến nay, tên tuổi ông không còn được ai, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc nhắc đến.
Văn chương khác với nghề mua bán. Câu nói ấy từ xưa nhưng nay vẫn không sai.

Trong khi đó từ khoảng giáp thập niên 1980, người đọc ở cả trong, ngoài
nước đã truyền tụng một bài thơ hay, khá xúc động của Du Tử Lê:

KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)

Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.

(12-1977)

Du Tử Lê gần như là nhà thơ không xếp vào “trường phái” nào. Sinh năm
1942, ông có thơ đang trên mo655 vài tạp chí văn nghệ ở Saigon, mới vừa 17-18 tuổi, rồi trở thành người
có thơ được các nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc nhiều nhất. Đến nay ông vẫn nổi tiếng với
những bài thơ tình mới làm. Ngôn ngữ thơ Du Tử Lê diễn tả được đến từng chi tiết
cảm xúc về cái đẹp, nhất là từ thân xác, như câu “ơn em ngực ngải môi trầm”. Nó
làm những người đang yêu có thể thăng hoa từ nỗi đau quằn quại. Bài thơ của “một
người lưu vong” ở thời đểm này không hề đao to búa lớn, hay mạt sát chửi rủa vì
thua cuộc, mà nói lên nỗi buồn đau khi phải xa đất nước : “Bên kia biển là quê
hương tôi đó…”. Bài thơ này sau khi được nhiều người chép tay qua làn sóng điện
radio, đã được các “nhà phê bình văn học” dẫn đăng lại trên các báo chính thống.

Những năm này ở trong nước, một trong những người bị tước mất sinh cảnh
văn nghệ là Nguyễn Đức Sơn. Ông đã đưa vợ và con cái lên sinh sống tại một
vùng rừng hoang vu. Có lần, ông đã được chính quyền nửa đêm đến mời về đồn,
hình như vì lý do “chưa khai báo làm sổ hộ khẩu”. Khi diện kiến vị Đại diện nhà
chức trách vốn là một cây bút tranh đấu ở tại tỉnh lỵ B’Lao cũ, nay hiện nguyên
hình một ông “Cách mạng 30”, Nguyễn Đức Sơn đã mỉa mai rằng : “Làm cách
mạng như các anh thì phải có cái gì mới chứ ! Nếu lại vẫn “bắt nhốt”, thì ngày
trước khi còn trốn lính, tôi đã từng gặp rồi” !

Sau đó là một bài thơ cảm thán, mở đầu với 2 tiếng chửi thề:

Đụ mẹ
 Cây bông
 Hắn không
 Lao động
 Ai trồng
 Chật chỗ
 Mày nhổ
 Xem sao
 Máu trào
 Thiên cổ

Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 ở một vùng biển Ninh Thuận. Ông cũng đã
có thơ đăng trên Tạp chí Sáng Tạo từ khi còn rất trẻ (với bút hiệu Sao Trên Rừng).
Ông là người làm văn nghệ độc lập, rất đúng như hình ảnh mà người bạn Bửu Ý đã
diễn tả trên một tờ Tạp chí Văn năm 1973: “Hình ảnh của con tê giác, từ tính tình
đến cách ăn nói, dáng đi…Chỉ thong dong ở chốn không người: rừng và biển…”

Ở trong nước, không phải mang “nỗi buồn xa xứ” vì có được thiên nhiên,
cảnh vật hoang dại do mình lựa chọn. Nhưng có lẽ vì mất đi sinh cảnh văn chương,
nên “con tê giác lầm lũi” ấy nhiều lần cũng đã nổi khùng. Có ai ngờ cái con người
từng có những năm tháng nương nhờ cửa Phật như ông, lại dùng đến những từ ngữ
khá thô lỗ khi đến thăm một cửa Thiền (vì tế nhị, tôi xin không ghi đầy đủ tựa đề
của bài thơ) :

Thăm Thiền viện

Về đi thôi, kiếm chỗ nằm
 Mõ chuông đang nện, trăng rằm ngất ngư
 Thiền sư ăn thịt thiền sư
 Niết bàn nhiều giống, chân như nhiều nòi.
 Tim teo tóp, trí cọc còi
 Ma đang thuyết pháp, quỷ đòi giảng kinh.
 Này em, tịnh thủy một bình
 Cửa không ai viếng, cửa mình anh thăm !

