CAO HUY KHANHVIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Ba Mươi Ba
331 - Lò Văn Cân
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 13
Nông dân sinh 1941 tại Thanh Hóa. Sống ở Thanh Hóa (2010).
Năm 1962 lúc 21 tuổi lên đường vào Nam chiến đấu để lại ở quê nhà người vợ mới cưới. Năm 1968 về phép để lại một bào thai trong bụng vợ rồi lại quay lại chiến trường miền Nam hẹn ngày chiến thắng sum họp gia đình nhìn mặt con.
Nhưng từ đó… biệt tích luôn kể cả sau ngày thống nhất đất nước. Mãi đến năm 1992 mới chính thức có giấy báo tử ghi hy sinh ở miền Nam. Người vợ buồn rầu nhuốm bệnh qua đời, chỉ còn đứa con trai duy nhất lo bương chải với cuộc sống mồ côi.
Thực tế thì người liệt sĩ này… vẫn còn sống nhưng ở nơi xa xăm tận bên… nước bạn Lào. Nguyên do từ năm 1969 với chức vụ tiểu đoàn phó, ông đã được điều qua mặt trận Lào và đến cuối năm này thì trong một trận đánh đã bị thương nặng phải cưa đứt nửa chân phải. Thế rồi trong thời gian điều trị lại bị địch tấn công khiến bị lạc đơn vị, trên đường trốn thoát kiệt sức ngã quỵ nằm thoi thóp chờ chết trong rừng sâu.
May sao được người dân Lào đi rừng tìm thấy mang về bệnh viện cứu chữa rồi đưa về nhà dưỡng bệnh. Thế rồi tại đây được một cô gái Lào – cũng là một trong những người cứu mạng mình – phải lòng lấy làm chồng. Từ đó ở lại luôn trong bản làng làm nông dân sinh được 3 con.
Bản thân vẫn nhớ quê hương song hoàn cảnh nông dân Lào quá nghèo khó, đường xá xa xôi không tiền bạc làm sao tìm đường về quê được. Đã vậy, người vợ lại mắc bạo bệnh qua đời sớm khiến mình phải gồng gánh cảnh gà trống nuôi con nên giấùc mơ quy cố hương ngày càng xa vời.
Mãi đến năm 2010, tình cờ một người dân Nghệ An vào nơi đây tìm mua hàng hóa về bán, đôi bên gặp gỡ nhau nhận đồng hương mới nhờ người đó về quê Thanh Hóa dò hỏi tin tức gia đình mình. Vị ân nhân tốt bụng này cuối cùng đã tìm gặp được người con trai đang sống ở quê cũ mới báo tin để con qua Lào đón cha về.
Thế là rốt cuộc người cựu binh sau 40 năm lạc loài bấy giờ mới tìm được đường về quê cũ trong cảnh tan nát cõi lòng người vợ thân yêu đã ra đi từ lâu. Chỉ còn niềm an ủi là 4 anh em 2 dòng máu Việt – Lào nay mới biết mặt nhau…
332 - Nguyễn Đình Yên
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 14
Bộ đội phục viên sinh tại miền Bắc. Sống ở miền Bắc (2009).
Bộ đội chiến đấu trên mặt trận Quảng Trị, vào giữa năm 1967 bị thương nặng cố lết vào nhà một cặp vợ chồng du kích xã nhờ cứu giúp.
Đôi vợ chồng này đúng vào ngày hôm đó mới làm lễ cưới đã sẵn lòng nhường cả chiếc giường tân hôn cho người thương binh nằm rồi tìm cách băng bó vếùt thương. Sau đó đào hầm bí mật để đưa xuống trốn kẻ địch săn lùng. Người vợï bị địch bắt tra khảo tìm tông tích kẻ thù nhưng chị kiên cường không hé miệng.
Được nuôi giấu dưới hầm một tháng thì được cơ sở liên lạc đưa đi tìm trả về đơn vị cũ. Trước khi đi, đôi bên kết nghĩa anh em hẹn ngày hòa bình gặp lại.
Nhưng khi người thương binh vừa được cơ sở đưa đi thì địch tấn công, sau đó nghe nói là tất cả bị rơi vào ổ phục kích chết hết! Cả 2 vợ chồng đau buồn, thương người anh em vừa kết nghĩa phần số vẫn chưa hết xui xẻo nên lập một bàn thờ trong vườn ngày đêm nhang khói tưởng niệm.
Gần 30 năm như vậy cho đến một ngày cuối năm 2004 bỗng nhiên nhận được một lá thư như gửi tới từ… âm phủ chính là thư của người liệt sĩ thờ trong vườn từ miền Bắc gửi vào tìm 2 vợ chồng ân nhân! Không chỉ một lá mà là cả một… đống thư kể từ sau ngày gải phóng, hầu như mỗi tháng một lá.
Thì ra người thương binh kia một lần nữa lại thoát chết qua trận phục kích, được đưa ra Bắc rồi cho xuất ngũ. Đến sau 75, anh đã liên tục gửi thư vào Quảng Trị tìm ân nhân song do địa chỉ và tên ân nhân không rõ ràng (lúc đó chỉ biết bí danh) nên toàn bộ thư từ thất lạc, một thời gian dài mới tìm được đúng địa chỉ.
Cuộc hội ngộ đã diễn ra trong nước mắt xen lẫn nụ cười, chỉ tiếc vắng mặt người vợï dũng cảm năm nào đã sớm qua đời vì bệnh tật do di chứng đòn tra khảo ngày xưa để lại.
333 - Nguyễn Thị Hạnh Nhơn
CỨU TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH CHẾ ĐỘ CŨ
Nhà hoạt động xã hội Việt kiều sinh 1928 tại Huế. Sống ở Mỹ (2010).
Cựu trung tá nữ quân nhân chế độ Sài Gòn sau khi đi cải tạo về qua Mỹ năm 1995 trở thành người đi tiên phong khởi xướng và vận động phong trào đóng góp gửi về quê nhà giúp đỡ gia đình thương phế binh, cô nhi quả phụ chế độ cũ mà đương nhiên chế độ mới cộng sản chẳng ngó ngàng gì tới (cũng phải thôi bởi phần họ lo cho số lượng khổng lồ thương binh liệt sĩ và nạn nhân CĐDC của mình còn không xuể nữa là!).
Năm 1997 tham gia thành lập Hội Cứu trợï Thương phế binh và quả phụ VNCH và trong hơn 13 năm qua đã vận động hơn 11.000 mạnh thường quân khắp các nước góp tiền (tổ chức thêm các đại nhạc hội quyên tiền) gửi về giúp khoảng 19.000 gia đình thương phế binh và cô nhi quả phụ chế độ cũ (riêng trong 2 năm 2008 – 2009 tổng thu được 1,7 triệu USD). Làm việc không ăn lương, lấy nhà mình làm văn phòng hội để tiết kiệm chi phí.
Từ năm 2006 được bầu làm Chủ tịch Hội và đến năm 2009 dù đã 82 tuổi vẫn được tín nhiệm giữ chức này. Vẫn cặm cụi làm việc ngày 8 tiếng lo cho công tác hội vì tâm nguyện “Tôi tự nghĩ mình còn hạnh phúc hơn nhiều người khác đang cần giúp đỡ nên còn thở là còn làm việc.”
334 - Nguyễn Thị Hồng
NẠN NHÂN CĐDC LÊN TIẾNG TRÊN ĐẤT MỸ
Công chức về hưu sinh 1947 tại Đồng Nai – Mất 2007 ở Đồng Nai (61 tuổi).
Năm 1961 tham gia chiến đấu chống Mỹ ở miền Đông Nam bộ trong bộ phận hậu cần. Năm 1970 bị trọng thương phải cắt một nửa cánh tay trái. Bắt đầu nhiễm CĐDC mà không biết, dấu hiệu đầu tiên là năm 1968 lập gia đình và có mang con đầu lòng thì bị sẩy thai.
Sau 75 chuyển qua làm công chức làm công việc kế toán ở TPHCM. Sinh được 3 con đều đẻ non, thiếu cân, lớn lên thường xuyên đau ốm trong đó có một em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Sức khoẻ ngày càng yếu nên năm 1984 xin về hưu non, sau đó được xác định bị di chứng CĐDC với một loạt bệnh hiểm nghèo tàn phá cơ thể: Thiếu máu não, cao huyết áp, suy tim, chân sưng phù lở loét cả tay, xơ gan, đau dạ dày, túi mật và bàng quang bị sỏi, giản tĩnh mạch chi, rối loạn đông máu… Đã phải mổ lá lách và dạ dày. Riêng ung thư vú dù được giải phẫu năm 2002 nhưng vẫn di căn qua xương và vết thương không ngớt rỉ máu hàng ngày…
Phải bán nhà ở TPHCM để lấy tiền chạy chữa rồi cả gia đình chuyển về sống ở Biên Hòa.