Bài thơ gần như chỉ được truyền khẩu, nhưng được nhiều người nhớ. Vì
hai câu kết nghe như xúc phạm đến đấng linh thiêng. Hai chữ “cửa mình” vốn rất
tục, nhưng ở đây có người lại rất đắc địa, vì ông dùng diễn tả với nhiều nghĩa, như
một… “công án” thơ. Bài thơ biểu lộ tính cách rất Nguyễn Đức Sơn, sau khi ông
đã than là: Về đi thôi…

Vạn ngã “Về”

Trước những nghiệt ngã khi chứng kiến những chuyện đời : những người “tu
có lương” chuyên nghề thuyết pháp, giảng kinh ở trong nước; hay các nhà chuyên
hô hào “vận động” để quyên tiền ủng hộ ở nước ngoài, thì chốn nào là cõi riêng
cho người mang nghiệp văn chương ?

Đi về sao chửa về đi ?
 Nhà hoang vườn rậm còn chi không về
 Đem tâm để hình kia sai khiến
 Còn ngậm ngùi than vãn với ai…
 (Bản dịch Đào Tiềm-Quy khứ lai từ)

“Về” của các thi sĩ đời xưa xuất phát từ mơ ước “từ quan”. Người nay dù coi
nhẹ mối ràng buộc quan trường, dẫu đã chọn “Về đi thôi”, thì cuộc sống chưa hẳn
đã yên ổn. Ở hải ngoại, Du Tử Lê có thể nối tiếp các nẻo “về” trên con đường nghệ
thuật. Cùng với thơ ca, tiểu thuyết, tùy bút, ông bước chân sang cả khung trời sắc
màu của hội họa. Với ông, “đi với về cũng một nghĩa như nhau”! Có lẽ nguồn năng lượng
nghệ thuật đã giúp ông vượt qua được căn bệnh ung thư năm 2005. Trong nước,
nơi thị thành nhiều người chọn cách về theo con ma men, hoặc đẩy đưa theo những
cuộc tình, quên bằng thú vui nhục dục. Người thì chọn cách ngụy biện “tu giữa chợ
đời”.

Chữ nghĩa như những chiếc vảy cá lấp lánh muôn màu. Nhưng khi bị đánh
hết vảy đi, thì con cá chỉ còn trơ khối thịt…

Tôi rời vùng đông bắc Hoa Kỳ về lại khu Little Saigon hai ngày trước
khi cơn bão Sandy ập tới. Một tuần trước, tôi rất vui mừng vì vợ chồng nhà văn

Trần Hoài Thư từ tiểu bang New Jersey đã sang tận Virgina để thăm tôi tại nhà
anh Phạm Cao Hoàng. Trần Hoài Thư đang bị bệnh “gút” nên tự tay vợ anh - chị
Nguyễn Ngọc Yến đã cầm lái. Suốt hàng chục năm qua, ấy từ tình yêu với chồng
và nền văn chương miền Nam, người phụ nữ ấy đã vào lùng sụp khắp các thư viện
có lưu giữ sách báo Sài Gòn cũ để chụp hay scan lại. Tất cả được sưu tập về để anh
mua giấy, tự in thành tập cho bộ tủ sách Thư Ấn quán-di sản Văn chương Miền
Nam. Các sách này chỉ để tặng người đọc và thân hữu. Cảm động biết bao tấm
lòng “yến huyết ròng” của chị.

Trở về quê nhà không lâu thì tôi nghe tin chị Yến bị stroke, đột quỵ. Đôi
chân không không thể còn di chuyển xa được nữa…Cầu mong sức khỏe chị hồi
phục nhanh. Và ước mong là tại các xứ người, sẽ có nhiều nhà tiếp nối công việc
mà vợ chồng nhà văn Trần Hoài Thư đã làm.

MÙA XUÂN - NGUYỄN MIÊN THẢO

Đêm giao thừa anh ngồi nhớ em
Bài thơ khai bút gửi trăng rằm
Mưa xuân đang đến trong trời đất
Cúc vẫn vàng và cỏ vẫn xanh

Mùa xuân ừ nhỉ mùa xuân mới
Chút nắng giêng hai đủ ấm lòng
Ngại chi dâu bể,bao thay đổi
Đổi thay gì một mối tình không !

Mùa xuân đã thổi tan băng giá
Ngày cuối năm chừ đã xa vời
Một năm quạnh quẻ đang dần tới
Anh lại chờ một buổi tàn đông

NHÌN LẠI CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979 - NG PHONG

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979


Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.


Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta
có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.


Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.

Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.
Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.

Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?
 Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc

                                                                    NG PHONG(TNO)

                                             
BINH TRUNG QUỐC BỊ BẮT TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA  BẮC