Dù vết mổ ngực vẫn còn rỉ máu vẫn cắn răng ngồi xe lăn cùng Đoàn VN đi Mỹ năm 2007 để có mặt trong phiên toà VN kiện các công ty hóa chất Mỹ về việc rải CĐDC trong chiến tranh VN với tư cách nhân chứng. Chồng con can ngăn không muốn cho đi sợ sẽ chết lúc nào không biết trên xứ người nhưng vẫn kiên quyết đòi đi: “Đâu phải chỉ đấu tranh cho bản thân mình, đâu phải chỉ đấu tranh cho con gái mình đang bệnh tật. Nước mình còn hơn 3 triệu nạn nhân… Hãy cho tôi đi!”
Trong thời gian ở Mỹ phải liên tục thay bông băng cầm máu ở ngực và cả vào bệnh viện truyền máu cấp cứu nữa.
Trở về từ phiên toà – thua kiện - ở Mỹ được 3 tuần thì qua đời không kịp thực hiện nguyện vọng “Chị đã cắt lá lách, dạ dày rồi. Đợt tới về còn gì cắt được là chị sẽ cắt nốt cho nhẹ gánh. Nhẹ gánh rồi chị sẽ tiếp tục chiến đấu đòi công lý.”
Đám tang phải mượn trụ sở khu phố để cử hành vì không có nhà riêng, lâu nay phải ở nhà thuê.
335 - Nguyễn Thị Kết
NHỐT CON ĐIÊN 1
Nông dân sinh 1940 tại Quảng Ngãi. Sống ở Quảng Ngãi (2008).
Trong kháng chiến chống Mỹ có chồng là liệt sĩ, bản thân cũng là thương binh.
Sau 75 một mình nuôi 3 con, một con trai đã vào Nam làm lụng, một con gái lấy chồng ở riêng. Còn một con gái đến năm 20 tuổi bỗng nhiên mắc bệnh tâm thần hay quậy phá và bỏ nhà đi lang thang vất vưởng. Đã đưa con đi nhiều nơi tìm cách chữa bệnh ròng rã trong 2 năm trời song chẳng kết quả mà ngày bệnh càng nặng hơn.
Cuối cùng từ năm 1985 không còn cách nào hơn là đành… nhốt con vào một căn phòng ở sau nhà rộng chỉ 4m2, suốt ngày ngồi và nằm trên chiếc chõng tre, tay chân xích vào song cửa!
Có như vậy mẹ già mới rảnh tay nai lưng còm cõi làm lụng tiếp tục kiếm cơm nuôi con tâm thần sống được ngày nào hay ngày nấy…
336 - Nguyễn Thị Kim Liên
GIỌT LỆ NỮ TÙ
Cán bộ về hưu sinh 1941 tại Long An. Sống ở TPHCM (2008).
Hoạt động cách mạng sôi nổi từ thời trẻ, toàn tâm toàn ý cống hiến nên gạt qua một bên chuyện tình cảm yêu đương sợ ảnh hưởng đến công tác. Đến năm 27 tuổi bị bắt ở tù 8 năm trong đó có 4 năm Côn Đảo.
Giải phóng ra tù thì đã hơi quá lứa lại thêm bệnh tật di chứng tra tấn nhà tù để lại trong lúc vẫn làm việc cho hội phụ nữ nên đường chồng con xem như đã lỡ để qua rồi.
Sau khi về hưu phải làm thêm nhiều nghề lao động phụ mới đủ sống như trông trẻ, nấu ăn. Nhà cũng không có mà ở phải lang thang sống nhờ nhà bạn bè.
Trải qua 11 năm mệt mỏi như vậy, đến năm 1999 khi tuổi già kéo đến biết không trụ nổi nữa mới xin vào Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè ở TPHCM gửi nhờ kiếp sống đơn côi những ngày cuối đời.
Một nữ chiến sĩ kiên cường trong nhà tù vậy mà giờ đây có lúc không ngăn nổi giọt lệ tủi thân: “Mình đâu muốn nằm ăn không ngồi rồi… Ước gì mình cũng có con thì giờ đâu côi cút thế này…”
337 - Nguyễn Thị Kim Loan
MỘT MÌNH NUÔI CON LỚN LÊN LÃNH ÁN TỬ HÌNH
Thường dân Việt kiều sinh khoảng 1958 tại Việt Nam. Sống ở Uùc (2005).
Năm 1980 vuợt biên vào trại tị nạn Thái Lan.
Tại đây có thai với một người đồng hưong cũng vượt biên sinh được 2 trai song sinh. Nhưng sau đó bị người tình bỏ rơi để qua định cư ở Mỹ, còn mình và 2 con nhập cư Úc.
Trên đất Úc năm 1987 lấy chồng lại nhưng không được bao lâu thì ly dị vì thấy người chồng mới ghét bỏ hành hạ 2 con đời trước của mình. Từ đó một mình bươn chải nuôi con, riêng người cha ruột ở Mỹ thì chỉ có một lần qua thăm năm 2002 rồi… biệt tích luôn!
Hai đứa con trai sống với mẹ trong hoàn cảnh khó khăn không được giáo dục đầy đủ nên lớn lên đều bỏ học, đứa em đi bụi đời theo băng xã hội đen khiến phải nhiều lần vào tù ra khám, rượu chè cờ bạc nợ nần. Đứa anh thì trái lại rất thương em nên nhiều lần phải nai lưng ra trả nợ giùm em.
Chính vì phải trả nợ cho em một món lớn mà cuối năm 2002, người anh nhận lời vận chuyển ma tuý cho bọn mafia Trung Quốc từa Úc bay qua Campuchia nhận hàng đem về Úc quá cảnh Singapore và không may tại Singaore bị bắt với tang chứng 396,2 gram heroine mang theo.
Sau 3 năm điều tra, toà án Singapore ra phán quyết tử hình bằng treo cổ, lúc đó người con này mới 25 tuổi. Nhiều lời phản đối án treo cổ và khẩn cầu giảm án từ các tổ chức nhân quyền lẫn Thủ tướng ở Úc đương nhiệm đều bị bác bỏ do luật Singapore xử rất nặng tội này, chỉ cần giữ trái phép hơn 15gr heroine là tử hình rồi.
Người mẹ – và đứa em – chỉ còn cách bay đến Singapore nhận xác con, mẹ xin được ôm con lần cuối cùng cũng không được. Đến chuyện mang xác con về Úc không đủ tiền lo chi phí phải nhờ ông chủ trại hòm Singapore cám cảnh giúp đỡ.
338 - Nguyễn Thị Lan
GẶP NGƯỜI BẮN CHẾT CHA MÌNH
Thường dân sinh 1960 tại Hà Tây. Sống ở Hà Tây (2000).
Năm 1967 mới lên sáu tuổi được bố đưa đi chụp một tấm ảnh cùng bố để kỷ niệm trước ngày bố vào Nam chiến đấu. Nhưng chỉ một năm sau thì bố hy sinh mà tấm hình kia cũng bị thất lạc gia đình không còn giữ lại được nên chỉ còn nhớ man mán về gương mặt ngườì cha thân yêu.
Không ngờ 33 năm sau tấm ảnh kia – duy nhất còn lại – được một cựu binh Mỹ tìm đến tận nhà trao lại mà ấy lại chính là người đã tự tay bắn chết cha mình trên chiến trường!
Người lính Mỹ đó – tên Rich Luttrell – mới 18 tuổi khi hạ sát người cha bộ đội kia trong một trận phản phục kích năm 1968, sau đó khi lục tìm chiến lợi phẩm đã thấy và giữ lại cho riêng mình tấm ảnh 2 bố con kể trên cất trong ví của chiến sĩ bộ đội. Không ngờ tấm ảnh đã trở thành một mối ám ảnh ác mộng cho anh ta cả khi bị thương được xuất ngũ trở về Mỹ.
Ấy là mặc cảm tội lỗi dày vò anh liên tục nhiều năm trời, mặc cảm chua xót đã làm chia lìa tình cha con đối với một cô bé vô tội nhất là mỗi khi nhìn vào ảnh tới mức đã thề không bao giờ đặt chân trở lại VN nữa. Không sao quên lãng nổi dù đã có lần muốn vứt bỏ nó dưới chân Bức tường đen tưởng niệm tử sĩ Mỹ trong chiến tranh VN dựng tại thủ đô Washington kèm theo lá thư “Xin ông tha thứ cho tôi”. Nhưng sau đó như một phép lạ ma quái tấm ảnh vẫn trở về lại với mình sau khi đã được in trên một tập sách.
Cuối cùng theo lời khuyên của bạn bè đã quyết định chỉ có cách kết thúc mối ám ảnh đau thương này là tìm cách trả ảnh lại cho chủ nhân kế thừa nó chính là bé gái trong ảnh. Bằng cách nhờ toà Đại sứ VN liên hệ tìm thân nhân cửa hai ngươì trong ảnh và kết quả là tìm được tông tích người con gái đó nay đã 40 tuổi với lá thư hồi âm không tưởng tượng nổi: “Đứa nhỏ mà ông đã chăm sóc qua tấm ảnh trong hơn 30 năm qua bây giờ đã trưởng thành rồi. Đứa trẻ đó đã trải qua nhiều đau khổ trong thời thơ ấu vì mất bố, nhớ thương bố… Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi…”
Thế là năm 2000 dù vẫn lo sợ bị trả thù - “Thà phải ra trận còn hơn đi gặp cô gái này!” - người cựu binh Mỹ vẫn xóa bỏ lời thề cũ để quay lại VN tìm đến tận nhà kẻ mình đã sát hại năm xưa để trả lại tấm ảnh định mệnh với câu nói bập bẹ tiếng Việt đã học sẵn: “Hôm nay tôi trả lại tấm ảnh của cô và cha cô mà tôi đã giữ 33 năm. Xin tha thứ cho tôi.”
Cô gái năm xưa đó từ một phản ứng bản năng lạ lùng tự nhiên đã ôm chầm lấy “kẻ thù” vừa khóc vừa gọi “Bố, bố!” như thể đó là cha mình trở về trong hình hài một ngườì khác lại là kẻ đã giết chết cha mình! Như thể một phản ứng bản năng thâm sâu bị thúc đẩy bởi một hồn ma quanh quẩn lâu nay hằng ngóng đợi phút giây này. Sự tha thứ vô biên nói nên lời như thế như đã ban phước lành giúp xoá tan mặc cảm đăng đẳng hàng chục năm trời trong tâm hồn người lính Mỹ.
Bức ảnh được trang trọng đặt lên bàn thờ với nén hương do “kẻ thù” thắp lên cầu nguyện. Rồi người cựu binh Mỹ ràn rụa nước mắt ra đi với một lương tâm từ nay đã tìm lại được sự bình yên vĩnh viễn.
339 - Nguyễn Thị Lanh
CƯỚI VỢÏ CHO CHỒNG
Thường dân sinh tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2006)
Nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau 1975 mất sức lao động 41% trở về quê làm nông.
Lấy chồng sau 2 lần sinh con đều bị hư thai do ảnh hưởng CĐDC bèn tự đi hỏi vợ khác cho chồng để chồng có con nối dõi. Lo liệu mọi việc xong xuôi rồi thì xin ly hôn để chồng và vợ mới an tâm sống hạnh phúc vì “Một mình chịu khổ là quá đủ rồi, không thể làm liên lụy đếùn người khác.”
340 - Nguyễn Thị Lia
3 CHỊ EM SUÝT TỰ TỬ
Người khuyết tật sinh 1970 tại Cà Mau. Sống ở Cà Mau (2007).
Là con thứ tư trong gia đình 8 con, cha mẹ đều tham gia kháng chiến chống Mỹ ở bưng biền. Sinh ra bị di chứng CĐDC nên tay chân và thân mình mềm oặt, ngắn cũn cỡn, cao chỉ chừng 0,8cm.
Không chỉ một mình mà 2 người em gái kế cũng gặp tình trạng tương tự. May chỉ người em trai út là mạnh khoẻ bình thường.
Hồi nhỏ đi học phải nhờ cha cõng đi nhưng cả ba cũng chỉ học tới lớp 2 và lớp 4 là thôi do vừa đi đứng khó khăn mà lại gia cảnh quá nghèo.
Rồi cha qua đời, mẹ bệnh nằm liệt giường, được ít công đất cũng đành phải đem đi cầm cố lo thuốc men và cái ăn. Có lúc quá tuyệt vọng đã cùng 2 em đồng cảnh ngộ ôm nhau khóc định uống thuốc trừ sâu chết cho rồi, may sao đứa em trai phát hiện can ngăn kịp.
Vì tình thương với mẹ và đứa em trai còn lại tự nguyện đi làm thuê làm mướn nuôi cả nhà mà 3 chị em nay xấp xỉ trên dưới 30 tuổi nghĩ lại chấp nhận sống tiếp, cố gắng tìm hướng vươn lên.
Bản thân muốn làm thợ may đã tự mày mò cắt vải và may bằng tay cả tuần mới xong một bộ đồ. Cô em kế mong được làm nhạc sĩ xin được một cây đàn cũ tự học qua đài đã đàn được trọn bài vọng cổ. Còn cô em áp út thì mơ ước thành họa sĩ để vẽ lại cảnh đời của chị em mình và bao người là nạn nhân chiến tranh đang chờ bàn tay ai nâng đỡ để có thể đứng dậy với cuộc đời rộng lớn bên ngoài.
(Còn tiếp)